Có 2 luồng ý kiến khi truyền thông xã hội vươn lên tỏ rõ ưu thế hiện nay là: Thứ nhất, mạng xã hội sẽ thay thế báo chí nhờ sự nhanh nhạy và đa dạng của thông tin, báo chí sẽ mất đi lượng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Học viên
Bùi Thu Hoài
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu, cũng như trình bày luận văn Từ khi lên ý tưởng đến khi triển khai đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự góp ý của cô để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên của Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn đến gia đình, các anh, chị và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Bùi Thu Hoài
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lí do lựa chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3 Mục đích nội dung nghiên cứu 12
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 14
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 14
7 Kết cấu của luận văn 15
CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, BÁO CHÍ VÀ CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ 16
1.1 Một số khái niệm cơ bản 16
1.1.1 Mạng xã hội, truyền thông xã hội, báo chí 16
1.1.2 Tác động 19
1.1.3 Giới trẻ 19
1.2 Truyền thông xã hội và công chúng của truyền thông xã hội 19
1.2.1 Sự hình thành, phát triển của mạng xã hội và truyền thông xã hội 19
1.2.2 Cơ chế tác động của truyền thông xã hội 23
1.2.3 Công chúng của truyền thông xã hội và công chúng báo chí truyền thống 24 1.2.4 Thực trạng quản lý của nhà nước với truyền thông xã hội 29
1 2 5 Diện mạo của mạng xã hội hiện nay và vài nét về Facebook và Youtube 31 1.3 Mối quan hệ của truyền thông xã hội và báo chí truyền thống 36
1.3.1 Thông tin trên truyền thông xã hội không phải là báo chí 36
1.3.2 Truyền thông xã hội và báo chí truyền thống: mối quan hệ tương hỗ 37 1.4 Tác động của mạng xã hội đối với báo chí truyền thống 38
1.4.1 Tác động tích cực 39
1.4.2 Tác động tiêu cực 41
Tiểu kết chương 1 45
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ 46
Trang 62.1 Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ 46
2.1.1 Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến 46
2.1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ 47
2.1.3 Đối tượng mà giới trẻ kết nối khi sử dụng mạng xã hội 48
2.1.4 Phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội 49
2.1.5 Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày 50
2.1.6 Ngôn ngữ giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội 51
2.1.7 Quan điểm của giới trẻ về việc sử dụng mạng xã hội 53
2.2 Mạng xã hội tác động đến lối sống của giới trẻ 54
2.2.1 Thay đổi về thời gian 54
2.2.2 Thay đổi về không gian 55
2.2.3 Thay đổi phương thức giao tiếp 56
2.2.4 Thay đổi trong cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân 58
2.2.5 Thay đổi về thói quen, lối sống 61
2.3 Mạng xã hội tác động đến việc thu thập và chia sẻ thông tin của giới trẻ 62
2.3.1 Thay đổi trong cách thức thu thập thông tin 62
2.3.2 Thay đổi trong cách thức chia sẻ thông tin 66
2.3.3 Thay đổi trong cách thức tương tác với các phương tiện truyền thông đại chúng 68
2.3.4 Thay đổi về mức độ và cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng 71
2.3.5 Quan điểm của giới trẻ về báo chí truyền thống 72
2.4 Đánh giá sự tác động của mạng xã hội đối với giới trẻ 77
2.4.1 Tác động tích cực 78
2.4.2 Tác động tiêu cực 80
Tiểu kết chương 2 81
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 83
3.1 Những đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ 83
Trang 73.1.1 Sự quản lý, giáo dục từ gia đình và xã hội 83
3.1.2 Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về mạng xã hội để nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội của giới trẻ 84
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với báo chí truyền thống trước sự phát triển của truyền thông xã hội 88
3.2.1 Hợp tác để sinh tồn 88
3.2.2 Tái cơ cấu để phát triển 91
3.3 Một số định hướng cho sự phát triển của báo chí truyền thống trong bối cảnh truyền thông xã hội 94
3.3.1 Nâng cao tính định hướng của báo chí truyền thống 94
3.3.2 Tăng cường đào tạo phóng viên, biên tập viên báo chí 95
3.3.3 Thay đổi cơ cấu tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo 97
3.3.4 Nâng cao nhận thức và thực thi đạo đức nghề nghiệp 98
3.3.5 Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại 100
3.3.6 Xây dựng chế tài về quản lý báo chí 102
Tiểu kết chương 3 103
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 111
Trang 8DANH MỤC HÌNH , BẢNG
Hình 2.1: Trang Fanpage của báo điện tử VnExpress.net với hơn 1 triệu lượt like (thích) 65
Hình 2.2: Một độc giả trẻ tuổi chia sẻ link bài báo và đưa ra bình luận của mình 69
DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến 46
Bảng 2.2: Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ 47
Bảng 2.3: Lựa chọn của giới trẻ về việc kết bạn trên mạng xã hội hoặc ngoài đời 49
Bảng 2.4: Phương tiện truy cập mạng xã hội của giới trẻ 49
Bảng 2.5: Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của giới trẻ 51
Bảng 2.6: Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của giới trẻ 52
Bảng 2.7: Quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ 54
Bảng 2.8: Lựa chọn của giới trẻ khi bắt đầu truy cập Internet 55
Bảng 2.9: Những cách thức thường xuyên được giới trẻ đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội 59
Bảng 2.10: Tần suất giới trẻ chia sẻ thông tin lên mạng xã hội 60
Bảng 2.11: Mật độ mua sắm thông qua mạng xã hội của giới trẻ 61
Bảng 2.12: Kênh truyền thông được giới trẻ lựa chọn thường xuyên cập nhật thông tin 63 Bảng 2.13: Mật độ tìm kiếm các thông tin du lịch thông qua mạng xã hội của giới trẻ 63 Bảng 2.14: Mật độ chia sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội của giới trẻ 67
Bảng 2.15: Mật độ chia sẻ các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội của giới trẻ 68
Bảng 2.16: Cách thức bày tỏ ý kiến về các thông tin trên báo chí của giới trẻ 70
Bảng 2.17: Thói quen vừa online mạng xã hội vừa theo dõi truyền hình hoặc đọc báo điện tử của giới trẻ: 71
Bảng 2.18: Mức độ tin tưởng của giới trẻ vào các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội 73
Bảng 2.19: Ý kiến của giới trẻ về việc kiểm tra lại các thông tin được đăng tải trên mạng xã hội 74
Bảng 2.20: Nguồn mà giới trẻ thường kiểm tra lại thông tin được đăng tải trên mạng xã hội 74
Bảng 2.21: Mức độ tin cậy của giới trẻ vào các loại hình báo chí 75
Bảng 2.22: Fanpage trên mạng xã hội của báo được giới trẻ like (thích) nhiều nhất 77
Trang 9Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… Mỗi mạng xã hội có một sự thành công nhất định dựa trên sự phù hợp với những yếu tố về địa lý, văn hóa… MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương Những mạng
xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay
Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ Có rất nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng: thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí…còn có một khía cạnh khá quan trọng làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm,
và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối Có thể nói, đây là một không gian giao tiếp công cộng phi vật thể tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết rộng khắp chứ không bị giới hạn bởi chiều không gian Vì vậy, lượng thông tin chia sẻ là hết sức lớn và vô cùng phong phú, đa dạng Chính vì vậy số lượng người sử dụng mạng
xã hội ngày càng đông đảo
Trang 10Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất Họ sử dụng mạng xã hội là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội Trên cơ sở
đó nhiều bạn trẻ đã lập ra các trang web là nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo, v.v… và cả hiến máu nhân đạo giúp cho người nghèo, người bệnh… Có rất nhiều bạn trẻ cũng sử dụng mạng xã hội là nơi quảng cáo, kinh doanh và các hoạt động buôn bán khác rất hiệu quả đem lại nguồn thu nhập cao
Bên cạnh những thuận tiện, hữu ích mạng xã hội còn đưa đến những hiện tượng tiêu cực, đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận, gây “nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ Một lượng lớn những thông tin không có nguồn gốc chính thống, chưa được kiểm duyệt, nhằm mục đích nói xấu, bôi nhọ người khác, hoặc kích động, phản động… Hệ lụy của việc “nghiện” mạng xã hội là: năng suất lao động giảm, học tập sao lãng, sức khỏe không tốt (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…) Bên cạnh đó, sự phát tán thông tin
từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng mạng xã hội Những tác hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay
Các phương tiện truyền thông hiện nay đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến tâm lý con người đặc biệt là giới trẻ Mạng xã hội là một phần của thế giới đa truyền thông, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, kết nối và chia sẻ của giới trẻ Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của rất nhiều mạng xã hội, thanh thiếu niên có cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau
Từ việc tác động đến giới trẻ về những thay đổi trong việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin, truyền thông xã hội cũng tác động
Trang 11mạnh mẽ đến báo chí truyền thống Việt Nam Cũng giống như báo chí quốc tế, báo chí truyền thống Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn từ truyền thông xã hội Theo báo cáo tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7.2013 của hãng nghiên cứu thị trường comScore, hiện mạng xã hội được người Việt Nam dùng nhiều nhất là Facebook với khoảng 13 triệu người Zing Me, mạng xã hội dành cho giới trẻ đứng ở vị trí thứ 2 Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí đang tác nghiệp trong thời điểm bùng nổ mạng xã hội Có 2 luồng ý kiến khi truyền thông xã hội vươn lên tỏ rõ ưu thế hiện nay là: Thứ nhất, mạng xã hội sẽ thay thế báo chí nhờ sự nhanh nhạy và đa dạng của thông tin, báo chí sẽ mất đi lượng công chúng lớn đặc biệt là giới trẻ khi nhóm công chúng này chuyển sang sử dụng mạng xã hội làm nguồn cung cấp thông tin chính; Thứ hai, báo chí sẽ vẫn tồn tại song song với mạng xã hội nếu vẫn duy trì
và phát huy những giá trị cốt lõi của nền báo chí có chất lượng (như chính xác, khách quan, cân bằng, giúp độc giả có kiến thức, đủ thông tin và nhờ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, có lợi cho bản thân mình và xã hội), song song với việc linh hoạt sử dụng mạng xã hội quảng bá, chia sẻ, thu hút sự quan tâm và thảo luận, tham gia từ bạn đọc Trong bối cảnh các phương tiện để truyền tải thông tin đến công chúng đang nhanh chóng thay đổi, các nhà báo có thể làm gì
để có lợi nhiều nhất, lôi kéo công chúng trở lại với sự xuất hiện của truyền thông
xã hội?
