Quá trình giao lƣu hội nhập văn hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 102)

9. Khung lý thuyết

3.3.Quá trình giao lƣu hội nhập văn hóa

Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa vừa mang đến những cơ hội,

nhưng cũng mang đến nhiều thách thức cho cho nền văn học nghệ thuật nói chung và Âm nhạc truyền thống trong đó có âm nhạc dân gian nói riêng. Đây

vừa là cơ hội lớn cho nền nghệ thuật Việt Nam.Trong quá trình ấy, một mặt văn hóa nghệ thuật tiếp thu được những tinh hoa nghệ thuật của nhân, mặt khác còn

chịu sự tác động tiêu cực trong việc tiếp nhận các giá trị mới không được chọn lọc làm ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống. Đây cũng chính là những thách

thức lớn trong tiến trình hội nhập. Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy sự pha

tạp của nền nghệ thuật thiếu định hướng, thiếu sự lựa chọn và đầu tư không

đúng mức, dẫn đến sự biến dạng về bản sắc trong thể hiện; sự lệch pha giữa đào

tạo tài năng và phẩm chất, đạo đức của người nghệsĩ; xu hướng chạy theo giá trị

vật chất đơn thuần, lãng quên các giá trị truyền thống đích thực.

Qua khảo sát, tác giả nhận thấy giới trẻ hiện nay không quan tâm nhiều

tới nền âm nhạc dân gian không chỉvì những lý do chủ quan cá nhân như không có hứng thú cũng như sự quan tâm tới nền âm nhạc dân gian của dân tộc mà còn

xuất phát từ nhiều lý do khác từchính các hình thưc thể loại âm nhạc dân gian.

Bảng 3.9: Lý do “âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay không còn nhận được sự quan tâm của giới trẻ”

Ý kiến Tần suất Tỷ lệ %

Do lối hát không hay 17 6,1

Do sân khấu không đẹp và thu hút 39 14,1

Do tần suất diễn xuất không nhiều 88 31,8

Do nhạc điệu không phù hợp 81 29,2

Do trang phục không phù hợp 23 8,3

Do chủđềkhông phù hợp với đời sống hiện nay 100 36,1

Do diễn viên không đạt 34 12,3

Do thiếu phong phú sáng tạo 77 27,8

Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay không còn nhận được sự quan tâm của giới trẻ. Phần lớn đối tượng sinh viên cho rằng âm nhạc dân giân truyền thống không thu hút được sự quan tâm của giới trẻ là vì chủ đềxuất

không được phù hợp với đời sống hiện nay, chiếm 36,1% trong tổng số đối

tượng nghiên cứu. Ý kiến cho rằng do tần suất diễn xuất của thể loại nhạc dân gian không nhiều cũng là một nguyên nhân không thu hút được giới trẻ quan

tâm tới thể loại nhạc dân gian (chiếm 31,8%). Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác như sân khấu diễn xuất không đẹp và không thu hút được đông đảo quần chúng đặc biệt là giới trẻ chiếm 14,1%. Nguyên nhân xuất phát từ nội dung diễn xuất không phong phú, thiếu đi sự sang tạo là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Có tới 77 sinh viên (chiếm 27,8%) tại ba

trường đại học cho rằng âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay không có sự

phong phú và thiếu sáng tạo do đó thu hút được rất ít sự quan tâm của giới trẻ.

Bên cạnh đó, nhạc điệu của âm nhạc dân gian không phù là nguyên nhất rất lớn

ảnh hưởng tới việc thu hút đông đảo giới trẻ quan tâm. Lối hát không hay, trang

phục không phù hợp hay sân khấu diễn không được đẹp, không có sức hút cùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với khả năng diễn xuất của diễn viên không đạt cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới quan tâm, theo dõi của đông đảo quần chúng đặc biệt là giới trẻ hiện nay.

