1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 Luận văn ThS. ( Truyền thông đại chúng )

137 899 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Với đề tài này, tác giả có điều kiện thể hiện quan điểm của mình về một xu hướng mới của truyền hình Việt Nam ; về một phong cách truyền hình thực tế mới, lạ của kênh truyền hình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Xuân Sơn

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn “Phong cách truyền hình thực tế của

kênh VTV6” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, chƣa đƣợc công bố ở

bất cứ công trình khoa học nào Mọi luận cứ trong luận văn là xác thực

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Tuyết

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6” là kết quả

từ quá trình học tập, nghiên cứu của tôi tại trường Đại học khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian 2 năm

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn đến

cô giáo chủ nhiệm lớp Cao học Báo chí K16 và các thầy cô giáo đã giảng dạy

và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Dương Xuân Sơn, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tác giả luận văn trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Xin chân thành cảm ơn các anh chị biên tập viên các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 đã chia sẻ thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát đề tài Cảm ơn ban lãnh đạo công ty, bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình và đặc biệt là những người đã thầm lặng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn đề tài Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 vẫn còn nhiều thiếu sót Vì vậy, kính

mong các thầy, cô giáo và các anh chị làm nghề có kinh nghiệm đóng góp ý kiến để bổ sung giúp luận văn được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Tuyết

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ 12

1.1 Truyền hình thực tế 12

1.2 Phong cách và phong cách truyền hình 30

1.3 Phong cách của truyền hình thực tế và nhu cầu tiếp nhận của công chúng trẻ 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 45

Chương 2: PHONG CÁCH THỂ HIỆN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ CỦA KÊNH VTV6 (Thông qua khảo sát một số chương trình tiêu biểu) 47

2.1 Kênh VTV6 và hệ thống chương trình truyền hình thực tế 47

2.2 Phong cách thể hiện trong các chương trình truyền hình thực tế của VTV6 56

2.3 Ưu điểm trong phong cách tác phẩm truyền hình của VTV6 72

2.4 Đánh giá của công chúng về phong cách tác phẩm truyền hình của VTV6 73

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79

Chương 3: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRÊN KÊNH VTV6 81

3.1 Một số vấn đề trong việc xây dựng phong cách tác phẩm truyền hình hiện nay của VTV6 81

3.2 Một số khuyến nghị và giải pháp để phát triển các chương trình truyền hình hình thực tế trên kênh VTV6 89

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 96

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

VTV : Đài truyền hình Việt Nam

VTV6 : Ban thanh thiếu niên – Đài truyền hình Việt Nam

HTV : Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIẾU ĐỒ Danh mục bảng

Bảng 2.1: Mức độ xem truyền hình VTV6 của khán giả 74

Bảng 2.2: Lượng khán giả thấy sự khác biệt hoặc không khác biệt giữa 3 chương trình truyền hình thực tế đang khảo sát so với các chương trình truyền hình thực tế khác trên các kênh truyền hình VTV1, VTV3, YanTV…vv 75 Bảng 2.3: Nhận xét của khán giả về sự khác biệt của các chương trình khảo sát so với các chương trình truyền hình thực tế trên các kênh truyền hình khác 76 Bảng 2.4: Nguyên nhân khiến khán giả không xem các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 78

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 3.1: Khả năng tương tác với công chúng của các loại hình báo chí 95

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Truyền hình thực tế (Reality Television) đang là mô ̣t xu hướng phát triển tất yếu của truyền hình hiê ̣n đa ̣i nói riêng và ngành công nghiệp giải trí truyền thông nói chung Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của truyền hình hiện nay có thể thấy truyền hình thực tế đang chiếm một ưu thế khá lớn về thời lượng lên sóng, thể loại chương trình và đối tượng khán giả Những yếu tố mới lạ, hấp dẫn, tính tương tác cao, sự gia tăng quyền lực của khán giả trong các chương trình THTT

…là những ưu điểm nổi trội tạo nên sức hút của phương thức làm truyền hình mới này đối với công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ

Truyền hình thực tế đang là một xu hướng phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng trên toàn thế giới Ngành truyền hình cũng đã tạo lập những kênh

riêng chuyên chiếu các chương trình truyền hình thực tế như Zone Reality (Anh) và Fox Reality (Mỹ) Truyền hình thực tế thành công bởi nó ra đời và

vận dụng được những kỹ thuật công nghệ truyền hình mới nhất, những tư duy mới về xã hội hóa trong sản xuất truyền hình Và vì thế, truyền hình thực tế được xem là một hướng đi tích cực và đúng đắn của ngành truyền hình Có thể nói, ngành công nghiệp – dịch vụ truyền hình đang ngày một đổi thay không ngừng

do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu của khán giả Nếu không kịp thời đổi mới thì các chương trình truyền hình sẽ dần mất đi khán giả cũng như doanh thu

Nhận thấy tiềm năng và những ưu thế nổi trội của truyền hình thực tế, giữa những năm 2000, Kênh giải trí VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam đã sản xuất một số các chương trình truyền hình thực tế được mua bản quyền từ

nước ngoài như: chương trình “Khởi nghiệp” (2005), bản quyền của Dragon Dean (Mỹ); “Phụ nữ thế kỷ 21”, bản quyền của “21 st Century Woman” của Zeal Television; “Ước mơ của tôi”, bản quyền của chương trình “The Apprentice” của kênh NBC (Mỹ)…Mặc dù chưa tạo được những tiếng vang

Trang 9

lớn, nhưng những chương trình này bước đầu đã mang đến một cảm xúc mới cho công chúng truyền hình Việt Nam Từ năm 2010 đến nay, các chương trình truyền hình thực tế đã thực sự nở rộ và thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng Nếu 8 năm trước mới chỉ có 1 chương trình truyền hình thực tế lên sóng thì đến nay số lượng các chương trình truyền hình thực tế lớn và nhỏ

đã có đến vài chục chương trình thay nhau giữ sóng giờ vàng Không chỉ tăng

về số lượng mà các chương trình còn đa dạng hơn bởi các thể loại, từ âm nhạc cho đến thời trang, điện ảnh, người mẫu, mạo hiểm, nấu ăn…vv Nhìn vào lịch phát sóng giờ vàng của các đài lớn nhất như VTV1, VTV3, HTV7, có thể

thấy sự "thống trị" của truyền hình thực tế: Thứ sáu là Cuộc đua kỳ thú, Thứ bảy có Thử thách cùng bước nhảy của (HTV); trên sóng giờ vàng của Đài truyền hình Việt Nam, thứ bảy có The Voice Kids (VTV3), “Vũ điệu đam mê” (VTV3), Như chưa hề có cuộc chia ly (VTV1), chủ nhật là Đồ Rê Mí, The Voice …vv

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, không ít chương trình thực tế đã và đang bị chỉ trích, bị phê phán gay gắt bởi sự thái quá, lố bịch, dàn xếp kịch bản…bởi nhà đài và ban tổ chức chỉ chạy theo việc thỏa mãn thị hiếu mà bỏ qua những yếu tố khác như tính chân thât, khách quan cũng như tính định hướng, giáo dục Tuy nhiên, không vì thế mà độ hấp dẫn và sức lan tỏa của sản phẩm công nghệ truyền hình này bị giảm sút Điều đó được minh chứng thông qua sự tiếp diễn của các chương trình Truyền hình thực tế sau các mùa,

sự xuất hiện của các phiên bản mới (Vũ điệu đam mê – Got to dance, Người giấu mặt - Big Brother) và đặc biệt là sự ra đời của một số chương trình truyền hình thực tế thuần Việt (Sinh ra từ làng, Ngược chiều, Sống khác, V6

du ký, Ước mơ Việt Nam, Cùng xây nhà mới…) có ý nghĩa nhân văn, giáo

dục, định hướng – những giá trị còn thiếu ở các phiên bản có nguồn gốc nước ngoài Truyền hình thực tế không chỉ xuất hiện ở khung giờ vàng của các kênh truyền hình trung ương, các thành phố lớn mà còn lên sóng ở

Trang 10

khung giờ vàng của nhiều kênh truyền hình địa phương trong cả nước Và đặc biệt hơn, với những kênh truyền hình dành cho giới trẻ như VTV6, YanTV…thì truyền hình thực tế đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu của thế hệ công chúng truyền hình chủ động

Trước thực tế đó, Ban thanh thiếu niên Đài truyền hình Việt Nam xác định, truyền hình thực tế sẽ là hướng đi mũi nhọn của kênh trong giai đoạn hiện nay Chính vì thế, bên cạnh việc đầu tư về nhân lực, vật lực cho việc xây dựng và sản xuất các format chương trình mang đậm màu sắc của kênh, VTV6 còn dành một khung giờ riêng cho các chương trình THTT (18h30 hàng ngày)

Tuy nhiên, ở góc độ lý luận về THTT có thể thấy chưa có một nghiên cứu nào thực sự sâu sắc về THTT ở Việt Nam, chính vì thế THTT vẫn đang là một vấn đề mới về mặt lý luận dẫn đến nhiều mổ xẻ, tranh cãi Tác giả lựa

chọn đề tài “Phong cách truyền hình thực tế của VTV6” vì đây là một đề tài

mới, thiết thực đối với lý luận và thực tiễn của truyền hình thực tế Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay Với đề tài này, tác giả có điều kiện thể hiện quan điểm của mình về một xu hướng mới của truyền hình Việt Nam ; về một phong cách truyền hình thực tế mới, lạ của kênh truyền hình dành cho giới trẻ - VTV6; về những ưu điểm, hạn chế trong các tác phẩm truyền hình thực tế Thông qua việc khảo sát một số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu của kênh VTV6, tác giả sẽ có những phân tích, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm

và đưa ra những nhóm giải pháp cho vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 trong thời gian tới

