truyền hình hình thực tế trên kênh VTV6
3.2.1. Tập trung các thế mạnh về format THTT thuần Việt, khai thác tâm lý và cảm xúc nhân vật
Format chƣơng trình là yếu tố đầu tiên quyết định sự hấp dẫn, thành công của một chƣơng trình THTT. Xét về tính giải trí, format ngoại quốc luôn luôn hấp dẫn đƣợc khán giả, nhất là ở những mùa đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, những format ngoại quốc đang dần trở nên nhàm chán đối với khán giả Việt. Trong bài viết “Truyền hình thực tế phải chế biến tử tế” đăng trên tuoitre.vn (ngày 6.4.2014), PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái khảng khái viết “Trải qua bảy năm phát sóng ở VN, THTT càng ngày càng “mất điểm” trước công chúng Việt, bị công chúng Việt nghi ngại, phiền lòng, quay lưng,
chối bỏ... vì đổ vỡ lòng tin vào “tính thực tế” vốn là cốt lõi văn hóa của THTT. Thay vì thực tế truyền hình phải được “Việt hóa” tử tế cho phù hợp với văn hóa thưởng thức đặc thù của công chúng Việt, thì cả nhà sản xuất lẫn nhà đài đã dọn cho công chúng Việt một món ăn hầu như còn nguyên mùi vị thức ăn Tây sống sượng, lẫn lộn rất nhiều hạt sạn về thẩm mỹ. Trên sóng của Đài truyền hình quốc gia, các chiêu trò ngày càng thô lậu, thậm chí có thể gọi đó là những trò lừa đảo, đến mức xúc phạm người xem. Tính vụ lợi càng lúc càng lấn át tính thực tế, vốn là vẻ đẹp rất hấp dẫn của bản thân cách định dạng (format) của nhiều chương trình THTT đã thành công ở nước ngoài” [45]. Cũng trong bài viết này, nói về mục đích của các chƣơng trình, Lê Đỗ Quỳnh Hƣơng (ngƣời dẫn chƣơng trình) nêu ý kiến: “Trước hết, những chương trình “thuần túy giải trí” áp đảo hẳn so với nhóm chương trình “mang định hướng giáo dục” hay chuyển tải các ý nghĩa xã hội - nhân văn, để rồi sau mỗi chương trình khép lại, khán giả chỉ nhớ là “đã được cười một trận thỏa thuê”, “đã hứng thú theo dõi” chứ không hề học được thêm một nét gì hay, đẹp trong thẩm mỹ âm nhạc hay đạo đức cho cuộc sống”[45].
Trong bối cảnh truyền hình thực tế nêu trên, cùng với nội lực chƣa đủ mạnh của VTV6 nhƣ: hạn chế về nguồn tài chính, về trang thiết bị kỹ thuật sản xuất chƣơng trình cũng nhƣ hạn chế về lực lƣợng nhân sự tham gia quá trình sản xuất thì việc tập trung cho các thế mạnh hiện có của VTV6 nhƣ: format thuần Việt, phù hợp với đối tƣợng công chúng; khai tác tâm lý và cảm xúc nhân vật hiệu quả là một hƣớng đi hợp lý cho sự phát triển của kênh truyền hình dành cho Thanh thiếu niên giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng các chƣơng trình truyền hình thực tế thuần Việt, mang tính định hƣớng giáo dục, có ý nghĩa nhân văn - xã hội đƣợc xác định là “giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt” của kênh truyền hình này.
Kể từ khi thực hiện các chƣơng trình truyền hình thực tế, sau 7 năm ra đời, VTV6 đã có đƣợc một đội ngũ nhân sự tuy chƣa đông đảo nhƣng thực sự
có chất lƣợng khi họ đều là những con ngƣời trải qua nhiều khóa đào tạo về công tác chuyên môn, về các chƣơng trình hợp tác sản xuất chƣơng trình truyền hình thực tế với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, đã từng có chƣơng trình tham gia trình chiếu tại các hội thảo chuyên đề với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Về thế mạnh khai thác tâm lý và cảm xúc nhân vật, theo quan niệm về truyền hình thực tế đƣợc thống nhất ở VTV6, khi mục đích của cuộc ghi hình là thu lại cảm xúc chân thật nhất của ngƣời chơi thì những lợi thế này của nhóm sản xuất chƣơng trình hoàn toàn có thể đƣợc dùng để khỏa lấp lại những khoảng trống về thiết bị, về hình ảnh cũng nhƣ về các điều kiện khác của mình. Các đề tài đặt ra nên tập trung vào những đề tài giàu cảm xúc, tránh những đề tài mang tính trải nghiệm lan man.
