1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti

105 835 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ TUYẾT TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA JIDDU KRISHNAMURTI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ TUYẾT TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA JIDDU KRISHNAMURTI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60.22.03.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Công Sự Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Đinh Thị Tuyết LỜI CẢM ƠN! Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học - Trường Đại Học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, ĐHQGHN, đã đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học vừa qua và đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Công Sự - Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách thuận lợi. Thầy đã luôn bên cạnh để đóng góp, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm tôi mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt nhất từ khi tôi bắt đầu viết luận văn cho tới khi hoàn thành. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và các bạn trong tập thể lớp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn để đề tài của tôi được bổ sung và phát triển hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10, năm 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6 7. Kết cấu của luận văn 6 Chƣơng 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA JIDDU KRISHNAMURTI 7 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Jiddu Krishnamurti 7 1.1.1. Gia đình, tuổi thơ và trường học 7 1.1.2. Hành trình diễn thuyết và các tác phẩm cơ bản 20 1.2. Những điều kiện, tiền đề hình thành tƣ tƣởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti 25 1.2.1. Điều kiện kinh tế- xã hội 25 1.2.2. Tiền đề văn hoá và tư tưởng 30 Chƣơng 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA JIDDU KRISHNAMURTI 34 2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung của giáo dục 34 2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục 34 2.1.2. Nội dung của giáo dục 42 2.2. Những nguyên tắc tiến hành giáo dục 45 2.2.1. Giáo dục dựa trên tinh thần tự do, tình thương yêu và thiện tâm 45 2.2.2. Giáo dục phải giúp con người hướng tới sự hiểu biết, từ đó xác định mục đích và lý tưởng sống 58 2.3. Vai trò của các bậc phụ huynh và ngƣời thầy trong giáo dục 63 2.3.1. Vai trò của các bậc phụ huynh trong giáo dục 63 2.3.2. Vai trò của người thầy trong giáo dục 69 2.4 Tƣ tƣởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti đối với thế giới và Việt Nam hiện nay 77 2.4.1. Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti đối với thế giới 77 2.4.2. Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti trong sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay 83 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định phát huy tiềm năng trí tuệ cũng như khả năng sáng tạo của con người, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh đất nước, với nhiệm vụ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Người luôn nhấn mạnh yêu cầu của nền giáo dục và đào tạo nước ta là phải gắng sức phấn đấu theo kịp trình độ và chất lượng của các nước văn minh, tiên tiến. Kế thừa và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên trì mục tiêu giáo dục là hướng tới việc phát triển con người và nguồn nhân lực. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đồng thời đưa ra chủ trương: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo” [6, tr. 41]. Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng nền giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong việc xác định mục tiêu, quan điểm giáo dục, nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo cũng như đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ chức và công tác quản lý. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp đổi mới "căn bản và toàn diện" nền giáo dục nước nhà, nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là yêu cầu bức thiết đặt ra không chỉ với những người trực tiếp làm công tác giáo dục mà còn đối với toàn xã hội. Do vậy, trong thời gian vừa qua, có rất nhiều kiến nghị cũng như những biện pháp đưa ra nhằm cải cách nền giáo dục nước ta cho phù hợp với trình độ phát triển của thế giới. 2 Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tư tưởng của các nhà giáo dục lớn trên thế giới có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu những quan niệm giáo dục tiến bộ và có ảnh hưởng lớn trên thế giới, chúng ta có thể học hỏi để tìm ra một triết lý giáo dục phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam nhưng không tách rời xu thế chung của thời đại. Trong tiến trình đó, hàng loạt những tác phẩm của các nhà giáo dục tiêu biểu trên thế giới cũng như những nghiên cứu về tư tưởng của họ được phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng đến quan niệm giáo dục của nước ta. Là một trong số những nhân vật có ảnh hưởng lớn của thế kỷ XX, tư tưởng của Jiddu Krishnamurti đã soi sáng cuộc sống cho hàng triệu người khắp thế giới: cả những người trí thức và những người bình thường, trong đó có những nhân vật nổi tiếng về triết học, tôn giáo, nghệ thuật, văn hoá, tâm lý học, phân tâm học, chính trị học, khoa học như Adous Huxley, Henry Miller, Andre Niel, Indira Gandhi, David Bohn, Dalai Lama… Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc, Krishnamurti được mời đến trụ sở tại New York để nói chuyện với tư cách một triết gia thế tục vĩ đại. Bên cạnh vai trò là một hiền nhân, một triết gia, Krishnamurti còn là một nhà giáo dục có tầm ảnh hưởng ở nhiều nước. Những người ủng hộ ông, từng làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trông nom một số trường học độc lập đã thực hiện nhiều quan điểm của ông về giáo dục tại Ấn Độ, Anh và Mỹ. Người ta đã sao chép và phổ biến hàng nghìn bài nói chuyện, các cuộc thảo luận nhóm, các tác phẩm khác, xuất bản chúng dưới nhiều hình thức như sách, sách điện tử, audio, video, internet bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ở Việt Nam, một số tác phẩm của Krishnamurti mới chỉ được dịch và xuất bản trong thời gian gần đây. Những nghiên cứu về tư tưởng của Krishnamurti, đặc biệt là tư tưởng giáo dục của ông còn ít. Do vậy, việc tìm hiểu tư tưởng của Krishnamurti, đặc biệt là những tư tưởng về giáo dục là một việc làm cần thiết. Điều đó không chỉ giúp chúng ta có hiểu biết về một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XX mà còn giúp ích cho việc học hỏi, tìm tòi một quan niệm giáo dục phù hợp với đất nước ta trong thời đại ngày nay. Vì tất cả những lý do trên, tôi chọn đề tài luận văn là: “Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti”. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những đóng góp của Jiddu Krishnamurti có ảnh hưởng rất lớn và để lại dấu ấn rõ nét trong suốt thế kỷ XX. Khi đánh giá về Krishnamurti, người ta xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau. Có người xem ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng; có người lại thích những điều huyền bí nên xem ông như một giáo chủ, bậc thầy tâm linh, là hiện thân của Bồ Tát hay một đấng tiên tri nào đó; nhiều người không thích tư tưởng của ông thì gọi ông là kẻ phản kháng, thậm chí phá hoại… và còn nhiều quan điểm khác nữa. Dù vậy, không ai có thể phủ nhận một điều rằng Krishnamurti là một triết gia yêu chuộng hoà bình; một người thuyết giảng đầy tài năng, cả cuộc đời có lẽ chỉ làm duy nhất một việc: nói và nói. Ở Việt Nam, do nhiều lý do khác nhau, việc nghiên cứu tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng giáo dục của ông chưa được chú trọng. Nghiên cứu về Krishnamurti có thể kể đến công trình của các tác giả trong nước. Trước hết là tác phẩm Krishnamurti - Người nhập cuộc (Nxb. Thanh niên, 2004) của tác giả Mộc Nhiên. Tác phẩm đã giới thiệu tiểu sử và cuộc đời của Krishnamurti, trình bày những điểm mấu chốt trong tư tưởng của ông về triết học và đạo Phật. Ở đây tư tưởng giáo dục không được tác giả bàn đến một cách đầy đủ và độc lập. Gần đây nhất có bài báo: “Krishnamurti và quan niệm của ông về giáo dục” của tác giả Lê Công Sự được đăng trên tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 16, 9-2008. Tác giả đã tập trung nêu những điểm cơ bản trong quan niệm của Krishnamurti như mục đích, ý nghĩa của giáo dục cũng như vai trò của người thầy trong nền giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả cũng bước đầu chỉ ra một số giá trị của tư tưởng giáo dục của Krishnamurti đối với nền giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Trong bài: “Jiddu Krishnamurti và triết lý nhân sinh” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 314, 2-2009, tác giả Lê Công Sự đã nêu những nội dung nổi bật trong triết lý nhân sinh của Krishnamurti, trong đó không thể không kể đến quan niệm của ông về giáo dục. Có thể nói, hai bài báo trên chính là những gợi mở để chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Krishnamurti. 