Các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền âm nhạc dân gian truyền

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 105)

9. Khung lý thuyết

3.4. Các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền âm nhạc dân gian truyền

thống hiện nay

Một trong những yếu tố ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến quá trình thường

thức âm nhạc của khán giảnói chung và của sinh viên nói riêng là các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền giáo dục âm nhạc dân gian truyền thống.

Trong các hoạt động tuyên truyền về âm nhạc dân gian truyền thống hiện

nay thường gặp rất nhiều khó khăn về cách thức, về kinh phí, và nhất là cần sự đón nhận văn âm nhạc dân gian từ phía công chúng. Do vậy ngoài những buổi biểu diễn chính trên các sân khấu lớn với những quảng quá mạnh mẽ được tổ

chức thì một hình thức khác tuyên truyền về âm nhạc dân gian dễ dàng đi vào lòng khán thính giả chính là biểu diễn miễn phí tại các khu vực công cộng. Từ tháng 9/2014, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã nỗ lực đưa âm nhạc ra các tuyến phốđi bộ phục vụngười dân và du khách, đặc biệt là âm nhạc dân gian. Với du

khách nước ngoài, đây chính là sự quyến rũđộc đáo nhất khi được thả bộ trong

lòng phố cổ.Tại các tuyến đường đi bộ của phố cổ Hà Nội có 6 điểm nhạc hoạt

động thường xuyên vào các ngày cuối tuần (từ thứ sáu đến chủ nhật). Gồm khu vực đền Bạch Mã, Quan Đế, Hương Tượng, ngã năm Đông Thái - Mã Mây -

Đào Duy Từ - Hàng Buồm, tuyến Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, tuyến Tạ Hiện - Hàng Buồm. Các điểm nhạc này hoạt động dưới sự quản lý của UBND quận

Hoàn Kiếm và SởVHTT&DL Hà Nội. Không chỉ tạo dấu ấn cho phốđi bộ, biểu diễn âm nhạc đường phố cũng chính là một hình thức kêu gọi cộng đồng chung

“Trong nhiều lần mình đi chơi cùng bạn bè thấy tổ chức nhiều buổi biểu diễn âm nhạc dân gian ở gần khu vực hồ gươm, phố cổ Hà Nội và thấy có rất nhiều khách du lịch cả trong nước và nước ngoài thưởng thức. Theo mình đó cũng là một cách vừa bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống, và cũng vừa có thể tác động đến sự thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của người dân.” (Nữ, sinh viên năm 2, Đại học KHXH&NV)

“Mình thấy biểu diễn âm nhạc ở các tiểu sân khấu, sân khấu ngoài trời ở các điểm du lịch như ở Hà Nội hiện nay tương đối hay. Nó có thể góp phân tuyên truyền cho âm nhạc dân gian truyền thống và âm nhạc cũng đi vào cuộc sống một cách tự nhiên theo thời gian. Mọi người dần dần sẽ yêu âm nhạc truyền thống của dân tộc” (Nữ, sinh viên năm 3, Đại học Văn hóa)

Việc đưa âm nhạc cổ truyền xuống phốđã nhận được sự hưởng ứng nhiệt

tình của người dân phố cổ nói riêng, người Hà Nội nói chung. Những người

nước ngoài mà chúng tôi gặp ở đây đi từ ngạc nhiên đến thán phục cách làm rất

Hà Nội này. Mặc dù chưa hiểu lắm về hát xẩm, chèo, chầu văn… nhưng ai cũng hào hứng đứng xem, rồi lấy làm thích thú với mô hình quảng bá văn hóa mở

(miễn phí) đối với công chúng. Gần 10 năm trước, nếu như mỗi tuần chỉ có một

buổi biểu diễn nhạc truyền thống ở khu vực phố cổ, tới nay đã tăng thêm 2 tối/ 1

tuần, 3 tối/1 tuần. Đây là một hình thức tuyên truyền tương đối phù hợp trong

hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước ta hiện nay. Và điều đó cũng thấy rằng muốn bảo tồn văn hóa dân gian không gì tốt bằng việc đưa văn hóa dân gian về

lại với cộng đồng dân tộc.

