9. Khung lý thuyết
2.2.1. Thể loại âm nhạc sinh viên yêu thích
Trước đây, người dân nói chung và thanh niên - sinh viên nói riêng, do
điều kiện về kinh tế xã hội, địa lý khu vực thường chỉ biết nhiều đến các loại
hình âm nhạc ở quê hương mình hay ở khu vực mình. Nhưng hiện nay, do sự phát triển về kinh tế - xã hội, giao thông đi lại dễ dàng, quá trình giao lưu và tiếp
xúc văn hóa diễn ra dễdàng hơn, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ, quá trình
thưởng thức âm nhạc cũng có nhiều biến chuyển. Sinh viên có nhiều điều kiện
thưởng thức nhiều loại hình âm nhạc khác nhau. Do đó, hiện nay có rất nhiều thể
loại âm nhạc mà sinh viên yêu thích thay vì âm nhạc dân gian.
Bảng 2.2: Thể loại âm nhạc sinh viên yêu thích nhất
Thể loại Tần suất Tỷ lệ %
Nhạc trẻ Việt Nam 154 55,6
Nhạc quốc tế 86 31,0
Nhạc vàng1 23 8,3
Âm nhạc dân gian 13 4,7
Nhạc Cách mạng2 1 0,4
(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)
1 Nhạc vànglà tên gọi dòngtân nhạc việt nam ra đời trong thập niên 1960 với lời ca trữtình bình dân được viết
trên những giai điệu nhẹnhàng (bolero, rumba, ballade...). đặc trưng của dòng nhạc này là lời ca giản dị, câu
nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của những cá nhân bình thường.
Theo: Trần Củng Sơn (2011). Một thoáng 26 năm. San Jose, CA: NXB Hương Quê
2Nhạc cách mạng, thường được gọinhạc đỏ, là một dòng củatân nhạc việt nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ chiến tranh đông dương, ở miền bắc việt nam và vùng giải phóng ởmiền nam việt nam trong thời kỳ chiến tranh việt nam và sau năm 1975 khi việt nam thống nhất. các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng.
Âm nhạc được xem là ngôn ngữ của tinh thần và nó song hành từ khi con
người xuất hiện trên trái đất. Khoa học ngày nay đã khám phá ra nhiều tác dụng của âm nhạc như tốt cho trí nhớ, ngủ ngon, giảm căng thẳng giúp con người giải
trí. Con người nguyên thuỷ ở đâu cũng nghe thấy âm thanh, con người chìm đắm trong âm thanh tự nhiên. Tiếng gió thổi, tiếng lá cây xào xạc, tiếng gà gáy,
tiếng chim hót... Rất lâu trước khi tự mình soạn nhạc, từ thuở khai thiên lập địa,
con người đã là một phần của bản nhạc thiên nhiên. Cùng với sự phát triển của nền văn minh, tỷ lệ giữa các âm thanh tự nhiên và âm thanh do con người tạo ra
cũng thay đổi. Càng gần thời hiện đại, càng ít tiếng vọng tự nhiên. Ngày nay
mối tương quan ấy gần như quay ngược hẳn - chỉ có 6% chảy từ các nguồn tự nhiên, và tới 68% là âm thanh do máy móc và công cụ tạo nên [59].
Trong quá trình khảo sát, loại hình âm nhạc sinh viên yêu thích nhất là
nhạc trẻ Việt Nam với 55,6% số người được hỏi. Tiếp đó là âm nhạc quốc tế
chiếm 31%, nhạc vàng chiếm 8,3%, nhạc cách mạng chỉ chiếm 0,4% và âm nhạc
dân gian chỉ chiếm 4,7%. Số liệu sinh viên yêu thích âm nhạc dân gian chỉ chiếm
4,7% so với với 55,6% thích nhạc trẻ Việt Nam, và 31% thích nhạc quốc tế đã
chứng minh những sinh viên được khảo sát ít quan tâm, ít yêu mến dòng âm nhạc
truyền thống của dân tộc, sinh viên dường như đang xa dần, ít yêu thích âm nhạc
dân gian so với các loại hình âm nhạc hiện đại đang thịnh hành trong giới trẻ.
Sinh viên hiện nay là những người trẻ, họ đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thời kỳ mà kinh tế, chính trị, xã hội có
nhiều thay đổi. Thị hiếu âm nhạc của giới trẻ cũng có những sự khác biệt so với
thế hệ trước. Nội dung nhạc trẻ hiện nay thể hiện lối sống, văn hóa, tình yêu đôi
lứa, cảm xúc,và các tình huống, thực trạng lối sống của thanh niên cho nên giới trẻ rất ưa chuộng thể loại âm nhạc này. Sinh viên thích nghe nhạc trẻđôi khi còn do tâm lý lứa tuổi và tâm lý đám đông khi đa sốsinh viên nghe thể loại nhạc này mà một sinh viên nào đó không nghe, hoặc khi nói tới không biết thì dường như người đó là một người khác biệt so với các nhóm bạn cho nên họ cũng sẽ nghe
những thể loại nhạc đó.
