Kênh VTV6 và hệ thống chƣơng trình truyền hình thực tế

Một phần của tài liệu Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 Luận văn ThS. ( Truyền thông đại chúng ) (Trang 54)

2.1.1.Giới thiệu về kênh VTV6 Lịch sử ra đời và sứ mệnh

Kênh VTV6 (Ban Thanh thiếu niên) – Đài truyền hình Việt Nam đƣợc thành lập ngày 29/4/2007. Đây là kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ (thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi). Chƣơng trình ra mắt khán giả đầu tiên của VTV6 có tên gọi “Ngƣời bạn mới” – một cái tên mang nhiều ý nghĩa: có thể hiểu VTV6 nhƣ một ngƣời bạn mới, nhƣng hàm ý sâu xa hơn đƣợc hƣớng tới, đó là sứ mạng “đồng hành và giúp giới trẻ thành công”.

Sự ra đời của VTV6 không chỉ nằm trong sự phát triển của Đài truyền hình Việt Nam nói chung mà còn mang ý nghĩa xã hội lớn lao. Đó là kết quả của rất nhiều những con ngƣời tâm huyết với truyền hình, với thế hệ trẻ, mong muốn cho ra đời một kênh truyền hình phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí cho thế hệ thanh thiếu niên mới.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của Đài truyền hình Việt Nam, VTV6 cũng ngày một lớn mạnh với đội ngũ hàng trăm phóng viên, biên tập viên, quay phim, với những dải giờ chuyên biệt, hấp dẫn dung hòa giữa tính giải trí, tính giáo dục, định hƣớng và chính luận. Để đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của thanh thiếu niên hiện nay, VTV6 vẫn đang tiếp tục có sự đổi mới về cả hình thức và nội dung các chƣơng trình. Nhiều chƣơng trình lên sóng từ những ngày đầu thành lập kênh đến nay vẫn đƣợc khán giả yêu thích nhƣ:

Sinh ra từ làng, My rec, Thư viện cuộc sống, Vitamin C, Ngược chiều, Sống khác, Lựa chọn của tôi… Từ tháng 5.2013, VTV6 mở rộng hoạt động sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn đáp ứng tốt hơn nữa nhu

cầu thị hiếu của đông đảo các bạn thanh thiếu niên, trở thành kênh truyền hình chuyên biệt hàng đầu dành cho giới trẻ Việt Nam. Năm 2014, kênh VTV6 đã mang đến cho khán giả hàng loạt các chƣơng trình mới, với những dải giờ phù hợp với tâm lý và thị hiếu khán giả trẻ nhƣ: Có gì mới sáng nay, Tuổi trẻ tổ quốc, Bữa trưa vui vẻ…vv.

Đối tượng và mục tiêu của kênh VTV6

Đối tƣợng khán giả của VTV6 là Thanh thiếu niên (độ tuổi từ 13-24), song kênh truyền hình dành cho giới trẻ này còn mở rộng phạm vi tác động đến các bạn trẻ ở độ tuổi từ 25 -35 tuổi. Hiện nay, đối tƣợng khán giả mục tiêu của kênh VTV6 là những ngƣời trong độ tuổi từ 13 đến 35 tuổi. Mục đích hoạt động của VTV6 là kênh giáo dục, giải trí dành cho đối tƣợng thanh thiếu niên; hƣớng dẫn, định hƣớng giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam, những ngƣời sẽ xây dựng tƣơng lai của đất nƣớc.

- Những mục tiêu cụ thể của VTV6:

+ Cung cấp thông tin bổ ích về khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, công nghệ, giải trí.

+ Giáo dục nhân cách, lý tƣởng, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.

+ Tạo một diễn đàn xã hội nhằm thay đổi tích cực nhận thức, hành vi và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam.

+ Phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, lập thân, lập nghiệp, sống có trách nhiệm… trong giới trẻ.

+ Phát động phong trào sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể thao, giải trí bổ ích lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội.

