của VTV6
2.2.1. Format chương trình thuần Việt
Format chƣơng trình là định dạng của chƣơng trình, đó là một sự sáng tạo đầy nỗ lực mà những ngƣời làm chƣơng trình mang đến cho khán giả. Format là khung nội dung của một chƣơng trình, phản ánh thể loại chƣơng trình, đó có thể là chƣơng trình giao lƣu tọa đàm (talk show), chƣơng trình trò chơi truyền hình (game show) hay chƣơng trình ca nhạc, cuộc thi truyền hình…vv. Thông qua format, ngƣời xem đƣợc cái nhìn đầy đủ về tổng thể của một chƣơng trình truyền hình.
Năm 1997, giáo sƣ Miriam Meckel (Đại học St.Galeen, Switzerland) đƣa ra định nghĩa: "Format là ý tưởng, mà nội dung của nó cho thấy kết cấu của chương trình, cách thức mà chương trình được sản xuất, diễn ra, với một nội dung và hình thức hướng tới đối tượng khán giả nhất định" [7, tr.22].
Nói về việc trao đổi, mua bán bản quyền format hiện nay, các nhà nghiên cứu ở Anh đƣa ra khái niệm: "Một định dạng chương trình truyền hình là ý tưởng của một chương trình, với những yếu tố đặc thù, riêng biệt, có thể được "xuất khẩu" và cấp giấy phép bản quyền để các công ty sản xuất chương trình hoặc kênh truyền hình của nước ngoài có thể dựa vào đó để tái sản xuất, trên cơ sở điều chỉnh phù hợp với thị hiếu khán giả và văn hóa của nước mình" [7, tr.61].
Tại Việt Nam hiện nay có hàng loạt chƣơng trình truyền hình thực tế khác nhau đƣợc sản xuất bởi những hãng truyền thông, đài truyền hình khác nhau và phát trên nhiều kênh sóng từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Không chỉ có sự đa dạng về chƣơng trình, thời lƣợng, kênh sóng mà các chƣơng trình truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay, giữa bối cảnh nở rộ truyền hình thực tế hiện tại còn có sự đang dạng về định dạng (format) và cách thức thể hiện. Bên cạnh các format chƣơng trình cũ tiếp tục đƣợc sản xuất và phát sóng, các
chƣơng trình THTT mới vẫn đều đặn ra đời để đáp ứng nhu cầu của khán giả. Càng về sau này, nội dung và hình thức của THTT càng đa dạng hơn. Cho tới nay, giới nghiên cứu đã liệt kê đƣợc 9 dạng chƣơng trình THTT dựa trên nội dung và hình thức:
- THTT theo phong cách phim tài liệu (Documentary-style): Trải nghiệm môi trƣờng sống đặc biệt; Ghi lại cuộc sống hàng ngày của những ngƣời nổi tiếng; Các hoạt động nghề nghiệp...
- Chương trình THTT game show đối kháng (Competition/Game shows): Game show đối kháng hẹn hò; Tìm kiếm công việc; Tìm kiếm tài năng...
- Tự cải thiện bản thân
- Trải nghiệm xã hội
- Làm mới lại một không gian sống, nơi làm việc hoặc phương tiện đi lại
- Talk show giao lưu tọa đàm
- Camera giấu kín
- Các hiện tượng siêu nhiên và bí ẩn
- Trờ chơi khăm, đánh lừa
Nhƣ vậy, có rất nhiều cách để phân loại các chƣơng trình truyền hình thực tế hiện tại. Để xây dựng giá trị cốt lõi, tạo nên sự khác biệt, Trƣởng ban Thanh thiếu niên Đài truyền hình Việt Nam – Nhà báo Tạ Bích Loan khẳng định: “VTV6 xác định THTT sẽ là một thể loại mũi nhọn. Chúng tôi chú trọng phát triển format nội địa. Thay vì làm các chương trình THTT mang tính chất giải trí, chúng tôi chú trọng phát triển THTT mang phong cách tài liệu, có thể lấy ví dụ như các chương trình V6 du ký, Ngược chiều, Sống khác... Đó là những chương trình quay dài ngày, bám theo nhân vật, đặt ra những thử thách cho nhân vật. Khi đem Sống khác sang Australia và Đức họ đã rất thích thú khi mình dùng một hình thức như THTT vốn bị coi là thương mại để làm một chương trình mang tính giáo dục” [35].