Giới trẻ là những người chiếm đại bộ phận thành viên của các mạng xã hội đang hàng ngày phải đối mặt với những tác động đa chiều, ảnh hưởng đến đến cả nhận thức lẫn hành vi trong quá trình sử dụng mạng xã hội Tuy nhiên, vấn đề những tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, cũng như những thách thức của báo chí trong bối cảnh truyền thông xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhóm công chúng trẻ chưa được nghiên cứu sâu ở Việt Nam Vấn đề đặt ra là: Sự tác động của mạng xã hội đến với giới trẻ - nhóm công chúng quan trọng của báo chí
là như thế nào? Mạng xã hội đã thay đổi gì đến thói quen, nhu cầu và cách thức truyền tải, tiếp nhận, chia sẻ thông tin của công chúng trẻ? Những thách thức của
Trang 12báo chí truyền thống trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhóm công chúng trẻ? Báo chí truyền thống cần có những thay đổi
gì để thu hút được nhóm công chúng trẻ? Những câu hỏi này cần được giải quyết bằng những khảo sát mang tính thực tiễn, cụ thể và dựa trên những kiến thức nền tảng về lý luận truyền thông vững chắc
Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Social networks and
Internet usages by the young generations” (Mạng xã hội và thói quen sử dụng
Internet của thế hệ trẻ) [47] Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói quen của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội và Internet, so sánh những thói quen này với những hành vi trong đời thực cũng như những quan điểm của thế hệ trẻ về mạng xã hội, Internet Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh về sự quan trọng của mạng xã hội và Internet trong xã hội hiện đại
Một nghiên cứu khác của Isak Ladegaard với tên gọi “Young and old use
social media for surprisingly different reasons” (Những người trẻ và già sử dụng
truyền thông xã hội với những lý do đáng ngạc nhiên) [44] đã cho thấy những lý
do mà mọi người tham gia sử dụng mạng xã hội, mạng xã hội đã thay đổi thói quen và lối sống của họ như thế nào cũng như xu hướng sử dụng mạng xã hội trong tương lai như thế nào
Bên cạnh đó, cũng có không ít những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với thế hệ trẻ, tiêu biểu
như cuộc tranh luận trên trang web Debate.org với tiêu đề: Is social
networking bad for today's generation? (Có phải mạng xã hội là xấu đối với thế
hệ ngày nay?) [45] Đã có rất nhiều ý kiến vào tranh luận, trong đó có 58% đồng
ý rằng mạng xã hội đang có những tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ, 42% không đồng ý và kể ra những ưu điểm mà mạng xã hội mang lại
Trang 13Tại Việt Nam, mạng xã hội chỉ mới du nhập trong vòng mấy năm gần đây nhưng nó cũng đã khiến nhiều người chú ý và quan tâm, có nhiều nghiên cứu cũng như những bài báo viết về sức manh của mạng xã hội trong thời đại truyền thông đa phương tiện Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và thường tập chung chủ yếu vào những tính năng cũng như những cách thức truyền thông thông tin trên mạng xã hội, mối quan hệ tương tác giữa
mạng xã hội và truyền thông truyền thống…
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, tôi có điều kiện tham khảo các tài liệu ở Văn phòng khoa, thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia, Thư viện Quốc gia cũng như tài liệu từ các nguồn khác và nhận thấy rằng trong các diễn đàn (forum), Thư viện (Library), Nghiên cứu (Research) về mạng xã hội thì đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về mạng xã hội tiêu biểu như:
Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh, khóa QH – 2003 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam” (Khảo
sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!3600) [32] Khóa luận này chủ yếu mới nghiên cứu việc tham gia vào mạng xã hội của giới trẻ và những người sử dụng Internet thường xuyên tại Việt Nam qua 3 mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!3600 Khóa luận mới đã đánh giá được những vấn đề hệ quả và hệ lụy của mạng xã hội, đề xuất giải pháp phát triển, mô hình lý tưởng cho một mạng xã hội tại Việt Nam
Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Lan Hương khóa QH – 2006 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin
trong lĩnh vực văn hoá - giải trí” [15] Khóa luận này tập trung vào việc nghiên
cứu quá trình đưa – tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các trang mạng xã hội nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay trong phạm
Trang 14vi 2 trang mạng xã hội chủ yếu: Facebook và Twitter Kết quả khóa luận đã đưa
ra những đánh giá và kết luận mang tính định hướng trong việc phát triển mạng
xã hội nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong việc lan truyền thông tin trên lĩnh vực văn hóa – giải trí
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Oanh, khóa QH – 2009 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thông
tin trên mạng xã hội” [28] Khóa luận đã hệ thống được những vấn đề lý thuyết
chung về mạng xã hội và báo chí trực tuyến
Luận văn của học viên Lê Minh Thanh, (2010), Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
với đề tài “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện đại nay”
[34] Luận văn này đã tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay Kết quả của luận văn đã hệ thống những vấn đề liên quan đến truyền thông cá nhân, đưa
ra những nhận xét về xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân trong tương lai; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đưa truyền thông cá nhân trên mạng Internet đặc biệt là blog và mạng xã hội trở thành những trang thông tin cá nhân lành mạnh và hiệu quả
Luận văn của học viên Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ
năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn) [42] Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về
mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và Go.vn Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội Trình bày kinh nghiệm, giải pháp và mô hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Minh Hạnh, (2013), Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, đề tài “Báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng
thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội” [6] Khóa luận đã có những khảo sát, phân
tích bước đầu về việc báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội Tuy nhiên, khóa luận chưa có những phân tích cụ thể, sâu sắc về tác động của mạng xã hội đối với báo điện tử
Luận văn của học viên Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2011), Học viện Báo chí
và Tuyên truyền với đề tài “Tác động của mạng xã hội đối với báo điện tử ở
nước ta hiện nay” [27] Luận văn này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những
tác động của mạng xã hội đến báo điện tử nói chung trên một số khía cạnh: thu thập thông tin, nội dung thông tin, xu hướng tương tác đối với báo mạng điện tử
Luận văn của học viên Dương Nam Hoàng, (2013), Học viện Báo chí và
Tuyên truyền với đề tài “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của
báo điện tử Việt Nam hiện nay” [11] Luận văn này đã phân tích, làm rõ những
tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với việc xử lý thông tin của báo điện tử Luận văn tập trung nhiều vào việc khảo sát, thống kê chưa khái quát được nhiều vấn đề lý luận chung
Bên cạnh đó, là một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến mạng xã hội và giới trẻ như: Đề án tốt nghiệp (2009) của sinh viên Vy Tiến Đạt, Trần Minh Mạng, Nguyễn Anh Hùng ( Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội) với đề tài
“Nghiên cứu mạng xã hội ứng dụng xây dựng một mạng xã hội ở Việt Nam” [4];
Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Minh Trà, khóa QH – 2004 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội với đề tài : “Một số tác động của Blog đến báo chí Việt
