Cách thức tiếp nhận âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 58)

9. Khung lý thuyết

2.2.4. Cách thức tiếp nhận âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên

viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Mỗi một cá nhân có cách thức sống của riêng mình, mỗi một người có

một điều kiện khác nhau, do đó các bạn trẻ có thể thưởng thức âm nhạc truyền

thống theo nhiều cách khác nhau.

Trước hết là cách tiếp nhận trực tiếp thông qua các lễ hội, hội diễn liên hoan văn nghệ quần chúng, người thân - gia đình, sân khấu ngoài trời, bạn bè, trường học.

Bảng 2.6: Sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian một các trực tiếp

Địa điểm Tần suất Tỷ lệ %

Tại các lễ hội 175 63,2

Tại các hội diễn liên hoan văn nghệ quần chúng 111 40,1

Người thân biểu diễn tại gia đình 97 35,0

Tại trường học 38 13,7

Nhà hát 24 8,7

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Qua khảo sát cho thấy có 63,2% sinh viên trả lời xem/nghe các tiết

mục/chương trình biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống tại các lễ hội; 40,1% tại các hội diễn liên hoan văn nghệ quần chúng; 35,0% ở trong gia đình; 13,7% tại các trường học và 8,7% tại nhà hát. Âm nhạc dân gian truyền thống là loại

hình văn hóa văn nghệđộc đáo và được tạo ra trong quá trình lao động và quay

trở lại phục vụ cho đời sống tinh thần của người lao động. Chính vì vậy, việc

trong các lễ hội, hội diễn văn nghệ quần chúng thường diễn lại những cảnh sinh hoạt trong đời sống thường ngày cũng như trong sinh hoạt sản xuất. Theo thống

kê năm 2005, cả nước Việt Nam có 7966 lễ hội; trong đó có 7039 lễ hội dân

gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo

(chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,2%), còn lại là lễ hội

khác (chiếm 0,5%)[33]. Hiện nay, vào những dịp kỷ niệm, những ngày lễ lớn

các cơ quan văn hóa thường tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ trong đó có các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống tại các sâu khấu ngoài

trời hay tại các trường học, nhà hát….để phục vụ cho quần chúng nhân dân lao

động cũng như những người có nhu cầu thường thức âm nhạc dân gian truyền thống. Thông qua các nguồn này sinh viên được trực tiếp thưởng thức âm nhạc

do các nghệ sỹ, nghệnhân, hay những người thân quen của mình biểu diễn.

Quá trình khảo sát cho thấy, có 40,1% sinh viên thưởng thức âm nhạc dân

gian truyền thống thông qua cá hội diễn văn hóa quần chúng. Bên cạnh những lễ

hội truyền thống được tổ chức vào những ngày nhất định trong năm thì các hội

diễn văn nghệvăn hóa quần chúng thường được tổ chức nhân dịp những sự kiện, những ngày kỷ niệm của thôn, xóm, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn, quận,

huyện hay của tỉnh thành phố. Các dịp kỷ niệm những ngày lễ, tết, của thiếu nhi, của hội phụ nữ, kỷ niệm thành lập của địa phương hoặc đón nhận những phần

thưởng cao quý đều có tổ chức những hội diễn văn nghệ quần chúng. Trong các

hội diễn này, thường biểu diễn những loại hình âm nhạc dân gian truyền thống của địa phương hoặc của vùng miền và những loại hình âm nhạc dân gian ở khu vực khác. Thông qua những hội diễn văn nghệ sinh viên có thể trực tiếp thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống.

Đồng thời môi trường gia đình cũng là những nơi lưu giữ và trao truyền

các hình thức âm nhạc văn hóa dân gian rất tốt. Trong số lượt trả lời có 35,0%

cho rằng mình biết âm nhạc dân gian truyền thống từ gia đình. Sinh viên có thể

đã từng được nghe âm nhạc cổ truyền thông qua những lời hát ru, những câu hò, các bài hát dân ca, ví dặm…được truyền từđời này qua đời khác với ý nghĩa văn hóa nhân văn sâu sắc. Chính gia đình là cái nôi lưu giữa văn hóa và truyền lại

cho các thế hệ sau bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa đó. Nhưng hiện nay

trong các gia đình đã phần nào ít dần đi những lời hát ru, những bài cao dao, dân

ca. Những điệu hò, điệu ví cũng dần thưa trong cuộc sống thường nhật. Điều đó

cho thấy sự mai một dần của âm nhạc dân gian trong đời sống xã hội.

