Âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 43)

9. Khung lý thuyết

2.1. Âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập

Văn hóa là sự kết tinh của đời sống con người. Con người sáng tạo ra văn hóa để phục vụ cho đời sống con người được tốt đẹp hơn. Các loại hình âm nhạc

cũng là một dạng sản phẩm của văn hóa. Mỗi một khu vực địa lý, văn hóa, thời kỳ khác nhau thì lại có những loại hình âm nhạc khác nhau. Đó là các làn điệu

hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên, hát mừng nhà mới, mừng được mùa... của 54

dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S - Việt Nam. Đó là các giá trị quý báu của

sân khấu Tuồng, Chèo, Cải Lương, Ca Huế, các lối hát Cửa đình, Hầu văn, Quan

họ, các điệu Hò - Vè - Ví - Lý… đã tạo giá trịvăn hóa nhân văn hun đúc nên hồn

thiêng dân tộc. Âm nhạc dân tộc vẫn tồn tại, trong suốt chiều dài lịch sử dựng

nước và giữnước của dân tộc ta. Qua âm nhạc dân tộc, ý chí của con người Việt

Nam, tâm hồn Việt Nam được thể hiện qua mọi thời đại, qua mọi thăng trầm mà

vẫn giữ được cốt cách của chính dân tộc mình. Việt Nam là mảnh đất sinh sống của cộng đồng 54 dân tộc anh em, sự đa dạng về sắc tộc, về địa hình cư trú đã giúp cho kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam hết sức phong phú và âm nhạc dân gian có một sức sống mãnh liệt giúp con người vượt quá những khó khăn trong

cuộc sống. Âm nhạc dân gian khi được các nghệ sĩ truyền tải tới khán giả mang những ý nghĩa khác nhau. Kết quả khảo sát sinh viên ba trường Đại học cho thấy

Bảng 2.1: Hiểu biết của sinh viên về nội dung của các thể loại âm nhạc dân gian truyền thống

Nội dung Tần suất Tỷ lệ %

Tình yêu quê hương đất nước 266 96,0

Ca ngợi tinh thần lao động 206 74,4

Tình yêu trai gái 205 74,0

Ca ngợi tình yêu cuộc sống 198 71,5

Tình yêu gia đình 201 72,6

Ca ngợi tinh thần đoàn kết 188 67,9

Tình bạn bè 141 50,9

Không biết 2 0,7

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Có tới 96% sinh viên trong tổng số đối tượng nghiên cứu cho rằng âm

nhạc dân gian truyền thống thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Đây có lẽ là

nội dung được âm nhạc dân gian truyền thống truyền tải tới khán giả nhiều nhất

từ khi thể loại âm nhạc này ra đời tới nay. Âm nhạc dân gian còn mang nội dung

ca ngợi tình yêu cuộc sống chiếm 71,5% sốlượt trả lời, thể hiện tình yêu đôi lứa,

trai gái có 74% sinh viên cho rằng âm nhạc dân gian thể hiện nội dung này. Ngoài ra, âm nhạc dân gian còn mang nhiều ý nghĩa như ca ngợi tinh thần đoàn

kết (67,9%), thể hiện tình yêu gia đình 72,6%, tình bạn bè 50,9%. Âm nhạc dân

gian còn có rất nhiều thể loại như tuồng, chèo, cải lương, ca trù, hát quan họ…,

trong mỗi thể loại khi biểu diễn mang một nội dung khác nhau gắn với hiện thực

cuộc sống. Để giúp con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, hăng hái tham gia lao động sản xuất, ngay từ khi ra đời âm nhạc dân gian đã có rất nhiều

tiết mục, nhiều bài ca, ca ngợi tinh thần làm việc lao động của con người. Khi

được hỏi đến nội dung của nền âm nhạc dân gian thể hiện điều gì, rất nhiều sinh

viên tại ba trường Đại học khảo sát cho rằng âm nhạc dân gian thể hiện sự ca

ngợi tinh thần lao động của con người và có tới 74,4% sinh viên có quan điểm

trên. Như vậy, có thểnói âm nhạc dân gian có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nó là

Trong xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập và mở cửa hiện nay, một mặt chúng ta có điều kiện giới thiệu bản sắc văn hoá nghệ thuật Việt Nam với bạn bè thế

giới, mặt khác, nhiều trào lưu tư tưởng nghệ thuật, nhiều dòng âm nhạc thông qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa đã vào nước ta bằng nhiều hình thức

khác nhau.Trong đó có những trào lưu âm nhạc mới đa sốđược thanh thiếu niên

rất yêu thích. Một số nghiên cứu gần đây nêu ra hiện trạng đó là thanh niên,

thiếu niên ít mặn mà với âm nhạc dân tộc, họ rất sành những bài hát tiếng Anh

trong các trào lưu âm nhạc Jazz - Rock - Pop hiện đang thịnh hành. Khán giả và thanh nhiên có trạng thái thờơ với thực trạng âm nhạc dân gian Việt Nam, thay

vào đó là sự thay đổi về thị hiếu âm nhạc của thanh thiếu niên, của đại chúng trước sự lên ngôi dường như không thể cưỡng lại của dòng âm nhạc thị

trường.[63]

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các loại hình giải trí

rất phát triển và cũng theo đó nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật bị mờ dần đi.