Nam” [39]; Hội thảo khoa học “Truyền thông xã hội – Truyền thông cổ điển và
Dư luận xã hội” do Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2013…
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên hầu hết mới chỉ khai thác đề tài mạng xã hội và giới trẻ dưới dạng riêng lẻ, tách
Trang 16rời nhau và ở các khía cạnh khác nhau Bởi vậy, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ” là một trong những đề tài đầu tiên
nghiên cứu toàn diện hệ thống về những tác động của mạng xã hội đến giới trẻ - nhóm công chúng của báo chí, ở khía cạnh những thay đổi về lối sống, cách thức thu thập và truyền tải thông tin cũng như những quan niệm về truyền thông xã hội
và truyền thông đại chúng của giới trẻ Đây là đề tài không trùng lặp và khá mới mẻ
ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Mục đích nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến giới trẻ trong việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin, cũng như quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền thống, để từ đó từ
đó, đưa ra những ý kiến, đề xuất đối với báo chí truyền thống trong bối cảnh truyền thông xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhóm công chúng giới trẻ
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác động (tích cực và tiêu cực) của mạng xã hội đến giới trẻ về nhu cầu, thói quen thu thập, tiếp nhận, kết nối, trao đổi, chia sẻ và truyền phát thông tin cũng như quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền thống
Trong khuôn khổ của một công trình luận văn, để có thể nghiên cứu sâu
và chi tiết hơn, luận văn chỉ tập trung vào khảo sát hai mạng xã hội chính là Facebook và Youtube
Facebook là mạng xã hội đang ở thời kì phát triển đỉnh cao, hiện tại Facebook có số lượng thành viên đứng đầu trong tất cả các trang mạng xã hội với hơn 800 triệu Theo báo cáo vừa được công bố của hãng nghiên cứu thị trường internet Global Web Index (Anh) Cụ thể, tính đến hết tháng 12/2012, Facebook có 693 triệu người dùng thường xuyên và trở thành mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Tại Việt Nam, Theo báo cáo nghiên cứu của Facebook về lượng người dùng ở các quốc gia cho thấy, Việt Nam là nước có lượng người dùng tăng cao nhất Châu Á trong năm 2012 Tổng số thành viên Việt Nam tham gia mạng
xã hội lớn nhất thế giới này đạt gần 5,5 triệu, tăng mạnh 55,6% so với quý trước đó
Trang 17Youtube là website chia sẻ video lớn nhất thế giới chính là địa chỉ được ghé thăm và ưa chuộng nhất trong số các dịch vụ giải trí và mạng xã hội trong năm 2010 Cũng theo nghiên cứu thị trường internet Global Web Index (Anh), mạng xã hội Youtube đứng thứ 3 trong số 10 mạng xã hội có lượng người dùng thường xuyên nhiều nhất thế giới, với khoảng 280 triệu người Mạng xã hội này hiện đang nhận được sự hưởng ứng của hàng triệu người Việt, nhất là giới trẻ, cũng là mạng xã hội có rất đông thành viên hoạt động Việt Nam Bằng giao diện đơn giản, YouTube khiến cho bất cứ ai cũng có thể gửi lên một đoạn video mà mọi người trên thế giới có thể xem được trong vòng vài phút, chỉ với một kết nối Internet Các chủ đề với lĩnh vực đa dạng mà YouTube bao trùm đã khiến cho việc chia sẻ video trở thành một trong những phần quan trọng nhất của việc trao đổi trên Internet Những clip được tải lên Youtube cũng có rất nhiều ảnh hưởng đối với xã hội, nhiều video có tính lây lan rất lớn Video đạt ngưỡng người xem cao nhất trên Youtube lên đến trên 1 tỉ lượt xem
Do những đặc trưng riêng biệt nêu trên của từng mạng xã hội, tôi đã khảo sát lựa chọn Facebook và Youtube, là hai đại diện xuất sắc cho mạng xã hội toàn cầu và được giới trẻ Việt Nam hưởng ứng đông đảo
Về phần khách thể nghiên cứu cũng chính là đối tượng để khảo sát ở Facebook và Youtube, luận văn lựa chọn hai đối tượng chính:
Thứ nhất đó là những học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 15 – 22 Đây là lứa tuổi chiếm tỉ lệ cao trên các mạng xã hội, đồng thời cũng phù hợp với hướng nghiên cứu của luận văn
Thứ hai là những người đã đi làm trong độ tuổi từ 22 – 25 Đây là những đối tượng đang trực tiếp sử dụng mạng xã hội, cũng đồng thời sẽ cho thấy sự so sánh và những thay đổi sau khi mạng xã hội du nhập vào Việt Nam so với trước đây
Về phạm vi nghiên cứu:
Phỏng vấn trực tiếp 20 người là những học sinh – sinh viên, những người
đã đi làm
Trang 18Khảo sát 300 học sinh, sinh viên và những người đi làm thông qua bảng hỏi Thảo luận 10 nhóm, mỗi nhóm có số lượng từ 6 - 8 học sinh - sinh viên đang học tập tại các trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hà Nội, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải và những người đã đi làm ở nhiều ngành nghề khác nhau
Thời gian nghiên cứu: Năm 2013 - 2014
5 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, luận văn sử dụng khung lý thuyết là những lý luận
về truyền thông để làm cơ sở nền tảng vững chắc
Về phương pháp thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, luận văn sử dụng các nhóm phương pháp sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đọc và tra cứu các tài liệu, sách báo, văn bản…có liên quan đến đề tài Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với 30 người là học sinh – sinh việc hoặc đã đi làm đang hàng ngày trực tiếp sử dụng mạng xã hội Facebook và Youtube
* Phương pháp lập bảng hỏi (questionnaire), điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra trong 300 học sinh, sinh viên thông qua việc phát bảng hỏi
* Thảo luận nhóm: Để có được những ý kiến sâu, trực tiếp hơn ý kiến thu thập từ cuộc điều tra khảo sát, tiến hành họp nhóm từ 6 đến 8 người, có sử dụng Facebook, Youtube hiện là sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hà Nội, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải Đồng thời, tiến hành họp nhóm 10 người đang đi làm hiện đang là nhân viên văn phòng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau: Biên tập, báo chí, du lịch…
Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 1 và chương 2 của luận văn
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Thứ nhất về khía cạnh khoa học, luận văn góp thêm một góc nhìn về những tác động của mạng xã hội đến giới trẻ sau sự phát triển bùng nổ của mạng
Trang 19xã hội ở nước ta, những vấn đề lý luận so sánh giữa truyền thông truyền thống và truyền thông hiện đại cũng như cơ chế tác động của truyền thông xã hội đối với giới trẻ trên cả phương diện nhận thức lẫn nghiên cứu Công trình này cũng phần nào đóng góp vào hệ thống lý luận ngành khoa học truyền thông đại chúng tại Việt Nam, nhất là mảng nghiên cứu về tác động của truyền thông hiện đại Đây là mảng nghiên cứu rất quan trọng, song tới nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức
Về giá trị thực tiễn, thứ nhất trên cơ sở khảo sát thực tiễn có sự so sánh đối chiếu, đề tài chỉ ra thực trạng của việc sử dụng, tiếp nhận mạng xã hội ở giới trẻ Đề tài cũng đưa ra những mặt tích cực cũng như hạn chế, những tác động nhiều chiều của mạng xã hội đối với người dùng mà điển hình là giới trẻ, những thay đổi trong việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin của họ sau khi sử dụng mạng xã hội
Thứ hai, luận văn đưa ra những thách thức mà báo chí truyền thống phải đối mặt và đề xuất những định hướng cho sự phát triển của báo chí truyền thống trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhóm công chúng trẻ
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm ba chương như sau:
- Chương 1: Mối quan hệ giữa truyền thông xã hội, báo chí và công chúng
báo chí
- Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng mạng xã hội và những tác động
của mạng xã hội đối với giới trẻ
- Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất đối với báo chí trong bối cảnh
truyền thông xã hội
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương mục trên
Trang 20CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, BÁO