Sinh viên đang học trong các trường Đại học họ có nhiều cơ hội tham gia

các hoạt động cũng như thưởng thức nhiều chương trình văn hóa. Trong các chương trình đó thường có những tiết mục biểu diễn âm nhạc dân gian. Ví dụ trong

chương trình trong lễ khai giảng, trong các chương trình chào tân sinh viên của nhà trường, trong các dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 hoặc trong những sự

kiện khác của các nhà trường thường có những tiết mục âm nhạc dân gian do chính

thầy - trò biểu diễn. Các hội diễn văn nghệ tại trường học là điều kiện để sinh viên có thểthưởng thức các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống.

Sốlượng sinh viên tới nhà hát đểthưởng thức âm nhạc dân gian tương đối

ít chỉcó khoảng 8,7% sinh viên. Với niềm yêu mến nghệ thuật, một sốsinh viên đã tới nhà hát để thưởng thức âm nhạc dân gian do các nghệ sỹ biểu diễn. Số lượng sinh viên ít đến nhà hát thưởng thức âm nhạc dân gian cũng là điều dễ

những người thực sự yêu mến, đam mê âm nhạc dân gian mới có thể tới nhà hát xem các nghệ sỹchuyên nghiệp biểu diễn.

Thưởng thức âm nhạc dân gian là một quá trình sinh viên lắng nghe, nhìn

nhận, xem xét và cảm nhận. Như vậy, trong quá trình tiếp nhận âm nhạc dân gian

một cách trực tiếp sốlượng sinh viên chủđộng tìm hiểu và thưởng thức âm nhạc dân gian tương đối ít (8,7% đến nhà hát để thưởng thức âm nhạc dân gian), đa số sinh

viên thụđộng tiếp nhận âm nhạc dân gian thông qua các lễ hội, hội diễn, gia đình.

Thứ hai là cách tiếp nhận gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt các phương tiện truyền thông cung cấp các chương trình, các

buổi biểu diễn, các bài hát, vởchèo, tuồng cho khán giảnói chung và sinh viên nói riêng một cách nhanh chóng cùng những thông tin có liên quan khác.

Quá trình nghiên cứu thể hiện 92,1% sinh viên biết về âm nhạc dân gian

truyền thống qua các phương tiên truyền thông đại chúng. Các phương tiện

truyền thông đại chúng là nguồn thông tin có khả năng truyền tải được các loại

hình âm nhạc dân gian truyền thống tới giới trẻ. Sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng làm cho công chúng mà cụ thể ở đây là sinh viên phải thụđộng thu nhận các hình thức và giá trị của nó và quá trình đó thông

qua nhiều hình thức khác nhau như giới trẻ đánh giá do thông qua internet,

rađio, tivi, các phương tiện nghe nhạc các nhân.

Biểu đồ 2.2: Sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống thông qua các phương tiện truyền thông

Trong cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin phát triển kéo theo các phương tiện truyền thông cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Công nghệ thông tin đã góp phần hết sức quan trọng trong việc giải trí của thanh niên, sinh viên.

Qua khảo sát có 48% sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian trên Internet, 45%

trên radio, 36,1% trên ti vi và 10,1% trên thiết bị nghe nhạc cá nhân của mình như điện thoại, máy tính…Hiện nay, giới trẻ đặc biệt là sinh viên ứng dụng rất nhiều công nghệ thông tin truyền thông vào để phục vụ cuộc sống của mình trong đó có hoạt động thưởng thức âm nhạc. Với một thiết bịcó kết nối Internet,

ở bất kỳnơi đâu ho cũng có thể ngay lập tức thưởng thức âm nhạc nói chung và âm nhạc dân gian truyền thống nói riêng mà không cần phải đi đâu hoặc lưu trữ trên các thiết bị điện tử. Đây là một lợi thế trong việc cung cấp thông tin trực

tuyến của Internet so với các loại hình truyền thông khác. Và hiện tại xu hướng

của giới trẻ Việt Nam khi thưởng thức âm nhạc cũng như vậy, họ không cần

phải lưu trữcác bài hát, phim, ảnh trên các thiết bị mà vẫn có thểthưởng thức từ

kho dữ liệu trên Internet.