TS. Trần Bảo Khánh trong Luận án nghiên cứu về Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay cho rằng, có 3 giai đoạn của thói quen, thái độ của ngƣời xem truyền hình:
Giai đoạn đầu: là giai đoạn khi có một kênh mới, một chương trình, một chuyên mục mới ra đời, công chúng thường tỏ ra rất hào hứng, thích thú và giành nhiều thời gian theo dõi.
Giai đoạn 2: khi đã giành nhiều thời gian cho nó, người ta bắt đầu chán vì theo dõi quá nhiều. Lúc này người xem tỏ ra khắt khe hơn, đòi hỏi nhiều hơn đối với nội dung của nó.
Giai đoạn 3: đây là giai đoạn mà chuyên mục này đã rất quen với cuộc sống hằng ngày của khán giả, người ta bình tĩnh xem xét nó với một thái độ rõ ràng, chọn cái cần xem từ lúc giới thiệu, phân bổ tốt hơn quỹ thời gian của mình. [10,tr. 80].
Nhƣ vậy, sau một thời gian theo dõi chƣơng trình nhất định, khán giả sẽ giảm dần sự quan tâm đối với chƣơng trình nếu chƣơng trình không tự làm mới mình để hấp dẫn ngƣời xem bằng những đề tài mới mẻ, những nhân vật
có điểm nhấn, có chiều sâu về tâm lý, cảm xúc và chất lƣợng âm thanh sinh động, hình ảnh đẹp. Bởi, giá trị nội dung và hình thức của chƣơng trình mới thực sự là những điều có sức lôi cuốn khán giả chứ không phải các chiêu trò mà các chƣơng trình giải trí thông thƣờng có phiên bản ngoại quốc thƣờng sử dụng hiện nay.
3.2.2. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân sự làm THTT
Mục tiêu chung của việc đào tạo và phát triên nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của đơn vị sản xuất, thông qua việc giúp phóng viên, biên tập viên, quay phim…hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về phƣơng thức làm truyền hình mới (THTT) và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, động cơ làm việc tốt hơn, cũng nhƣ nâng cao khả năng thích ứng của họ trong tƣơng lai. Ngoài việc tận dụng các lợi thế hiện có của mình để tạo ra những chƣơng trình có màu sắc riêng, có sức hút đối với công chúng, một nhiệm vụ tối quan trọng vào lúc này đối với kênh VTV6 là tích cực chuẩn bị đào tạo, thử nghiệm nhằm bổ sung đội ngũ kế cận. Nếu xét trên mặt bằng chung về chất lƣợng đào tạo nhân lực truyền hình hiện nay, khó có một sinh viên mới tốt nghiệp nào có thể đủ năng lực cũng nhƣ sự kiên trì để theo đuổi công việc sản xuất truyền hình thực tế tại VTV6 nhƣ hiện nay. Sự thiếu hụt nhân lực đang dẫn đến một tình trạng chung không chỉ ở kênh truyền hình trẻ này mà còn diễn ra ở hầu hết các đơn vị sản xuất truyền hình thực tế, đó là tính chắp vá, thời vụ…Khi mà nhân sự còn thiếu và yếu thì không có cách nào khác là tận dụng mọi nguồn lực kể cả những ngƣời không đủ khả năng chuyên môn để tham gia sản xuất. Cách làm đó mặc dù chỉ mang tính tình thế, tạm thời nhƣng vô hình chung đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và mục tiêu của chƣơng trình. Vì vậy, về chiến lƣợc đòi hỏi phải có lộ trình đầu tƣ đúng mực cho công tác đào tạo nhân sự. Hơn thế nữa, bản thân những phóng viên, biên tập viên đang tham gia trực tiếp sản xuất các chƣơng trình truyền hình thực tế hiện
nay – những ngƣời vốn đƣợc coi là đầy đủ năng lực đáp ứng công việc cầu kỳ, phức tạp này cũng phải thƣờng xuyên bổ sung cho mình những kiến thức mới về truyền hình, bổ sung hệ thống tri thức của bản thân những hiểu biết về xã hội, về văn hóa…nhằm mở rộng các đề tài chƣơng trình sao cho phong phú và đa dạng.