CHÍ VÀ CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Mạng xã hội, truyền thông xã hội, báo chí
1.1.1.1 Mạng xã hội
Nếu sử dụng từ khóa “mạng xã hội” và tìm kiếm từ khóa đó trong Google,
sẽ nhận được khoảng 253 triệu kết quả Điều đó khẳng định rằng cụm từ mạng xã hội là cụm từ rất quen thuộc trong thế giới của những người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay Nhưng để định nghĩa mạng xã hội là gì, tính năng và những
ưu điểm của mạng xã hội thì hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, bản thân cụm từ “social network” cũng có rất nhiều tranh cãi trong cách chuyển ngữ chính xác
Từ điển Bách khoa Wikipedia định nghĩa về mạng xã hội như sau: “Mạng
xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian” [40]
Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích
cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm Khái niệm này gây ra rất nhiều tranh luận vì khái niệm tập trung vào vấn đề coi mạng xã hội là sự kết nối những người có chung sở thích, mục tiêu và họ là những kiến tạo nội dung của mạng xã hội Quan điểm đó khiến có ý kiến cho rằng nên đổi thành thuật ngữ là “mạng giao lưu” cho đúng với ý nghĩa và mục đích của social network
Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại
học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ
chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội” [19]
Theo cách định nghĩa đơn giản này, mạng xã hội là một tập hợp người
hoặc các tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua
Trang 21mạng máy tính Như vậy trái với cách hiểu của nhiều người mạng xã hội là mạng máy tính lớn, nhiều thành viên, mạng xã hội đơn giản là hệ thống của những mối quan hệ con người với con người, trên bình diện đó, bản thân Facebook, Youtube hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội
Một định nghĩa khác về mạng xã hội cũng nhận được nhiều sự quan tâm và
đồng tình đó là định nghĩa của PGS.TS Vũ Duy Thông: “Mạng xã hội là dịch vụ kết
nối các thực thể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm mạng nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian” [36]
Mô tả dễ hiểu hơn, đó là một bộ phận của Internet được hình thành từ sự kết hợp tự nguyện những blog, website của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có cùng sở thích, mục đích
Trong chương 1 Nghị định 97/2008/NĐ – CP, điều 3 – khoản 14 định
nghĩa về mạng xã hội như sau: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung
cấp cho cộng đồng rộng rãi, người sử dụng khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ
và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật
ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương
tự khác” [22]
Tổng hợp, xâu chuỗi lại các cách hiểu trên về mạng xã hội, có thể đưa ra
một định nghĩ chung về mạng xã hội như sau: Mạng xã hội là một xã hội ảo với
hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên
đó Mạng xã hội là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh…nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mạng và mang những giá trị xã hội nhất định
Với những tính năng của mình, mạng xã hội đã đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc
Trang 22tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
1.1.1.2 Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội (Social Media) là một thuật ngữ để chỉ một cách thức
truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập
trung các thông tin có giá trị của những người tham gia
Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360) hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video – YouTube)
Truyền thông xã hội ra đời với mục đích dân chủ hoá, xã hội hoá thông tin, tăng cường sự tương tác giữa người đăng tải và người tiếp nhận thông tin Cho phép các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng cùng chia sẽ, cùng sáng tạo, cùng trao đổi và cùng chỉnh sữa các nội dung thông tin được đăng tải bởi người dùng (user-generated contents) Mỗi người sử dụng sẽ vừa là người viết, người nói, người nghe và người đọc
Truyền thông xã hội được phát triển chủ yếu trên nền tảng web và gần đây
là trên các thiết bị di động thông minh Với cách hiểu là công cụ trao đổi, chia sẽ thông tin giữa một nhóm người thì thực tế chúng đã ra đời từ rất lâu từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước Đánh dấu bởi sự xuất hiện của mạng forum đầu tiên (usenet) và nền tảng xuất bản blog đầu tiên (weblog) Truyền thông mạng xã hội bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ của mình vào đầu những năm 2000, với sự ra đời của các mạng xã hội đầu tiên (khác xa những
gì bạn thấy hiện nay) Truyền thông xã hội vẫn đang phát triển liên tục và ngày càng phong phú, phức tạp hơn
1.1.1.3 Báo chí
Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng ngày và tác động,
chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội “Báo chí là thiết chế xã hội đặc thù, là
tiểu hệ thống gồm các loại hình đa dạng, phong phú (báo, tạp chí, đài phát
Trang 23thanh, truyền hình, các hãng thông tấn và dịch vụ thông tin…) Báo chí gồm chỉnh thể các hình thức hoạt động đồng bộ tạo nên hiệu quả của sự vận hành Đó
là hoạt động chính sách thông tin; quan hệ với các tổ chức xã hội; nghiên cứu khoa học, đào tạo; là hoạt động thu thập và xử lý thông tin, sáng tạo tác phẩm đơn lẻ và sản phẩm hoàn chỉnh” [9,tr.24]
Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, các loại hình báo chí lần lượt
ra đời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng, từ báo in, phát thanh đến truyền hình và gần đây nhất là sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử
1.1.3 Giới trẻ
Thuật ngữ “giới trẻ” được dùng trong luận văn này được định nghĩa bởi hai yếu tố sau: Thứ nhất, đây là những người có độ tuổi từ 15 – 25 (độ tuổi có rất nhiều biến động về tâm lý và sinh lý, là khoảng thời gian tạo dựng những nền tảng quan trọng cho sự trưởng thành); Thứ hai, đây là những người mang trong mình những đặc điểm: trẻ, có tri thức và năng lực sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm đến vấn đề chính trị xã hội
Theo tác giả nhận định thì đây là nhóm công chúng trẻ lớn lên hoặc ra đời
và lớn lên cùng sự du nhập và phát triển của mạng xã hội tại Việt Nam Nhóm công chúng này dù trực tiếp hay gián tiếp đều bị ảnh hưởng từ sự phát triển của mạng xã hội nói riêng và các công nghệ số nói chung
1.2 Truyền thông xã hội và công chúng của truyền thông xã hội
1.2.1 Sự hình thành, phát triển của mạng xã hội và truyền thông xã hội
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù mới ra mắt gần đây khi đã hội tụ đầy
đủ các điều kiện nền tảng cơ sở nhưng thực chất “tổ tiên” của mạng xã hội đã
Trang 24xuất hiện từ khá lâu Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra từ những năm 70 của thế kỉ trước Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi giữa hai chiếc máy tính nằm cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy
ký tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím chuẩn hiện nay “QWERTYUIOP”
Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng Hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động Ngoài ra, những trình duyệt sơ khai thời kì đầu cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua USENET, một trong số những nền tảng BBS đầu tiên
Tuy nhiên cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới hình thành những mạng xã hội đầu tiên Mở đầu cho kỷ nguyên mạng xã hội là vào năm
1995 với sự ra đời của trang Classmate.com Tại thời điểm năm 1995 mạng xã hội này đã có tới 50 triệu người dung Đây là một con số kỉ lục khi mà trong thời
kì đó Internet vẫn còn rất sơ khai
Hai năm sau là sự ra đời của 2 trang Care2.com và Opendiary.com nhằm đối trọng với Classmate Nhưng tới năm 1999 mới đánh dấu sự bùng nổ về mạng
xã hội với 5 trang mạng xã hội được ra đời: Xanga.com, Kiwwibox.com, LiveJournal.com, BalckPlanet.com và Vampirefreaks.com
Năm 2002, trang mạng xã hội nổi tiếng Friendster xuất hiện Đây được coi
là tên tuổi tiên phong hỗ trợ kết nối và chia sẻ trực tuyến giữa những người thân sống ở đời thực Friendster hoạt động dựa vào chính người dùng và có tới 3 triệu người tham gia sau 3 tháng đầu ra mắt Trung bình cứ 126 người dùng Internet có một người có mặt ở đây
Tuy nhiên, chỉ sau một năm - năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên
có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD Phiên bản đầu tiên của MySpace chỉ được thiết kế trong vòng đúng 10 ngày
Trang 25Tiếp ngay sau đó , là sự ra mắt của các mạng xã hội khác như Tribe net, LinkEdin, Classmate.com, Jaiku, NetLog…
Vào tháng 2 năm 2004, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày
Hai năm sau, “tiểu” blog Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mạng xã hội Được xem như cách thức đơn giản nhất để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ trạng thái của mình với bạn bè và những ai quan tâm Kỷ lục của Twitter đạt được khi trâ ̣n bóng đá giữa Nhâ ̣t Bản
và Đan Mạch tại vòng chung kết World Cup 2010, đã có trung bình 3282 tweet đươ ̣c đăng tải trong 1 giây Twitter xuất hiện vào tháng 3-2006 trong một dự án nghiên cứu và phát triển của trang web tìm kiếm Odeo, công ty có trụ sở tại San Francisco Tháng 2-2009, Twitter được xếp là mạng xã hội lớn thứ ba thế giới, sau Facebook và MySpace, với số thành viên lên đến 6 triệu và số người truy cập hằng tháng tới 55 triệu
Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp Đây cũng là năm Facebook vượt mặt MySpace để trở thành mạng xã hội số một thế giới Cả hai đều trở nên phổ biến hơn hẳn vượt mặt người tiền nhiệm Friendster
Thống kê cho thấy, hiện nay Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng người dùng đông nhất, vào khoảng 600 triệu, trong khi cả Friendster
và Myspace đều có dấu hiệu chững lại Twitter đang yếu thế trước Facebook, nhưng cũng đã đã vượt qua Friendster từ lâu và vẫn đang tiếp tục chinh phục Myspace
Tới thời điểm hiện tại các trang web xã hội vẫn tiếp tục tăng Đã có hàng trăm các mạng xã hội khác nhau như Facebook, Cramster, Internship Ratings,
Trang 26Twitter, Remember the Milk, Gradefun…Tuy nhiên người dùng hầu như chỉ sử dụng các trang nổi tiếng như Facebook, Youtube, Twitter, Myspace
Ở Việt Nam, Mạng xã hội được đề cập nhiều và trở thành một trào lưu thực sự là khi Yahoo! Đóng cửa dịch vụ blog 360 vào tháng 7-2009 Sau khi Yahoo cho ngừng sử dụng dịch vụ Blog 360, mạng xã hội Facebook trở thành ông hoàng ở thị trường mạng xã hội Việt Nam Theo thống kê của Facebook, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ mạng xã hội này tăng nhanh nhất trên thế giới tới tỉ lệ tăng 26,5% mỗi tháng Cũng trong thời gian này, Facebook lần đầu tiên đã lọt vào top 10 trang web được truy cập nhiều nhất Việt Nam (theo bảng đánh giá của Alexa) và vẫn tiếp tục nằm trong top 10 cho tới tận thời điểm này
Trước sự xâm chiếm và thống lĩnh của Facebook ở Việt Nam thì các nhà mạng Việt Nam cũng có những chiến lược để thích nghi mới Cuối năm 2009 mạng xã hội ZingMe của Công ty VinaGame ra mắt và thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng Lượng thành viên gia tăng chóng mặt và gắn bó chặt chẽ với những tính năng giải trí của Zing: âm nhạc, video clip, game trực tuyến, bên cạnh chia sẻ ảnh và blog, lập nhóm và chat trực tuyến
Ngoài hai trang mạng xã hội lớn là Facebook và Zing Me thì ở Việt Nam còn một số trang mạng xã hội cũng nhận được sự quan tâm lớn của những người
sử dụng mạng xã hội là Yume (www.yume.vn) và Tầm Tay (www.tamtay.vn )
Ngày 19-5-2010, một mạng xã hội đầu tiên tại Việt Nam và ASEAN có thể hội tụ số trên cả ba thiết bị đầu cuối là máy tính, tivi và điện thoại di động xuất hiện Đó là Mạng Việt Nam - Go.vn (www.goOnline.vn) do Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC phát triển đã chính thức ra mắt phiên bản thử nghiệm Phiên bản thử nghiệm Go.vn đã xây dựng 34 phân hệ cho người dùng, tập trung vào các nhóm phân hệ giao tiếp, giải trí, giáo dục, game, kinh doanh, thanh toán
Đến nay, Zing Me thu hút khoảng 6,8 triệu thành viên và Go.vn có khoảng
2 triệu thành viên Tuy nhiên, vượt qua nhiều tên tuổi khác, Facebook và Zing
Me vẫn là hai mạng xã hội thu hút được nhiều người Việt tham gia nhất
Trang 27ComScore - một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp Marketing trực tuyến vừa công bố báo cáo về thị trường trực tuyến tại Việt Nam và Châu Á Theo số liệu của ComScore, mười trang mạng xã hội thu hút nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam là Zing Me, Facebook, Yahoo! Pulse, Tamtay.vn, banbe.net, KST.vn, Yeulaptop.com, Cyworld, Yo88.com và Twitter.com Trong 30 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện có 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội Đa số người sử
dụng mạng xã hội là những người trẻ, nằm trong độ tuổi 15-34 (chiếm 71%)
Cũng theo một thống kê toàn cầu của Google công bố tháng 8/2010, tại Việt Nam Zing Me có 6,1 triệu người sử dụng, chiếm xấp xỉ 20% tổng số người dùng Internet Việt Nam; Yume.Vn có 2,9 triệu người dùng; Facebook.com có 2,6 triệu người dùng và ngày càng thu hút đông đảo cộng đồng mạng sử dụng từ học sinh, sinh viên, doanh nhân, doanh nghiệp…
1.2.2 Cơ chế tác động của truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội tác động dựa trên cơ chế lan truyền (copy và phát tán), từ người này sang người khác có cùng nhóm sở thích, hiệu quả được tích lũy theo thời gian (được lưu trên các web) Truyền thông xã hội được xây dựng
dựa trên nền tảng của sự kết nối (Friends, Like, Share…) Ở đó diễn ra một quá
trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất
Facebook, Youtube, Twitter, Google+ đã trở nên quá quen thuộc với người dân trên khắp thế giới, thu hút hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người sử dụng, tạo ra một cộng đồng cực kỳ lớn, với tốc độ lan tỏa thông tin khủng khiếp Ngay cả những trang thông tin điện tử, một loại hình báo chí mới, đôi khi cũng thua kém mạng xã hội trong việc lan tỏa thông tin, ít nhất dưới góc độ thời gian Chỉ cần một vài thiết bị cá nhân phổ biến như điện thoại thông minh hay máy tính bảng, thông tin và hình ảnh về một sự kiện hay nhân vật nào đó sẽ nhanh chóng và dễ dàng được đưa lên Internet Trong một cộng đồng có số lượng người dùng lớn, kết nối dễ dàng với nhau, thông tin này lan truyền với tốc độ chóng mặt, đến khắp nơi trên thế giới
Trang 28Truyền thông xã hội không phải là truyền thông đại chúng nên cơ chế tác động của chúng cũng khác nhau Truyền thông xã hội hoạt động dựa trên ba yếu tố: sự tham gia, kết nối và mối quan hệ, nó là kênh truyền thông hai chiều, có tính tương tác và chọn lọc rất cao Nhờ vào lượng thành viên khổng lồ, có sự kết nối và đối thoại mà những thông tin được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội có sức tác động nhanh và mạnh mẽ đến công chúng
1.2.3 Công chúng của truyền thông xã hội và công chúng báo chí truyền thống
1.2.3.1 Công chúng của truyền thông xã hội
Giống với truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội cũng có công chúng (người sử dụng) của mình Trong khi công chúng của truyền thông đại chúng cổ điển gắn với những cộng đồng xã hội hiện thực, thì công chúng của truyền thông xã hội gắn với cộng đồng ảo Khái niệm cộng đồng hiện thực gắn với những đặc điểm chung của những cá nhân hiện thực (có nhân dạng xác thực) cùng chia sẻ một không gian địa lý, hoặc có chung đặc điểm chủng tộc, tôn giáo,
v.v., thì cộng đồng ảo (virtual community) là một tập hợp của những Biệt danh
(nick hoặc nickname) gắn với các nhân dạng (thực hoặc giả) trên không gian số Các chủ thể ẩn sau nick, không nhất thiết có một đặc điểm chung về không gian địa lý như các cộng đồng xã hội thực nhưng họ có thể chia sẻ những sở thích hoặc mối quan tâm chung Thông thường, số lượng nick được tạo ra sẽ lớn hơn nhiều so với số lượng các chủ thể tạo ra nó Nhưng mặt khác, các nick là hiện thân và được quản lý và được điều khiển bởi những con người hiện thực Thông qua các nick tương tác, các quan hệ ảo, những cá nhân vẫn tiếp nhận, cung cấp thông tin, biến đổi nó để đạt được mục đích của mình Chính vì vậy, xét đến cùng, nếu bỏ qua mọi tính ảo của cộng đồng sử dụng truyền thông xã hội, công chúng của truyền thông xã hội vẫn có tính hiện thực và đặc biệt được thể hiện rõ ràng hơn qua quá trình hiện thực hóa các quan hệ ảo (khi chủ thể của nick này tìm kiếm thông tin bổ sung để làm rõ nhân dạng của nick khác và ngược lại, hoặc tiến hành các hình thức tương tác thông thường như gọi điện, gặp mặt trực tiếp)
* Một số đặc trƣng của công chúng trong truyền thông xã hội
Quy mô
Trang 29Cũng như mọi phương tiện truyền thông đại chúng khác Truyền thông
xã hội cũng có công chúng của mình Theo số liệu thống kê, tính đến nay, có trên 35% dân số Việt Nam sử dụng Internet, chưa kể trên 19 triệu sử dụng Internet trên điện thoại di động, trong đó có 8,5 triệu dùng mạng xã hội Facebook [49] Những người này đều là công chúng thực của truyền thông xã hội Kết quả nghiên cứu của comScore công bố tại buổi hội thảo “Mạng xã hội – nền tảng mở” (2011) đã cho thấy, trong số những người sử dụng Internet tại Việt Nam thì
có 87,5% người dùng đã và đang sử dụng các trang mạng xã hội Một số mạng xã hội được nhiều người dùng nhất như Youtube, Facebook, Zing Me, Google Plus, trang Go.vn [26] Nếu tính tất cả các hình thức của truyền thông xã hội thì số người sử dụng ở Việt Nam sẽ là hàng chục triệu người
Phân loại công chúng
Đặc điểm công chúng của truyền thông xã hội phụ thuộc vào tính chất của quan hệ ảo giữa các chủ thể trong đó Theo một số phân loại [48], có những dạng nhóm công chúng căn cứ theo mức độ tham gia của họ vào truyền thông xã hội như sau:
Nhóm 1: Người theo dõi thầm lặng ( có tác giả gọi là Nhóm thụ động) Những người này thích phương tiện truyền thông xã hội, nhưng ít khi tham gia vào các quá trình của nó
Nhóm 2: Người click “like” thông thường Nhóm này tích cực hơn nhóm
1 một chút Họ có thể thích truyền thông xã hội, có thể nhắc lại nội dung bài đã đăng tải để gia đình, bạn bè có thể tiếp nhận
Nhóm 3: Những người tìm kiếm các giao dịch, thỏa thuận như tìm kiếm các sự kiện, các giao dịch mua bán, nơi chốn, ăn, nghỉ, v.v
Nhóm 4: Những khách hàng/người sử dụng không hài lòng Những người này bày tỏ sự không hài lòng với những vấn đề, bài đăng tải
Nhóm 5: Nhóm nói xấu/chém gió tiêu cực Nhóm này thường ra nhiều những bình luận, ý kiến, tung tin đồn nói xấu, tiêu cực trên truyền thông xã hội
về cá nhân/tổ chức/thảo luận Thậm chí về cả những vấn đề không liên quan đến chủ đề thảo luận
Trang 30Nhóm 6: Thủ lĩnh, người thường bình luận, click “like”, nhắc lại và chia
sẻ các bài đã đăng tải
Nhóm 7: Người hâm mộ trung thành: họ giới thiệu các phương tiện truyền thông xã hội với bạn bè và gia đình, họ bảo vệ chúng trước các nhóm nói xấu/bình luận tiêu cực
Trong báo cáo Netcitizens Việt Nam 2011 của Cimigo đã chỉ ra những mục đích của việc sử dụng những trang mạng xã hội [1] Theo báo cáo này, mong muốn “luôn luôn” kết nối với bạn bè, mở rộng quan hệ là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy cá nhân sử dụng mạng xã hội (chiếm 72%) Những lý do liên quan đến việc thiết lập và duy trì các quan hệ trên mạng xã hội vượt trội hơn so với những lý do liên quan đến việc cập nhật thông tin, mở rộng hiểu biết (14%) hay giải trí (10%) Từ đó, bên cạnh 7 nhóm công chúng trên đây, theo tôi, có thể
bổ sung thêm 3 nhóm sau:
Nhóm 8: Nhóm tìm kiếm thông tin Những người này thường có tính chọn lọc, phê phán với những thông tin họ tiếp nhận được, họ không dễ tin theo
Nhóm 9: Nhóm giải trí Nhóm này thuần túy chỉ giải trí với các nội dung trên truyền thông xã hội
Nhóm 10: Nhóm kết bạn Mục đích của nhóm này thực chất chỉ tìm kiếm các kết nối bạn bè thông qua các phương tiện truyền thông xã hội
Ngoài ra, cũng có những phân loại khác, gồm các nhóm Sáng tạo, Phê bình, Sưu tập, Gia nhập, Khán giả và Thụ động
Cơ cấu xã hội
Đặc điểm cơ cấu xã hội của công chúng trong truyền thông xã hội là trẻ tuổi, có học vấn cao, đa dạng nghề nghiệp nhưng gắn liền với các nghề lao động hành chính, trí óc nhiều hơn Báo cáo Netcitizens Việt Nam 2011 [1] chỉ rõ, đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội chủ yếu là người có độ tuổi từ 15 – 24 tuổi Những người này thường có số lần xem diễn đàn, blog hay mạng xã hội cao hơn 50% so với nhóm tuổi từ 25 trở lên Trong đó, nam giới thường tham gia các diễn đàn nhiều hơn nữ giới
Trang 31Phân tích một số kết quả nghiên cứu của Hoa Kì cho thấy, các nhóm công chúng của truyền thông xã hội như Sáng tạo, Gia nhập, Khán giả thường là nhóm công chúng trẻ dưới 30 tuổi Nhóm theo dõi thầm lặng, hay Thụ động thường rơi vào nhóm những công chúng của truyền thông xã hội từ 40 tuổi trở lên Nhóm Sưu tập, những người hay tập hợp các đường link, các file video, các câu chuyện, các hình ảnh để chia sẻ với những nick khác khá dàn đều theo cơ cấu tuổi Tức là công chúng ở độ tuổi nào cũng có thể làm việc này, chứ không đặc trưng theo độ tuổi Những người thuộc nhóm “thích phê phán” trên truyền thông
xã hội là những nhóm trẻ, chủ yếu là từ 20-30 tuổi Đây là lứa tuổi đầy nhiều nhiệt huyết, mới tiếp nhận thông tin mới, quan điểm, lý luận mới nhưng chưa có nhiều trải nghiệm thực tiễn, cho nên thể hiện ý kiến của mình theo ý kiến dưới danh nghĩa “phản biện” [50]
Lòng tin trong công chúng
Chất lượng của quan hệ ảo ngoài việc phụ thuộc vào tính bền vững hay lỏng lẻo giữa các chủ thể, nó còn phụ thuộc vào mức độ tin tưởng giữa các chủ thể Lòng tin của chủ thể trong các quan hệ trên mạng được nhìn nhận từ hai phía: từ phía người cung cấp và từ phía người tiếp nhận Nhìn từ phía người cung cấp, mức độ chia sẻ thông tin trên mạng Internet của các chủ thể gắn với những hiểu biết của họ về những rủi ro liên quan đến việc tiết lộ thông tin cá nhân Hersberger cùng các cộng sự (2007) đã chỉ ra điều kiện để một cá nhân muốn chia sẻ thông tin gồm: (1) cá nhân cần một lý do cho việc chia sẻ thông tin; (2) cá nhân cảm thấy thoải mái khi tham gia hoặc rút lui trong các mối quan hệ khi họ chia sẻ thông tin; (3) cá nhân có thời gian; (4) cá nhân sẽ chia sẻ thông tin khi họ nhận thấy những người xung quanh trở nên gần gũi hơn Tuy nhiên cần nhấn mạnh lại rằng, các thông tin thường được chia sẻ lại một cách độc lập, tách biệt khỏi nhân dạng thực của chủ thể, thông qua các nick và nhân dạng mà rất khó để xác định được là giả (faked identification) hay là thực Cho nên, dù thông tin từ phía cung cấp là thực, nhưng chưa chắc nó đã được tiếp nhận như là xác thực, nếu người tiếp nhận thiếu tin tưởng vào nick tương tác của chủ thể
Trang 32Nhìn từ góc độ người tiếp nhận thông tin, cũng có thể có ba tình huống: (i) tin vào những gì được cung cấp; (ii) không tin vào những gì được cung cấp và chỉ xem nó như một “trò chơi”; (iii) nửa tin nửa không Tùy theo kinh nghiệm, sự trải nghiệm của các chủ thể, họ sẽ có chiến lược riêng cho sự tin tưởng của mình Tâm lý “thực chứng” khiến cho cá nhân thường chỉ tin vào những gì trực tiếp cảm nhận được qua chính các giác quan của mình Bên cạnh đó các chủ thể cũng
dễ tin hơn vào thông tin được cung cấp nếu nó được xem như “vô hại” Nói cách khác, lòng tin giữa các công chúng trong cộng đồng ảo chính là yếu tố quan trọng
để hiện thực hóa các quan hệ giữa các công chúng trong không gian số, trở thành những quan hệ xã hội trong đời sống thực
1.2.3.2 Những tương đồng và khác biệt giữa công chúng của truyền thông xã hội và công chúng của báo chí truyền thống
Như đã trình bày, trong khi công chúng của truyền thông xã hội gắn với cộng
đồng ảo (là một tập hợp của những Biệt danh (nick hoặc nickname) gắn với các nhân