Chính vì điều đó, VTV6 đã dành hẳn một khung giờ hằng ngày (18:30) để phát chủ yếu các chƣơng trình truyền hình thực tế: Lựa chọn của tôi, Sống khác, Rec phiêu lưu ký, Ngược chiều…vv. Ông B.Chaigneau, chuyên gia về Truyền hình thực tế của Đài truyền hình CFi của Pháp – phát biểu trong khóa học “Xây dựng format chƣơng trình truyền hình thực tế” (do Trung tâm Đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ truyền hình tổ chức tháng 6.2013 ):“Theo tôi, việc VTV nói chung và VTV6 nói riêng dành một khung giờ riêng cho truyền hình thực tế sẽ định hướng cho khán giả về thể loại truyền hình mới này. Khán giả sẽ nhận biết được những nguyên tắc chung của truyền hình thực tế là gì và nó diễn ra như thế nào. Và khi dạng chương trình truyền hình thực tế này trở nên quen thuộc với khán giả, chúng ta nên nâng cao tính thời sự, tính giáo dục và tính xã hội của thể loại truyền hình này, bởi vì, bất cứ vấn đề nào cũng có thể chuyển tải được thông qua truyền hình thực tế” [49].
Tuy nhiên, khác với công ty truyền thông hay các kênh truyền hình khác, đối tƣợng khán giả của VTV6 chủ yếu là giới trẻ, do đó việc xây dựng các chƣơng trình đòi hỏi phải có tính giáo dục, định hƣớng tâm lý, tƣ duy và trách nhiệm xã hội. Các định dạng (format) chƣơng trình truyền hình thực tế trên VTV6 hiện nay hầu hết đều do các nhà báo, các biên tập viên còn rất trẻ tự xây dựng và lên kế hoạch sản xuất nhằm hƣớng đúng tâm lý của công chúng trẻ Việt Nam hiện nay.
Nói về những tác động của các chƣơng trình truyền hình tới công chúng trẻ, ông Trƣơng Văn Minh – Trƣởng ban chƣơng trình Đài truyền hình TPHCM chia sẻ: “Khi khán giả nhất là khán giả trẻ bị hấp dẫn bởi chương trình truyền hình thì đó là một dấu hiệu tốt, bởi vì khi họ bỏ thời gian xem truyền hình thì sẽ không tốn thời gian vào các phương tiện truyền thông khác nằm ngoài sự kiểm soát, hoặc những sinh hoạt không lành mạnh khác. Việc tận dụng các chương trình ăn khách để lồng váo đó các nội dung mang tính giáo dục thẩm mỹ, định hướng nhận thức là cách làm hiệu quả bên cạnh các
chương trình mang tính giáo dục và định hướng truyền thống của ngành truyền hình Việt Nam” [51].
Chính việc chú trọng xây dựng những format chƣơng trình truyền hình thực tế thuần Việt, cách khai thác thông tin và thể hiện trong các chƣơng trình cũng luôn đƣợc tìm tòi để đạt đến sự mới lạ, hấp dẫn giới trẻ, đó chính là những yếu tố làm nên sự khác biệt trong các chƣơng trình THTT của VTV6.
Hơn nữa, xét về khía cạnh nhiệm vụ và mục tiêu thì mỗi một kênh truyền hình buộc phải có chƣơng trình đặc thù riêng của mình. VTV1 đặc thù là chính luận, VTV2 là khoa giáo, VTV3 là giải trí. VTV6 lại đƣợc đặt là kênh truyền hình dành cho giới trẻ (Thanh thiếu niên) nên nó sẽ không đi theo con đƣờng chính luận, giải trí hay khoa giáo mà đi theo một phân khúc khán giả. Với phân khúc ấy, khán giả cần mảng chính luận, mảng giải trí cho ngƣời trẻ và cả một chút khoa giáo nữa. Việc sản xuất chƣơng trình của riêng mình, VTV6 đã đƣa những nội dung mang hơi thở của ngƣời trẻ Việt vào, đƣa những gƣơng mặt ngƣời trẻ Việt lên sóng. Đó cũng là nhiệm vụ của kênh.
