Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 40)

9. Khung lý thuyết

1.4.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Khi thực hiện đềtài nghiên cứu này, tôi lựa chọn địa bàn nghiên cứu là ba

trường đại học: Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học

Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu như vậy là nhằm mục đích tìm hiểu

được sự khác biệt trong hoạt động thưởng thức và bảo tồn của các bạn sinh viên đối với âm nhạc dân gian truyền thống.

Thứ nhất là Trường Đại học Văn Hóa được thành lập ngày26 tháng

3 năm 1959, trụ sở chính của Trường được đặt tại quận Đống Đa, thành phố Hà

Nội, Trường trực thuộc BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch, do BộGiáo dục và Đào

tạo quản lý vềđào tạo. Trường đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa với các bậc cao đẳng, đại học (cử nhân), sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Trường

Đại học Văn hóa có 12 khoa trong đó có khoa Văn hóa. Là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 50 năm qua, trường đã đào tạo được hàng

chục nghìn cán bộ văn hoá hiện đang công tác trên khắp mọi miền đất nước. Hầu hết đội ngũ cán bộ văn hoá ở các cơ quan trung ương và địa phương đều đã hoặc

đang là sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội. Trường có quan hệ hợp tác với nhiều

trường đại học lớn và các tổ chức khoa học uy tín của nước ngoài, liên kết triển

khai nhiều hoạt động hợp tác khoa học và đào tạo có hiệu quả.[56]

Sinh viên của trường đại học Văn hoá Hà Nội đặc biệt là khoa Văn hóa là

những người được truyền dạy trực tiếp về âm nhạc. Họ là những người có chuyên môn được đào tạo chuyên sâu vềcác loại hình âm nhạc truyền thống nói riêng và hoạt động văn hóa nghệ thuật nói chung. Môi trường học tập, nghiên

cứu của họ dường như gắn liền với các hoạt động văn hóa nghệ thuật hiện nay. Do vậy, đây là một nhóm đặc thù đại diện cho nhóm sinh viên có kiến thức, có

mối quan tâm về hoạt động văn háo nghệ thuật truyền thống.

Thứ hai là trường Đại học KHXH & NV: tổ chức tiền thân của Trường

Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Văn

khoa Hà Nội. Trong hơn sáu mươi năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học

KHXH & NV văn luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo

và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụđào

tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụcho công cuộc xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc. Trường Đại học Đại học KHXH & NV là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, có sứ mệnh đi đầu trong

sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học

xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa Đại học KHXH & NV

luôn được Nhà nước coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội

nhân văn lớn nhất của đất nước. Hiện nay trường đang đào tạo 20 ngành hệ cử nhân, 27 ngành hệ thạc sỹ và 20 ngành đào tạo tiến sỹ. Hoạt động đào tạo của

trường được tổ chức đa dạng với các bậc, hệ đào tạo khác nhau[54]. Là trường có

bề dày lịch sử trong việc đào tạo các ngành về khoa học xã hội, sinh viên được

đào đểnghiên cứu phân tích và làm việc trong các lĩnh vực về khoa học xã hội do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đó họ cũng có những mối quan tâm nhất định đến các loại hình văn hóa nghệ

thuật truyền thống của dân tộc trong đó có âm nhạc truyền thống.

Cuối cùng là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: được thành lập năm

1956, trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế

Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế -

xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh [55]. Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân là những người thuộc khối ngành kinh tế, họ rất năng động, sáng tạo, luôn luôn đổi mới để bắt nhịp sự biến chuyển của nền kinh tế thị trường. Họ thường được cho là những sinh viên có lối sống hiện đại chính vì vậy sinh viên ngành kinh tế có thể là đại diện cho nhóm sinh viên thuộc khối ngành này. Việc chọn địa bàn nghiên cứu là trường kinh tế sẽ giúp cho việc xác định được sự khác biệt trong xu hướng thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống trong sinh viên, điều này là cơ sở cho việc làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra trong đề tài nghiên cứu.

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng, các trường được lựa chọn đều mang tính chất điển hình. Việc xem xét, tìm hiểu các đặc điểm tại địa bàn nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện, khách quan hơn trong việc phân tích, tìm hiểu về hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên hiện nay.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THƢỞNG THỨC VÀ HÀNH VI BẢO TỒN ÂM NHẠC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 40)