dạng (thực hoặc giả) trên không gian số) thì công chúng của truyền thông đại chúng
cổ điển gắn với những cộng đồng xã hội hiện thực, tức là gắn với những đặc điểm chung của những cá nhân hiện thực (có nhân dạng xác thực) cùng chia sẻ một không gian địa lý, hoặc có chung đặc điểm chủng tộc, tôn giáo, v.v.,
“Công chúng báo chí có thể được hiểu là quần thể dân cư hay nhóm đối
tượng mà báo chí gây ảnh hưởng hoặc hướng vào để gây ảnh hưởng Như vậy, công chúng báo chí được xem xét trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí, với
cơ quan báo chí và với nhà báo” [9] Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại,
công chúng báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng Thái độ và cách ứng xử với công chúng báo chí thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức của giới báo chí nói chung và mỗi nhà báo nói riêng Khả năng nghiên cứu, nắm bắt và hiểu biết đặc điểm, tâm tư nguyện vọng, mong đợi của công chúng thể hiện năng lực nghề nghiệp cơ bản và quan trọng hàng đầu của nhà báo Nhà báo viết, nói cho công chúng của mình Nhà báo giao tiếp với công chúng chủ yếu bằng sự kiện và vấn
đề thông qua tác phẩm Do đó, thực tiễn đã hình thành mối quan hệ nhà báo – tác
Trang 33phẩm - công chúng Công chúng có vị thế đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả tác động cũng như khách hàng – thị trường của mỗi cơ quan hay sản phẩm báo chí truyền thông
Có thể nói, sự xuất hiện của truyền thông kiểu mới như truyền thông xã hội tạo ra những thay đổi căn bản trong quan hệ xã hội giữa công chúng với nhà truyền thông Truyền thông xã hội là một dạng truyền thông tương tác, cho phép những người sử dụng nó tự làm người sản xuất tin, thực hiện chia sẻ, trao đổi thông tin và ý tưởng thông qua các quan hệ ảo và cộng đồng ảo Điều này có nghĩa là công chúng của truyền thông xã hội vừa là người tiếp nhận, vừa đồng thời là chủ thể sáng tạo và phát thông tin, trong khi đó, công chúng của báo chí thì nhìn chung vẫn chỉ được nhìn nhận là nguồn tiếp thông tin chứ chưa phải là nguồn phát hay tạo lập thông tin Nếu như trước đây, sự xuất hiện của truyền hình, một phương tiện truyền thông cổ điển đã làm cho các cá nhân tách mình khỏi đời sống xã hội, giam mình vào không gian riêng thì các phương tiện truyền thông xã hội, công nghệ di động lại làm cho các cá nhân luôn luôn được kết nối Nhưng, sự kết nối này có thể là kết nối trong sự cô lập (connected in isolation) Tức là, các chủ thể trong truyền thông đại chúng cổ điển là vô danh, không kết nối trong một tập hợp đại chúng (mass), trong khi đó, các chủ thể trong truyền thông xã hội, kết nối với nhau theo mạng lưới trong không gian số nhưng vẫn tồn tại cô lập với nhau trong không gian xã hội hiện thực
1.2.4 Thực trạng quản lý của nhà nước với truyền thông xã hội
Về mặt pháp lý, có thể nói truyền thông xã hội không phải là báo chí Blogger hay các thành viên của mạng xã hội không phải là nhà báo Mặc dù không phải là báo chí, nhưng trong thực tế, mang xã hội tương đồng với các hệ thống phương tiện truyền thông từ bản chất truyền thông của nó Với những ảnh hưởng mà truyền thông xã hội đem đến, nhà nước đã có những biện pháp quản lý cần thiết, cụ thể như sau:
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ [23], các trang thông tin điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ
Trang 3410 triệu đến 20 triệu đồng Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng
Điều 64 và 65 của Nghị định này còn có quy định trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng
Ngoài ra, trên mạng xã hội, các hành vi tuyên truyền phá hoại chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ
bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng
Bên cạnh đó, chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng [24], thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin điện tử trên Internet [25] Đây là một Nghị định rất quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý, động lực thúc đẩy phát triển Internet, cung cấp dịch vụ trên Internet và trên các trang mạng xã hội
Mặc dù đã có những biện pháp quản lý mạnh mẽ và cụ thể, tuy nhiên công tác quản lý truyền thông xã hội của nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế Truyền thông xã hội là lĩnh vực đặc thù có sự phát triển nhanh, mạnh, gắn liền với sự phát triển của thế giới Vì vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực này cũng đòi hỏi phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển và yêu cầu quản lý Ðến nay hệ thống văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng xã hội đã được bổ sung, hoàn thiện đáng kể Tuy nhiên hệ thống các văn bản về
Trang 35quản lý nội dung thông tin điện tử trên mạng xã hội vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu các quy định cụ thể để phân định rõ ràng, chính xác các hành vi vi phạm pháp luật Việc xây dựng quy định, chính sách chưa theo kịp sự phát triển
Vấn đề khó khăn trong việc áp dụng chính sách pháp luật là do tính chất không biên giới của mạng xã hội Một hành vi trên mạng xã hội có thể vi phạm pháp luật của một nước, nhưng lại là được phép ở một quốc gia khác, vì vậy việc xử lý vi phạm, yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai trái trên môi trường mạng cũng bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia đó
Hiện nay, việc xác định và xử lý công khai nội dung sai phạm vẫn do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, chủ yếu dựa vào các quy định định tính, chưa
cụ thể về hành vi sai phạm, của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; chưa có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan Vì vậy, việc đưa ra quyết định của cơ quan chức năng hay bị cho là có tính áp đặt chủ quan, không khách quan Nhiều trường hợp bị lợi dụng kích động, gây khó khăn cho việc tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội; tạo ra áp lực lớn cho cơ quan chức năng, nhất là đối với những thông tin nhạy cảm về chính trị, đối ngoại mà dư luận quốc tế đang quan tâm
Vì vậy trong nhiều trường hợp, các đơn vị thực thi còn khó khăn khi quyết định hình thức xử lý, nhiều trường hợp không dám công khai biện pháp xử lý do
có yếu tố nhạy cảm, nên chưa đề cao tính răn đe Công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý sai phạm tuy đã được tăng cường nhưng năng lực bộ máy thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, rất thiếu về số lượng thanh tra chuyên ngành; năng lực kỹ thuật xử lý, ngăn chặn thông tin sai phạm từ các máy chủ đặt tại nước ngoài còn nhiều bất cập Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đạt được hiệu quả răn đe cần thiết
1 2 5 Diện mạo của mạng xã hội hiện nay và vài nét về Facebook và Youtube
1.2.5.1 Diện mạo của mạng xã hội hiện nay
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut
Trang 36và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay
Cuối năm 2011, theo thống kê hơn 1 tỉ người sử dùng Internet trên toàn cầu đăng ký ít nhất một mạng xã hội Trong đó :
Facebook : 800 triệu người dùng, cứ 20 phút thì có 6 triệu post được gửi
đi, 3 triệu bức ảnh và 11 triệu bình luận (comment) được đăng tải, mỗi người dùng trung bình có 120 bạn
Twitter : 200 triệu người dùng, 250 triệu tweet được đăng tải mỗi ngày
Google+ : 50 triệu người dùng
Tumblr : 30 triệu blogs
LinkedIn : 130 triệu người dùng
Flickr : 3500 bức ảnh được tải lên mỗi phút
Youtube : cứ 4 phút có 100 giờ video được tải lên
Theo nghiên cứu của eMarketer [5], lượng người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu hiện nay chiếm khoảng 22% tổng dân số toàn cầu Số người này đăng nhập vào các trang mạng xã hội ít nhất 1 lần/tháng trong năm 2013 Cũng theo nghiên cứu này, con số người dùng mạng xã hội trong năm nay đã tăng 14.2% so với cùng thời điểm này năm ngoái Dự báo, đến năm 2017, lượng người truy cập mạng xã hội hàng tháng sẽ tăng lên 2,33 tỷ người
1.2.5.2 Vài nét về Facebook và Youtube