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

So với gần 70 năm phát triển của truyền hình thực tế trên thế giới, truyền hình thực tế ở Việt Nam còn khá mới mẻ về mă ̣t lý luâ ̣n Chưa có nhiều sách và các công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp về đề tài này Đây chính là mô ̣t

khó khăn lớn của tác giả khi tiếp cận và triển khai đề tài “Phong cách truyền

Trang 11

hình thực tế của kênh VTV6” Bởi đối chiếu các vấn đề lý luâ ̣n của truyền hình

với sự phát triển của truyền hình thực tế là mô ̣t khoảng cách lớn Truyền hình thực tế có nhiều đă ̣c điểm mà lý luâ ̣n truyền hình chưa đề câ ̣p đến hoă ̣c có đề

câ ̣p nhưng chưa đề cập trực tiếp và chưa thực sự sâu sắc Để có thêm dữ liệu cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài của mình , ngoài những sách, những luận

án, luận văn, khóa luận và các bài báo điện tử, tác giả cũng tham khảo một số bài báo của các nhà báo có uy tín đánh giá về chất lượng truyền hình thực tế nói chung và các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 nói riêng và

mô ̣t số khóa luận có ít nhiều nội dung liên quan đến vấn đề này

Hiện nay trên thế giới đã có một số sách viết về truyền hình thực tế tiêu

biểu như: Understanding Reality TV của tác giả Deboral Jermyn và Su holmes; Cuốn Reality TV của tác giả Hilla; Cuốn Reality TV: The work of being watched của tác giả Mark Andrejeric; Cuốn Reality TV: Realism and Revelation của Anita Biressi; Cuốn Reality TV: Remaking television culture của Susan

Murray…Tuy nhiên, hiện những cuốn sách này đều chưa có mặt tại Việt Nam và cũng chưa có bản dịch ra tiếng Việt Sách của Việt Nam về đề tài này cũng chưa xuất hiện trên thị trường Đây là một trong những khó khăn lớn của tác giả trong quá trình nghiên cứu các tài liệu tham khảo phục vụ cho luận văn

Ở Việt Nam, hầu như chưa có sách, giáo trình nào (xuất bản) đề cập đến các vấn đề lý luận của truyền hình thực tế Các sách, giáo trình về báo chí truyền

hình ở Việt Nam có thể kể đến: Giáo trình Báo chí Truyền hình của tác giả

Dương Xuân Sơn (2009), NXB Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i cũng đã giải quyết được nhiều vấn đề của truyền hình Việt Nam như: lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình, vị trí, vai trò, khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình, chức năng xã hội của truyền hình, kịch bản và kịch bản truyền hình, quy trình sản xuất chương trình truyền hình, các thể loại báo chí truyền hình, các thuật ngữ truyền hình…vv Tuy nhiên, các vấn đề lý luận về truyền hình thực tế chưa được

đề cập ở giáo trình này Trong tác phẩm Sản xuất chương trình truyền hình tác

Trang 12

giả Trần Bảo Khánh (2003), NXB Văn hóa Thông tin Hà Nô ̣i cũng đề câ ̣p đến những vấn đề cơ bản của bá o chí truyền hình Trong đó , tác giả cũng bước đầu nhâ ̣n diê ̣n đặc điểm chính của các chương trình truyền hình hiện

đại: “Đó là các chương trình mà người xem được thấy rõ con người thật , tình huống thật, và sự kết hợp khéo léo giữa tình hình thực tế đang diễn ra và với cách giải quyết , ứng xử của người dẫn chương trình …” [9, tr.25] Tác giả

cũng nêu bật được các thế mạnh chính của các chương trình này , đó là tính trực tiếp, tính bất ngờ và khả năng lôi cuốn khán giả truyền hình cùng tham gia…vv Các tài liệu trên sẽ là khung lý thuyết cơ bản nhất giúp tác giả có cái nhìn toàn diện về truyền hình, là cơ sở để tác giả thực hiện phần lý luận cho

đề tài này

Các luận văn, khóa luận nghiên cứu về truyền hình thực tế ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ những năm 2007 Điển hình như Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thái Thủy - Học viện Báo chí và Tuyên truyền nghiên cứu

về đề tài "Thực trạng và triển vọng của chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam", TS.Tạ Bích Loan hướng dẫn Đây là công trình nghiên cứu về

THTT từ khá sớm Tuy nhiên vào thời điểm đó THTT tại Việt Nam còn khá non trẻ và chưa phát triển bùng nổ như hiện nay nên những kết quả nghiên cứu của khóa luận này cho tới nay đã khá cũ Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị

Hằng “Nghiên cứu về truyền hình thực tế ở Việt Nam” – đề tài luận văn thạc sĩ

chuyên ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Nguyễn Đức Dũng hướng dẫn Tuy nhiên,

do đây là vấn đề mới, lần đầu được nghiên cứu trong khuôn khổ của một luận văn nên tác giả mới đề cập đến tính hai mặt của các chương trình truyền hình thực tế ở Viê ̣t Nam ; chỉ ra được xu hướng giao thoa các thể loa ̣i trong mô ̣t chương trình truyền h ình thực tế, hiê ̣u quả của sự giao thoa đó trong viê ̣c tác

đô ̣ng tới tâm lý, cảm xúc tiếp nhận của công chúng Đồng thời luận văn chỉ ra được hiê ̣u quả cũng như nhược điểm của viê ̣c xã hô ̣i hóa sản xuất chương

Trang 13

trình truyền hình thực tế ở Viê ̣t Nam trong thời gian qua Tháng 7/2014, học

viên Nguyễn Thu Hương bảo vệ luận văn đề tài "Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Việt" và tháng 11/2014, học viên Đỗ Viết Hùng bảo vệ đề tài "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài", cả hai đề tài trên đều do PGS.TS Nguyễn Thị Minh

Thái hướng dẫn Tuy nhiên, các đề tài được khai thác chủ yếu ở góc nhìn văn

hóa và Việt hóa bản quyền

Về khảo sát trên kênh truyền hình VTV6 có các luận văn Thạc sĩ: “Xu hướng phát triển của chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ”

(Dựa trên những khảo sát trên kênh VTV6 từ năm 2008 – 2010) của tác giả

Lê Mai Hương Trà (2011), luận văn chuyên ngành Báo chí và Truyền thông

do PGS.TS Dương Xuân Sơn hướng dẫn; Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xã

hội học “Thái độ của Thanh thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ” (Nghiên cứu trường hợp kênh VTV6- Đài truyền hình Việt Nam) của tác

giả Nguyễn Tuấn Anh (2013) Mặc dù không trực tiếp viết về truyền hình thực tế của kênh VTV6, nhưng những số liệu mà các tác giả trên khảo sát và những kết luận mà họ đưa đưa ra sẽ là một nguồn dữ liệu quý cho việc thực

hiện đề tài “Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6”

Đáng chú ý nhất trong các nghiên cứu về truyền hình thực tế trên kênh

VTV6 là luận văn thạc sĩ báo chí “Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6” của tác giả Hoàng Quốc Lê (2014), Học Viện

Báo chí và Tuyên truyền Hoàng Quốc Lê chính là biên tập viên của một số chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam, trưởng nhóm sản xuất chương trình “Sống khác” – một trong các chương trình được tác giả lựa chọn để khảo sát cho luận văn của mình Với kinh nghiệm thực

tế, tác giả đã phân tích thực trạng sản xuất các chương trình truyền hình thực tế ở kênh VTV6 khá chi tiết, tuy nhiên, tính lý luận của đề tài chưa cao, đặc trưng, đặc điểm của các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 cũng chưa

Trang 14

được tác giả đề cập đến Nhưng, đây vẫn là tài liệu khá hữu ích cho việc làm rõ phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6

Trên một số trang báo mạng điện tử, báo in, tạp chí của Việt Nam thời

gian qua cũng đã có khá nhiều bài báo của phóng viên, nhà nghiên cứu và kể

cả độc giả đề cập tới sự phát triển đến bùng nổ của THTT tại Việt Nam nói chung, đặc biệt là phê phán những biểu hiện chạy theo lợi nhuận, lợi dụng chiêu trò thu hút quảng cáo, gây ra những “thảm họa” THTT khiến dư luận bức xúc…Tuy nhiên, những bài viết về truyền hình thực tế của kênh VTV6 lại hầu như còn ít, đa phần là các bài viết thiên về phỏng vấn lãnh đạo kênh và một số bài viết về những scandal sau khi kênh này phát sóng chương trình

“Người giấu mặt”

Như vậy, mặc dù đã có rất nhiều bài viết, luận văn, khóa luận có đề cập đến vấn đề của truyền hình thực tế hoặc nghiên cứu một trong những yếu tố liên quan đến vấn đề trên, nhưng xét đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên

cứu nào trùng lặp với đề tài “Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6” Trong luận văn này, tác giả sẽ làm rõ hơn về những quan niệm, đưa

ra khái niệm về truyền hình thực tế, đồng thời, tác giả có điều kiện thể hiện quan điểm của mình về một xu hướng mới của truyền hình Việt Nam ; về một phong cách truyền hình thực tế mới, lạ của kênh truyền hình dành cho giới trẻ - VTV6 Thông qua việc khảo sát 3 chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu

của kênh: Sống khác, Ngược chiều, Lựa chọn của tôi; Phỏng vấn sâu các biên

tập viên sản xuất các chương trình trên và điều tra 300 khán giả của kênh, tác giả làm nổi bật lên phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 Bên cạnh

