Giải pháp phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam Luận văn thạc sĩ

97 494 0
Giải pháp phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam Luận văn thạc sĩ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIÁO DC VÀ ÀO TO TRNG I HC KINH T TP.HCM j TRN TH TRÚC GIANG HOÀN THIN CÔNG TÁC THANH TRA KIM TRA TI CC THU TPHCM Chuyên ngành: Kinh t tài chính – Ngân hàng Mã s: 60.31.12 LUN VN THC S KINH T NGI HNG DN: TS UNG TH MINH L THÀNH PH H CHÍ MINH – 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế. Những ý kiến đóng góp và giải pháp đề xuất là của cá nhân tôi từ việc nghiên cứu và rút ra từ thực tế làm việc tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN BCTC: Báo cáo tài chính BHXH: Bảo hiểm xã hội CBCC: Cán bộ công chức CCT: Chi cục thuế CHLB: Cộng hoà liên bang CP: Cổ phần DN: Doanh nghiệp ĐTNT: Đối tượng nộp thuế FDI: Foreign Direct Investment GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GTGT: Giá trị gia tăng KK-KKT: Kê khai kế toán thuế NN: Năm nay NNT: Người nộp thuế NT: Năm trước NSNN: Ngân sách nhà nước P.: Phòng QĐKT: Quyết định kiểm tra QĐXP: Quyết định xử phạt QL: Quản lý TCT: Tổng cục thuế TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ: Tài sản cố định TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt UBND: Uỷ ban nhân dân VAT: Thuế giá trị gia tăng VC: Viên chức VPHC: Vi phạm hành chính XNK: Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG- HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang Bảng 1 GDP qua các năm của Thành phố Hồ Chí Minh 23 Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành 24 Bảng 3 Kết quả thực hiện công tác thanh tra của 4 phòng thanh tra Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh 35 Bảng 4 Kết quả thực hiện công tác kiểm tra 35 Bảng 5 Kết quả kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở NNT 37 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 Lý do chọn đề tài Trang 1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Trang 1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………Trang 2 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………. Trang 2 Kết cấu của luận văn …………………………………………………………………………… Trang 2 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ VÀ KIỂM TRA – THANH TRA THUẾ …… Trang 3 1.1 Một số lý luận cơ bản về thuế………………………………………………………………… Trang 3 1.2.1 Khái niệm…………………………………………………………………………………… Trang 3 1.2.2 Bản chất …………………………………………………………………………………… Trang 4 1.2.3 Chức năng …………………………………………………………………………………… Trang 10 1.2.4 Phân loại …………………………………………………………………………………… Trang 14 1.2 Lý luận cơ bản về thanh tra kiểm tra thuế …………………………………………………… Trang 19 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm ……………………………………………………………………… Trang 19 1.2.2 Các nội dung cơ bản ………………………………………………………………………….Trang 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …… Trang 23 2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh………….…… Trang 23 2.1.1 Về tình hình phát triển kinh tế……………………………….……… ……… ………… Trang 23 2.1.2 Về tình hình xã hội …… ……………………………… Trang 25 2.2 Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh……… Trang 26 2.2.1 Chức năm nhiệm vụ phòng Kiểm tra thuế………………………………………………… Trang 28 2.2.2 Chức năm nhiệm vụ phòng Thanh tra thuế………………………………………………… Trang 30 2.3 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra kiểm tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM…………… Trang 31 2.3.1 Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM…………………………………… Trang 31 2.3.2 Công tác xây dựng kế hoạch kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế của Cục thuế Tp.HCM……. Trang 33 2.3.3 Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế của Cục thuế Tp.HCM………………………………… Trang 34 2.4 Đánh giá thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế và quản lý thuế tại Cục thuế Tp.HCM…… Trang 43 2.4.1 Ưu điểm …………………………………… Trang 43 2.4.2 Hạn chế ……. Trang 45 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trang 51 3.1 Định hướng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian tới Trang 51 3.2 Một số gợi ý giải pháp ………… Trang 52 3.2.1 Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô …………………………………… Trang 52 3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể từ phía Cục thuế Tp.HCM…… Trang 56 -1- Lý do chọn đề tài Công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp đã và đang được ngành thuế Việt Nam áp dụng, trong đó thanh tra kiểm tra thuế là quan trọng nhất. Năm 2006 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cải cách công tác thanh tra thuế trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp không vi phạm, vừa tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Từ ngày 01/01/2007, mô hình quản lý thuế theo chức năng được mở rộng triển khai đến 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi hoàn toàn, sâu rộng sang mô hình quản lý thuế theo chức năng của ngành thuế Việt nam. Việc chuyển từ mô hình quản lý theo đối tượng với mục tiêu “số thu ngân sách” làm thước đo, sang mô hình quản lý theo chức năng với mục tiêu “tuân thủ” làm thước đo. Theo đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Thanh tra kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế mà còn đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, công tác thanh tra kiểm tra thuế vẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó, tôi chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề chung về công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM trong lộ trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. Qua đó, rút ra những ưu, nhược điểm, những vấn đề -2- còn tồn tại cần phải tiếp tục hoàn thiện. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra của một số nước trên thế giới, cùng với lộ trình thực hiện chương trình cải cách từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế phù hợp với chương trình cải cách của ngành thuế và thực tiễn tại Cục thuế Tp.HCM. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của việc tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế ở Cục thuế Tp.HCM hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra thuế góp phần đảm bảo công bằng, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thực hiện nghiêm các luật thuế và chống thất thu ngân sách Nhà nước. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra kiểm tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM. Chương 3: Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM. -3- CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ VÀ KIỂM TRA – THANH TRA THUẾ 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ 1.1.1 Khái niệm Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tùy vào bản chất của nhà nước và cách thức nhà nước sử dụng mà các nhà kinh tế có quan điểm khác nhau về thuế. Theo khái niệm được sử dụng phổ biến, thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì lợi ích chung. Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn. Nộp thuế cho nhà nước không có nghĩa là cho nhà nước mượn tiền hay gửi tiền vào quỹ ngân sách nhà nước hoặc là mua một dịch vụ công. Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân. Có một câu hỏi khá quan trọng, đó là nhà nước thu thuế để làm gì. Nếu mọi người nộp thuế đều đi tìm câu trả lời thì họ sẽ nhận thấy rằng thực chất nộp thuế chính là một hình thức chuyển chi tiêu cá nhân thành chi tiêu công- chi tiêu vì lợi ích chung của toàn xã hội. Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc. Để bảo đảm tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội, chính phủ phải cậy nhờ vào hệ thống pháp luật nên thuế thường được quy định dưới dạng văn bản luật hay pháp lệnh. Tất nhiên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc hình sự. Thuế xây dựng trên nền tảng giá trị thặng dư do nền kinh tế tạo ra, tức là thuế gắn chặt với kinh tế. Do đó thuế đem lại số thu to lớn và bền vững gấp bội so với các khoản thu khác của nhà nước, song ý nghĩa quan trọng hàm chứa ở đây là, cách duy nhất làm cho thuế ngày càng nhiều và ổn định chính là phát triển kinh tế. Như vậy, [...]