Giáo dục dựa trên tinh thần tự do, tình thương yêu và thiện tâm

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Giáo dục dựa trên tinh thần tự do, tình thương yêu và thiện tâm

Theo Krishnamurti, giáo dục là để giúp con người hiểu biết cuộc sống, từ đó xây dựng một xã hội hoà bình, xoá bỏ nguy cơ chiến tranh và sự thù hận. Vì vậy trong nội dung của giáo dục, Krishnamurti nhấn mạnh đến việc đánh thức trí thông minh - là khả năng cá nhân tự suy nghĩ một cách khách quan, lành mạnh. Để làm được điều này, Krishnamurti cho rằng tự do đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nguyên tắc đầu tiên trong giáo dục của ông là

giáo dục dựa trên tinh thần tự do. Triết lý giáo dục tự do hay giáo dục không áp chế, giáo dục của lòng yêu thương không phải là phát hiện mới của Krishnamurti. Lev Tolstoi - đại văn hào, nhà tư tưởng, nhà cải cách giáo dục vĩ đại của nước Nga – đã kiên trì nguyên lý tự do trong giáo dục cả trên lý thuyết lẫn trong thực hành. Lev Tolstoi coi đó là tư tưởng căn bản, làm nền tảng cho hệ thống giáo dục. Ông khẳng định: “Hãy ý thức rằng chuẩn mực của giáo dục chỉ có một mà thôi - tự do” [24, tr. 51]. Trong quan niệm về giáo dục, Krishnamurti đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự mất tự do trong giáo dục và giải pháp để tìm kiếm lại sự tự do đó.

Tự do là đề tài gây nhiều tranh cãi và ngộ nhận nhất trong các bài nói chuyện của Krishnamurti. Ông nói về sự trói buộc và những gánh nặng mà con người phải chịu đựng hàng ngàn năm qua: truyền thống, văn hoá, kiến thức… là những nét tinh tuý của nhân loại trong quá trình tiến hoá. Với Krishnamurti thì không có truyền thống tốt hay truyền thống xấu, tất cả đều là áp lực nặng nề lên tâm trí tội nghiệp của con người. Phủ nhận điều được mặc nhiên công nhận này khiến Krishnamurti trở nên khó hiểu, hoặc bị xem là có tinh thần tiêu cực, phá vỡ cơ chế ổn định của xã hội. Sự phủ nhận của ông dễ được những người trẻ tuổi chấp nhận hơn là những người lớn tuổi. Có thời kỳ các phong trào hiện sinh thập niên 1960 bị quy kết là chịu ảnh hưởng tư tưởng này của Krishnamurti. Nhưng không hẳn nhiên như vậy. Sự nổi loạn, phản kháng, chống đối, sống buông thả, hưởng thụ, tìm ảo giác qua ma tuý, sống

không có ý hướng - dù về mặt tinh thần, hoàn toàn không phải là quan niệm của Krishnamurti về tự do. Trong cuộc đời mình, ông luôn tôn trọng và gìn giữ sự sống, kể cả những ngày cuối đời bệnh tật. Ông cũng không bao giờ dùng các chất kích thích như cà phê hay rượu. Một con người như vậy không thể nào lại ủng hộ những tư tưởng thoát ly cuộc sống một cách tiêu cực. Trái lại, ông luôn kêu gọi con người tận hưởng cuộc sống, khám phá vẻ đẹp của nó với một cái trí tự do, không bị quy định. Krishnamurti xem trọng sự khai mở tinh thần tự do trong mỗi con người. Do đó, tất cả những gì ngăn trở tự do đều bị phủ nhận.

Krishnamurti cho rằng khi học sinh còn nhỏ, chúng ta che chở cho đứa trẻ khỏi những tổn thương về thể xác và ngăn chặn những nỗi đau tâm hồn, nhưng chúng ta không dừng lại ở đó mà muốn nhào nặn chúng theo đúng ý định và dục vọng vô độ của chúng ta. Người lớn đã tìm kiếm sự hoàn thành bản thân họ trong những đứa trẻ. Một đứa trẻ tỉnh táo, thông minh, tốt lành được đào tạo bởi một giáo sĩ trong vòng bảy năm thì sẽ bị quy định và bị ảnh hưởng trong suốt phần đời còn lại. Bản thân là một người sinh trưởng trong gia đình có truyền thống Bà la môn lâu đời trong xã hội Ấn Độ, có lẽ Krishnamurti hiểu được truyền thống và văn hoá đã tạo một sức ép khủng khiếp thế nào lên tâm trí nhỏ nhoi của con người. Truyền thống giúp con người mang quá khứ vào hiện tại. Quá khứ không chỉ thừa hưởng của cá nhân mà còn là sức nặng của tư tưởng cộng đồng trên mỗi nhóm người sống trên văn hoá và truyền thống. Từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, tâm trí chúng ta bị định hình bởi một nền văn hoá đặc thù theo một khuôn mẫu hạn hẹp. Trong nhiều thế kỷ chúng ta bị khuôn định bởi quốc tịch, đẳng cấp, giai cấp, văn hoá, phong tục và thậm chí cả áp lực kinh tế, khí hậu, hoàn cảnh nơi chúng ta sống. Truyền thống giúp con người cảm thấy an toàn trong môi trường sống, giúp con người biết cách hành xử trơn tru trong nhiều tình huống, nhưng nó lại trở thành định mệnh quy định bản tính con người, bất kể truyền thống đó thuộc Đông hay Tây, tốt hay xấu.