+ Phản ánh những suy nghĩ, tâm huyết, vấn đề của giới trẻ để nhà trƣờng, xã hội và gia đình nắm bắt, hỗ trợ kịp thời.

- Về nội dung: Các nội dung chính của VTV6 đƣợc thể hiện qua:

+ Đề tài: Đời sống văn hóa trẻ, các cuộc thi tài năng, thông tin kinh tế vĩ mô, vấn đề xã hội cập nhật, vấn đề cá nhân, kỹ năng sống và học tập, kỹ năng làm việc, hƣớng dẫn tiêu dùng, văn hóa Việt Nam và thế giới.

+ Tính tƣơng tác: VTV6 đƣợc xem là kênh truyền hình có tính tƣơng tác cao, lấy internet và mạng điện thoại làm cầu nối quan trọng liên kết các nội dung phát sóng trên truyền hình với cộng đồng những ngƣời sử dụng internet và ngƣợc lại để phát triển nội dung của truyền hình.

+ Thể loại: talk show, tin tức, phóng sự, phỏng vấn, trò chơi…điểm khác biệt là sự biến thể ở các chƣơng trình cụ thể.

+ Truyền dẫn trên nền tảng IPTV để có thể đến với giới trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nƣớc một cách linh hoạt.

Với các chƣơng trình “cốt lõi” của kênh nhƣ: Kết nối trẻ, Vân tay, VitaminC, Nhà tròn, Kết nối trẻ, Sinh ra từ làng, Hạc Giấy, Sống khác, Hành trình thanh niên làm theo lời bác, Siêu thủ lĩnh, Bữa trưa vui vẻ, Ngược chiều, Lựa chọn của tôi…vv khán giả có thể cảm nhận đƣợc ngƣời bạn mới: trẻ trung nhƣng nghiêm túc, vui nhộn song biết xác định mục đích rõ ràng, và đặc biệt là thông điệp khát khao chinh phục thử thách, hƣớng tới điểm đích thành công. Nội dung các chƣơng trình của VTV6 xoay quanh 5 chủ đề cơ bản: Chính luận, giải trí, tƣ vấn, khám phá và con ngƣời.

2.1.2. Hệ thống các chương tình truyền hình thực tế của kênh VTV6

Xác định truyền hình thực tế là một “món ăn” không thể thiếu trong thực đơn chƣơng trình của kênh, những năm vừa qua, đội ngũ những ngƣời làm chƣơng VTV đã khắc phục mọi hạn chế khó khăn về lực lƣợng sản xuất và kinh phí để xây dựng những chƣơng trình truyền hình thực tế mang màu sắc riêng biệt của VTV6, đồng thời mang đậm bản sắc của văn hóa Việt Nam. Các chƣơng trình THTT tiêu biểu của kênh cũng sẽ đƣợc tác giả lựa chọn khảo sát nhằm làm nổi bật phong cách THTT của VTV6.

Sống khác lên sóng từ tháng 2/2012 và phát sóng vào 18:30 thứ 3 hàng

tuần, Sống khác là một trong những chƣơng trình đƣợc yêu thích nhất trên VTV6. Sống khác đem đến cho bạn trẻ cơ hội trải nghiệm cuộc sống mới với những cảm giác khác lạ. Đó là những thay đổi về nơi ở, công việc…hoàn toàn

khác với môi trƣờng quen thuộc của họ. Các nhân vật hoàn toàn không biết trƣớc về môi trƣờng khác với những thử thách đang chờ đón họ phía trƣớc. Thời gian địa điểm cụ thể cũng là điều đƣợc giữ kín đối với nhân vật. Và điều quan trọng nhất là những gì còn đọng lại trong những nhân vật trải nghiệm sau hành trình “sống khác” của họ.

Ngay từ khâu tuyển ngƣời tham gia chƣơng trình cũng đƣợc chuẩn bị rất chu đáo. Mỗi tuần có khoảng 50 email, thƣ tay và rất nhiều những cuộc gọi trực tiếp đến cho chƣơng trình để đăng ký tham gia của các bạn trẻ, Sống khác còn chiếm đƣợc cảm tình của đông đảo các bậc phụ huynh. Có khá nhiều ngƣời đã gọi điện để đang ký cho con mình. Với số lƣợng ứng viên đông đảo, các biên tập viên có điều kiện để lựa chọn những nhân vật trải nghiệm phù hợp nhất với nội dung của đề tài.

Sau gần 3 năm trên sóng, Sống khác đã trở thành một trong những thƣơng hiệu truyền hình thực tế ngoại cảnh ăn khách nhất, thu hút sự quan tâm của không chỉ khán giả trẻ, những ngƣời đam mê trải nghiệm mà còn thuyết phục đƣợc cả các bậc phụ huynh bằng những thông điệp bổ ích và đầy tính nhân văn. Bên cạnh đó, Sống khác cũng luôn nhận đƣợc sự đánh giá cao của các nhà báo, các đồng nghiệp về tính công phu trong xây dựng kịch bản, diễn biến, hình ảnh cũng nhƣ những cảm xúc chân thực và bài học rút ra từ chƣơng trình.

Nhà báo Trần Ngọc Bích (Đài Truyền hình Việt Nam): “Chương trình Sống khác là chương trình có sự dẫn dắt tốt, âm thanh và hình ảnh sinh động. Chương trình có ý nghĩa giáo dục đối với các bạn trẻ, giúp các bạn hiểu rõ về giá trị của lao động và sự may mắn mà các bạn có so với những người dân nghèo để biết nâng niu, trân trọng cuộc sống mà bố mẹ đã tạo ra cho mình” [49].

Ngược chiều lên sóng từ ngày 19/8/2013, đây là chƣơng trình truyền hình thực tế cảm động kể về câu chuyện bỏ nhà ra đi của các bạn trẻ vị thành niên và hành trình tìm kiếm đƣa các em trở về với gia đình đƣợc thể hiện

bằng thể loại Docu-drama (một hình thức thể hiện mới, vừa có tính tài liệu, vừa có tính điện ảnh).

Theo Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, một thực trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay là hiện tƣợng thanh thiếu niên bỏ nhà đi bụi đang trở thành một “phong trào”. Hiện tƣợng này là biểu hiện tất yếu của những mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình hiện đại. Lý do mà các em bỏ nhà ra đi rất đa dạng, gia đình và bản thân các em cũng phải đối diện với những tổn thƣơng, rủi ro mất mát khó lƣờng. Chính vì vây, VTV6 cho ra đời chƣơng trình mang tên Ngược chiều với mục đích giúp các bạn trẻ lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn, rủi ro, hậu quả nghiêm trọng sẽ đến với mình và gia đình nếu bỏ nhà đi bụi. Ngƣợc chiều còn là kênh tƣơng tác để cha mẹ và con cái tìm đƣợc tiếng nói chung trong cuộc sống. Bằng việc tái hiện lại toàn bộ câu chuyện bỏ nhà ra đi và hành trình trở về với gia đình, khán giả sẽ thấy rằng khi thanh thiếu niên đƣợc yêu thƣơng, lắng nghe, chia sẻ thì các em sẽ không bao giờ muốn rời bỏ tổ ấm của mình.

Tiếp cận khai thác câu chuyện thanh thiếu niên bỏ nhà ra đi để đề cập đến vấn đề nóng mâu thuẫn thế hệ trong gia đình hiện đại, Ngược chiều trở thành nét chấm phá trong bức tranh truyền hình thực tế đa sắc màu hiện nay. Câu chuyện của các bạn trẻ đƣợc chia sẻ bởi những ngƣời trong cuộc: các bậc phụ huynh, bạn bè cùng trang lứa và chính bạn trẻ đã từng bỏ nhà ra đi nay đã trở về. Một phần diễn biến xảy ra trong quá khứ sẽ đƣợc tái hiện phục dựng chân thực công phu.