Thứ hai về công tác giảng dạy các loại hình âm nhạc dân gian truyền

thống hiện nay. Trong quá trình học tập các cấp chưa có một chương trình chính

thức nào giúp cho các học sinh biết đến các loại hình âm nhạc truyền thống. Nếu

có chỉlà có các bài dân ca được lồng ghép trong môn âm nhạc các cấp. Chính vì

thế, hiểu được tầm quan trọng ấy của âm nhạc dân tộc, vài năm trở lại đây, Bộ giáo dục đã triển khai nhiều chương trình đưa âm nhạc dân tộc vào học đường,

nhằm giới thiệu cho các em học sinh. Nổi bật có dự án "sân khấu hóa học

thực hiện. Dự án đã góp phần khơi dậy vốn văn hóa truyền thống trong lòng lớp trẻ thông qua những vở kịch, những điệu múa, những làn điệu dân ca đặc trưng

cho từng vùng miền. Tuy nhiên, dự án cũng mới chỉ dừng lại ở việc thí điểm tại

một sốtrường thuộc đồng bằng Bắc Bộvà Đà Nẵng mà chưa được thực hiện đại trà

(do khó khăn về nhiều mặt). Bên cạnh đó, đề án "Hỗ trợ đưa dân ca vào trường

THCS" được Bộ GD-ĐT xác định là chương trình trọng tâm nhằm giúp học sinh biết trân trọng, yêu quý dân ca, qua đó góp phần định hướng thị hiếu thưởng thức

âm nhạc cho học sinh. Ngày 16-1-2013, Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT & DL đã có Hướng dẫn số73/HD BGDĐT và BVHTTDL gửi các địa phương yêu cầu sử dụng di sản văn hóa vào dạy và học trong các trường phổ thông và trung tâm giáo dục

thường xuyên. Theo hướng dẫn, việc đưa di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể) được

thực hiện theo phương thức lồng ghép với các bộmôn học trong chương trình giáo

dục phổ thông và các hoạt động ngoại khóa; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn

nghệ, thể dục thể thao có chủ đềliên quan đến di sản văn hóa; tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua các tư

liệu, hiện vật; tổ chức chăm sóc các di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích…Đây

là chủ trương mới của Bộ GD-ĐT nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ.

Tại Hà Nội hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực”, nhiều trường học đã chủ trương đưa truyền thống văn hóa dân gian vào học đường, dạy học sinh hát dân ca, tổ chức trò chơi dân gian như một hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Trong các trường tiểu học, trung học cơ

sở đều có những tiết học về âm nhạc dân tộc giúp học sinh phần nào hiểu được truyền thống và văn hóa dân gian. Trong thời gian qua đã có những trương chính

thức đưa âm nhạc dân gian vào giảng dạy trong trường THPT cũng như đại học

mà không phải đào tạo chuyên sâu vềâm nhạc dân gian. Tiêu biểu là trường Đại học FPT đã ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Thanh Hoa Concert với đại diện là nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoa, chính thức đưa âm nhạc dân gian vào chương trình đào tạo của trường. Đây được coi là một trong những hành

sinh viên thông qua kho tàng dân ca Việt Nam. Trong chương trình đào tạo học

sinh và sinh viên FPT sẽ được học về văn hoá truyền thống, tinh hoa dân tộc

thông qua các bài giảng về kho tàng dân ca phong phú và giàu bản sắc của Việt

Nam. Từng làn điệu dân ca của các vùng miền trên khắp đất nước đều có mặt

trong giáo trình Dân ca kéo dài 18 tuần học dành cho học sinh, sinh viên FPT,

với những khúc dân ca tiêu biểu nhất đến từ kho tàng Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ; Dân ca các tỉnh; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Dân ca Miền Núi; Dân ca

Trung Bộ và Dân ca Nam Bộ. Bên cạnh các kiến thức cơ bản về dân ca Việt

Nam, mỗi học sinh, sinh viên FPT sẽ được học hát dân ca một cách bài bản với

sự truyền dạy của những nghệ sỹ chuyên nghiệp. Những bài học về Dân ca

không chỉ giúp học sinh, sinh viên FPT hiểu về một trong những loại hình nghệ

thuật mang đậm chất Việt Nam; mà qua đó, các em được học hỏi những vốn kiến thức quý báu về lịch sử dân tộc, về những nét văn hóa đặc trưng mỗi vùng

miền, cũng như cảm nhận được cốt hồn văn hoá trong từng lời ca, điệu hát.[64]

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Ðào tạo đã xây dựng đề án

"Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS" nhằm giáo dục âm nhạc dân tộc trong

trường Tiểu học bằng việc đưa bài hát dân ca vào tiết học chính khóa từ nămhọc

2013 - 2014. Cụ thể là trong tiết học “học bài hát tự chọn” đưa một bài hát dân

ca mang tính địa phương, vùng miền theo phân phối chương trình âm nhạc của lớp 4 và lớp 5. Ngoài tiết học này, các trườngsẽ tự chọn các biện pháp đưa giáo dục âm nhạc dân tộc phù hợp tùy vào tình hình đặc điểmmỗi đơn vị.