... đặc quyền của nhà nước, đặc quyền này được quy định bằng luật pháp Nhưng không phải lúc nào quyền đánh thuế cũng được sử dụng theo mong muốn của dân chúng Do đó có thể xảy ra xung đột giữa chính phủ và những công dân của mình trong quá trình thu thuế[13] Thuế luôn luôn gắn chặt với sự ra đời và phát triển của nhà nước Bản chất của Nhà nước quy định bản chất của thuế Về mặt lý luận, bản chất của nhà nước... trên góc độ nền kinh tế quốc dân, khả năng thụ thuế của một đất nước cho thấy tỷ phần bình quân của thu nhập được thu dưới dạng thuế trong một quốc gia Khả năng thụ thuế tuỳ thuộc vào bản chất và trạng thái kinh tế, truyền thống của mỗi quốc gia, sự hiểu biết và thái độ của dân chúng đối với các chương trình hành động của chính phủ và sức mạnh quyền lực của chính phủ Khả năng thụ thuế là một khái niệm... hoạt động vốn có của họ Đứng trên giác độ nền kinh tế quốc dân, khả năng thu thuế của một quốc gia được phản ánh thông qua tỷ lệ phần trăm của GDP được động viên vào ngân sách nhà nước được gọi là hệ số huy động thuế Hệ số huy động thuế không chỉ là cơ sở chính để tham khảo việc các quốc gia xây dựng chính sách thuế của họ mà còn là một dấu hiệu để so sánh mức độ huy động thuế giữa các quốc gia khác nhau... thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế Do đó, chính chức năng phân phối và phân phối lại, trong một chừng mực rất đáng kể, đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết kinh tế của Thuế Chức năng điều tiết kinh tế của thuế Theo chức năng này, phải xem Thuế như một tác nhân tích cực của quá trình tái phân phối và thông qua đó tác động đến quá trình tái sản xuất của doanh... đến chính sách thuế thoát ly cơ sở hiện thực về kinh tế- xã hội của đất nước Trên thực tế, lỗi lầm phổ biến nhất của các chính phủ là do cần phải bù đắp những thiếu hụt của ngân sách nên thường chú trọng tới chức năng phân phối và phân phối lại hơn là chức năng điều tiết kinh tế của thuế, điều này dẫn tới giảm nhẹ vai trò của thuế đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới sản xuất và đời... lý thuyết và là nền tảng cho việc phát triển nội dung ở các chương tiếp theo của toàn luận văn -23- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1 Về tình hình phát triển kinh tế GDP của Thành phố Hồ Chí Minh tăng dần qua các năm, và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP cả... chứa đựng những mầm mống của nguy cơ lạm phát Bởi vậy, ngoài việc phát hành tín dụng để đảm bảo nhu cầu chi tiêu, nhà nước có thể sử dụng Thuế một cách thường xuyên và lâu dài Mục tiêu thực sự của chính sách thuế, theo nhiều nhà kinh tế là “rút bớt sức mua khỏi những người đóng thuế, để những người đóng thuế từ bỏ sự kiểm soát đối với tài nguyên kinh tế và làm cho tài nguyên này thành khả dụng đối với... và mức sống -6- của nhân dân Đó là điều mà các quốc gia cần cân nhắc Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, hệ số huy động thuế có thể phản ảnh xu thế dịch chuyển dòng vốn, lao động giữa các quốc gia trên thế giới Vì vậy, để gia tăng sự phồn vinh trong cộng đồng dân cư, tất cả các quốc gia xem thuế là nguồn thu chính, phải đưa ra một mức thuế hợp lý trong chính sách thuế của mình Độ lớn của hệ số huy động... chức năng kinh tế lại phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước hướng tới người nộp thuế Ngay trong chức năng phân phối và phân phối lại đã chứa đựng những mầm mống của sự phát triển mâu thuẫn giữa một bên là sự cần thiết mở rộng nguồn thu về thuế của nhà nước với một bên là sự phản kháng hoặc sự không hài lòng của các thành viên trong xã hội khi nộp thuế Mâu thuẫn của chức năng điều tiết kinh tế thể hiện ở... kinh tế Tác dụng duy nhất của thuế lúc này là công cụ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để nuôi bộ máy của mình -9- Khi xã hội loài người chuyển sang hình thái tư bản chủ nghĩa, kéo theo nó là những biến đổi sâu sắc về kinh tế- xã hội, nhà nước nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc điều hành nền kinh tế, từ đó ngày càng can thiệp nhiều hơn, mạnh mẽ hơn vào tiến trình kinh tế- xã . sách Nhà nước. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về thuế và. THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Hệ thống. THÀNH PH H CHÍ MINH – 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế. Những ý kiến đóng góp và giải pháp đề xuất là của cá nhân

Ngày đăng: 18/05/2015, 02:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan