Lý thuyết xã hội hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 37)

9. Khung lý thuyết

1.3.2 Lý thuyết xã hội hóa

Theo Neil Smelser (nhà xã hội học Mỹ) đã viết: “Xã hội hoá là quá trình trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”

Theo Andreeva „ Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp

cận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ

thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ

thống các quan hệxã hội thông qua chính việc họtham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội” [23, tr.123].

Xã hội hoá cá nhân là quá trình trong đó cá nhân với tư cách là một sinh vật vốn có những đặc tính sinh học nhất định, tương tác với xã hội, thông qua sự

trong xã hội. Xã hội hoá cá nhân là quá trình hình thành nhân cách, chiếm lĩnh ngôn ngữ và thế giới văn hoá, hình thành những tình cảm xã hội (tình cảm về

phẩm giá, về trách nhiệm), lĩnh hội những chuẩn mực xã hội (về pháp quyền, về đạo đức), tiếp thu những quan niệm, niềm tin, định hướng giá trị, định hướng

hành vi.... Xã hội hoá cá nhân không chỉ là kết quả một chiều xã hội tác động

đối với cá nhân, mà còn là kết quả cá nhân tích cực tham gia đời sống xã hội

“bản thân xã hội sản xuất ra con người với tư cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế” (K. Marx ).

Quá trình xã hội hoá cá nhân giúp cho cá nhân định hướng được những hệ giá trị cho chính mình, là cơ sở cho việc hình thành nhân cách cá nhân. Môi trường

xã hội hoá cá nhân là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tướng tác xã hội và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Dù có bản chất xã hội và tiền đề tựnhiên phù hợp, nhân cách của con người sẽ không thể hoàn thiện nếu không được đặt trong môi trường

thích hợp. Môi trường xã hội hoá là vườn ươm của nhân cách và đây cũng là nhả đường mở rộng đểcác kinh nghiệm xã hội có thể đến với cá nhân. Môi trường xã

hội hoá cá nhân đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách. Âm nhạc

dân gian truyền thống ra đời trong hoàn cảnh xã hội mà ở đó tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình và niềm hăng say lao động đã hun đúc và tạo nên những

giá trị đích thực của nghệ thuật truyền thống nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng, nó phù hợp với hệ giá trị chung của đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay những giá trịvăn hoá đó đã không còn nữa, giới trẻ không còn

thiết tha với âm nhạc dân gian truyền thống như trước đây. Khi chỉra nguyên nhân

của hiện trạng trên, người ta bàn về vai trò của gia đình và nhà trường trong quá trình xã hội hoá cá nhân và hiểu được những giá trị truyền thống của dân tộc, vai

trò của các nhóm xã hội có ảnh hưởng đến việc cá nhân có thái độ thế nào đối với

âm nhạc dân gian truyền thống, họ sẽ sẵn sàng đón nhận hay từ chối, đó là vấn đề mà trong đềtài nghiên cứu này tôi sẽlàm rõ.

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)