“Âm nhạc dân gian truyền thống đã có từ rất lâu trong lịch sử. Do đó nhiều nội dung về ca từ khó có thể phù hợp với lối sống hiện đại, hơn thế nữa những khung cảnh, âm nhạc thể hiện không phù hợp với giới trẻ. Ví dụ như giới trẻ bây giờ có nhịp sống nhanh, năng động thì những khung cảnh, ca từ, tiết tấu âm nhạc của âm nhạc dân gian không thể đáp ứng được nhu cầu đó của sinh viên vì vậy một lẽ dĩ nhiên âm nhạc dân gian không phù hợp với lối sống và thị hiếu âm nhạc của sinh viên là điều dễ hiểu”(Nam, sinh viên năm 3, Đại học Kinh tế quốc dân)

“Nếu đánh giá về thị hiếu âm nhạc của sinh viên hiện nay thực sự cho thấy sinh viên yêu thích nhạc trẻ là điều dễ hiểu. Nhưng bên cạnh đó cũng nói tới nguyên nhân tại sao sinh viên không yêu thích âm nhạc dân gian truyền thống một phần cũng là do nội dung về ca từ, về nội dung ít còn phản ánh đúng

với thực tế cuộc sống, lối sống của sinh viên hiện nay, không phản ánh đúng với đời sống giới trẻ thì giới trẻ không ưa chuộng là điều tất yếu.(Nữ, sinh viên năm 3, Đại học Văn hóa).

Sinh viên có những đánh giá nhận định phù hợp với thực tại hiện nay. Âm

nhạc dân gian là một nghệ thuật và nghệ thuật muốn có được công chúng yêu

mến thì nghệ thuật đó một mặt phải có những giá trị của mình, đồng thời nghệ

thuật đó cũng cần phải có một sự phù hợp với thực tại sẽ thu hút được đông khán giả. Ngược lại nghệ thuật đó sẽ thưa thớt người thưởng thức. Một trong những nguyên nhân sinh viên đánh giá lý do âm nhạc dân gian không được sinh

viên yêu thích đó chính là

Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, thời đại mà toàn cầu hóa được nhìn nhận như một tất yếu của sự phát triển xã hội loài người. Những khái niệm Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta, Làng thế giới ngày một trở nên quen thuộc với các công dân của hành tinh trái đất. Mỗi sự kiện xảy ra

trên thế giới, chỉ sau giây lát đã xuất hiện trên mạng thông tin toàn cầu, nhiều vấn đề không chỉ là của một quốc gia mà có ý nghĩa toàn thế giới.Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học kỹ thuật đang

chứa đựng trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn hóa là khẳng định sự tồn tại một cách ý nghĩa nhất của quốc gia, dân tộc đó trên thế giới. Là một

thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc cổ truyền với những giá trị tiềm

ẩn mang tính bản sắc cũng thật sựlà “chứng minh thư” của một dân tộc trong xu thế hội nhập mang tính toàn cầu. Âm nhạc cổ truyền ra đời và tồn tại như một

thành tố quan trọng, thiết thân và không thể thiếu được của sinh hoạt văn hóa dân gian Việt Nam, gắn bó với mỗi con người từ thuở lọt lòng trong lời ru của mẹ, và là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của nền âm nhạc mới Việt Nam.

Nhưng trong quá trình hội nhập có rất nhiều loại hình âm nhạc với ca từ,

tiết tấu nhanh, mạnh phù hợp với cuộc sống của giới trẻ. Do đó giới trẻ dễ dàng

tiếp nhận và cảm hóa những loại hình âm nhạc mới hiện nay và dần thấy rằng

những nội dung những nội dung, những âm điệu, làn điệu, và những cách thức

biểu diễn hiện nay của âm nhạc dân gian dần không còn phù hợp với lối sống

Như vậy ngoài những yếu tố chủ quan của giới trẻ có ảnh hưởng đến hoạt

động thưởng thức và hành vi bảo tồn âm nhạc truyền thống có một yếu tốkhách

quan rất quan trọng đó chính là yếu tố hội nhập quốc tế. Khi đất nước ta hội

nhập vào thế giới mọi thứ đang dần du nhập vào nước ta trong đó có các loại

hình âm nhạc mới. Các loại hình âm nhạc trẻ dần dần phù hợp với đời sống, lối

sống của sinh viên, của giới trẻ do vậy họ đã ngày càng ưa thích các loại âm

nhạc trẻ hơn các thể loại âm nhạc dân gian truyền thống.

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 102)