Các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mà sinh viên trên địa

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 54)

9. Khung lý thuyết

2.2.3. Các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mà sinh viên trên địa

địa bàn Hà Nội thường thưởng thức

So với các nước trên thế giới, âm nhạc dân gian Việt Nam cũng rất phong

phú, đa dạng và có nhiều đặc điểm riêng. Âm nhạc dân gian Việt Nam gắn bó

mật thiết với cuộc sống của tất cả các dân tộc Việt Nam, dàn trải theo chiều dài

đất nước. Tới bất cứ nơi nào của Tổ quốc, chúng ta đều có thể thấy được bóng dáng âm nhạc dân gian ẩn chứa trong đời sống của mỗi gia đình, mỗi làng quê,

hoá châu thổ Bắc Bộ với địa lý nằm giữa lưu vực sông Hồng và sông Mã, là tâm điểm chính của con đường giao lưu hai miền Bắc - Nam cũng là một cái nôi hình thành nên dân tộc Việt. Âm nhạc dân gian nơi đây mang những đặc điểm

vùng miền đậm nét, tiêu biểu với các thể loại: hát Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo,

hát Trống quân, hát Chầu văn, hát Chèo, hát Đúm, hát Ví, hát Đò đưa...

Nhóm sinh viên được điều tra khảo sát đang học tập trên địa bàn Hà Nội,

do vậy ngay từ đầu tác giả đã chú tâm tìm hiểu các loại hình âm nhạc dân gian

truyền thống khu vực phía Bắc (Quan họ, Chèo, Tuồng, Cải lương, hát Ca trù)

với mục đích tìm hiểu thế hệ trẻ ở trên khu vực này đã từng nghe/xem biểu diễn

và yêu thích chính những âm hưởng ở khu vực mình sinh sống hay không? Để thông tin thu được một cách khách quan, tác giả đã đưa ra rất nhiều các thể loại

âm nhạc dân gian tiêu biểu trong cảnước để sinh viên lựa chọn.

Bảng 2.4: Các loại thể loại và sự yêu thích của sinh viên đối với âm nhạc dân gian mà sinh viên đã từng thưởng thức

Thể loại âm nhạc dân gian Sinh viên đã từng thƣởng thức Sự yêu thích của sinh viên Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Quan họ 262 94,6 194 70,0 Chèo 257 92,8 120 43,3 Cải lương 247 89,2 52 18,8 Hát ca trù 223 80,5 43 15,5 Tuồng 206 74,4 13 4,7 Đờn ca tài tử 154 55,6 10 3,6 Hát vọng cổ 149 53,8 20 7,2 Hò Huế 133 48,0 37 13,4 Hát dặm xứ Nghệ 111 40,1 38 13,7

Dân ca Tây Nguyên 106 38,3 14 5,1

Hò Thanh Hoá 81 29,2 7 2,5

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Với đặc điểm là sinh viên của trường văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn cũng như học các ngành học có liên quan đến văn hóa sinh viên đã từng

nghe/xem các loại hình âm nhạc dân gian tương đối nhiều. Trong các loại hình

nghệ thuật thì các loại hình quan họ, chèo có trên 90% sinh viên đã từng nghe/ xem

các nghệ sỹ biểu diễn loại hình nghệ thuật này. Tiếp đó đến các loại hình như cải

lương, ca trù, tuồng có từ 70-80% sinh viên đã từng xem/ nghe qua. Đồng thời, có

từ 40-50% sinh viên đã từng nghe, xem biểu diễn vềcác loại hình nhưĐờn ca tài tử hát vọng cổ; Hò Huế; Hát dặm xứ Nghệ. Tiếp đó, có khoảng trên dưới 30% sinh

viên biết vềcác loại hình âm nhạc như Dân ca Tây nguyên, hay Hò Thanh Hóa. Đa

sốcác loại hình âm nhạc truyền thống là các loại hình âm nhạc mà sinh viên biết

đến đều là những loại hình âm nhạc của khu vực miền Bắc và địa bàn điều tra cũng là những trường Đại học ởHà Nội nên khảnăng biết đến các loại hình âm nhạc này cũng tương đối cao. Còn các loại âm nhạc dân gian truyền thống của khu vực miền

Trung và miền Nam sinh viên biết đến ít hơn các loại hình âm nhạc khu vực miền Bắc. Điều đó chứng tỏ, sức lan tỏa của các loại hình âm nhạc dân gian hiện nay còn có nhiều hạn chếvà chưa phổ biến đến khán giảđặc biệt là giới trẻ trong đó có sinh viên. Sinh viên biết vềcác loại hình âm nhạc dân gian truyền thống tương đối nhiều

tuy nhiên loại hình mà sinh viên thích tương đối ít.

Số liệu điều tra thể hiện sự yêu thích thể loại âm nhạc dân gian của sinh

viên tương đối ít và chia thành ba nhóm rõ rệt. Nhóm loại hình âm nhạc được nhiều sinh viên ưa thích quan tâm đó là loại hình âm nhạc Quan họcó 70% sinh viên yêu thích và Chèo là 43,3%. Thứ hai là nhóm loại hình âm nhạc chỉcó một

số lượng nhỏ sinh yêu thích bao gồm Cải lương là 18,8%, Hát Ca trù là 15,5%,

Hát dặm xứ Nghệ là 13,7%, Hò Huế là 13,4%. Thứ ba là nhóm có rất ít sinh viên yêu thích nhý Dân ca Tây Nguyên có 5,1% sinh viên, Tuồng là 4,7%, Ðờn

ca tài tửlà 3,6%, Hò Thanh Hoá 2,3%. Như vậy, chúng ta thấy có sự khác nhau

giữa sự phổ biến hay nói cách khác, các loại hình âm nhạc dân gian được sinh

viên biết đến nhiều chưa chắc là loại hình âm nhạc sinh viên yêu thích.

