Mức độ thưởng thức âm nhạc dân gian của sinh viên trên địa bàn

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 52)

9. Khung lý thuyết

2.2.2. Mức độ thưởng thức âm nhạc dân gian của sinh viên trên địa bàn

Hà Nội hiện nay

Trong các dòng nhạc giới trẻ nghe hiện nay, âm nhạc dân gian không phải

là loại hình âm nhạc được ưa chuộng. Số lượng giới trẻ thưởng thức âm nhạc

dân gian thường xuyên chiếm tỉ lệ thấp.

Bảng 2.3: Mức độ thường xuyên nghe âm nhạc dân gian của giới trẻ

Mức độ Tần suất Tỷ lệ %

Rất thường xuyên 15 5,4

Thường xuyên 21 7,6

Thỉnh thoảng 178 64,3

Rất hiếm khi 63 22,7

Không bao giờ 0 0,0

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Khi được hỏi về sự thưởng thức âm nhạc truyền thống, số lượng giới trẻ

rất thường xuyên và thường xuyên nghe nhạc chiếm một sốlượng tương đối nhỏ

khoảng hơn 10%. Đa số các bạn trẻ chỉ thỉnh thoảng nghe âm nhạc dân gian

truyền thống chiếm 64,3%. Con số này cho thấy khi so sánh với các loại hình

âm nhạc khác như nhạc trẻ, nhạc quốc tế cho thấy âm nhạc dân gian truyền

thống hiện nay không được sinh viên ưa chuộng. Chỉ những sinh viên nào quan

tâm thực sự hoặc là sinh viên học chuyên ngành về các loại hình âm nhạc dân

gian mới dành thời gian quan tâm tới vấn đềnày.

“Âm nhạc dân gian truyền thống trước đây là một loại hình giải trí của con người trong các hoạt động sống hoạt động sản xuất, đặc biệt trong các lễ hội văn hóa. Nhưng hiện nay giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng ít quan tâm nhiều đến các loại hình âm nhạc này. Nếu như sinh viên nào quan tâm thì thường do sở thích, hoặc là do công việc có liên quan trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu thì sinh viên mới dành thời gian quan tâm đến các loại hình nghệ thuật này.”(Nam, sinh viên Đại học Văn hóa)

“Hiện nay loại hình âm nhạc dân gian truyền thống đang có nguy cơ bị mai một do sự giao thoa văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin làm cho các loại hình âm nhạc trong nước như nhạc trẻ, âm nhạc cách tân và các loại hình âm nhạc ngoài nước như Rock, Pop,Hiphop…được phổ biến rộng rãi trong giới trẻ. Bên cạnh đó, các loại hình đó đang phát triển như những trào lưu mạnh mẽ cả ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Sinh viên cũng nhanh chóng bắt kịp và thưởng thức những loại hình âm nhạc này. Không phải tới gian đoạn sinh viên mà cả những độ tuổi trước thì giới trẻ đã thưởng thức những loại hình âm nhạc này nhiều hơn âm nhạc dân gian truyền thống. Do đó mức độ quan tâm đến âm nhạc truyền thống rất ít.” (Nam, sinh viênĐại học KHXH&NV)

Như vậy một bức tranh toàn diện cho thấy, có thể trong một giai đoạn mới

sự thưởng thức âm nhạc của con người, giới trẻ có nhiều thay đổi. Sự tác động

của quá trình giao thoa văn hóa tạo nên những sự du nhập khác nhau và những

cách thức giải trí, lối sống cũng như sựthưởng thức về âm nhạc cũng khác nhau. Dòng âm nhạc dân gian truyền thống được rất ít sinh viên nghe hoặc yêu thích mà thay vào đó là các dòng nhạc trẻ của Việt Nam hay nhạc trẻ của thế giới.

Điều đó đặt ra một vấn đề trong quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc

Mức độ thưởng thức âm nhạc dân gian còn được thể hiện qua thời gian

sinh viên nghe/xem các loại hình âm nhạc. Khảo sát cho thấy, thời gian sinh

viên thưởng thức âm nhạc dân gian mỗi lần tương đối ít khoảng từ 15-20/ lần.

“Mặc dù tôi ngày nào cũng nghe nhạc đặc biệt là nhạc trẻ nhưng rất ít khi nghe các bài hát cổ truyền, hay là các loại tuồng, chèo… Mỗi ngày tôi có thể nghe nhạc gần 1h các hài hát “hot” hay nhạc quốc tế nhưng rất ít khi nghe nhạc dân gian, thỉnh thoảng lúc nào thích thì mở 1, 2 bài quan họ nghe thôi. Mỗi lần như thế chắc là khoảng 10- 15 phút gì đó” (Nữ, sinh viên năm 3, Đại học Văn hóa)

Tôi cũng thường xuyên nghe nhạc, gần như ngày nào cũng nghe, có thể là mình mở mình nghe, hoặc là trong phòng thì mọi người cùng phòng mở cho nhau nghe. Chúng tôi nghe nhạc trẻ là chính còn nhạc dân gian thì chẳng bao giờ nghe cả. Thường thì chỉ đi lễ hội, hay đi xem diễn ở các nơi công cộng thì có

xem họ biểu diễn các bài hát truyền thống như dân ca, ca trù thôi. Mỗi lần như thế thì chỉ xem 1, 2 tiết mục thôi cũng không nhiều. (Nam, sinh viên năm 3, Đại

học Kinh tế Quốc dân).

Hầu hết sinh viên đều thưởng thức các loại hình âm nhạc trong ngày, tuy nhiên thời gian sinh viên dành cho âm nhạc dân gian dường như không có. Chỉ

thỉnh thoảng sinh viên mới thưởng thức âm nhạc dân gian thông qua các phương

tiên truyền thông đại chúng hoặc tại các buổi lễ hội, các chương trình biểu diễn. Mỗi lần sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian thường từ 15-20 phút/lần. Số

lượng thời gian sinh viên thưởng thức âm nhạc truyền thống so với các loại hình

âm nhạc khác rất thấp.

Tóm lại, âm nhạc dân gian phản ánh đời sống tinh thần của dân tộc nhưng

mức độ thưởng thức của sinh viên với loại hình âm nhạc dân gian tương đối thấp. Đa phần sinh viên chỉ thỉnh thoảng thưởng thức (64,3%), hoặc rất hiếm khi

nghe/xem (22,7%) chỉ có trên dưới 7% là thường xuyên thưởng thức âm nhạc

dân gian. Điều đó thể hiện sinh viên ít thưởng thức, ít hứng thú, ít quan tâm đến

âm nhạc dân gian. Và mỗi lần sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian chỉ từ 15- 20/lần, đồng thời số lượng sinh viên chủ động tìm kiếm, thưởng thức âm nhạc

dân gian chiếm tỉ lệ rất ít, đa phần thưởng thức một cách thụ động. Số liệu phân tích trên đã góp phần củng cố giả định sinh viên hiện nay ít thưởng thưởng thức

âm nhạc dân gian truyền thống như tác giả và một số nghiên cứu trước đó đã đưa ra. Trong số rất nhiều các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống thì sinh viên trên địa bàn Hà Nội cũng thưởng thức một số loại hình âm nhạc nhất định.

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)