Một nội dung sống động và hấp dẫn là quá trình cùng tham gia tìm kiếm các bạn trẻ bỏ nhà ra đi của chƣơng trình. Những hình ảnh thực tế đƣợc ghi hình ở nhiều địa điểm khác nhau, gặp gỡ nhiều ngƣời có liên quan tới vụ việc. Chƣơng trình đem tới cho khán giả những hình ảnh xúc động về cuộc sống của các gia đình có con em mất tích, những chi tiết hồi hộp, ấn tƣợng trong quá trình điều tra, tìm kiếm ngƣời thân của gia đình và các cán bộ điều

tra. Kết lại, đó là cảm xúc vỡ òa khi gia đình đƣợc đoàn tụ hoặc niềm hy vọng để tiếp tục cuộc hành trình tìm lại những đứa con.

Ngƣợc chiều là chƣơng trình truyền hình thực tế có tính tƣơng tác cao, vùng phủ sóng rộng khắp trên địa bàn cả nƣớc. Với đặc thù này chƣơng trình mong muốn mở rộng kênh hỗ trợ hiệu quả đối với những gia đình mà con cái lƣu lạc chƣa trở về.

Lựa chọn của tôi lên sóng từ năm 2011, là chƣơng trình trải nghiệm nghề nghiệp đầu tiên đƣợc thực hiện theo dạng truyền hình thực tế. Chính điều đó đã giúp chƣơng trình từng gây đƣợc nhiều tiếng vang trong cộng đồng trẻ, những ngƣời đang băn khoăn định hƣớng nghề nghiệp trƣớc ngƣỡng cửa vào đời, khi đem đến cho họ cơ hội đƣợc tiếp cận thực tế với nghề nghiệp mà mình mơ ƣớc. Lựa chọn của tôi - sẽ giúp các bạn trẻ trả lời rất nhiều câu hỏi, băn khoăn liên quan tới việc chọn nghề. Sau này mình sẽ làm gì? Liệu mình có đủ khả năng để làm tốt và theo đuổi đến cùng nghề nghiệp mà mình đã chọn? Liệu mình có kiếm đƣợc đủ tiền nuôi sống bản thân nếu theo đuổi nghề ấy? Mình nên chọn nghề nhƣ bố mẹ yêu cầu hay là nghề mà mình yêu thích?... Có rất nhiều câu hỏi về việc chọn nghề luôn thƣơng trực trong đầu các bạn trẻ ở độ tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trƣờng, tuy nhiên, rất nhiều trong số đó vẫn chƣa có câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc ấy. "Lựa chọn của tôi" sẽ giúp các bạn trẻ có hiểu biết rất nhiều thông tin, nội dung, câu chuyện có thật liên quan tới nghề nghiệp mà mình muốn theo đuổi.

Chƣơng trình gồm 3 phần chính:

Đi một ngày đàng: Khách mời – một ngƣời đang làm trong một ngành nghề nào đó – sẽ dẫn dắt MC của chƣơng trình trải nghiệm một ngày làm việc thực tế. Nhiều yêu cầu đặc thù của công việc, cùng những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình trải nghiệm sẽ giúp MC và chính các khán giả trẻ hiểu thêm đƣợc nhiều điều cụ thể phía sau một nghề nghiệp mà bạn chƣa bao giờ làm, tự rút ra cho mình đƣợc những tố chất, kỹ năng cần có nếu muốn theo đuổi nghề này.

Bật mí: Với mục đích giúp các bạn có đƣợc cái nhìn đa chiều về nghề, phần này sẽ là những câu chuyện thực tế của những con ngƣời đã, đang thành công với nghề. Đây là những kinh nghiệm, bài học, kỹ năng cá nhân cần thiết để các bạn trẻ quan tâm tới nghề có thể tham khảo.

