Ảnh hƣởng của nhận thức đến hoạt động thƣởng thức và bảo tồn

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 85)

9. Khung lý thuyết

3.1. Ảnh hƣởng của nhận thức đến hoạt động thƣởng thức và bảo tồn

âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên

Lý thuyết về nhất quán nhận thức cho rằng khi con người nghĩ như thế nào, họ có kiến thức về lĩnh vực gì, họ yêu thích về vấn đề gì thì họ sẽ quan tâm tìm hiểu về vấn đề đó. Cá nhân sẽcó sựhài hòa trong nhận thức nếu có sựtương thích về các nguồn thông tin cùng chiều nhau về một vấn đề nào đó và cá nhân yên tâm thực hiện hành vi trong sựđảm bảo của các nguồn thông tin[64, tr.246].

Đồng thời chủ thểcó thể rơi vào tình trạng bất đồng nhận thức khi đó chủ thể sẽ

mâu thuẫn trong hệ thống kiến thức (các nguồn thông tin đối lập nhau, hoặc giữa nhận thức đúng và hành vi thực hiện của chủ thể không đúng với những gì đã

nhận thức được) tạo ra ở chủ thể những trải nghiệm khó chịu và thúc đầy chủ thể hành động đểxóa bỏ mâu thuẫn đó[11, tr.36]. Trên quan điểm đó, tác giả đi tìm

hiểu mối quan hệ giữa đánh giá vềvai trò của âm nhạc dân gian truyền thống và

hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên. Trước tiên là đánh giá về sự phù hợp của âm nhạc dân gian truyền thống trong thời kỳphát

Bảng 3.1: Tương quan giữa ý kiến của sinh viên về: âm nhạc dân gian truyền thống không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

hiện nay và mức độ thường xuyên nghe nhạc dân gian

Âm nhạc dân gian truyền thống không

còn phù hợp với sự phát triển kinh tế,văn

hóa, xã hội hiện nay

Mức độ thƣờng xuyên thƣởng thức nhạc dân gian

Tổng Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Rất hiếm khi Không bao giờ Đồng ý Sốlượng 0 2 9 3 2 16 Tỉ lệ % 0,0 12,5 56,3 18,8 12,5 100,0 Không đồng ý Sốlượng 12 19 144 43 2 220 Tỉ lệ % 5,5 8,6 65,5 19,5 0,9 100,0 Khó nói Sốlượng 1 2 25 12 1 41 Tỉ lệ % 2,4 4,9 61,0 29,3 2,4 100,0 Tổng Sốlượng 15 21 178 58 5 277 Tỉ lệ % 5,4 7,6 64,3 20,90 1,8 100,0 (p=0.02; Cramer's V =0.03)

Số liệu trên thể hiện mối tương quan giữa đánh giá về sự phù hợp của âm

nhạc dân gian truyền thống trong thời kỳ hiện nay của sinh viên với mức độ

thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của họ.Bảng số liệu thể hiện tỷ lệ

những người cho rằng âm nhạc dân gian không còn phù hợp với sự phát triển

kinh tế xã hội, rất thường xuyên thưởng thức âm nhạc dân gianlà 0,0%. Trong

khi đó những người không đồng ý với ý kiến cho rằng rằng âm nhạc dân gian không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội có mức độ rất thường xuyên

thưởng thức âm nhạc dân gian là 5,5%và những người khó nói về vấn đề này

thường xuyên thưởng thức âm nhạc dân gian là 2,4%.

Đồng thời tỷ lệnhững người cho rằng âm nhạc dân gian không còn phù

hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, không bao giờ thưởng thức âm nhạc dân gian là 12,5%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm đánh giá không đồng ý là 0,9% và nhóm đánh giá khó nói là 1,4%. Như vậy có thể thấy rằng càng có khuynh hướng đánh giá âm nhạc còn phù hợp với đời sống hiện đại thì sinh viên càng có xu hướng có mức độ thưởng thức âm nhạc dân gian nhiều hơn so với những

người đánh giá là không còn phù hợp hoặc là khó nói về vấn đề này. Điều này cũng có thể thấy sự đánh giá này ảnh hưởng đến sự yêu thích của sinh viên với