“Tôi cũng như các người bạn của tôi bây giờ gần như vào mạng Internet thường xuyên do đó khi cần gì hay khi muốn nghe nhạc chỉ cần tìm kiếm trên mạng và nghe trực tiếp bài hát đó trên mạng mà không cần phải tải về máy. Vì mỗi khi tải về máy xong mình lại phải xóa đi tốn công mà mất thời gian” (Nữ,

sinh viên năm 3, Đại học Kinh tế quốc dân)

Một kênh truyền thông nữa để đưa âm nhạc dân gian truyền thống tới

công chúng và sinh viên đólà qua Radio. Thông qua các buổi truyền thanh cộng

đồng tại các khu dân cư, tổ dân phố, trên xe bus… sinh viên cũng có thể thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống. Thậm chí radio có thể tích hợp trên điện thoại là một phương tiện cá nhân cũng có thể bắt được các kênh phát các loại

hình âm nhạc dân gian. Do đó, có 40% sinh viên cho rằng mình đã nghe/xem các loại hình âm nhạc dân gian chủ yếu trên radio. Tivi và các phương tiện nghe nhạc cá nhân ít được sinh viên sử dụng vì: thứ nhất ít sinh viên yêu thích và thường xuyên quan tâm thể loại nhạc này nên ít khi lưu trữ các file dữ liệu về âm nhạc dân gian truyền thống trong các phương tiện nghe nhạc cá nhân; thứ 2

sinh viên đi học ở Hà Nội ít có điều kiện xem tivi vì cơ bản họ đi ở trọ, do đó cũng không thường xuyên theo dõi trên tivi.

Số liệu khảo sát thể hiện có 18,1% sinh viên thưởng thức âm nhạc dân

gian truyền thống một cách gián tiếp thông qua các phương tiện lưu trữâm nhạc

cá nhan như Ipod, máy mp3, mp4, máy điện thoại…. điều đó cũng đánh giá được phần nào sự chủ động yêu thích âm nhạc dân gian truyền thống của sinh

viên. Khi đã lưu trữ một bản nhạc, một đoạn video trong phương tiện nghe nhạc

cá nhân nghĩa là cá nhân đó có phần nào tựý thức về sở thích của mình. Khi đã lưu trữnhư vậy sinh viên có thể rất tâm đắc với ca khúc, với bản nhạc hay nghệ

thuật biểu diễn đó.

Thông qua số liệu về cách thức tiếp nhận âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên thể hiện qua cả cách tiếp nhận trực tiếp hay tiếp nhận gián tiếp thì

sự chủ động tiếp nhận âm nhạc dân gian để thưởng thức của sinh viên còn ít

được thể hiện qua hành động chủđộng đến nhà hát, hoặc là lưu trữ âm nhạc dân

gian truyền thống trong các thiết bị nghe nhạc cá nhân. Đa số sinh viên thưởng

thức âm nhạc một cách thụ động thông qua các phương tiện truyền thông đại

chúng cũng như tại các lễ hội hoặc các buổi biểu diễn văn hóa quần chúng.

Như vậy, qua phân tích quá trình khảo sát về thực trạng hoạt động thưởng thức âm nhạc của sinh viên trên địa bàn Hà Nội thể hiện dòng âm nhạc mà sinh viên ưu thích là nhạc trẻ Việt Nam với tiết tấu nhanh, sôi động, nội dung chủ

yếu về tình yêu đôi lứa. Số lượng sinh viên yêu thích âm nhạc rất ít (khoảng 4,7%), điều đó thể hiện âm nhạc dân gian truyến thống hiện nay không được

sinh viên thưởng thức nhiều mặc dù trong ý thức, trong suy nghĩ sinh viên rất

coi trọng giá trị văn hóa của âm nhạc dân gian. Bên cạnh đó, kênh thông tin

truyền sinh viên thường tiếp nhận âm nhạc dân gian là thông qua các phương

tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là Internet. Do Internet có nhiều ưu thếvượt

trội hơn các phương tiện truyền thông khác như khả năng tìm kiếm, lưu trữ, sự

tiện dụng… có thể giúp cho sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian ở mọi lúc

sựảnh hưởng của địa văn hóa nên sinh viên ở khu vực Hà Nội thường thưởng thức

những loại hình âm nhạc dân gian khu vực phía Bắc như Quan họ, Chèo… còn

những loại hình âm nhạc các vùng miền khác sinh viên ít quan tâm thưởng thức.

Bức tranh đa sắc màu về hoạt động thưởng âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên đã thể hiện sinh viên hiện nay mặc dù nhận thấy những giá trị của

âm nhạc dân gian truyền thống, những nét đặc sắc trong văn hóa nghệ thuật âm

nhạc nhưng những hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian với một niềm đam mê, yêu thích rất ít. Điều đó đặt ra những vấn đề làm thế nào để có thểlưu giữ, bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống trong chính môi trường mà nó được sinh

ra trong đời sống xã hội thường nhật. Người lưu giữ và phát triển âm nhạc dân gian trong tương lai không phải là các nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân; các bài hát không phải được ghi lại, được cất giữ trong kho lưu trữ, trong

các thư viện….mà người phát triển âm nhạc dân gian cùng những giá trị vốn có

của dân tộc chính là giới trẻ, là cộng đồng trong xã hội.

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)