Thử tay nghề: Trong phần này, một nhóm bạn trẻ sẽ có cơ hội thử làm nghề thông qua một trò chơi thực tế mà chƣơng trình đƣa ra. Chỉ là một trò chơi nhỏ, nhƣng qua đó khả năng của bạn sẽ bộc lộ, và những nhận xét của chuyên gia sẽ giúp bạn biết mình có phù hợp để theo nghề này hay không.

Đây là chƣơng trình định hƣớng nghề nghiệp dành cho bạn trẻ từ 16-22 tuổi, mỗi chƣơng trình là một cơ hội để bạn trẻ có thể thử nghiệm khả năng của bản thân xem liệu trong tƣơng lai, họ có thể phù hợp với ngành nghề nào? Thông qua chƣơng trình, VTV6 cung cấp cho khán giả những kỹ năng, kiến thức cần phải chuẩn bị trƣớc khi bắt tay vào theo đuổi một nghề nghiệp cụ thể nào đó.

Các chương trình truyền hình thực tế khác

V6 du ký (Rec phiêu lưu ký) , chƣơng trình lên sóng từ năm 2009 với tên Rec phiêu lưu ký , đó là một tiểu mục nhỏ trong chƣơng trình Nút Rec của tôi với thời lƣợng 30 phút đƣợc phát sóng vào 18h30 thứ 6 hàng tuần. Đến năm 2012, Rec phiêu lưu ký trở thành một chƣơng trình hoàn chỉnh với thời lƣợng 30 phút.

Chƣơng trình xoay quanh trải nghiệm của các bạn trẻ đi khám phá các đặc trƣng văn hóa của khắp mọi miền tổ quốc. Đó có thể là hành trình giải mã những lời đồn bí hiểm nhƣ: Bí ẩn hang ma, lời nguyền thần rừng hay thuật cầm máu bằng thần chú; Cũng có thể là hành trình trải nghiệm tìm về những nét xƣa cũ trong đời sống ngƣời Việt nhƣ: đi tìm đặc sản tôm bay Tây Bắc, khám phá những âm thanh xƣa cũ, tìm hiểu về xe đạp cổ, tìm hiểu về tàu điện Hà Nội; Hay những chủ đề hết sức bay bổng mơ mộng nhƣ: Hành trình đi tìm tuổi thơ tôi – Hà Nội…vv.

Qua mỗi hành trình các bạn trẻ lại rút ra đƣợc những bài học mới từ những trải nghiệm của mình để thấy thêm yêu quê hƣơng đất nƣớc, biết trân trọng những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc.

Sau 5 năm lên sóng, Rec phiêu lƣu ký (hay còn gọi là V6 du ký) đã trở thành điểm hẹn lý thú với các bạn trẻ yêu thích du lịch, yêu thích trải nghiệm và khám phá.

Tuổi 20 hát là một format truyền hình thực tế hấp dẫn vừa đƣợc lên sóng VTV6 từ tháng 7.2014. Đây là một sân chơi âm nhạc hoàn toàn mới, nơi mà các ca khúc cách mạng đƣợc hát theo phong cách của những ngƣời trẻ. “Hãy nghe chúng tôi hát. Hãy hát cùng chúng tôi” – Đó chính là thông điệp của chƣơng trình mang tên Tuổi 20 hát.

Dựa trên dòng nhạc chủ đạo là nhạc cách mạng, song Tuổi 20 hát đã khoác một vẻ ngoài mới mẻ cho những ca khúc đi cùng năm tháng bằng chính giọng hát của những ngƣời trẻ. Tham gia chƣơng trình, các bạn sinh viên đến từ các trƣờng Đại học sẽ đƣợc ba huấn luyện viên là Minh Quân, Khánh Linh, Hoàng Bách lựa chọn để tạo thành 3 đội thi đấu. Dù là dòng nhạc truyền thống nhƣng cách lựa chọn thí sinh tham gia từng đội của các huấn luyện viên

Một phần của tài liệu Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 Luận văn ThS. ( Truyền thông đại chúng ) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)