2.2.2. Lựa chọn chủ đề chương trình hấp dẫn, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của đối tượng khán giả
Ngược chiều là chƣơng trình truyền hình thực tế lựa chọn những chủ đề khá mới lạ và không kém phần gai góc. Ngược chiều hƣớng đến những bạn trẻ bỏ nhà ra đi. Đây là một vấn đề đang đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm bởi, nếu không “ngƣợc chiều” trở về với gia đình, trƣớc mắt các em sẽ là vô vàn những cạm bẫy có thể khiến các em trở thành nạn nhân hoặc dẫn các em tới con đƣờng phạm tội.
Mỗi chƣơng trình Ngược chiều là một câu chuyện của một thanh thiếu niên bỏ nhà ra đi, những phút giây bồng bột, những suy nghĩ về cuộc sống, mong muốn đƣợc trở về với gia đình và mơ ƣớc có một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống, suy nghĩ của các em trƣớc, trong và sau khi bỏ nhà ra đi sẽ đƣợc mở ra thông qua lời kể của chính nhân vật, lời bộc bạch tâm sự của gia đình, ngƣời thân, bạn bè gửi đến các em.
Là một chƣơng trình truyền hình thực tế dành cho đối tƣợng khán giả là thanh thiếu niên và các bậc phụ huynh, nói về những mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến những quyết định bột phát của các em nhƣng “Ngược chiều”
không đi sâu vào việc phân tích những mâu thuẫn gia đình, lên án những hành động sai trái của các em mà đi sâu vào việc tái hiện cuộc sống, hoàn cảnh gia đình, quá trình bỏ nhà ra đi, quá trình phạm tội và những hành động, suy nghĩ của các em bây giờ. Qua đó, chƣơng trình vừa có ý nghĩa giáo dục, vừa thể hiện đƣợc cái nhìn chia sẻ, bao dung trƣớc những hành động của các em; là lời nhắc nhở cho các bậc phụ huynh trong việc xây dựng môi trƣờng sống trong gia đình và gần gũi để giáo dục con cái của mình; đồng thời là bài học cho các em trong việc ứng xử trƣớc các tình huống của cuộc sống gia đình. Chủ đề tuy gai góc, nhƣng với cách tiếp cận nhẹ nhàng, khơi dậy nhiều cảm xúc, chƣơng trình dễ đi vào lòng ngƣời và có tác động đến tâm lý tiếp nhận của đối tƣợng khán giả trẻ và các bậc phụ huynh.
Chƣơng trình Sống khác là hành trình của một hoặc nhiều bạn trẻ đến một nơi xa lạ, trải nghiệm một môi trƣờng sống mới, một công việc mới hoàn toàn khác biệt với những gì quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà họ đang sống. Những công việc đƣợc chƣơng trình lựa chọn đều mang tính thử thách với các bạn trẻ, thậm chí một số công việc còn mang tính khác biệt. Ví dụ nhƣ: Bán hàng rong, chăm sóc ngƣời tàn tật, nhặt rác, làm muối, lấy nƣớc gạo…vv. Điều này cho thấy tính thử thách cao mà chƣơng trình muốn hƣớng tới trong việc lựa chọn chủ đề.
Sống khác – một chƣơng trình truyền hình thực tế mang tính chất trải nghiệm, khám phá, phù hợp với tâm lý của khán giả trẻ. Đó là thích cái mới, thích khám phá và làm mới bản thân mình. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, trào lƣu “phƣợt” (du lịch bụi) nở rộ trong giới trẻ, hành trình Sống khác
cũng mang hơi hƣớng của “phƣợt”, tuy nhiên, khó khăn, thử thách của hành trình này cao hơn nhiều nhằm thử thách bản lĩnh của ngƣời trẻ.