âm nhạc dân gian. Khi sinh viên đánh giá âm nhạc dân gian còn phù hợp nghĩa là họ vẫn thấy âm nhạc dân gian vẫn hợp với lối sống, với cuộc sống của mình và họcó phần nào đó yêu thích âm nhạc dân gian với các nhóm khác vì vậy mức

độthưởng thức âm nhạc dân gian của họcũng nhiều hơn so với các nhóm khác.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ở đây số lượng những sinh viên cho rằng

âm nhạc dân gian truyền thống không còn thực sự phù hợp trong xã hội hiện đại chỉcó 16 người nên những phân tích tương quan, tỷ lệ chỉ có giá trị tham khảo.

Nhận thức của sinh viên có ảnh hưởng đến hành vi thưởng thức âm nhạc

dân gian truyền thống. Nhận thức đó còn được thể hiện qua sự đánh giá về mức

độ cần thiết của việc tuyên truyền về âm nhạc dân gian trong học đường để bảo

tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc. Khi sinh viên đánh giá

được tầm quan trọng trong công tác bảo tồn âm nhạc dân gian nghĩa là họ có ý

thức về văn hóa dân gian và điều đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến

hành vi thưởng thức âm nhạc dân gian của sinh viên.

Bảng 3.2: Mức độ cần thiết tuyên truyền về âm nhạc dân gian trong học đường để bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật

Mức độ Tần suất Tỷ lệ %

Rất cần 79 28,5

Cần 184 66,4

Không cần 3 1,1

Không biết, không quan tâm 11 4,0

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Chính từ những nhận thức sâu sa về những giá trị văn hóa của âm nhạc

dân gian truyền thống mànhiều sinh viên cho rằng việc tuyên truyền loại hình

nghệ thuật này trong các trường học là cần thiết. Theo quan điểm của sinh viên

trong mẫu khảo sát, có 28,5% đánh giá là rất cần thiết, 66,4% đánh giá là cần

thiết chỉcó 1,1% đánh giá là không cần và 4,0% không quan tâm về vấn đềnày. Sinh viên hiện nay vẫn nhận thức rõ về sự cần thiết phải bảo tồn âm nhạc

nhất là trong nhà trường. Nhà trường là nơi giáo dục cho con người không chỉlà

tri thức mà còn là nơi nuôi dưỡng những giá trị văn hóa của dân tộc. Do đó, số

lượng sinh viên cho rằng việc cần thiết phải giáo dục định hướng để học sinh

sinh viên có thể hiểu biết, cảm thụvà thưởng thức âm nhạc dân gian chiếm tỷ lệ % tương đối lớn trên 90% số lượng sinh viên trả lời. Tuy rằng việc đánh giá

chiếm tỉ lệ cao như vậy song các hình thức để có thể triển khai làm cho học sinh,

sinh viên, thanh niên, giới trẻ yêu mếm dòng âm nhạc dân tộc cũng là một vấn

đề đặt ra trong cách thức tổ chức thực hiện trong giai đoạn hiện nay khi mà các

loại hình âm nhạc khác đang thịnh hành và đang được giới trẻyêu mến.

Sự đánh giá về mức độ cần thiết tuyên truyền âm nhạc dân gian trong nhà trường để giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống cũng có ảnh hưởng đến mức độ

thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên.

Bảng 3.3: Tương quan giữa nhận thức về mức độ cần thiết tuyên truyền về âm nhạc dân gian trong học đường để bảo tồn, phát huy các giá trị của nó

và mức độ thường xuyên nghe nhạc dân gian của sinh viên

Tƣơng quan giữa nhận thức về mức độ cần thiết tuyên truyền về âm nhạc dân gian trong học đƣờng để bảo tồn, phát huy các giá trị của nó

Mức độ thƣờng xuyên thƣởng thức nhạc dân gian Tổng Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Rất hiếm khi Không bao giờ Rất cần thiết Sốlượng 6 8 55 9 1 79 Tỉ lệ % 7,6 10,1 69,6 11,4 1,3 100,0 Cần thiết Sốlượng 9 11 120 40 4 184 Tỉ lệ % 4,9 6,0 65,2 21,7 2,2 100,0