Chuyên nghiệp hóa nhân sự tham gia sản xuất chƣơng trình là một đòi hỏi tất yếu của không chỉ truyền hình thực tế mà của bất cứ thể loại, phƣơng thức sản xuất chƣơng trình nào, của bất kỳ Đài truyền hình hay công ty truyền thông nào hiện nay. Trong quá trình chuyên nghiệp hóa nhân sự, VTV6 cần có những thay đổi về cách bố trí lực lƣợng sản xuất sao cho phù hợp nhất, đảm bảo tính tƣơng đồng và sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Khi các nhân sự trong nhóm biên tập là đội ngũ những nhân sự cố định bao gồm nhiều các biên tập viên có thời gian làm việc lâu năm tại VTV6 cũng nhƣ trong các nhóm sản xuất truyền hình thực tế thì đội ngũ quay phim cũng nên có sự bố trí tƣơng đƣơng. Để hoàn thiện hơn về cảnh quay, về bố cục hình ảnh và những chi tiết mang tính nhận diện cho chƣơng trình cần phải có những quay phim chuyên trách. Những quay phim này có sự gắn bó trách nhiệm cao với chƣơng trình, họ phải xác định chƣơng trình cũng là đứa con tinh thần của họ, sáng tạo cho chƣơng trình cũng là thể hiện năng lực của chính bản thân mình. Thực trạng quay phim không chuyên trách cho một chƣơng trình là hiện tƣợng chung của hầu hết các đơn vị sản xuất truyền hình, điều đó khiến cho việc thể hiện nội dung tác phẩm bằng hình ảnh đôi khi không đƣợc nhƣ mong muốn của biên tập viên, ngƣời chỉ đạo sản xuất; đối với các tác phẩm truyền hình thực tế thì vai trò của quay phim trong chƣơng trình càng thể hiện rõ nét hơn. Vì thế, đây là đối tƣợng cần có sự đầu tƣ và sắp xếp hợp lý trong khâu chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân sự.
Đối với các chƣơng trình truyền hình thực tế có nền tảng, chất lƣợng khá tốt hiện tại, các nhóm sản xuất các chƣơng trình cần bổ sung thêm một vị
trí nhân sự mới đó là nhân sự truyền thông cho các chƣơng trình. Bởi theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các chƣơng trình không đƣợc các bạn trẻ biết đến là do VTV6 không tự giới thiệu về các chƣơng trình này. Hơn nữa, bản thân các chƣơng trình cũng chƣa có kế hoạch truyền thông sớm trƣớc mỗi lần phát sóng. Các fanpage của các chƣơng trình của kênh đều đã đƣợc thành lập, tuy nhiên không có ngƣời chuyên trách update thông tin và duy trì thƣờng xuyên nên hoạt động không hiệu quả. Vì thế, lƣợng khán giả theo dõi thƣờng xuyên các chƣơng trình còn rất hạn chế. Việc có ngƣời làm truyền thông chuyên trách, thƣờng xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến chƣơng trình thông qua các kênh truyền thông khác nhau sẽ khiến ngay cả một khán giả chƣa từng xem VTV6, chƣa từng xem chƣơng trình THTT đó có thể sẽ thay đổi quan niệm nếu thấy một thông điệp có ý nghĩa của chƣơng trình đƣợc giới thiệu nhiều lần.
3.2.3. Tăng cường tương tác trong chương trình truyền hình thực tế
Công chúng báo chí là đối tƣợng mà báo chí hƣớng vào để tác động, nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hƣởng của mình. Đồng thời, công chúng còn tƣơng tác trở lại, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí – truyền thông. Đối với truyền hình thực tế - một phƣơng thức làm truyền hình mới nhất hiện nay thì vai trò của tính tƣơng tác đối với công chúng lại càng đƣợc thể hiện rõ rệt.
Trong bài viết “Sự gia tăng tính tƣơng tác của công chúng – tƣơng lai của báo chí” của ThS. Lê Thu Hà đăng trên nghebao.org : Qua khảo sát với 1.800 công chúng trên cả nước năm 2013 cho biết, nhu cầu tương tác đối với báo chí của công chúng Việt Nam rất cao. Trong đó, khả năng tương tác tốt với công chúng của truyền hình là cao nhất chiếm 62.8%, ngay sau đó là báo mạng với 48.7%, báo in xếp vị trí thứ ba với 29.1% và cuối cùng là đài phát thanh chỉ chiếm 15.8% [36].
Biểu đồ 3.1: Khả năng tương tác với công chúng của các loại hình báo chí
Lý do truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất là bởi các yếu tố âm thanh, quảng cáo và chất lƣợng hình ảnh tốt, sự phong phú về các chƣơng trình game show, ca nhạc và giải trí, phim ảnh đƣợc chọn lọc có định hƣớng.