Tôn giáo cũng là một cản trở lớn trong việc tìm kiếm tự do của con người. Chúng ta chấp nhận quyền uy tôn giáo vì lòng ham muốn mãnh liệt vào sự an toàn ở kiếp này hay kiếp sau. Nhưng rõ ràng, theo Krishnamurti: “Những tổ chức tôn giáo ấy chỉ là kết quả của sự ngu muội và sợ hãi của chúng ta, của cái bề ngoài giả dối và vị kỷ của chúng ta mà thôi” [28, tr. 89]. Tất nhiên, Krishnamurti không phủ nhận vai trò tích cực của tôn giáo. Điều ông phê phán ở đây là các tôn giáo có tổ chức đã lợi dụng lòng tin và sự yếu đuối của các tín đồ để gò bó họ vào khuôn phép hay bằng cách nào đó làm cho họ sợ hãi, phải chấp nhận quyền uy của những người đứng đầu tôn giáo. Chúng ta luôn lo sợ và chấp nhận quyền uy để có thể có một cuộc sống dễ dàng. Chúng ta cũng lo sợ quyền uy của chính quyền, chủ nghĩa ái quốc đã được lợi dụng để thực hiện các mục đích chính trị. Hơn nữa, Krishnamurti cho rằng: “Nền giáo dục hiện đại làm cho chúng ta thành những thực thể không có tư tưởng” [28, tr. 64]. Như vậy, những đứa trẻ được giáo dục trong một môi trường mất tự do, chúng được giáo dục thành những công cụ. Để làm cho các công dân sẵn sàng hy sinh, chính quyền phải giáo dục những đứa trẻ trở nên tàn nhẫn và vô tình. Nhà nước đã sử dụng giáo dục là “một phương tiện dạy những gì để suy tưởng mà không phải để suy tưởng như thế nào” [28, tr. 99]. Nếu chúng ta suy tưởng một cách độc lập với hệ thống chính trị đang thắng thế thì chúng ta sẽ bị nguy hiểm.

Bên cạnh đó, sự khuôn định và sức ép lên tâm trí con người không chỉ đến từ quá khứ xa xôi như truyền thống hay văn hoá mà còn do nội dung tích luỹ vào trong ký ức từ kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình sống. Kinh nghiệm và kiến thức luôn được xem trọng vì nó giúp con người xoay sở hiệu quả trong cuộc sống. Tuy nhiên, vì trông cậy quá nhiều vào kinh nghiệm và kiến thức, hành động và suy nghĩ của con người trở nên máy móc, khô cằn trong một khuôn hình có sẵn. Krishnamurti cho rằng tâm trí cần thoát khỏi kiến thức, loại bỏ kiến thức thì mới trở nên tự do. Cần thấy là kiến thức mà Krishnamurti đề cập ở đây không phải là kiến thức tìm hiểu về thực tiễn cuộc

sống xung quanh, kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học hay toán học… mà là những định kiến được dùng trong nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc ở lĩnh vực tâm lý hay tinh thần. Uy quyền theo Krishnamurti là sự ép buộc, sự cưỡng bách, quyền hành của người này với người khác, của một ít người với nhiều người hay nhiều người với một người.

Vấn đề là tại sao chúng ta lại bị quy định bởi nhiều quyền uy như vậy? Tất cả chúng ta đều biết có quyền uy nhưng vấn đề là những quyền uy đó được tồn tại như thế nào. Điều đáng buồn mà Krishnamurti chỉ ra là chính chúng ta đã chấp nhận quyền uy và bảo đảm cho sự tồn tại của nó bởi vì chúng ta luôn sợ hãi. Chính sợ hãi đã đẩy chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong tôn giáo, truyền thống, kiến thức. Khi còn trẻ, tất cả chúng ta đều bất mãn, bất bình nhưng điều bất hạnh là sự bất bình của chúng ta chẳng bao lâu đã bị mờ nhạt, bị chết ngợp bởi những xu hướng mô phỏng và tôn sùng quyền uy. Lớn tuổi hơn, chúng ta trở thành những người chấp hành, tu sĩ, thư ký ngân hàng, quản lý các công ty thương mại, những kỹ thuật gia… Để đảm bảo cho những địa vị đã đạt được, chúng ta chấp nhận quyền uy, chấp nhận mất tự do để giành lấy sự an toàn. Trước hết, chúng ta có một ham muốn tìm được một cách an toàn trong cư xử, chúng ta muốn được chỉ bảo phải làm gì. Bởi vì hoang mang, lo lắng và không biết phải làm gì nên chúng ta tìm đến một giáo sĩ, giáo viên, cha mẹ hay một người học rộng nào đó để nhờ họ chỉ bảo phải làm gì. Chúng ta tìm đến đạo sư vì nghĩ rằng ông ấy là người vĩ đại, biết được sự thật về Thượng đế và có thể trao lại cho chúng ta sự an bình. Vậy là chúng ta sẵn sàng phủ phục dưới chân, dâng tặng những bông hoa, hy sinh cho ông ấy. Khi chúng ta còn trẻ tuổi, giáo viên có lẽ nói rằng chúng ta không biết gì cả. Nhưng thay vì khơi gợi sự thông mình, giáo viên lại kêu gọi chúng ta bắt chước theo những cuốn sách mà họ đã được đọc hay áp đặt quyền uy của họ lên chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta còn có tài sản phải bảo vệ. Do vậy, chúng ta dễ dàng chấp nhận quyền uy của chính thể, luật pháp, cảnh sát. Tài sản thuộc về chúng ta và chúng ta không muốn bất cứ ai chiếm hữu nó. Chính phủ

được lập ra để bảo vệ những gì chúng ta sở hữu nhưng lại trở thành uy quyền với chúng ta. Cũng có những quyền uy của lý tưởng, cái ở bên trong chứ không phải do bên ngoài mang lại. Chúng ta ganh tỵ với bạn vì họ có một cái áo khoác đắt tiền, một khuôn mặt xinh xắn hay nhiều tước vị hơn. Sống trở thành một cuộc chiến liên tục giữa tôi là gì và tôi nên là gì. Tất cả mọi người đều sợ hãi và đã gieo rắc nỗi sợ đó vào đứa trẻ bằng nhiều cách trong đó có giáo dục. Hầu hết con người đều luôn sợ hãi bởi giáo viên, cha mẹ hay những điều người khác suy nghĩ về mình. Mọi người đều sợ hãi khi làm một việc gì đó mà cha mẹ và xã hội không chấp nhận. Chúng ta phải vâng lời họ nếu không muốn họ tức giận. Vậy là chúng ta đã bị kiểm soát qua nỗi sợ hãi. Tương tự như vậy, khi muốn kết hôn với một người không cùng giai cấp, chúng ta sẽ sợ hãi khi nghe những gì người khác nói về điều đó. Nếu người chồng tương lai không kiếm được đủ tiền để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hoặc anh ta không có địa vị xã hội, chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ về điều đó. Chính những nỗi sợ hãi đó đã ngăn cản sự sáng tạo và nó khiến chúng ta bám vào người khác như một dây leo bám vào cành cây. Đó là hình thức bên ngoài của nỗi sợ hãi. Chúng ta có thể có nhiều quần áo, nữ trang hay những tài sản khác thuộc về bên ngoài; còn bên trong thì rất nghèo khó. Krishnamurti cho rằng phía bên trong càng nghèo khó bao nhiêu thì chúng ta càng muốn làm phong phú bên ngoài bấy nhiêu bằng cách bám vào người khác, địa vị, tài sản. Krishnamurti cho rằng sợ hãi là thuộc tính cố hữu của con người. Đứa trẻ có những sợ hãi mang tính bản năng, nhưng quan trọng hơn, chính giáo dục không những không xoá bỏ sợ hãi mà còn làm gia tăng điều đó ở những đứa trẻ. Điều này bắt nguồn từ những giáo viên, khi họ sợ hãi thì họ cũng áp đặt những điều đó lên đứa trẻ. Chúng ta cố gắng che đậy sợ hãi bằng sự kính trọng, bằng cách tuân theo một truyền thống nào đó. Việc yêu cầu đứa trẻ bắt chước theo truyền thống, văn hoá, kiến thức vừa là sự đảm bảo an toàn cho giáo viên và họ cũng nghĩ rằng điều đó an toàn cho những đứa trẻ. Khi đến trường, đứa trẻ được yêu cầu bắt chước truyền thống. Chính sự bắt chước này