đó, tác giả nêu lên những ưu điểm, hạn chế trong phong cách tác phẩm truyền hình thực tế của VTV6 Từ đó, tác giả nêu lên một số vấn đề trong việc xây dựng phong cách tác phẩm truyền hình thực tế hiện nay và đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 trong thời gian tới

Trang 15

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về đặc trưng, đặc điểm và phong cách của truyền hình thực

tế và phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 về mặt lý luận và thực tiễn Bên cạnh đó, luận văn đưa ra một số đề xuất có tính khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình truyền hình thực tế của kênh VTV6 – Đài THVN trong thời gian tới

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của truyền hình thực tế và phong cách truyền hình thực tế trên kênh VTV6 bao gồm: giải thích thuật ngữ truyền hình thực tế, các quan niệm khác nhau về truyền hình thực tế, các dạng của truyền hình thực tế, sự ra đời và phát triển của truyền hình thực tế trên thế giới và ở Việt Nam, giải thích thuật ngữ phong cách truyền hình, phong cách truyền hình thực tế

- Khảo sát, phân tích, đánh giá về phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 thông qua việc khảo sát một số chương trình tiêu biểu

- Làm nổi bật ưu và nhược điểm trong phong cách xây dựng tác phẩm truyền hình thực tế trên kênh VTV6 Từ đó nêu kinh nghiệm và giải pháp xây dựng phong cách trong các tác phẩm truyền hình thực tế, đặc biệt là đối với kênh VTV6 nhằm đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ kênh; đồng thời đáp ứng nhu cầu của công chúng trẻ Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6

Phạm vi nghiên cứu đề tài “Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6” là các chương trình truyền hình thực tế của kênh VTV 6 từ năm 2012

đến năm 2014 Tuy nhiên, do điều kiện và thời gian nghiên cứu nên tác giả lựa chọn một số chương trình tiêu biểu trong giai đoạn gần với thời gian thực

Trang 16

hiện đề tài , từ năm 2013 đến 2014 Đây chính là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong nội dung , phương thức sản xuất chương trình của kênh VTV 6 và thu hút được sự quan tâm đă ̣c biê ̣t của công chúng t rẻ Đặc biệt hơn, trong giai đoạn này, VTV6 bắt đầu có nhiều đổi mới hơn trong cách làm truyền hình thực tế, đồng thời, sản xuất thêm nhiều chương trình thực tế thuần Việt

có ý nghĩa nhân văn và có tác động lớn đến xã hội

Phạm vi khảo sát là một số chương trình truyền hình thực tế thuần Việt mang màu sắc riêng của VTV6, có ý nghĩa nhân văn, giáo dục, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng trẻ và tác động xã hội tích cực:

+ Sống khác

+ Ngược chiều

+ Lựa chọn của tôi

5 Các phương pháp nghiên cứu

và trình độ thẩm mỹ của công chúng Bên cạnh đó, đề tài này còn vận dụng những lý thuyết về truyền thông đại chúng, về vai trò của công chúng và tác động xã hội của truyền thông đại chúng Luận văn cũng sẽ sử dụng cơ sở lý thuyết về truyền hình thực tế của các học giả trên thế giới để có cơ sở lý luận chặt chẽ và bao quát hơn

5.2 Phương pháp cụ thể

“Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6” là đề tài được thực

hiện theo phương pháp nghiên cứu ứng dụng, trong đó có sử dụng một số phương pháp công cụ sau trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin:

Trang 17

- Phương pháp phân tích văn bản (phân tích nội dung): Được dùng để

nghiên cứu tài liệu, bao gồm các nguồn tư liệu sách, báo, các bài báo khoa học trong nước, nước ngoài, các kịch bản chương trình, kế hoạch sản xuất các chương trình… có đề cập đến các vấn đề của truyền hình thực tế Việt Nam và truyền hình thực tế thế giới và đặc biệt là các chương trình truyền hình thực tế của kênh VTV6

- Phương pháp quan sát: được dùng để khảo sát thực tế về các chương trình truyền hình thực tế của kênh VTV6, các đối tượng tham gia tổ chức và cách thức xây dựng, sản xuất các chương trình thực tế của kênh VTV6 hiện nay

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hiện bằng các bảng

câu hỏi an-két phân tích nội dung với mục đích làm rõ về sự thay đổi trong tâm lý tiếp nhận cũng như về nhu cầu giải trí hiện nay của công chúng truyền hình Và tính chất chân thực, bất ngờ chính là yếu tố hàng đầu tác động đến thị hiếu của công chúng Số lượng phiếu phát ra 300 phiếu Kết quả từ các số phiếu thu về là cơ sở cho việc tổng hợp, thống kê, phân tích và đưa ra những nhận định, đánh giá, so sánh khách quan, khoa học

- Phương pháp phân tích định tính: Được thực hiện bằng các phỏng vấn

sâu, phỏng vấn nhóm Các câu hỏi phỏng vấn sâu được thực hiện đối với những người sản xuất các chương trình truyền hình thực tế, những người làm công tác chuyên môn, giảng dạy, những nhân vật trải nghiệm và một số nhóm công chúng trẻ Các câu trả lời sẽ là căn cứ xác đáng cho việc nhận định về phong cách

truyền hình thực tế của kênh VTV6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Những kết quả đa ̣t được của đề tài: “Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6” sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa lý thuyết về truyền hình thực tế

ở Việt Nam Bên cạnh đó, giúp công chúng có cái nhìn đa diện hơn, tích cực hơn đối với các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay Thông

Trang 18

qua việc phân tích những thế mạnh, hạn chế trong các chương trình truyền hình thực tế, cũng như những đề xuất mà tác giả đưa ra sẽ giúp những người làm chương trình nhâ ̣n ra những vấn đề đang tồn tại của các chương trình truyền hình thực tế hiện tại; Từ đó góp phần nâng cao chất lượng các chương trình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả trẻ

Luâ ̣n văn “Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6” có thể phát

triển thành mô ̣t đề tài nghiên cứu khoa ho ̣c chuyên sâu về phong cách truyền hình, phong cách truyền hình thực tế , góp phần khái quát diện mạo phát triển của các kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam trong quá trình hội n hâ ̣p thế giới, từ đó đánh giá hiê ̣u quả đa ̣t được từ quá trình giao lưu ho ̣c hỏi và toàn cầu hóa truyền thông đa ̣i chúng nói chung và truyền hình hiện đại nói riêng

Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên của các ngành học có liên quan cũng như những người quan tâm đến vấn đề này

7 Cấu trúc cu ̉ a luâ ̣n văn

Trong luâ ̣n văn“Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6”, ngoài các phần Mục lục , Mở đầu , Kết luâ ̣n , Phụ lục và Danh mục tài liệu tham

khảo, luận văn được chia làm 3 chương sau:

Chương 1: Phong cách truyền hình thực tế, những vấn đề lý luận và thực tiễn

Chương 2: Phong cách thể hiện trong các chương trình truyền hình thực

tế của kênh VTV6 (Thông qua khảo sát một số chương trình tiêu biểu)

Chương 3: Những khuyến nghị và giải pháp để phát triển truyền hình thực tế trên kênh VTV6

Trang 19

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH TRUYỀN HÌNH

THỰC TẾ 1.1 Truyền hình thực tế

1.1.1 Khái niệm về truyền hình thực tế

Truyền hình thực tế (THTT), ở nước ta thường được gọi là Reality show Tuy nhiên, Reality show chỉ là một bộ phận của Reality Telivision Reality Television mới là tên gọi phổ biến trên thế giới để nói về lĩnh vực truyền hình thực tế

Giáo sư Annette Hill - Giám đốc trung tâm nghiên cứu trường Đại học Truyền thông – Nghệ thuật – Thiết kế Westminster (Anh) trong cuốn

sách Reality TV: Audiences and popular factual television đưa ra quan

niệm về truyền hình thực tế: "THTT là thuật ngữ được dùng để chỉ tập hợp một loạt các dạng chương trình giải trí về những con người thật, được thực hiện theo nhiều phong cách khác nhau Nó được đặt trong khu vực ranh giới giữa thông tin và giải trí, phim tài liệu và kịch Có các chương trình THTT về tất cả mọi thứ, từ chăm sóc sức khỏe tới làm tóc, từ con người đến động vật " [28, pg.2]

Ở Việt Nam, các chương trình truyền hình thực tế tuy xuất hiện ngày càng nhiều trên truyền hình nhưng hầu như chưa có một xuất bản chính thức nào về lý luận truyền hình thực tế Khái niệm truyền hình thực tế cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Trong luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hằng đã đưa ra khái

niệm:“Chương trình truyền hình thực tế là các chương trình đề cao tính trải nghiệm, miêu tả thực những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện không hề sắp đặt trước trong kịch bản Nội dung các chương trình chứa đựng nhiều yếu tố

bất ngờ và hấp dẫn khán giả” [6,tr.10]

BTV Hoàng Quốc Lê – Trưởng nhóm sản xuất chương trình Ngược Chiều – VTV6 nêu quan điểm: “Truyền hình thực tế có nhiều cách để định

Trang 20

nghĩa, tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi, THTT không phải là một thể loại chương trình truyền hình mà là một dạng thức, một hình thức thể hiện chương trình Chương trình THTT là một chương trình mà trong đó đề cao yếu tố chân thực của cảm xúc, tâm lý và các diễn biến đối với nhân vật chính

và một số nhân vật phụ theo đòi hỏi của kịch bản” [PVS, Hoàng Quốc Lê,

Gần đây nhất, trong luận văn của mình, tác giả Đỗ Viết Hùng nêu định nghĩa: “Truyền hình thực tế là cách gọi những chương trình truyền hình không có kịch bản (hoặc phụ thuộc rất ít vào kịch bản), với sự tham gia của những con người bình thường, không phải diễn viên phim hay kịch Họ bộc lộ bản thân mình thông qua các tình huống hoặc cuộc tranh tài, trò chơi do NSX đưa ra trong khi máy quay ghi hình lại tất cả mọi thứ Vai trò của người đạo diễn, biên tập chương trình là ở chỗ từ hàng trăm giờ ghi hình, rút lại thành nửa tiếng đến một giờ để phát sóng THTT có xu hướng miêu tả sinh động

Trang 21

cảm xúc, cách mà một cá nhân phản ứng đối với một tình huống hơn là tập trung vào bản thân tình huống ấy”[7;tr.11].