Bên cạnh đó, quá trình giao thoa về văn hóa cũng như sự phát triển của
nhập vào Việt Nam và trở thành niềm yêu thích của sinh viên. Có 31,0% sinh
viên được hỏi đánh giá mình yêu thích nhạc quốc tế hơn các thể loại nhạc khác.
Một đặc điểm khác dễ dàng có thể nhận ra đó là sinh viên thuộc nhóm có tri
thức trong xã hội, họcó khảnăng về ngoại ngữ nên có thể tiếp thu và hiểu được
các bài hát, hình thức biểu diễn, phong cách thể hiện của các loại hình âm nhạc quốc tế. Đồng thời, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên các loại hình, các bài hát, bài nhạc của quốc tế từ các nước khác nhau trên thế
giới đều được giới trẻ cũng như sinh viên cập nhập và thưởng thức. Có nhiều bạn trẻ đôi khi còn quá hâm mộ các thần tượng âm nhạc nước ngoài dẫn đến những hành vi ứng xử đi quá so với chuẩn mực truyền thống.
Quá trình khảo sát cũng cho thấy, có 8,3% sinh viên thích nhạc vàng và
chỉ có 0,4% sinh viên thích nhạc cách mạng. Nhạc vàng là dòng Tân nhạc Việt
Nam ra đời từ thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những
giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade...). Người Việt trong nước có khi
hiểu nhạc vàng là "nhạc sến", loại nhạc của Miền Nam với lời ca giản dị, câu
nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một con người bình thường. Trong thời
gian trước, nhạc vàng được yêu thích trong những năm 70-90 của thế kỷtrước, thể loại âm nhạc này hầu hết là những bài hát nhẹnhàng về tình yêu. Hiện nay, thể loại âm nhạc này đa số được các nghệ sỹ hải ngoại biểu diễn là chính, tuy nhiên trong những năm gần đây có rất nhiều buổi biểu diễn của các nghệ sỹ thể
hiện lại các bài hát nhạc vàng và được rất nhiều người quan tâm thưởng thức.
Bên cạnh đó, thể loại nhạc cách mạng chỉ có 0,4% sinh viên yêu thích.
Nhạc cách mạng, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương, ở miền Bắc Việt Nam và vùng giải
phóng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và sau năm
1975 khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc cách mạng thường để cổ vũ
tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền đạt những chính
sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất
có tác dụng nhất định trong quá trình khích lệ động viên tinh thần của chiến sỹ ta trong quá trình chiến đấu, nó thể hiện hào khí của dân tộc trong thời kỳ đấu
tranh chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, trong thời kỳ chúng ta xây dựng đất
nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thể loại nhạc này sinh viên ít ưa chuộng.
Riêng về âm nhạc dân gian chỉ có 4,7% số người được hỏi cho rằng mình yêu thích thể loại âm nhạc này. Âm nhạc dân gian gồm nhiều thể loại như: dân ca,
tuồng, chèo, và nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng khác. Các loại hình âm nhạc
dân gian truyền thống hiện nay dường như không còn phù hợp với đời sống, nhịp sống của sinh viên. Ngoài ra, nội dung thể hiện của các loại hình âm nhạc dân gian
truyền thống dường như chưa gần với cuộc sống, lối sống của sinh viên.
“Hiện nay đa số sinh viên là nghe nhạc trẻ của các ca sỹ trẻ của Việt Nam là chính, một số thì cũng nghe nhạc trẻ nhưng là những bài hát những ca sỹ nước ngoài. Còn các thể loại khác giới trẻ và sinh viên ít yêu thích hơn. Như nhạc cách mạng thì chỉ hay hát khi sinh hoạt Đoàn thanh niên, hay là một số buổi diễn văn nghệ thôi. Còn về âm nhạc dân gian thì thực sự cũng ít bạn yêu thích trừ những bạn có đam mê với loại hình âm nhạc này.
Nếu nói thực thì âm nhạc dân gian đa phần có nội dung từ ngày xưa, thể hiện đời sống xã hội trước đây bà bây giờ có nhiều nội dung không còn phù hợp với đời sống thực tễ xã hội và của sinh viên. Ví dụ như ngày xưa có những bài hát như “mời trầu” thì hiện nay có mấy sinh viên thanh niên ăn trầu đâu. Do đó có nhiều nội dung ít phù hợp với hơn so với thực tế cuộc sống.”(Nữ, sinh viên năm thứ3, Đại học Văn hóa)
Như vậy, qua khảo sát về sự yêu thích của sinh viên đối với các thể loại
âm nhạc hiện nay chỉ ra một thực trạng số lượng sinh viên yêu thích âm nhạc
dân gian truyền thống hơn các loại hình âm nhạc khác như nhạc trẻ Việt nam, nhạc quốc tế, nhạc cách mạng, nhạc vàng chỉ chiếm 4,7% sốsinh viên được hỏi. Tỉ lệnày rất thấp so với các thể loại nhạc khác. Trong quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa, âm nhạc dân gian truyền thống dường như đang mờ nhạt trước các
giải trí, là tiếng nói tinh thần của nhân dân trong quá trình sản xuất, lao động,
tình yêu… mà thay vào đó sinh viên yêu thích các loại hình âm nhạc khác.