Theo thời gian, một số thể loại nhạc cổ bị thất truyền hoặc biến dạng khá xa so

với nguồn gốc, số khác chỉ còn lưu lại trong ký ức người cao tuổi, của nghệ

nhân[6, tr.62]. Ví như, ở nơi thành phố rất hiếm khi bắt gặp cảnh mẹ hát ru con,

lại càng khó tìm hơn những trò chơi diễn xướng dân gian, mà ở đó thanh niên

nam nữ tìm hiểu nhau qua các làn điệu dân ca trữtình của cha ông để nên duyên

chồng vợ...

Âm nhạc dân gian trong sự dồn nén của thời đại hiện tại vẫn được lưu giữ và phát triển trong dân gian bằng các phương pháp truyền khẩu, truyền ngón,

truyền nghề bởi các nghệnhân và âm nhạc dân tộc được bảo tồn do các nghệ sỹ,

diễn viên chuyên nghiệp ở các đoàn ca múa nhạc dân tộc, các viện nghiên cứu,

các khoa âm nhạc truyền thống ở các Nhạc viện…[50]. Theo đánh giá của sinh

viên, âm nhạc dân gian hiện nay dường như chưa phản ánh nhiều về đời sống,

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của sinh viên về nhận định:“âm nhạc dân gian truyền thống không còn phù hợp với sự phát triển của

kinh tế - văn hoá - xã hội hiện nay”

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Hơn thế, còn một sốsinh viên có ý kiến cho rằng âm nhạc dân gian truyền thống không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế - văn hoá - xã hội hiện

nay, chiếm 5,8% trong trong tổng sốđối tượng sinh viên được nghiên cứu tại ba

trường Đại học. Trong tổng số đối tượng sinh viên được nghiên cứu, có 78,0%

sinh viên cho rằng nền âm nhạc dân gian vẫn phù hợp với sự phát triển nền kinh tế -văn hóa-xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có 16,2% cảm thấy phân vân và “khó nói” trước quan điểm trên. Trong đời sống kinh tế thị trường cạnh tranh,

trong cuộc sống hối hả của sự phát triển dường như âm nhạc dân gian hiện nay

dưới sự đánh giá của sinh viên chưa phản ánh hết những tình cảm, lối sống của

thanh niên, sinh viên. Với nội dung ca từ, âm điệu, tiết tấu của dân tộc truyền thống, âm nhạc dân gian dường như khó có thể là thể loại âm nhạc phù hợp với

đời sống hiện tại của giới trẻ. Âm nhạc dân gian là những sản phẩm văn hóa do

nhân dân sáng tạo ra, trở thành món ăn tinh thần, có vị trí và vai trò quan trọng

trong đời sống của các thế hệ người dân, là một trong những nhân tố góp phần

xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...Tuy nhiên

thực tế cho thấy, nghệ thuật dân tộc nói chung, âm nhạc dân gian nói riêng đã và

đang mờ dần, thưa vắng người nghe, người xem. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủtrương chính sách cùng nhiều chỉ thị trực tiếp cho các cơ quan quản lý, các đoàn nghệ thuật, các trường đào tạo nghệ thuật, nhưng những kết quả thu được, chúng ta vẫn còn quá nhiều bǎn khoǎn, trǎn trở. Điều bǎn khoǎn đầu tiên là thế hệ trẻ đang xa dần, dịứng dần với nghệ thuật và âm nhạc cổ truyền. Với sự thay đổi từ kinh tế đến văn hóa, nếu chúng ta không có chiến lược bảo tồn

và phát huy các giá trịvăn hóa thì chúng ta sẽ đánh mất dần, mai một dần rồi mất hẳn một phần ký ức dân tộc, bản sắc dân tộc trong vǎn hóa âm nhạc. Sự mất mát ấy

cũng không thua kém gì sự mất đi tiếng nói và chữ viết của một quốc gia. Sự mất

mát ấy cũng đồng nghĩa với mất chủ quyền quốc gia.[31]

Chính vì vậy, đểâm nhạc dân gian phát huy giá trị, phù hợp, với yêu cầu mới của sự phát triển, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và tôn vinh các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống, tôn vinh các nghệ nhân, nghệ sỹđang nắm giữ kho di sản quý báu của dân tộc. Đặc biệt đối với thế

hệ trẻ là những thế hệ tương lai của đất nước để họ yêu mến trân trọng và giữ gìn văn hóa dân tộc.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội ởnước ta đang trong quá trình hội nhập với

khu vực và thế giới, nếu không kịp thời có biện pháp chuyển giao một cách thích

hợp vàsáng tạo, gìn giữâm nhạc cổ truyền trong môitrường sinh hoạt thường nhật

của người dânvà tiếp tục con đường chuyên nghiệp hóa,sân khấu hóa vốn cổthì sẽ

có nguy cơ mất hẳn những giá trịâm nhạc dân gian truyền thống.[6]

Như vậy, trong quá trình toàn cầu hóa, âm nhạc truyền thống đang đứng

trước những thách thức của thời đại về nội dung, ca từ, âm điệu, tiết tấu làm sao đểphù hợp, để có thể phản ánh chân thực đời sống thực tại của người dân và của

giới trẻ. Trong quá trình hội nhập, âm nhạc dân gian đã và đang tồn tại song

hành cùng với các thể loại âm nhạc khác và đôi khi có thể chịu sự “thua thiệt”

do những tác động khách quan, do vậy cần có những cách thức để có thể phát

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)