Th.S Phan Văn Tú – Trưởng bộ môn Truyền hình, Trường ĐHKHXH&NV TPHCM nêu quan điểm: “Truyền hình thực tế (reality television) không phải là một thể loại truyền hình mà là một phương thức làm truyền hình mới, có nhiều điểm khác với cách làm truyền thống vốn nặng về dàn dựng, sắp xếp và có sự can thiệp sâu của nhóm thực hiện, kể cả khi đó là chương trình được truyền trực tiếp Điều nhiều người hay nhầm lẫn lâu nay là đồng nhất các chương trình giải trí theo phương thức mới này với “truyền hình thực tế” Nhưng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phương thức truyền hình thực tế được áp dụng cho rất nhiều thể loại như tin tức, phóng sự, tọa đàm, trò chơi, phim tài liệu… Một trong các dạng truyền hình thực tế phổ

biến hiện nay là: Quay lén (Hidden cameras) Chơi khăm (Hoaxes); các chương trình tìm kiếm tài năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Idol, The voi, MasterChef, Got Talent … hay những chương trình có sự tham gia của các nhân vật trải nghiệm: Cuộc đua kỳ thú, S - Việt Nam, Sinh ra từ làng, Sống khác…; hoặc là những chương trình có sự kết hợp giữa trường quay với hiện trường hay tư liệu như: Như chưa hề có cuộc chia ly, Lục lạc vàng…vv”.[56]

Như vậy, mỗi quan điểm xuất phát từ những góc độ nhận thức khác nhau về truyền hình thực tế Nhưng tựu chung lại, các quan điểm trên đều thống nhất ở các khía cạnh, diễn biến tâm lý nhân vật trong các chương trình truyền hình thực tế không có sự sắp đặt hay đạo diễn trước, mọi thao tác, tình huống được chuẩn bị đều nhằm mục đích khai thác cảm xúc thật của nhân vật tham gia Người tham gia chương trình là những con người bình thường, thể hiện vai trò thật của họ trong đời sống xã hội bình thường họ đang sống Nhân vật chính trong các chương trình thực tế rất phong phú: có thể là những người bình thường, chọn ngẫu nhiên hoặc những khán giả tự giác tham gia , hoặc

Trang 22

những những nhân vâ ̣t nổi tiếng được lựa chọn theo những tiêu chí riêng của từng chương trình Đó có thể là những cá nhân được lựa cho ̣n tham gia vào một cuộc thi tài năng , kiến thức, hay vận động , hoặc chỉ là vô tình rơi vào những tình huống chơi khăm trớ trêu Công nghệ sản xuất tạo cho khán giả cảm giác các nhân vật của chương trình đang sống thật trong tình huống, và câu chuyện, diễn biến của chương trình, tác phẩm thường có những điểm bất ngờ thú vị

Từ sự đúc rút nêu trên, trong luận văn này, tác giả mạnh dạn nêu lên quan điểm của mình về khái niệm THTT như sau:

Truyền hình thực tế là một phương thức làm chương trình truyền hình, đưa con người vào hoàn cảnh được dàn dựng giống như trong thực tế, hiệu quả cuối cùng là khai thác được cảm xúc thật của người chơi, nhân vật trải nghiệm

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của truyền hình thực tế

Trên thế giới

Lịch sử hình thành và phát triển của THTT thế giới có thể được nhìn nhận ở các mốc cơ bản sau:

Giai đoạn 1940 – 1950: Đây được xem là giai đoạn manh nha của

THTT thế giới Chương trình “Candid Camera” (camera giấu kín) của Allen Funt được phát sóng lần đầu tiên vào năm 1948 (dựa theo chương trình phát thanh “Candid Microphone” của chính tác giả, thực hiện vào năm 1947), và được xem là một nguyên mẫu của chương trình truyền hình thực tế sau này

Chương trình “Candid Camera” (camera giấu kín) tập trung miêu tả những tình huống hài hước và bất thường khi người xem không hề biết mình đang được ghi hình bởi một máy quay giấu kín với mục đích gây cười Ví dụ như quay cảnh một người phụ nữ bị cốp xe bật tung lên đánh vào mặt do cốp

xe bị hỏng Và ngay sau khi quay lén xong, nhóm làm chương trình sẽ đến bên nạn nhân ngay tại hiện trường và hô khẩu hiệu: “Cười lên nào, bạn đang

Trang 23

tham gia Candid Camera!” Có thể nói, ở một góc độ nào đó, Candid Camera

là một trong những chương trình đầu tiên đặt nền móng cho truyền hình thực

tế Candid Camera đại diện cho truyền hình thực tế ở chỗ đưa những điều

thực tế nhất lên truyền hình

Cùng thời điểm với Candid Camera là chương trình You Bet Your Life (Cá cược cuộc sống của bạn) của diễn viên hài Groucho Marx You Bet Your Life là chương trình pha trộn giữa truyền hình thực tế (reality show) và trò

chơi truyền hình (game show) Với chương trình này những người tham gia được thông báo trên truyền hình về nhân thân của mình trước khi tham gia và phải trả lời trực tiếp, thật nhất những câu hỏi của Marx Không ít những người

sau khi tham gia You Bet Your Life với những câu trả lời chân thật trên truyền

hình phải nhận những hệ lụy không đáng có trong cuộc sống Bởi đơn giản như tên gọi của chương trình, khi tham gia tức người chơi đã tự đem cuộc sống của mình cá cược với truyền hình

Giai đoạn 1950-1960: Các chương trình truyền hình bắt đầu có kịch bản rõ

ràng hơn chứ không phải hoàn toàn thực tế, phụ thuộc vào người chơi nữa

Show THTT đầu tiên theo nghĩa hiện đại có thể xem là American Sportsman (Vận động viên người Mỹ) do American Broadcasting Company

sản xuất, kéo dài từ năm 1965 tới 1986 Tham gia mỗi số chương trình là một hoặc một vài người nổi tiếng Một đội quay phim sẽ ghi lại quá trình họ trải nghiệm các hoạt động khám phá ngoài trời như đi săn, câu cá, đi bộ đường dài, leo núi đá; chụp ảnh thiên nhiên hoang dã, cưỡi ngựa, đua xe và hầu hết kết quả của những hoạt động cũng như đối thoại đều không có kịch bản Nhưng ở những đoạn kể, tường thuật cần thiết sẽ thực hiện theo kịch bản sơ lược đã được vạch ra

Giai đoạn những năm 1960 - 1970, còn có thể kể ra khá nhiều những

CTTH đặt nền móng cho THTT hiện đại như các chương trình khai thác cuộc

sống gia đình gồm sê ri 12 phần An American Family (Gia đình Mỹ) của Mỹ, hay The Family (Gia đình) của nước Anh

Trang 24

Giai đoạn 1980 – 1990: Một chương trình truyền hình thực tế với mục

đích cung cấp thông tin gọi là COPS (Cảnh sát) bắt đầu phát sóng năm 1989

Ở chương trình này, với máy quay cầm tay, cảnh sát thực sự thực hiện nhiệm

vụ của họ Thành công của COPS thúc đẩy các nhà sản xuất khác tạo ra

chương trình truyền hình thực tế với những đoạn phim được thực hiện bởi những người bình thường hoặc các hãng tin địa phương hay các máy quay giám sát của cảnh sát Chương trình truyền hình thực tế dưới những hình thức như những đoạn phim tài liệu này phát triển khá phổ biến, nhất là ở những người trẻ tuổi tìm kiếm các nhà tài trợ cho các dự án nào đó của mình Chính việc ra đời những chương trình như thế này đã kéo gần thể loại truyền hình thực tế và phim tài liệu

Bắt đầu những năm 1990, mà cụ thể là năm 1992, chương trình The Real World (Thế giới thực) của kênh MTV đánh dấu bước chuyển biến lớn

trong sản xuất truyền hình thực tế Đó là mô hình chương trình truyền hình thực tế có kịch bản dựa trên những câu chuyện đang xảy ra

Với The Real World, nhà sản xuất sẽ chọn khoảng 20 người sống trong

một căn hộ tiện nghi và máy quay sẽ ghi lại mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của họ với nhau Những cảnh trong phim sẽ được chỉnh sửa cẩn thận để tạo ra câu chuyện trong từng tập phim Ngay cả việc những câu chuyện cãi cọ giữa người tham gia cũng được biên tập và cho xuất hiện vào thời điểm nhất định

của chương trình Mô hình chương trình The Real World đến nay được áp dụng trong rất nhiều chương trình thực tế như America‟s Next Top Model

Chương trình đã chứng minh rằng khán giả truyền hình có thể xem những phản ứng của người tham gia không hề có trong kịch bản nhưng lại xuất hiện đúng hoàn cảnh của kịch bản

Changging Rooms, một chương trình của Anh ra đời vào năm 1996, nói

về một cặp đôi đang trang trí nhà cửa của nhau Có thể nói đó là chương trình

Trang 25

truyền hình thực tế đầu tiên phản ánh một quá trình cải tiến, một dạng chương trình phổ biến hiện nay