Tính tƣơng tác là một trong các yếu tố của truyền hình tƣơng tác mà truyền hình hiện đại đã và đang hƣớng tới. Truyền hình tƣơng tác có thể hiểu là hình thức tiếp nhận và trao đổi thông tin tích cực, đa chiều. Tại đó, ngƣời xem và Đài truyền hình có thể trao đổi thông tin với nhau thƣờng xuyên trong quá trình chƣơng trình đƣợc thực hiện. Điều này đã giúp cho mối quan hệ giữa ngƣời xem và Đài truyền hình liên tục, cùng nhau hợp tác để có các chƣơng trình hấp dẫn. Đạo diễn và biên tập của chƣơng trình sẽ căn cứ vào ý kiến đóng góp của khán giả để xây dựng các chƣơng trình tiếp theo đạt hiệu quả. Chính vì vậy, những chƣơng trình truyền hình theo hình thức này đang rất đƣợc khán giả đón nhận và yêu thích. Sức hấp dẫn của truyền hình tƣơng tác với các Đài truyền hình và với công chúng ngày càng đƣợc khẳng định. Kênh truyền hình Current TV của Mỹ đã đƣợc trao giải thƣởng Emmy – giải
thƣởng danh giá cho những kênh truyền thông xuất sắc khi Current TV biết tìm ra một hƣớng đi khi xây dựng các chƣơng trình truyền hình mang phong cách riêng, tận dụng các ý kiến, ý tƣởng của khán giả (1/3 các chƣơng trình của Current TV là do khán giả quan tâm, yêu thích chƣơng trình đóng góp ý kiến).
Truyền hình tƣơng tác có rất nhiều cơ hội và lợi ích nhƣng nó cũng có không ít thách thức cần giải quyết. Thứ nhất, để thúc đẩy ngƣời xem ngày càng chủ động, tích cực thì cần tính tới trang bị, tích hợp công nghệ hiện đại để có thể phát huy tối đa tính ƣu việt của hình thức tƣơng tác. Thứ hai, để các chƣơng trình truyền hình tƣơng tác phát triển lành mạnh, cần tính tới cơ chế quản lý, cách thức phân tích, tổng hợp, sàng lọc ý kiến, phản hồi ngƣợc từ công chúng để từ đó xây dựng những chƣơng trình gần gũi, thân thiện, phù hợp với nhu cầu chính đáng của ngƣời xem và hƣớng họ tới những giá trị đích thực của cuộc sống.
VTV6 là kênh truyền hình dành cho giới trẻ - lớp công chúng chủ động, những ngƣời luôn đƣợc lĩnh hội tri thức và công nghệ thông tin sớm nhất, vì thế “thế giới phẳng” có ảnh hƣởng lớn đến nhận thức và hành động của các bạn trẻ Việt Nam. Việc tạo ra môi trƣờng tƣơng tác có hiệu quả với đối tƣợng khán giả của mình thông qua các trang mạng xã hội không chỉ có ý nghĩa tạo sự gần gũi giữa nhà Đài với khán giả mà quan trọng hơn sẽ biết đƣợc, thấu hiểu đƣợc công chúng đang muốn gì? đang cần gì trong mớ thông tin hỗn tạp tác động tới họ? Từ đó giúp họ thỏa mãn nhu cầu thông tin, giải trí; đồng thời giúp họ hình thành nhân cách và lối sống lành mạnh. Đó chính là mục tiêu và sứ mệnh tồn tại của VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Sau khi làm rõ phong cách truyền hình thực tế của VTV6 ở chƣơng 2, trong chƣơng 3 của luận văn tác giả đã rút ra một số vấn đề trong việc xây
dựng phong cách tác phẩm truyền hình hiện nay của VTV6 nhƣ: việc xác định rõ mục tiêu của chƣơng trình nhằm tránh hiện tƣợng ôm đồm, nửa vời trong mục tiêu và định hƣớng của từng chƣơng trình; bên cạnh đó, để tạo dựng phong cách trong mỗi một tác phẩm truyền hình, ngoài những thế mạnh đặc trƣng hiện nay thì việc chú trọng đổi mới nội dung và đầu tƣ, lựa chọn hình thức thể hiện độc đáo cũng là vấn đề mà VTV6 cần lƣu tâm trong việc sản xuất các tác phẩm, các chƣơng trình truyền hình thực tế.
Trong chiến lƣợc phát triển của mình, thì lãnh đạo VTV6 luôn xác định truyền hình thực tế đã, đang và sẽ tiếp tục là một thế mạnh của kênh. Truyền