Tiếp đó thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo triển khai đề án “Tìm hiểu và thực hành âm nhạc dân tộc cho học sinh tiểu học tại TP.HCM” và năm học

2013, Sở GD-ÐT TP.HCM một lần nữa khuyến khích các trường thực hiện đề

án này. Thế nhưng, để đưa âm nhạc dân tộc vào trường học hiện nay thực sự là bài toán khó.

Những hoạt động nổi bật nhất trong thời gian qua ở TP.HCM là hoạt động đưa đàn tranh tranh vào giảng dạy trong trường học, tạo sự hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động đó lại không đượcáp dụng nhiều. Chỉ được triển khai ở một số trường như trường Tiểu học Trần Hưng Ðạo, Chương Dương

(quận 1), Phan Ðình Phùng (quận 3), Trần Bình Trọng (quận 5)… Cùng với hoạt

động CLB đàn tranh, hiện một số trường tiểu học tại TP.HCM cũng đưa âm

nhạc dân tộc vào trườnghọc dưới nhiều hình thức từ mời nghệ sĩ biểu diễn trước sân trường, tích hợp trong tiết học âm nhạc, trình bày nhạc cụ truyền thống, tổ chức CLBđàn tranh, CLB hát quan họ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong giờ sinh hoạt dưới cờ, tập thể dục theo nhạc các làn điệu dân ca,... như Trường tiểu học Trần Bình Trọng, Chính Nghĩa, Trần Quốc Toản, Minh Ðạo (quận 5); Phan

Ðình Phùng (quận 3);Trần Hưng Ðạo, Chương Dương (quận 1),…Tuy nhiên,

việc thực hiện cũng chỉ dừng lại ở một số trường tiểu học trên địabàn TP.

Khác với các em học sinh ở trường Tiểu học, ngoài việc các em học sinh

THCS được làm quen với một số bài hát dân ca trong tiết học chính khóa ở phân

môn âm nhạc. Các em học sinh THCS hầu như chưa có nhiều các hoạt động khác đểlàm quen và tìm hiểu về âm nhạc dân tộc. Trong khi đó, các em học sinh THPT lại càng thiệt thòi hơn khi không có bất cứ một cuộc tiếp xúc nào, kể cả trong môn học chính khóa lẫn ngoại khóa, để có thể hiểu biết và được định

hướng bởi những nhà giáo dục âm nhạc, cũng như các chuyên gia về âm nhạc

dân tộc. Chính những quan tâm chưa đúngmức và đầy đủ đó của các ban ngành liên quan về vấn đềgiáo dục âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ, góp phần làm cho tình hình thưởng thức âm nhạc của thanh thiếu niên trong những nãm qua có thêm nhiều bất cập và lệch lạc.[62]

Trẻ em tiếp xúc với âm nhạc từ thuở nằm nôi, trong tiếng hát ru của mẹ,

đến tuổi mẫu giáo, tuổi đến trường, hoạt động của trẻ mở ra ngày càng phong phú hơn, tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn. Âm nhạc tác động đến thế giới quan,

nhân sinh quan của con người ngay từ thửa nhỏ. Âm nhạc góp phần quan trọng

vào sự hình thành những tình cảm thẩm mĩ với sự phát triển trí tưởng tượng, trí thông minh, óc sáng tạo với sự hình thành một số yếu tố chung của ý chí. Vì

vậy, cần đặc biệt chú trọng đến các em học sinh đang theo học các trường Tiểu

học, Trung học cơ sở vì lứa tuổi này tâm hồn, tình cảm đang còn thanh khiết,

trong sáng nhất, dễ tiếp thu những gì cần thiết nhất cho sự định hướng thẩm mĩ, và chính các em sẽ mang những thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ đúng đắn khi bước

Hiện nay các cấp phổ thông dường như chưa có một chương trình chính

thức nào giảng dạy về âm nhạc dân gian để giúp các em cảm nhận và yêu mến

văn hóa dân tộc. Chỉ khi vào trong các trường đại học mới có những khoa

chuyên sâu đào tạo sinh viên về âm nhạc dân gian mà số lượng các trường, các khoa trên cảnước có rất ít. Có thể kể đến các trường của học viện âm nhạc Việt

Nam, các trường sư phạm, các trường văn hóa, sân khấu điện ảnh. Là những nơi đào tạo một cách chính qui về âm nhạc dân gian.