Những năm 2000: Đây được xem là giai đoạn bùng nổ đáng kinh ngạc

của THTT với sự phổ biến toàn cầu, dựa vào thành công lớn của Big Brother

Nhìn từ góc độ xã hội học, Big Brother cho phép chúng ta thấy con người sẽ

phản ứng như thế nào khi bị đặt vào một môi trường xa lạ, với những người

có xu hướng tình dục, màu da, quan điểm đạo đức, chính trị khác biệt Người xem có thể chứng kiến phản ứng của người chơi thông qua các camera ghi hình và từ phòng nhật ký - nơi những người chơi có thể bộc lộ thoải mái cảm xúc, suy nghĩ của mình về chương trình, chiến thuật hay các thành viên khác trong ngôi nhà chung

Tương tự như Big Brother, mỗi mùa của Survivor, nhà sản xuất sẽ lựa

chọn khoảng 16 - 20 người Họ được đưa đến một địa điểm xa xôi, hoang vu

để đóng vai những người đắm tàu còn sống sót Tất cả các thí sinh sẽ phải vận dụng mọi thế mạnh để trở thành người chiến thắng trong điều kiện hiểm nguy,

khó khăn, thiếu thốn Tại Mỹ, trong hai năm liên tiếp 2000 và 2001, Survivor

đứng đầu bảng rating (tỉ lệ người xem) truyền hình, tức là có số lượng khán giả xem chương trình nhiều nhất

Rất nhiều chương trình được sản xuất trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1990 và những năm 2000 đạt được thành công vang dội trên phạm

vi toàn thế giới Ví dụ như Idols (Thần tượng Pop), Star Academy (Học viện

Trang 26

ngôi sao), X Factor (Nhân tố X), Top Model (Người mẫu đỉnh cao) Các

chương trình truyền hình thực tế kể trên đã tạo được những thành công lớn kề

từ khi mới xuất hiện và ngày càng khẳng định đươc ưu thế trong thời điểm hiện nay

Những năm 2000, có 3 kênh truyền hình về THTT ra đời là Fox Reality của Mỹ, tồn tại từ năm 2005 đến 2010; Global Reality Channel ở Canada (2010 - 2012) và Zone Reality ở Anh (2002-2009) Thêm vào đó, hàng loạt kênh truyền hình cáp như Bravo, TLC, History, VH1 và MTV cũng đã thay đổi nội dung của mình theo hướng dành nhiêu thời lượng phát sóng các chương trình THTT Và cũng liên tiếp trong 3 năm 2001, 2003, 2008, Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh của Mỹ đã bổ sung thể loại thực tế

vào giải thưởng Emmy với hạng mục "Chương trình THTT xuất sắc",

"Chương trình THTT đối kháng xuất sắc" và "Người dẫn dắt chương trình THTT xuất sắc" Tính từ khi hạng mục chương trình THTT có mặt trong giải thưởng Emmy, The Amazing race là chương trình lập kỷ lục khi giành chiến

thắng liên tiếp từ năm 2003 đến 2009, 2011, 2012 Điều đó cho thấy vị trí của THTT đã được khẳng định trong ngành truyền hình hiện đại

Từ năm 2010 đến nay: Trong năm 2010, chương trình “The Tester” đã

trở thành chương trình truyền hình thực tế đầu tiên được phát sóng trên định

dạng màn hình trò chơi

Năm 2012, rating của nhiều chương trình THTT lâu đời ở Mỹ như

American Idol, Dancing with the Stars và The Bachelor đều bị giảm Tuy

nhiên, THTT nếu nhìn ở phạm vi rộng vẫn duy trì được sức mạnh và sự phổ

biến của mình, với hàng trăm chương trình được phát sóng ở nhiều kênh The Voice - chương trình thuộc dạng thi tài ca hát do John De Mol sáng tạo ra năm

2010 là một trong những format THTT có sức ảnh hưởng lớn nhất trong vài năm trở lại đây, với gần 50 phiên bản khác nhau trên thế giới

Trang 27

Nhìn chung, bên cạnh các format chương trình cũ tiếp tục được sản xuất và phát sóng, các chương trình THTT mới vẫn đều đặn ra đời để đáp ứng nhu cầu của khán giả Càng về sau này, nội dung và hình thức của THTT càng đa dạng hơn

Như vậy, có thể thấy, THTT đã có một lịch sử phát triển khoảng 7 thập

kỷ THTT đạt đỉnh cao về cả lợi nhuận kinh tế và mức độ ảnh hưởng tới xã hội vào những năm 2000 Từ việc ra đời ở một số quốc gia phương Tây như

Hà Lan, Anh, Mỹ THTT mau chóng lan rộng ra khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, trở thành một thế lực thống trị ngành truyền hình hiện đại

Ở Việt Nam

Xét trên khía cạnh phương pháp thể hiện, truyền hình thực tế đã xuất hiện trong nhiều loại chương trình truyền hình khác nhau ở Việt Nam từ khá lâu Những hình thức phản ánh hiện thực một cách sinh động, gần gũi và chân thực nhất thường thấy trong thể loại phóng sự và một số thể loại khác Ví dụ

như chương trình Tiêu điểm trên sóng VTV1 bàn về các vấn đề thời sự nóng

hổi, trong chương trình này, các nhà báo có thể sử dụng hình thức ghi hình bí mật, hoặc mở ống kính máy quay liên tục để ghi lại khoảnh khắc chân thực

nhất Trước đó, chương trình Chúng tôi nói về chúng tôi (VTV3) thường

xuyên sử dụng cách quay phim không cắt dựng, theo nhân vật liên tục cũng giúp ghi lại nhiều hình ảnh tự nhiên và sống động Tuy nhiên, về quá trình phát triển của phương thức làm truyền hình mới này có thể chia theo hai giai đoạn sau:

Trang 28

vẫn được coi là thử nghiệm đầu tiên về việc xây dựng chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam

Chương trình thứ hai được đánh giá khá thành công là chương trình

Phụ nữ thế kỷ 21- một chương trình tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời

hiện đại Chương trình này do Hãng phim Việt phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện và chính thức lên sóng VTV3 ngày 18/7/2006 Đây là chương trình truyền hình thực tế đầu tiên dành cho phụ nữ Việt

Nam theo chuyển nhượng từ format gốc “21 st

Century Woman” của Zeal

Television (Anh) Mặc dù nổi bật ngay từ khi phát sóng bởi diễn biến

chương trình khác biệt và hấp dẫn nhưng Phụ nữ thế kỷ 21 vẫn bị nhận xét

là chưa đủ các màu sắc cần thiết của một chương trình truyền hình thực tế

Sau Phụ nữ thế kỷ 21 với sự hào hứng của những người làm truyền hình và

sự đầu tư mạnh dạn của các nhà sản xuất, các chương trình thực tế đã ra đời

truyền hình Khánh Hòa, Đài truyền hình Đà Nẵng…vv), Viet Nam idol là

món ăn tinh thần mới lạ, khác biệt và đầy sức hấp dẫn khiến khán giả háo hức chờ đợi, truyền thông phân tích, bình luận

Sau Viet Nam Idol là một làn sóng mới của THTT Các chương trình tiêu biểu như: Ước mơ của tôi (2008 –VTV1), Gia đình trẻ (2008 –VTV6), Sinh ra từ làng (2008 –VTV6), Chinh phục Everest (2008-VTV3), Hành trình

2468 (2008 –VTV3)…vv Không chỉ nở rộ ở đài Trung ương mà cả các Đài

truyền hình địa phương cũng bắt đầu dành chỗ cho THTT và Truyền hình TP

Hồ Chí Minh là Đài địa phương tiên phong trong việc hợp tác và sản xuất các

Trang 29

chương trình THTT “Hành trình kết nối những trái tim” – là dấu ấn đáng kể

của HTV năm 2008, đây là chương trình về câu chuyện đi tìm kiếm tình yêu của 4 chàng trai và 3 cô gái cùng những hoạt động xã hội, những trải nghiệm

khó quên trên chuyến xe màu hồng “Lovebus - Hành trình kết nối những trái

tim” được phát sóng trên Đài truyền hình TP HCM ngày 2-12-2008 Ngay từ

tập phát sóng đầu tiên, chương trình đã tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ Có

thể nói rằng, “Lovebus – Hành trình kết nối những trái tim” được xem là một

trong số ít chương trình truyền hình thực tế có “tuổi thọ” nhất tại Việt Nam cho đến bây giờ Nó cũng là chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam mang chuyện tình yêu của người chơi “phô bày” trên sóng truyền hình với các diễn biến tâm lý chân thật nhất

Năm 2009, sự phát triển của truyền hình thực tế được ghi nhận bằng sự kiện, ngày 20 tháng 7, Đài truyền hình Việt Nam chính thức cho lên sóng thử nghiệm Kênh truyền hình thực tế đầu tiên ở Việt Nam VCTV5 – Real TV (tên gọi tắt của Reality Television) trên hệ thống truyền hình cáp Việt Nam VCTV, băng tầng 259,25 Mhz (thời gian phát sóng thử nghiệm 3 tháng) Nội dung phát sóng trên Kênh truyền hình thực tế VCTV5 – Real TV bao gồm các chương trình truyền hình được sản xuất trong nước và khai thác bản quyền của nước ngoài dưới dạng truyền hình thực tế Reality Television Các chương trình THTT phát trên VCTV5 – Real TV trong thời gian phát sóng thử

nghiệm: Một ngày, một ngày (chương trình đi sâu vào những góc nhỏ của

cuộc sống hàng ngày, những vấn đề, những số phận thực sự “đời”, được thể hiện dưới dạng ký sự, phóng sự về con người, những trăn trở với cuộc sống,

những nhọc nhằn trên con đường mưu sinh), Nếm & Nấu (với nội dung về vấn đề “nấu nướng” đầu tiên tại Việt Nam), 113 Online ( dạng bản tin truyền

hình thực tế về các vấn đề an ninh, quốc phòng, pháp luật và các vấn đề thời

sự trong nước được thể hiện sống động bằng các clip ngắn có kèm theo bình

luận của MC tại hiện trường), Hành trình phá án (tái hiện, bình luận một cách

Trang 30

hấp dẫn, chân thực quá trình điều tra và làm sáng tỏ của các vụ án hình sự được đông đảo dư luận quan tâm) vv