huỷ hoại sáng tạo và thông minh ở đứa trẻ. Chúng được yêu cầu bắt chước trong trang phục, ngôn ngữ và thậm chí là những cuốn sách phải đọc. Điều này khiến chúng bị nghiền nát, suy sụp. Những đứa trẻ không dám suy nghĩ, hành động, sống một cách sinh động mà phải luôn luôn vâng lời. Chính điều này biến đứa trẻ thành một nô lệ thuần tuý, một răng cưa trong cỗ máy, sống mà không có bất kỳ khả năng nào để suy nghĩ, sáng tạo. Trong khi đó, để có được thông minh và tự do, đứa trẻ phải được phát hiện ra ý nghĩa của tất cả cái gì chúng thấy không phải bằng sự sao chép mà bằng sự quan sát riêng. Do vậy, theo Krishnamurti, “nền giáo dục đích thực phải xem xét nghiên cứu vấn đề sợ hãi này, bởi vì sợ hãi làm bại hoại toàn bộ viễn cảnh đời sống của chúng ta. Làm thế nào để không sợ hãi là bắt đầu khôn ngoan, vì chỉ có nền giáo dục thích đáng mới có thể gây nên tự do từ sự sợ hãi mà duy chỉ điều ấy cũng là sâu xa và tạo ra trí thông minh” [28, tr. 38].

Có thể thấy khái niệm tự do ở Krishnamurti được hiểu từ góc độ thuộc nhận thức của con người, nghĩa là chúng ta được giải thoát tâm trí khỏi những ràng buộc do quá khứ gây nên trong tâm thức con người, bất kể sự ràng buộc đó là tốt hay xấu. Con người có tự do là khi thoát khỏi sự khuôn định từ quá khứ. Khái niệm tự do mà Krishnamurti đề cập đến không liên quan gì đến quyền tự do thuộc lĩnh vực chính trị, dân sinh hay xã hội, không liên quan đến hành động cụ thể để biểu lộ ý chí hay ham muốn. Krishnamurti cho rằng tự do không phải muốn làm gì thì làm: leo lên xe lạng lách như bay, thích nghĩ gì thì nghĩ hay đắm chìm vào một hoạt động nào đó. Tự do ở đây được hiểu theo nghĩa là sự “giải thoát” về mặt tinh thần của một cá nhân. Đây là tự do thuộc trạng thái nội tâm, chủ quan, không phụ thuộc vào điều kiện khách quan, không do hoàn cảnh khách quan mang đến nhưng cũng không tách khỏi hoàn cảnh khách quan mà hoàn toàn vượt lên trên nó. Tự do không phải là sự thoát khỏi một cái gì đó mà chỉ là một cảm thức, nó vứt bỏ mọi hình thức nô lệ, thích nghi và chấp nhận. Giáo dục xuất phát từ tự do như vậy mới có thể đánh thức trí thông minh, là điều tiềm ẩn bên trong mỗi con người. Nếu không có

tự do thì cũng không có sáng tạo. Nếu quan sát chúng ta sẽ thấy rằng ranh giới của tự do càng ngày càng trở nên hạn hẹp. Tâm trí chúng ta bị định hình theo chính trị, tôn giáo, kỹ thuật. Bên cạnh đó, tâm trí còn bị che mờ bởi nhà thờ, các tín điều tôn giáo hay kiến thức. Một tâm trí bị quy định như vậy thì không thể có sáng tạo và trí thông minh cũng không thể xuất hiện. Tự do theo Krishnamurti hiểu không phải là kết quả của một quá trình phấn đấu kiên trì, bền bỉ; cũng không phải là phần thưởng cho những ai nỗ lực lâu dài mà có ngay ở bước khởi hành, là điều kiện thiết yếu để tâm trí có thể vươn xa. Tự do là nền tảng chứ không phải là cứu cánh. Do vậy, không có tự do đầu tiên và cuối cùng, cũng không có điểm đầu tiên và kết thúc, chỉ có tâm trí tự do hoặc không tự do mà thôi.

Chức năng của giáo dục là giúp đỡ cá nhân có tự do, thoát khỏi sợ hãi. Để có tự do trong giáo dục cần có sự tự hiểu biết. Điều này giúp chúng ta phá vỡ những giá trị mặc định và gạt bỏ mọi quyền uy. Quan trọng hơn, chúng ta

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti (Trang 50)