9. Khung lý thuyết
1.3.1. Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý
Lý thuyết lựa chọn hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ điển. Nó được phát
triển lên thành lý thuyết xã hội học nhờ công lao của Jame.S.Coleman. Theo
Coleman lý thuyết lựa chọn hợp lý (hay ông còn gọi là mô hình của hành động hợp lý) là lý thuyết duy nhất có khả năng tạo ra một mô hình hoà hợp, Coleman
lý luận cách tiếp cận này vận hành từ một nền tảng trong môn phương pháp luận của chủnghĩa cá nhân và sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý như là cấp độ cơ sở vi mô đểlý giải hiện tượng vĩ mô.
Hai thành tố chủ chốt trong lý thuyết lựa chọn hợp lý của Coleman là các tác nhân và các tiềm năng, Coleman cho rằng chủ thể hành động khi hành động
đều hướng tới một mục tiêu được định hình bởi các giá trị hoặc nhu cầu mong muốn của mình. Theo ông, mỗi chủ thể hành động có nhiều tiềm năng và cách
thức sử dụng tiềm năng khác nhau, điều đó ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt
được mục đích của họ. Ngoài các tiềm năng, các chủ thể còn chịu ảnh hưởng của các thiết chế xã hội. Tất cả những nhân tố đó đều qui định hành vi của cá nhân, qui định sự lựa chọn các hành vi của họ[23, tr.75].
Trong hai thập kỷ gần đây, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý đã được ưa
thuyết cấu trúc...) có những quan điểm không thống nhất được với nhau khi lý
giải các vấn đề thuộc tầm vĩ mô của xã hội. Tuy nhiên Hollis (1987) cũng chỉ ra những điểm hạn chế quan trọng cần chú ý trong lý thuyết lựa chọn hợp lý là:
Thứ nhất: Lý thuyết lựa chọn hợp lý gặp khó khăn khi phải đối đầu với
các vấn đề ví dụ như sự giảm sút những mong đợi của cá nhân liên quan tới
hành vi của các chủ thể khác.
Thứ hai: Lý thuyết lựa chọn hợp lý có sự liên hệ với nhận thức luận của chủ nghĩa thực chứng, chúng ít quan tâm đến việc phân tích hành vi xã hội được
định hướng theo chuẩn mực, vai trò và sựthay đổi các luật lệ.[23, tr.232]
Vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý trong đề tài này, những hệ giá trị và
chuẩn mực ở đây là âm nhạc dân gian truyền thống tồn tại trong thực tế khách
quan của mỗi cá nhân, đó là những giá trị lịch sử cần được bảo tồn và phát huy.
Song trên thực tế trong mỗi chủ thể hành động lại tồn tại những ý niệm riêng,
những sự lựa chọn riêng nhằm đạt được mục đích của mình. Âm nhạc dân gian
truyền thống là hệ giá trị nằm trong chuẩn mực xã hội, trải qua thời gian, ảnh
hưởng của nó đến thế hệ trẻ không còn như trước nữa, mỗi cá nhân tự tìm cho mình một định hướng giá trị phù hợp nhất đối với mình, do đó lý thuyết lựa chọn hợp lý được vận dụng trong đềtài nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ những
giả thuyết đã đưa ra.