Cùng với sự ra đời của kênh truyền hình thực tế chuyên biệt này, các kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đều bắt đầu tự xây dựng kịch bản, tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất và phát sóng các chương trình THTT

Giai đoạn từ 2010 đến nay

Kể từ năm 2010, các khung giờ vàng giải trí đều được dành trọn vẹn cho hàng loạt các chương trình THTT Mặc dù số lượng chương trình nhiều, các chương trình về sau đa dạng hơn về mặt nội dung nhưng chủ yếu vẫn đi theo một số thể loại quen thuộc như game show, tìm kiếm tài năng, tài liệu khám phá…Trong đó nhiều nhất là các chương trình đình đám ở nước ngoài

được Việt hóa như: Thần tượng âm nhạc Việt Nam (Vietnam Idol), Bước nhảy hoàn vũ (Dancing with the star), Cặp đôi hoàn hảo (Just the two of us), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam‟s Got Talent), Người mẫu Việt Nam (Vietnam‟s Next Top Model),…vv Các chương trình này thu hút sự

chú ý khá đông của công chúng bởi yếu tố mới lạ, hấp dẫn

Trong năm 2012, hàng vài chục chương trình THTT cả cũ lẫn mới đã lên sóng truyền hình cả nước, mà đa phần là các chương trình thi tài quy tụ đủ yếu tố: hài hước, tài năng, kịch tính, lôi cuốn… Hiệu ứng của các chương trình này còn mạnh tới nỗi tạo nên một cơn sốt cho chính các thí sinh ngay khi đang tham gia tranh tài Có thể kể tới một vài cái tên như Uyên Linh trong

mùa Vietnam Idol 2010 Từng có lúc chỉ sau một phần thi, fanpage của Uyên

Linh đã tăng lên hàng nghìn lượt theo dõi, lời khen ngợi của khán giả tăng lên

theo cấp số nhân Giọng hát Việt ngay từ những chặng đầu tiên đã tạo nên một

cơn sốt nhờ sự mới lạ trong format và nhiều thí sinh nổi bật lên nhờ các bài

“tủ” Sau cuộc thi, Hương Tràm, Bùi Anh Tuấn, Đinh Hương, Đồng Lan nhanh chóng nhận được sự chú ý đặc biệt từ phía dư luận

Trang 31

Và tới nửa năm 2014 thì đã có tới hơn 50 chương trình truyền hình thực tế (THTT) chiếm tro ̣n các khung giờ vàng phát sóng trên các kênh truyền hình lớn ta ̣i Viê ̣t Nam Giới truyền thông đánh giá, dường như khán giả đang thật sự bi ̣ „ngô ̣ đô ̣c‟ bởi THTT không chỉ vì bô ̣i thực do có quá nhiều món ăn để lựa cho ̣n mà còn „ngô ̣ đô ̣c‟ vì quá nhiều tài năng „kỳ la ̣‟ và các thể loa ̣i chiêu trò, scandal theo sau Cứ mỗi chương trình lại sử dụng một chiêu trò khác

nhau để thu hút khán giả Vietnam Idol bao nhiêu mùa là bấy nhiêu scandal:

chuyện hiểu lầm giữa Siu Black và thí sinh Sơn Lâm, thông tin Uyên Linh nói

xấu bạn thi, Đăng Khoa tung băng ghi âm “chửi thề” của Đức Anh… Bước nhảy hoàn vũ mùa thứ nhất có chuyện Ngô Thanh Vân dọa bỏ thi ngay trước

đêm chung kết, mùa thứ hai có sự cố Thu Minh đạo ý tưởng trong đêm thi

điệu samba Vietnam‟s Got Talent có sự cố đình đám liên quan đến Quỳnh

Anh, thí sinh tuyên bố hát được 6 thứ tiếng và bà Nguyễn Thị Ngọ, mẹ của thí sinh này, qua một đoạn chương trình “ngoài lòng kịch bản” mà nhà sản xuất không cắt bỏ để tăng tính “thực tế” cho chương trình và qua những lá đơn

kiện cáo được báo chí khai thác Vietnam‟s Next Top Model 2011 cũng ồn ào

trên các trang mạng chuyện ban tổ chức cố tình sắp xếp sự đấu đá đố ky ̣ giữa các thí sinh t rong chương trình Hoặc sự cố lộ clip có giọng nói của Phương

Uyên, nguyên giám đốc âm nhạc của Giọng hát Việt (The Voice) để tố cáo sự

sắp đặt, can thiệp của nhà tổ chức vào kết quả cuộc thi cũng là ví dụ tương tự

Bên cạnh việc ồ ạt nhập khẩu các chương trình THTT bản quyền của nước ngoài mang theo nhiều tai tiếng khi phát sóng thì giai đoạn này, THTT trong nước cũng bắt đầu được hình thành và khẳng định vị trí của mình Đã

có không ít chương trình thuần Việt khai thác phương thức truyền hình thực

tế rất thành công, đặc biệt ở khía cạnh nhân văn, nhân đạo: Như chưa hề có cuộc chia ly, Ngôi nhà hạnh phúc, Lục lạc vàng, Vượt lên chính mình, Sinh ra

từ làng, Ngược chiều, Sống khác, v.v… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, so

với các chương trình THTT Việt hóa, các chương trình THTT thuần Việt

Trang 32

chưa có những chương trình, tác phẩm gặt hái thành công vang dội do các lý do: không có sự đầu tư lớn, không truyền thông quảng bá và không tạo scandal…vv

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, “Truyền hình thực tế vẫn là một xu thế, một lựa chọn tất yếu, bởi đó là sản phẩm của văn minh nhân loại

Vì vậy, cần có cái nhìn đúng về một phương thức sản xuất nói chung, không

nên dựa vào một vài hình thức, thể loại chương trình để vơ đũa cả nắm khi

lên án Quá trình chuyên nghiệp hóa truyền hình ở Việt Nam những năm qua chứng minh năng lực tự hoàn thiện của đội ngũ làm truyền hình trong nước

Chúng ta tin rồi đây, sẽ có những chương trình truyền hình thực tế made in Vietnam có thể chuyển nhượng bản quyền cho nước ngoài, sẽ có nhiều nhà

sản xuất biết Việt hóa triết lý THTT trong các chương trình mới để góp phần vào nhu cầu thông tin, giáo dục, giải trí của lớp khán giả mới vốn có nhiều

quyền chủ động khi tham gia truyền thông, có nhiều kênh để phát biểu với

nhà sản xuất, nhà đài” [56]

1.1.3 Ưu và nhược điểm của truyền hình thực tế

Có thể nói, THTT giống như một vở kịch không có kịch bản Ở các chương trình này người xem có cảm giác như không hoặc rất ít tìm thấy sự sắp xếp hay đạo diễn đối với nhân vật, với sự kiện trong khuôn hình Không đơn thuần chỉ đề cập đến người thật, việc thực mà các chương trình truyền hình thực tế ghi nhận sự phát triển của nhân vật trong một quá trình thông qua những tình huống diễn biến thực tế Đã có rất nhiều chương trình truyền hình thực tế dạng game show đã được triển khai thành những chuỗi (series) chương trình truyền hình nhiều tập, các mùa (seasons) chương trình diễn biến qua nhiều năm khác nhau Thông qua quá trình diễn biến chi tiết và cụ thể đó, nhân vật trong những tình huống không lường trước sẽ bộc lộ những tính cách, cảm xúc và phản ứng thật

Trang 33

Như bất cứ chương trình truyền hình nào khác, chương trình truyền hình thực tế có những mặt mạnh và hạn chế của nó Nói về ưu điểm của các chương trình truyền hình thực tế, có thể đề cập đến một số khía cạnh khá nổi trội như: tính hấp dẫn, mới lạ, tính đại chúng, tính giáo dục

Ưu điểm của truyền hình thực tế

- Tính hấp dẫn, mới lạ

+ Chương trình truyền hình thực tế hấp dẫn trước hết ở sự sống động về mặt hình ảnh Máy quay được chạy liên tục tạo ra những khuôn hình không sắp đặt tạo nên cảm giác chân thực, mới mẻ

+ Chương trình truyền hình thực tế hầu như không cắt dựng trong lúc ghi hình đã tạo nên những tình huống, bối cảnh ứng xử tự nhiên, không ngụy tạo, đề phòng

+ Chính độ chân thực đạt đến mức độ cao của chương trình truyền hình thực tế đã lôi cuốn người xem Sẽ rất thú vị khi thấy được con người với một cách hành xử, nói năng, cảm xúc mang tính cá nhân, riêng biệt Khán giả dễ hòa chung cảm xúc với nhân vật trong chương trình

+ Chương trình truyền hình thực tế hấp dẫn bởi sự thay đổi: người xem được chứng kiến, theo dõi xuyên suốt quá trình thay đổi của các nhân vật, diễn biến tình huống – điều mà không một thể loại nào khác có thể cung cấp cho khán giả