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường hợp và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng
Trang 37Facebook ra đời tháng 2 năm 2004, được sáng lập bởi Mark Zuckerberg, một sinh viên của đại học Havard danh tiếng Ban đầu, Facebook là mạng xã hội được sử dụng trong trường Havard, nhưng nó đã phát triển nhanh chóng trở thành mạng lưới kết nối hơn 30 trường đại học khác nhau, giúp cho các sinh viên chia sẻ thông tin, kết bạn với các sinh viên khác Thành công ngoài sức tưởng tượng của Facebook đã khiến Zuckerberg quyết định thành lập công ty, kêu gọi đầu tư và mở rộng mạng lưới phát triển khắp các trường trên nước Mỹ cũng như toàn cầu
Trụ sở chính: Palo Alto, California, United States
Mùa thu năm 2007, Facebook vượt ngưỡng 50 triệu thành viên, trong đó mỗi tuần họ lại tiếp đón thêm 1 triệu thành viên mới Đến giữa năm 2009, lượng thành viên của Facebook đã vượt ngưỡng 300 triệu người, tháng 4 năm 2012 Facebook thông báo cho biết số lượng thành viên mà mạng xã hội này đạt được
đã lên đến 901 triệu thành viên và trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook không chỉ duy trì vị thế độc tôn tại Mỹ mà hàng triệu trăm người trên khắp thế giới cũng đam mê chia sẻ trên mạng xã hội này Giá trị của Facebook hiện nay khoảng 15 tỷ đôla, được sự đầu tư của hàng chục tổ chức tài chính, quỹ, công ty công nghệ, kể cả Microsoft
Facebook không chỉ đơn thuần tạo nên một mạng xã hội của thế giới, mà còn thay đổi và làm nên một kỷ nguyên mới của Internet toàn cầu Facebook giờ đây còn trở thành cầu nối của các trang mạng lớn, trở thành câu chuyện chính trị của nhiều quốc gia và trở thành kịch bản của kiệt tác được đề cử Oscar: The Social Network Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Facebook đã phát triển một cách đáng ngạc nhiên Và ngày nay, nó hiện diện trên bản đồ Internet thế giới với tư cách mạng xã hội phổ biến nhất Thậm chí ở rất nhiều quốc gia, Facebook đứng trong danh sách những trang web được truy cập hàng đầu
* Trung bình một người sử dụng Facebook có:
- 130 người bạn trong danh sách
- 8 lời mời kết bạn gửi đi trong một tháng
Trang 38- 15 tiếng 33 phút sử dụng Facebook mỗi tháng
- Truy cập vào Facebook.com khoảng 40 lần một tháng
- Kết nối tới khoảng 80 trang nhóm, event khác nhau
- Tạo ra khoảng 90 nội dung (status, ảnh, link…) trên wall mỗi tháng
- 200 triệu người truy cập Facebook bằng điện thoại di động mỗi ngày
- Trong một tháng, trung bình Facebook sở hữu khoảng… 770 tỉ lượt truy cập Tại Việt Nam, theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 của hãng nghiên cứu thị trường Cimigo [1], Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất đối với người sử
dụng Internet ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2010 Bản báo cáo này chỉ ra rằng, năm
2010, 70% số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viên của Facebook, tăng mạnh so với năm 2009 chỉ có khoảng 47% Mạng xã hội Zing Me đã tăng gấp
3 lần trong vòng 1 năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng mạng xã hội Yahoo 360 Plus đứng ở vị trí số 3, thu hút được khoảng 12%
người sử dụng mạng xã hội, giảm khoảng 1% so với năm 2009
Từ năm 2009 cho đến hết năm 2010, Facebook vẫn là mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam Năm 2009, 47% số người sử dụng mạng xã hội là thành viên của Facebook, con số này tăng lên gần 70% vào năm 2010
Youtube
YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip YouTube do ba nhân viên cũ của PayPal là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005
Dịch vụ đặt tại San Bruno, sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình
TV và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như videoblogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý
Vào tháng 10 năm 2006, Google đã thông báo đạt được thỏa thuận để mua lại công ty này với giá 1,65 tỷ dollar Mỹ bằng cổ phiếu Google Thỏa thuận được
ký kết vào ngày 13 tháng 11 năm 2006 Người dùng không đăng ký vẫn có thể xem được hầu hết video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên số
Trang 39lượng video vô hạn Một số video chỉ dành cho người dùng trên 18 tuổi (ví dụ video có chứa những nội dung có khả năng xúc phạm) Việc tải nội dung khiêu dâm không được phép Những video có liên quan đến nhau, được xếp theo tựa đề
và thẻ đánh dấu, xuất hiện ở phía bên phải video đang xem Vào năm thứ hai của YouTube, trang web đã thêm vào những chức năng giúp tăng thêm những chức năng cho người dùng như tải lên những đoạn video „trả lời‟ và đăng ký nhận nội dung vắn tắt
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi thành lập, Youtube đã đạt được những thành công lớn Trong mùa hè năm 2006, YouTube là một trong những trang web phát triển nhanh nhất trong cộng đồng Web [52], và được xếp hạng thứ 5 trong những trang web phổ biến nhất trên Alexa, với tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn MySpace [37] Theo cuộc điều tra vào ngày 16 tháng 7 năm 2006, 100 triệu video clip được xem hàng ngày trên YouTube, cộng thêm 65.000 video mới được tải lên mỗi ngày
Theo số liệu thống kê của Youtube [38]:
Hơn 1 tỷ người dùng duy nhất truy cập YouTube mỗi tháng
Hơn 6 tỷ giờ video được xem mỗi tháng trên YouTube – tức gần một giờ đối với mỗi người trên Trái đất
100 giờ video được tải lên YouTube mỗi phút
80% lưu lượng truy cập YouTube đến từ ngoài Hoa Kỳ
YouTube đã được bản địa hóa sang 61 ngôn ngữ ở 61 quốc gia
Theo Nielsen, tại Hoa Kỳ, YouTube tiếp cận nhiều người lớn có độ tuổi từ
18 đến 34 hơn bất kỳ mạng cáp nào
Hàng triệu đăng ký diễn ra mỗi ngày Số người đăng ký hàng ngày tăng hơn
3 lần so với năm ngoái và số đăng ký hàng ngày tăng hơn 4 lần so với năm ngoái
Trang 40Những video được xem nhiều nhất trên Youtube tính đến ngày 08/11/2014
có thể kể đến như: “Charlie bit my finger – again !” với 795.119.717 lượt xem; Video âm nhạc “Gangnam Style” của PSY với 2.127.510.918 lượt xem; “Baby” của Justin Bieber – Ludacris với 1.107.125.425 lượt xem…
Tại Việt Nam, theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của trang nghiên cứu thị trường comScore [33], Youtube là trang web giải trí được truy cập nhiều nhất tại châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng Việt Nam cũng là quốc gia có lượng xem video trực tuyến lớn nhất tại khu vực Tính riêng tháng 3/2013 đã có đến 1,6 tỷ lượt xem video trực tuyến tại Việt Nam, 64% trong số đó xem thông qua Youtube
1.3 Mối quan hệ của truyền thông xã hội và báo chí truyền thống
1.3.1 Thông tin trên truyền thông xã hội không phải là báo chí
Truyền thông xã hội không phải là truyền thông đại chúng và báo chí truyền thống Truyền thông xã hội có những khác biệt rõ ràng so với báo chí truyền thống ở thông tin khách quan, chính xác … Trong khi các tin tức trên truyền thông xã hội thường tập trung vào những chủ đề mang tính giải trí, sinh hoạt cá nhân của giới ngôi sao, các tai nạn, sự cố, vụ án nhỏ lẻ trong đời sống thường ngày, không được kiểm chứng, có đính kèm các thông tin cảm xúc, đánh giá chủ quan của người đăng thì báo chí truyền thống chú trọng những tin tức tập trung vào những vấn đề thời sự, có tác động kinh tế - xã hội quan trọng, tính xác thực cao với ngôn ngữ báo chí chuẩn mực và đã được kiểm chứng
David S Broder, nhà báo người Mỹ từng được trao giải thưởng Pulitzer,
đã quả quyết: “Bạn không thể trở thành một nhà báo khi mà cả ngày chỉ ngồi
bên máy tính để tìm tư liệu viết tin bài Bạn phải ra ngoài, sục sạo các nguồn tin, phỏng vấn, điều tra…” các tin tức trên mạng xã hội hoặc được các thành viên
sao chép hoặc tổng hợp lại thông tin từ báo chính thống dưới góc nhìn cá nhân của họ, kèm các link dẫn để minh họa hoặc là những thông tin về mọi mặt cuộc sống được nhìn dưới góc độ cá nhân của các thành viên Họ không có nhiều nguồn khai thác tin và cũng không có sự bảo trợ của các hãng truyền thông lớn