4 Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng của Krishnamurti cũng đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt. Đầu tiên có thể kể đến là cuốn “Krishnamurti cuộc đời và tư tưởng” (Nxb. Văn hoá Sài Gòn, 2007) của Rene Fouere do dịch giả Võ Văn Quế dịch. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu tóm tắt về cuộc đời của Krishnamurti và trình bày những tư tưởng cơ bản của ông. Tuy nhiên, tác phẩm này mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết như chính tác giả đã thừa nhận: “Để nói về Krishnamurti là một việc làm khó khăn và mạo hiểm, vì ông là một người mà tôi tin, là một trong những người đáng kể nhất của tất cả mọi thời đại” [37, tr.15]. Bên cạnh đó, tác giả cũng không đề cập cụ thể đến tư tưởng giáo dục của Krishnamurti. Dịch giả Nguyễn Ước dày công biên dịch bộ sách: “Krishnamurti: cuộc đời và tư tưởng” (Nxb. Văn học, 2002). Đây là tập sách đồ sộ với ba tập bao quát tư tưởng của Krishnamurti qua các thời kỳ. Tập I: “Krishnamurti tinh yếu” là tuyển tập nguyên văn những bài diễn thuyết và thảo luận quan trọng nhất trong hơn 60 năm thuyết giảng của ông. Cuốn sách đề cập đến mọi vấn đề thuộc về cuộc sống hàng ngày, các đề tài đạo đức học và tôn giáo, tu trì và thế tục, hạnh phúc và đau khổ, nô lệ và giải thoát, cá nhân và thế giới… Tập II: “Đời không tâm điểm” nói về phần đầu cuộc đời Krishnamurti, từ lúc ông ra đời cho tới năm 1977. Đây là cuốn sách ghi lại những lời kể và đánh giá của bà Tayakar- một người gần như cũng thời và là cộng sự của Krishnamurti. Bà đặt tường trình của mình trong bối cảnh lịch sử, xã hội hiện đại của Ấn Độ, với những vấn đề quen thuộc của một đất nước mới được giải phóng: sự phân ly, chiến tranh, nghèo đói và các hội chứng trong cơn lốc đổi mới. Tập III: “Dòng sông thanh tẩy” tiếp tục bản tường trình của Jayakar và các bản tóm tắt lời giảng từ năm 1978 cho đến ngày ông từ trần. Bên cạnh đó, tập sách cũng ghi lại những tán đồng hoặc tranh luận về lối sống và tư tưởng của Krishnamurti từ những người thân cận. Ba tập sách trên chứa đựng nội dung phong phú và tương đối đầy đủ về cuộc đời và tư tưởng của Krishnamurti nhưng nó khá dàn trải, đặc biệt không có mục nào viết về tư tưởng giáo dục của Krishnamurti. 5 Ngoài ra còn có cuốn “Từ điển tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt” (Nxb. Tôn giáo, 2005) của tác giả Rosemary Ellen Guiley, Nguyễn Kiên Cường và nhóm cộng sự dịch. Trong cuốn sách này, Krishnamurti được đề cập đến như là người sáng lập ra Hội Ngôi sao Phương Đông (The International Order of the Star in the East) và là người Thầy thế giới - hoá thân của Thượng đế theo quan niệm của Hội Thông Thiên học. Ngoài những công trình của các tác giả nghiên cứu về Krishnamurti và tư tưởng của ông, chúng tôi cũng tập trung vào các tác phẩm của chính Krishnamurti viết chuyên về đề tài giáo dục đã được dịch ra tiếng Việt. Đáng kể nhất trong số đó là tác phẩm “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” (Nxb. Văn hoá Sài Gòn, 2007) do dịch giả Hoài Khanh dịch. Cuốn sách tập trung hầu như toàn bộ các quan niệm của Krishnamurti về giáo dục như ý nghĩa, mục đích của giáo dục cũng như vai trò của các nhà giáo dục đối với việc hình thành nhân cách của những đứa trẻ. Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác của Krishnamurti như “Đường vào hiện sinh” (Nxb. Lao động, 2010) do dịch giả Thanh Lương Thích Thiện Sáng dịch; tác phẩm “Thoát khỏi tri kiến thức” (Nxb. Thời đại, 2010) do dịch giả Đào Hữu Nghĩa dịch (2010); dịch giả trên cũng dịch nhiều tác phẩm khác của Krishnamurti như “Chân lý và thực tại” (Nxb. Thời đại, 2010), “Chất vấn Krishnamurti” (Nxb. Sách Thời đại, 2010). Chúng tôi coi đây là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Krishnamurti, đồng thời cũng là căn cứ trích dẫn trong toàn luận văn. Việc nghiên cứu về cuộc đời và tư tưởng của Krishnamurti đã được bàn đến trong nhiều công trình, nhưng nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng giáo dục của ông thì cho đến nay chưa có tác phẩm nào đề cập đến. Kế thừa những giá trị trong các công trình đã kể trên, tác giả luận văn cố gắng bám sát nội dung đã trình bày trong tác phẩm “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” để làm rõ tư tưởng của Krishnamurti về giáo dục. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn làm rõ tư tưởng giáo dục của Krishnamurti, từ đó chỉ ra giá trị của tư tưởng trên đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay. [...]... thành tư tưởng giáo dục của Krishnamurti + Trình bày tư tưởng giáo dục của Krishnamurti + Chỉ ra giá trị của tư tưởng giáo dục của Krishnamurti đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu những tư tưởng giáo dục của Krishnamurti và giá trị của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng giáo dục của Krishnamurti. .. tắc của phép biện chứng duy vật 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Krishnamurti một cách tư ng đối đầy đủ và hệ thống, làm sáng tỏ những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của Krishnamurti, qua đó chỉ ra những giá trị trong tư tưởng giáo dục của Krishnamurti với thế giới Luận văn nghiên cứu giá trị của những quan niệm giáo dục của Krishnamurti. .. về đề tài giáo dục như: Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống (Education and the significane of life ), Krishnamurti bàn về giáo dục (Krishnamurti on education), Đường vào hiện sinh (Commentaries on living )… Đây là nguồn trích dẫn chính của chúng tôi trong luận văn này; tuy nhiên, chúng tôi cũng tham khảo rất nhiều các tác phẩm khác của Krishnamurti để có cái nhìn toàn diện hơn về tư tưởng giáo dục của ông... điều kiện, tiền đề hình thành tƣ tƣởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti 1.2.1 Điều kiện kinh tế- xã hội Krishnamurti sinh ra và lớn lên trong thời kỳ mà xã hội Ấn Độ cũng như tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc Điều này đã gây tác động và có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của ông về các vấn đề chiến tranh, hoà bình, tự do…đặc biệt là tư tưởng của ông về giáo dục Trước khi người Anh đặt chân lên... niệm giáo dục của Krishnamurti đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết 6 Chƣơng 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA JIDDU KRISHNAMURTI 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Jiddu Krishnamurti 1.1.1 Gia đình, tuổi thơ và trường học Krishnamurti sinh ngày 12 tháng 5 năm 1895 trong... dõi một cuốn sách ghi lại lời nói của ông rất khó khăn Bên cạnh đó, những tác phẩm của Krishnamurti thiên về suy tư ng, có khi đọc cả một cuốn sách vẫn chưa tìm được câu trả lời cho vấn đề đã nêu ra ở tiêu đề Do vậy, việc nghiên cứu về một nội dung cụ thể nào đó trong toàn bộ tư tưởng của Krishnamurti là điều không dễ dàng Trong số các tác phẩm đã được xuất bản của Krishnamurti, chúng tôi tập trung... điều này không được thực hiện Vào những năm 70, Krishnamurti có dịp đối thoại với giáo sư David Bohm - nhà vật lý lý thuyết vĩ đại của thế kỷ XX Cuộc gặp gỡ giữa họ xoay quanh chủ đề về sự kết thúc của thời gian cũng như sự kết thúc của tư tưởng Cuộn tranh luận mang lại nhiều hưng phấn cho Krishnamurti vì ông tìm thấy sự giao thoa giữa tôn giáo và khoa học Krishnamurti cũng tham gia vào các cuộc hội thảo... sát cách giáo dục của họ Điều này đã để lại dấu ấn đậm nét trong quan niệm về giáo dục của Krishnamurti sau này Năm 1925, người em sau bao năm chung sống cùng Krishnamurti qua đời Đây là một cú sốc lớn trong cuộc đời ông Ông đã viết về sự đau khổ của mình: “Em tôi đã chết Tôi đã khóc than trong nỗi cô đơn trơ trọi Bất kỳ đi đến đâu tôi cũng đều nghe thấy giọng nói của nó và tiếng cười vui vẻ của nó Tôi... trí Krishnamurti Suy nghĩ của ông vẫn hoàn toàn tự do, thoát khỏi mọi quy định của dân tộc hay quốc gia Ý thức được hậu quả của việc phân ly và kỳ thị giữa người với người nên trong các tác phẩm của mình, Krishnamurti nhấn mạnh đến sự tự do, bình đẳng giữa con người Trong giáo dục, điều này được thể hiện thông qua nguyên tắc giáo dục dựa trên sự tự do và lòng yêu thương giữa con người với con người Krishnamurti. .. ở Ấn Độ một đất nước có bề dày văn hoá và truyền thống, tư tưởng của Krishnamurti mang đậm dấu ấn của một thứ triết lý chuyên sâu