+ Một điều hấp dẫn khác của chương trình truyền hình thực tế chính là

sự nổi tiếng nhanh chóng của những người tham gia chương trình (bởi nó thu hút người tham gia và hấp dẫn khán giả mong muốn được như nhân vật trong chương trình) Với hình thức theo chân nhân vật và truyền hình nhiều tập, nhân vật trong các chương trình truyền hình thực tế sẽ liên tục xuất hiện trên màn hình với một cường độ lớn và trong một thời gian khá dài Họ có mặt trong câu chuyện một cách xuyên suốt trong một quá trình diễn biến như một

bộ phim về đời sống thật Chính điều đó khiến cho những người bình thường

Trang 34

trở nên nổi tiếng vô cùng nhanh chóng sau khi tham gia chương trình truyền hình thực tế Song yếu tố tạo nên sự hấp dẫn này xét trên một khía cạnh khác lại cũng là nhược điểm của chương trình truyền hình thực tế mà tác giả sẽ đề cập trong phần tiếp theo

+ Tính hấp dẫn còn được thể hiện ở một khía cạnh khác nữa là yếu tố

tự phát triển của các nhân vật trong chương trình và khán giả xem truyền hình Tìm hiểu, theo dõi cuộc sống thực của một người hẳn sẽ rất thú vị với nhiều khán giả truyền hình Nếu nhân vật là người nổi tiếng, thì mức độ quan tâm đến đời tư của nhân vật này của khán giả sẽ càng cao Nếu nhân vật là những người bình thường, người xem truyền hình rất có thể sẽ thấy hình bóng mình trong những nhân vật đó và sẽ thích thú theo dõi những trải nghiệm, sự phát triển của nhân vật trong cảm giác được khám phá khả năng tiềm ẩn của chính mình nếu mình được đặt trong tình huống tương tự

- Tính giáo dục

Chức năng giáo dục là một trong những chức năng cơ bản của báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng Có thể nói nhiều chương trình truyền hình thực tế đã thực hiện khá tốt chức năng này theo một cách rất riêng Hầu hết người xem, đặc biệt là giới trẻ đã học hỏi được rất nhiều điều của cuộc sống từ những chương trình truyền hình thực tế Đó có thể là bài học

về kinh nghiệm ứng xử, về các mối quan hệ, về các kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng sống Những bài học ở các chương trình truyền hình thực tế thực

sự thiết thực gần gũi Hơn thế, cách thể hiện sinh động và hấp dẫn của các chương trình loại này khiến cho những bài học đó trở nên đáng tin cậy và dễ tiếp thu Đây chính là một ưu điểm lớn của truyền hình thực tế

- Tính đại chúng

+ Truyền hình thực tế là một phương thức sản xuất mới có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất nhiều thể loại truyền hình Sự đa dạng về khán giả đã tạo nên cho các chương trình truyền hình này một vị trí khá cao so với các phương thức sản xuất chương trình truyền hình khác

Trang 35

+ Về mặt thể loại , có thể nói các chương trình THTT đã đề câ ̣p đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hô ̣i Từ các lĩnh vực “hấp dẫn” của giải trí như ca hát , thời trang, thể thao, ẩm thực đến các lĩnh vực được cho là “khô khan” như chính tri ̣, kinh tế…Dường như nô ̣i dung của truyền hình thực tế chưa bao giờ ca ̣n kiê ̣t Khán giả còn chưa kịp thoát khỏi sự lôi cuốn của chương trình này , đã bi ̣ kích th ích trí tò mò và không cưỡng lại sự hấp dẫn của chương trình khác Điều này làm cho thực đơn giải trí của khán giả trở nên đa da ̣ng , phong phú hơn Và cũng chính sự xuất hiện hàng loạt chương trình truyền hình thực tế mở ra nhiều cơ hô ̣i cho những người tham gia để ho ̣ thể hiê ̣n bản thân, khẳng đi ̣nh tài năng, bản lĩnh của mình

Nhược điểm

- Xâm phạm đời tư

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm được đề cập ở trên, chương trình truyền hình thực tế cũng không tránh khỏi những nhược điểm của thể loại mà hiện nay vẫn đang tồn tại Một trong những hạn chế đầu tiên của những chương trình thực tế mà tác giả muốn nói đến chính là sự mất tự do, tính chất cá nhân, riêng tư bị xâm phạm Đối tượng phải hứng chịu hậu quả này rõ rệt nhất chính

là những nhân vật tham gia chương trình Thực tế đã chứng minh, chương trình truyền hình thực tế khiến cho những người tham gia trở nên nổi tiếng một cách hết sức nhanh chóng, nhưng đồng thời, họ cũng phải chấp nhận mất

đi sự riêng tư, thậm chí là sự tôn trọng, và có thể là cả tổn thương về tinh thần khi trở lại cuộc sống bình thường Trong các chương trình này, trình độ, hiểu biết, cách xử sự, thái độ, cảm xúc…tất cả những gì riêng tư nhất của bạn sẽ bị

cả thế giới theo dõi Có những cảm xúc, những phản ứng là bất chợt trong một hoàn cảnh nhất định Có những hình ảnh đẹp và sẽ có cả những hình ảnh xấu về một con người được phơi bày khá “hiện thực” trong chương trình truyền hình thực tế

Trang 36

- Những hình ảnh tiêu cực đến xã hội

Những con người xuất hiện trên các chương trình truyền hình thực tế là những con người bình thường nhất trong cuộc sống Nhưng sau khi đã trải qua những thử thách, trải qua những tập chương trình dài kì họ đã trở thành những nhân vật nổi tiếng và có những ảnh hưởng tác động riêng đến những khán giả truyền hình hâm mộ mình Trong các chương trình truyền hình thực

tế, cá tính riêng được tạo điều kiện để phát triển, điều này dễ khiến cho các nhân vật bộc lộ hành vi thật đôi khi không được đẹp hoặc không được tốt Hãy thử đặt một trường hợp nhân vật được hâm mộ trong truyền hình thực tế

là một người nghiện ma túy hay nghiện rượu (trên thế giới đã có những trường hợp tương tự)…Điều này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới những người hâm mộ họ Trong khi đó, xu hướng thần tượng một nhân vật nổi tiếng hiện đang rất thịnh hành trong giới trẻ Và làm mọi điều để được giống như thần tượng của mình cũng là một trào lưu khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay Do đó, những tấm gương xấu từ các chương trình truyền hình thực tế là một điều đáng lo ngại

Mặc dù hấp dẫn nhưng nhiều chương trình truyền hình thực tế trên thế giới đầy các cảnh bạo lực, hoặc những hình ảnh khêu gợi quá mức…Những kích thích theo chiều hướng không lành mạnh sẽ ảnh hưởng rất xấu đến quá

trình nhận thức cũng như hành vi giới trẻ Chương trình The Osborne‟s trên

MTV (nói về cuộc sống của một ca sĩ nhạc rock) đang là chương trình gây phản cảm nhất, nhưng vẫn có tỉ lệ người xem cao Một số chương trình khác thì làm cho người xem cảm giác bi quan, thất vọng

- Khó khăn trong tổ chức sản xuất

Truyền hình thực tế cần một lực lượng nhân sự lớn, trang thiết bị kỹ thuật cần đầu tư nhiều và phải ghi hình dài ngày Để làm được điều này cần kinh phí sản xuất chương trình rất lớn và đòi hỏi đội ngũ tổ chức sản xuất trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và nhiều kinh nghiệm để có thể sản xuất thành công chương trình

Trang 37

Nhìn chung, rõ ràng, bên cạnh những ưu điểm thì truyền hình thực tế cũng mang lại không ít phiền toái Tuy nhiên, đây vẫn là một phương thức sản xuất truyền hình được yêu thích và chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó trong lĩnh vực truyền hình

1.2 Phong cách và phong cách truyền hình

1.2.1 Quan niệm về phong cách

Trước hết, chúng ta tìm hiểu về thuật ngữ phong cách Có rất nhiều

cách hiểu về khái niệm này Ở mỗi địa hạt lại có một cách hiểu, một khái niệm khác nhau về phong cách Tuy nhiên, theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản

Đà Nẵng năm 2000 do Hoàng Phê chủ biên thì phong cách được hiểu là: Những

lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng quát): phong cách lao động, phong cách lãnh đạo, phong cách quân nhân, phong cách sống giản dị; Những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát): Phong cách của một nhà văn, phong cách văn học nghệ thuật; Dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm : phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật [12,tr.782]

Trong một bài viết “Phong cách là gì?”, tác giả Nguyễn Bùi Khiêm đưa

ra quan điểm:

“Ngày nay, định nghĩa về phong cách không phải các công cụ được sử dụng bởi nhà văn, nhưng đặc điểm của các văn bản chính nó là: Cách thức mà một cái gì đó được dùng để thực hiện, thể hiện, hoặc thực hiện một phong cách ngôn luận và viết Theo nghĩa hẹp, có thể hiểu như là những con số vật trang trí mà luận rộng rãi, là đại diện cho một biểu hiện của người nói hoặc viết” [38]

Trang 38

Richard Eberhart - Một trong những nhà thơ Mỹ nổi tiếng của thế kỷ

XX lại đúc kết: “Phong cách là sự hoàn hảo của một quan điểm”

Phong cách được dùng khá nhiều trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật

của ngôn từ Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (1999), phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật Không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách Chỉ những nhà văn nào có tài năng có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo Cái nét riêng đó thể hiện ở tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác Như vậy, xét về khái niệm phong cách, tùy theo mỗi con người cụ thể, phong cách có thể tập trung thể hiện ở bất kỳ đặc điểm nào hay một vài yếu tố nào đó trong tác phẩm của mình Nhưng cần nói đến là phong cách tức là tác giả có những nét riêng, những nét đặc biệt được lặp đi lặp lại tạo nên một màu sắc chỉ có ở tác giả