Bên cạnh đó sinh viên khi được hỏi về công tác tuyên truyền giáo dục âm

nhạc truyền thống ởtrong trường học kết quảnhư sau.

Biểu đồ 3.1: Nhà trường chủ trương tuyên truyền về âm nhạc truyền thống

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Số liệu đã thể hiện trong số các sinh viên được hỏi thì có 33,2% trả lời

nhà trường có chủtrương tổ chức các hoạt động tuyên truyền về âm nhạc truyền

thống, 31,1% không rõ có hay không và 35,7% cho rằng không có các hoạt động

này. Sinh viên là những người năng động sáng tạo cả trong môi trường học tập

cũng như luyện rèn thông qua các hoạt động xã hội nghề nghiệp.

“Trong trường đại học có nhiều hoạt động về văn hóa văn nghệ nhưng đó là các chương trình được dàn dựng nhằm kỷ niệm hoặc tổ chức một sự kiện nào đó. Nếu nói nhà trường có một hoạt động chính thức nào tuyên truyền về âm nhạc dân gian truyền thống thì nói chung là không có mà sự tuyên truyền này

được lồng ghép trong một số hoạt động về văn hóa văn nghệ hoặc là trong các tuyên truyền về giữ gìn văn hóa truyền thống”(Nữ, sinh viên năm thứ3, Đại học

kinh tế quốc dân)

“Các hoạt động về văn hóa truyền thống được nhà trường quan tâm nên cũng có những hoạt động tuyên truyền cho các chủ đề về giá trị văn hóa truyền thống trong đó có âm nhạc dân gian. Nhà trường có thể tổ chức những cuộc hội thảo, các buổi biểu diễn về âm nhạc dân gian cho sinh viên tôi nghĩ đó cũng là một trong những hoạt động tuyên truyền về âm nhạc dân gian của nhà trường(Nữ, sinh viên năm thứ3, Đại học văn hóa)

Trong trường học mỗi một sinh viên có niềm đam mê riêng tùy thuộc vào

mỗi nhu cầu của các nhân do đó họ sẽ quan tâm tới những gì họ thích và bỏ qua

những không có liên quan. Các hoạt động tuyên tuyền về âm nhạc dân gian trong trường học hiện nay tương đối ít, hoặc có khi là không có do vậy phải là

những người chủ tâm để ý mới có thể biết được những thông tin đó. Thêm vào đó các hoạt động tuyên truyền còn nghèo nàn về nội dung, không ấn tượng về

truyền thông do đó số lượng sinh viên biết đến các hoạt động này còn tươn đối

ít. Số lượng sinh viên trả lới không rõ chiếm 31,1% và không biết tới các hoạt

động tuyên truyền về âm nhạc dân gian là 35,7% là những co số tương đối lớn những số liệu trên thể hiện sinh viên không quan tâm tới các hoạt động âm nhạc

dân gian truyền thống hoặc các hoạt động về tuyên truyền âm nhạc dân gian ở trường nếu có cũng không để lại ấn tượng đối với sinh viên và hiệu quả tuyên

truyền cho âm nhạc truyền thống hiện nay nói chung và tuyên truyền ở tại các nhà trường nói riêng hiệu quả đạt được không cao. Trong môi trường đại học là môi trường mà quá trình tự học tự nghiên cứu đòi hỏi sinh viên tự giác học tập.

Bên cạnh đó, trường học cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để tạo các điều kiện cho sinh viên nghiên cứu và tìm hiểu. Đặc biệt là các trường văn hóa

nghệ thuật các hoạt động tuyên truyền cần có nhiều hơn.

Tóm lại, trong chương 3 tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

động thưởng thức và hành vi bảo tồn âm nhạc dân gian của sinh viên trên địa bàn Hà Nội kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về giá trị âm nhạc dân gian, sự

cần thiết phải tuyên truyền âm nhạc dân gian trong trường học có ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)