Sinh viên yêu thích các loại hình âm nhạc dân gian cũng gần tương tựnhư sinh viên đã từng thưởng thức các loại hình âm nhạc dân gian. Đầu tiên là 4 loại

hình âm nhạc Quan họ, Chèo, Cải lương, Hát Ca trù vẫn giữ nguyên vị trí của

mình, vừa là loại hình âm nhạc được nhiều sinh viên biết đến cũng là loại hình âm

nhạc được sinh viên yêu thích. Tuy nhiên, số lượng sinh viên yêu thích loại hình âm nhạc này không nhiều. Các thể loại âm nhạc này tương đối phổ biến câu hát

những tích chuyện được thể hiện qua các vởchèo mang lại những giá trị văn hóa sâu lắng do đó sinh viên yêu thích hai thể loại âm nhạc này cao hơn rất nhiều so với các loại âm nhạc khác. Tiếp đó đến loại hình hát dặm xứ Nghệvà Hò Huế xếp vị trí thứ 5 và thứ 6 trong các loại hình âm nhạc. Hai thể loại âm nhạc này tuy được biết đến ít hơn các loại hình như Tuồng, Đờn ca tài tử, hát Vọng cổ nhưng

lại được sốsinh viên yêu thích nhiều hơn. Tiếp đó là đến nhóm các loại hình nghệ

thuật khác có số phần trăm sinh viên yêu thích rất thấp chỉdưới 10%.

Việc quan tâm đến âm nhạc truyền thống sinh viên sẽ quan tâm đến các

vật dụng phục vụtrong quá trình biểu diễn đặc biệt là các dụng cụâm nhạc. Một

số loại dụng cụ âm nhạc tương đối quen thuộc trong đời sống hàng ngày tuy

nhiên cũng có một số loại nhạc cụít sinh viên biết đến.

Bảng 2.5: Các loại nhạc cụ truyền thống sinh viên đã được thưởng thức thông qua biểu diễn trong âm nhạc dân gian

Nhạc cụ Tần suất Tỷ lệ % Đàn bầu 255 92,1 Sáo 253 91,3 Kèn 186 67,1 Chiêng 170 61,4 Nhị 170 61,4 Mõ 165 59,6 Đàn nhị 125 45,1 Đàn T‟rưng 115 41,5 Phách 96 34,7 Đàn đá 92 33,2 Khèn trống 79 28,5

Gita cải lương 37 13,4

Đàn cò 54 19,5

Đàn bát 27 9,7

Thanh la 19 6,9

Đàn tứ 19 6,9

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Nhóm nhạc cụ tương đối phổ biến như đàn bầu, sáo có trên 90,0% sinh

chiêng, nhị, mõ có trên dưới 60% sinh viên biết đến. Đây là nhóm nhạc cụcũng ít phổ biến chỉ xuất hiện trong các loại hình như Tuồng, Chèo. Tiếp đó là đến

nhóm nhạc cụmõ, đàn nhị, đàn T‟rưng, phách, đàn đá, khèn trống có từ 30-40%

sinh viên biết đến các loại nhạc cụ này. Cuối cùng là nhóm nhạc cụ Gita cải

lương; Đàn cò; Đàn bát; Thanh la; Đàn tứ. Chỉ có khoảng từ 6 đến 15% sinh

viên biết đến loại nhạc cụ này vì những nhạc cụ này xuất hiện trong các hình

thức như đờn ca tài tử, hát vọng cổnên ít sinh viên biết đến.

Tóm lại, qua khảo sát nghiên cứu đã mô tả được bức tranh hiện trạng các

hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Do đặc điểm về “địa văn hóa”, sinh viên khu vực Hà Nội thường chỉ

thưởng thức những loại hình văn hóa, âm nhạc dân gian ở khu vực phía Bắc như

quan họ, dân ca, chèo là chủ yếu. Các loại hình âm nhạc khác cũng ít được chú ý

đến, có khi chưa từng nghe qua hoặc đã nghe qua nhưng chưa một lần thưởng thức. Đồng thời sự am hiểu của sinh viên về các nhạc cụ đi kèm với các loại

hình âm nhạc trong quá trình biểu cũng có nhiều hạn chế. Số lượng sinh viên

biết đến các loại nhạc cụ dân gian không nhiều. Các loại nhạc cụ mà sinh viên

biết đến nhiều nhất là: Đàn bầu; Sáo; Kèn; Nhị; Mõ là các loại nhạc cụ đời thời

gắn với những sinh hoạt thường nhật và phổ biến nên sinh viên biết đến chiếm

số lượng đông. Mặt khác, những loại nhạc cụ mang tính chuyên môn cao hơn như các loại đàn tứ, đàn bát… có rất ít sinh viên biết đến kể cả sinh viên thuộc khối ngành văn hóa nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)