đó Phong cách ấy có thể bộc lộ ở cách chọn đề tài, ở cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm, trong việc khắc họa hình tượng nhận vật

Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về “Phong cách”, tuy

nhiên, nhìn chung đều thống nhất rằng: Thuật ngữ phong cách là một khái niệm chung, khái quát và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, địa hạt khác nhau, nó chỉ ra những nét riêng, những đặc điểm đặc biệt của một con người thể hiện trong các hoạt động, hành động sống Nó cũng có thể chỉ về nội dung

và hình thức của từng sản phẩm trong từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau mà tác giả hoặc tập thể tác giả thể hiện rõ nét dấu ấn riêng của mình

mà không thể trộn lẫn với bất kỳ ai, hay một tập thể nào khác tạo cho mình một thế đứng vững chắc trong lĩnh vực hoạt động và nhận được sự quan tâm, đánh giá của công chúng

1.2.2 Phong cách truyền hình

Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình là phương tiện

ra đời muộn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ

Trang 39

phát triển Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình, tiếng của điện ảnh và phát thanh Ở truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh, tính hình tượng của hội họa, cảm xúc tư duy của âm nhạc Sự phát triển của các phương tiện

kỹ thuật công nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt thông tin Truyền hình là loại hình truyền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, là

sự kết hợp giữa: kỹ thuật, mỹ thật, nghệ thuật, kinh tế, báo chí

Với câu hỏi “Phong cách truyền hình là gì?” trong một phỏng vấn sâu

dành cho nhóm đối tượng làm công tác giảng dạy và chuyên môn, tác giả đã nhận được các ý kiến như sau:

Th.S Phan Văn Tú – Trưởng bộ môn Phát thanh truyền hình - Khoa Báo chí & Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM nêu quan điểm:

“Mỗi loại hình báo chí đều có thế mạnh, hạn chế do đặc trưng riêng của nó Khái niệm phong cách gắn liền với lao động sáng tạo của từng loại hình Các quan niệm về phong cách (character, style) trong lý luận văn chương, báo chí ở Việt Nam thường rất phức tạp Tuy nhiên, có thể hiểu đó là đặc trưng của 1 loại hình báo chí, là điểm làm nó khác biệt với các loại hình khác Đặc trưng báo chí truyền hình thể hiện rõ nét ở đặc điểm ngôn ngữ báo chí của nó Hay nói cách khác, đặc trưng báo chí truyền hình thể hiện rõ nét ở hệ thống ký hiệu thông tin riêng biệt của loại hình này” [PVS, Th.S Phan Văn Tú, ngày 8/12/2014]

Bà Vũ Tuyết Nhung – Thành viên Hội đồng kiểm định - Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (Phó chủ nhiệm CLB nhà báo nữ Việt Nam) thì nêu quan điểm về phong cách truyền hình một cách ngắn gọn như sau:

“Phong cách truyền hình có thể coi như dấu ấn của 1 chương trình truyền hình để lại trong lòng khán giả” [PVS, Vũ Tuyết Nhung, ngày 18/12/2014]

Trang 40

Th.S Lê Thị Minh Huyền - Giảng viên Khoa Báo chí - Trường Cao đẳng Truyền hình – Thường Tín – Hà Nội nêu ý kiến:

“Phong cách truyền hình là những thể hiện về nội dung và hình thức trong chương trình truyền hình Phong cách truyền hình được nhìn nhận theo các tiêu chí: Nội dung (thông tin thể hiện một cách sâu sắc, các đề tài mới mẻ, góc độ phản ánh cụ thể, hình ảnh ấn tượng…vv) và hình thức (cách thể hiện độc đáo, mới lạ; dấu ấn thông qua người dẫn chương trình; hình hiệu, logo chủa chương trình…vv)” [PVS, Th.S Lê Thị Minh Huyền, ngày 16/12/2014]

Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh nào về “phong cách truyền hình” được xuất bản Tuy nhiên, thông qua việc tổng hợp các ý kiến khảo sát cùng với việc nhận thức vấn đề, tác giả mạnh dạn nêu lên quan điểm của mình về khái niệm phong cách truyền hình như sau:

Phong cách truyền hình chính là những đặc điểm riêng biệt, giá trị cốt lõi tạo nên thế mạnh của loại hình báo chí này so với các loại hình báo chí khác thông qua nội dung và hình thức thể hiện

Những đặc điểm riêng biệt, giá trị cốt lõi tạo nên thế mạnh của của báo chí truyền hình có thể kể đến như:

- Sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh động và âm thanh tạo cho truyền

hình có khả năng truyền tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú, chân thực và đáng tin cậy

Trước hết nói đến truyền hình người ta có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với người xem, thị giác, thính giác của con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh sống động trên màn hình Đây được coi là thế mạnh, là giá trị lớn nhất của truyền hình Nếu như báo in, báo mạng, báo phát thanh phải buộc người ta phải đọc, nghe và buộc người ta phải hình dung sự kiện qua

Ngày đăng: 06/07/2015, 22:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2013), Thái độ của thanh, thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học, ĐH KHXH&NV Ha ̀ Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái độ của thanh, thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2013
3. Vũ Phương Dung (2005), Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội , Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ chuyên ngành Báo chí &Truyền thông, ĐH KHXH&NV Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội
Tác giả: Vũ Phương Dung
Năm: 2005
4. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập 1, NXB Thông tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí Truyền hình
Tác giả: G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2004
5. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập 2, NXB Thông tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí Truyền hình
Tác giả: G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2004
6. Nguyễn Thị Hằng (2012), Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí & Truyền thông , ĐH KHXH&NV Ha ̀ Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2012
7. Đỗ Viết Hùng (2014), Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí & Truyền thông, ĐH KHXH&NV Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài
Tác giả: Đỗ Viết Hùng
Năm: 2014
8. Trần Bảo Khánh , Trần Đăng Tuấn , Tác phẩm truyền hình , Tài liệu giảng dạy, Học viê ̣n Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm truyền hình
9. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình , NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất chương trình truyền hình
Tác giả: Trần Bảo Khánh
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội
Năm: 2003
10. Trần Bảo Khánh(2007), Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay
Tác giả: Trần Bảo Khánh
Năm: 2007
11. Hoàng Quốc Lê (2014), Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam
Tác giả: Hoàng Quốc Lê
Năm: 2014
13. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí Truyền hình , NXB Đa ̣i học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Báo chí Truyền hình
Tác giả: Dương Xuân Sơn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
15. Dương Xuân Sơn (2000), “Ngăn chặn tiêu cực trong toàn cầu hoá thông tin đại chúng”, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 12, 12/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngăn chặn tiêu cực trong toàn cầu hoá thông tin đại chúng”, "Tạp chí Khoa học và Tổ quốc
Tác giả: Dương Xuân Sơn
Năm: 2000
16. Dương Xuân Sơn (2000), “Một số vấn đề về toàn cầu hoá truyền thông đại chúng”, Tạp chí Người làm báo, số 11, 11/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về toàn cầu hoá truyền thông đại chúng”, "Tạp chí Người làm báo
Tác giả: Dương Xuân Sơn
Năm: 2000
17. Thu Hà (2012), “PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái: Khán giả đã cảnh giác hơn với… nước mắt”, Báo Sài gòn giải phóng, số ngày 17/9/2012 18. Thanh Sơn (1999), “Truyền hi ̀nh thế giới qua thời gian” , Tạp chíTruyền hình , số 1, tháng 4/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái: Khán giả đã cảnh giác hơn với… nước mắt”, "Báo Sài gòn giải phóng, số ngày 17/9/2012 18. Thanh Sơn (1999), “Truyền hình thế giới qua thời gian” , "Tạp chí "Truyền hình
Tác giả: Thu Hà (2012), “PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái: Khán giả đã cảnh giác hơn với… nước mắt”, Báo Sài gòn giải phóng, số ngày 17/9/2012 18. Thanh Sơn
Năm: 1999
19. Bùi Chí Trung (2011), Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế họ c truyền thông , Luâ ̣n án tiến sỹ chuyên ngành Báo chí học, ĐH Quốc gia Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế họ c truyền thông
Tác giả: Bùi Chí Trung
Năm: 2011
20. Bùi Chí Trung (2014), Nghề truyền hình khó nhỉ?, NXB Thông tấn 21. Bùi Chí Trung (2004), “Xu hướng phát triển của ngành truyền hìnhViệt Nam”, Chuyên san Hội thảo khoa học Khoa Báo chí MGU hướng tới kỷ niệm 250 thành lập Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, tr.5- 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề truyền hình khó nhỉ?", NXB Thông tấn 21. Bùi Chí Trung (2004), “"Xu hướng phát triển của ngành truyền hình "Việt Nam
Tác giả: Bùi Chí Trung (2014), Nghề truyền hình khó nhỉ?, NXB Thông tấn 21. Bùi Chí Trung
Nhà XB: NXB Thông tấn 21. Bùi Chí Trung (2004)
Năm: 2004
22. Bùi Chí Trung (2011), “Xu hướng phát triển của truyền hình nhìn từ khía cạnh nội dung”, Tạp chí Thế giới Điện ảnh (6), tr. 25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng phát triển của truyền hình nhìn từ khía cạnh nội dung"”, "Tạp chí Thế giới Điện ảnh
Tác giả: Bùi Chí Trung
Năm: 2011
23. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng , NXB Chi ́nh tri ̣ Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: NXB Chính tri ̣ Quốc gia
Năm: 2001
24. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí , NXB Văn ho ́a Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ lý luận đến thực tiễn báo chí
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
25. Lê Mai Hương Trà (2011), Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam
Tác giả: Lê Mai Hương Trà
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w