Không cần thiết Sốlượng 0 2 0 1 0 3

Tỉ lệ % 0 66,7 0 33,3 0 100,0

Không biết/

không quan tâm

Sốlượng 0 0 3 8 0 11

Tỉ lệ % 0 0 27,3 72,7 0 100,0

Tổng Sốlượng 15 21 178 58 5 277

Tỉ lệ % 5,4 7,6 64,3 20,9 1,8 100,0

(p=0.00; Cramer's V=0.3)

Bảng số liệu đã thể hiện mối liên hệ giữa mức độ cần thiết của việc tuyên

với mức độthưởng thức loại hình âm nhạc này trong sinh viên. Các sinh viên đánh giá rất cần thiết phải tuyên truyền, giữgìn âm nhạc dân gian trong nhà trường có tỷ

lệ rất thường xuyên nghe loại hình âm nhạc này là 7,6%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm đánh giá là rất cần là 4,7% và nhóm đánh giá là không cần thiết, không quan tâm là 0,0%. Đồng thời sinh viên đánh giá cần thiết phải tuyên truyền, giữ gìn âm

nhạc dân gian trong nhà trường có tỷ lệ rất thường xuyên nghe nhạc là 69,6%,

trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm đánh giá là rất cần có tỷ lệ là 65,2% và nhóm đánh giá là không cần thiết là 0,0%, không quan tâm là 27,3%. Và mức độít thưởng thức

âm nhạc dân gian ởcác mức độ sau thì có sự giảm đi của các sinh viên đánh giá về

sự rất cần thiết phải tuyên tuyền bảo tồn âm nhạc dân gian trong trường học và có

sựtăng lên với các sinh viên đánh giá không cần thiết phải giữ gìn tuyên truyền âm

nhạc dân gian trong trường học. Điều đó đã phần nào chứng minh mối quan hệ

giữa việc sinh viên đánh giá vai trò về sự cần thiết tuyên truyền âm nhạc trong học

đường và mức độthưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống. Sinh viên càng đánh giá vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền âm nhạc dân gian truyền thống thì càng có mức độthưởng thức âm nhạc cao hơn các nhóm khác.

Mặc dù vậy, một lần nữa phải nhắc lại là do số lượng sinh viên thuộc

nhóm đánh giá thấp tầm quan trọng của việc bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống hay nhóm không quan tâm chiếm số lượng tuyệt đối quá nhỏ nên các chỉ

sốphân tích tỷ lệcó ít giá trị về mặt thống kê.

Như vậy, nếu muốn bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và các loại hình âm nhạc dân gian nói riêng, công tác giáo dục ngay từ nhỏ là một việc làm hết sức quan trọng. Việc giáo dục truyền thống đó không riêng gì một bộ phận nào mà là tất cả các cấp các ngành đặc biệt là trong nhà trường để giúp cho các cá nhân hiểu và yêu truyền thống

dân tộc của mình.

Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong tâm trí cá nhân. Sự nhận thức của mỗi cá nhân là yêu thích, hay ghét bỏ, coi trọng

hay xem nhẹ sẽ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi một các nhân trong đời sống

tâm hồn là sự thể hiện tình cảm, xúc cảm của mỗi cá nhân khi vui, buồn trong

các hoàn cảnh khác nhau. Âm nhạc giúp cho con người thấy thoải mái và là một

hình thức giải trí của con người. Trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa

nhận thức và hành vi của sinh viên trong việc thưởng thức âm nhạc dân gian

truyền thống đã chứng minh được sinh viên có nhận thức âm nhạc dân gian vẫn

còn phù hợp với đời sống kinh tế xã hội và hiện nay rất cần thiết phải tuyên

truyền âm nhạc dân gian trong các trường học để bảo tồn và giữ gìn những giá

trị của âm nhạc dân gian thì các sinh viên đó càng có mức độ thưởng thức âm

nhạc dân gian cao hơn các sinh viên khác. Nhận thức của sinh viên về âm nhạc

dân gian, sự đánh giá cao vai trò của âm nhạc dân gian cũng như sự cần thiết phải bảo tồn âm nhạc dân gian đã ảnh hưởng đến hành vi thưởng thức âm nhạc

dân gian của họ.

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)