về cuộc sống con người và đời sống nội tâm của nó Ngay từ lúc mới được sinh ra, Krishnamurti đã được nuôi dưỡng bằng những bài Thánh ca truyền thống của Ấn Độ Khi đọc kinh Vedas, tác phẩm cổ nhất của nền văn học tôn giáo Ấn Độ, ta có thể thấy người Ấn Độ cổ đại luôn nuôi . đề hình thành tư tưởng giáo dục của Krishnamurti. + Trình bày tư tưởng giáo dục của Krishnamurti. + Chỉ ra giá trị của tư tưởng giáo dục của Krishnamurti đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam tư tưởng giáo dục của Krishnamurti và giá trị của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng giáo dục của Krishnamurti thông qua các tác phẩm của. trong giáo dục 63 2.3.2. Vai trò của người thầy trong giáo dục 69 2.4 Tƣ tƣởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti đối với thế giới và Việt Nam hiện nay 77 2.4.1. Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hảo, Trần Tiễn Cao Đăng dịch (2006), Nxb. Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới như tôi thấy
Tác giả: Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hảo, Trần Tiễn Cao Đăng dịch
Nhà XB: Nxb. Tri thức
Năm: 2006
2. Albert Scheweitzer, Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử, Kiến Văn, Tuyết Minh dịch (2008), Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử
Tác giả: Albert Scheweitzer, Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử, Kiến Văn, Tuyết Minh dịch
Nhà XB: Nxb. Văn hoá thông tin
Năm: 2008
3. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2006), Triết học Mỹ, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Mỹ
Tác giả: Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
4. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 3
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương (1974), Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1974
9. Hồ Ngọc Đại (2000), Hồ Ngọc Đại bài báo, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Ngọc Đại bài báo
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb. Lao động xã hội
Năm: 2000
10. Fritjof Capra, Đạo của vật lý, Nguyễn Tường Bách biên dịch (1999), Nxb. Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo của vật lý
Tác giả: Fritjof Capra, Đạo của vật lý, Nguyễn Tường Bách biên dịch
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 1999
11. Phạm Minh Hạc (2003), Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia- Sự thật
Năm: 2003
12. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
14. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1996
15. Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa, Triết học giáo dục hiện đại, Bùi Đức Thiệp dịch (2008), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học giáo dục hiện đại
Tác giả: Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa, Triết học giáo dục hiện đại, Bùi Đức Thiệp dịch
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008
16. Trần Kiệt Hùng, Phạm Thế Châu biên soạn (2007), Xã hội và nền văn hóa Mỹ, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội và nền văn hóa Mỹ
Tác giả: Trần Kiệt Hùng, Phạm Thế Châu biên soạn
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2007
17. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
Nhà XB: Nxb. Từ điển Bách khoa
Năm: 2001
18. Bùi Minh Hiền (2008), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục Việt Nam
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: Nxb. Đại học Sư phạm
Năm: 2008
19. Hoàng Ngọc Hiến (2011), Luận bàn minh triết& minh triết Việt, Nxb. Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận bàn minh triết& minh triết Việt
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb. Tri thức
Năm: 2011
20. Nguyễn Quang Hưng, Lương Gia Tĩnh, Nguyễn Thanh Bình (2012), Triết học phương Đông và phương Tây - vấn đề và cách tiếp cận, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học phương Đông và phương Tây - vấn đề và cách tiếp cận
Tác giả: Nguyễn Quang Hưng, Lương Gia Tĩnh, Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
21. Heinrich Zimmer, Triết học Ấn Độ - một cách tiếp cận mới, Lưu Văn Hy dịch (2006), Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Ấn Độ - một cách tiếp cận mới
Tác giả: Heinrich Zimmer, Triết học Ấn Độ - một cách tiếp cận mới, Lưu Văn Hy dịch
Nhà XB: Nxb. Văn hoá Thông tin
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w