Ngoài ra, đƣa những thanh thiếu niên trẻ tuổi trải nghiệm một cuộc sống hoàn toàn khác cũng là cách đem đến những bài học bổ ích cho các bạn. Nhiều ngƣời hiện nay cho rằng giới trẻ sống vội, sống gấp, quen hƣởng thụ mà không biết lao động và không hiểu đƣợc giá trị của cuộc sống. Phải thừa nhận lối sống này đang tồn tại trong một bộ phận giới trẻ, vì thế Sống khác là cơ hội để một bộ phận thanh thiếu niên thay đổi nhận thức của mình về cuộc sống, nhận ra nhiều giá trị tinh thần, nhân văn khi phải trải qua khó khăn vất vả. Đồng thời, chƣơng trình cũng là cách để giới trẻ thể hiện tinh thần dám dấn thân, dám vƣợt qua thử thách.
Với hình thức trải nghiệm thực tế, Lựa chọn của tôi đƣợc đánh giá là một cuốn cẩm nang chọn nghề, giúp các bạn trẻ không những “tai nghe” mà còn “mắt thấy” rất nhiều câu chuyện liên quan đến những ngành nghề mà mình muốn theo đuổi nhƣ: PR, quản giáo, bác sĩ thú y, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tổ chức đám cƣới, thợ chụp ảnh, …Theo đó, đến với Lựa chọn của tôi, các nhân vật khách mời sẽ có cơ hội trải nghiệm một ngày làm việc thực tế cùng một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực mà mình đăng kí. Những yêu cầu đặc thù của công việc, cùng những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình sẽ giúp các khách mời hiểu thêm đƣợc nhiều điều cụ thể phía sau một nghề nghiệp mà họ chƣa bao giờ làm, để tự rút ra cho mình đƣợc những tố chất, kỹ năng cần có khi muốn theo đuổi nghề này.
Năm 2014, chƣơng trình tiếp tục cho ra đời phiên bản mới, đó là trong mỗi số phát sóng sẽ có sự tham gia của một khách mời nổi tiếng. Bên cạnh đó, đồng hành hƣớng dẫn họ trong quá trình tìm hiểu mọi “ngõ ngách” của nghề là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm ở từng lĩnh vực. Điều này đã thực sự lôi cuốn và hấp dẫn các bạn trẻ bởi các bạn đƣợc thấy những ngƣời nổi tiếng, thần tƣợng của mình trải nghiệm những công việc mà mình chƣa hiểu nhiều về lĩnh vực đó.
Chủ đề chƣơng trình hấp dẫn là yếu tố nội dung đầu tiên thu hút sự quan tâm của khán giả dành cho chƣơng trình. Chính vì thế, việc lựa chọn đƣợc những chủ đề hấp dẫn, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng trẻ là một thành công bƣớc đầu của những ngƣời sản xuất chƣơng trình truyền hình thực tế của kênh VTV6. Nó cũng đặt ra thách thức về sự tƣ duy, sáng tạo và đổi mới không ngừng để có thể tiếp cận đƣợc với những trào lƣu mới, lối sống mới của những ngƣời trẻ, bên cạnh đó phải có sự định hƣớng về những trào lƣu mới lối sống mới đó giúp ngƣời trẻ có thể lựa chọn cho mình những bƣớc đi tự tin, vững vàng và đúng đắn nhất.
2.2.3. Lựa chọn nhân vật có điểm nhấn
Ngược chiều, Lựa chọn của tôi và Sống khác đều là những chƣơng trình truyền hình thực tế lấy nhân vật làm trung tâm. Chính vì vậy, lựa chọn nhân vật tham gia chƣơng trình là một khâu rất quan trọng. Nhân vật không chỉ cần phù hợp mà còn phải có điểm nhấn để khán giả nhớ tới.
Đối với Ngược chiều, chƣơng trình đã lƣu ý chọn những nhân vật có đặc điểm tính cách, tâm lý đặc thù, những phạm nhân có hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Trong chƣơng trình Ngược chiều - “Chuyện kể sau song sắt” là trƣờng hợp của Lê Quang Hậu – sinh năm 1997 – Đắc Lắc. Tháng 5 năm 2013 khi vừa qua 15 tuổi Hậu đã bị tòa tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù cho tội danh giết ngƣời. Điều đau lòng hơn cả, nạn nhân của vụ án chính là mẹ của Hậu. Lý do phạm tội của nhân vật dần đƣợc hé mở sau những lời tâm sự của phạm nhân và những ngƣời thân trong gia đình. Qua lời tâm sự của bà ngoại Hậu và em tại trại tạm giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, khán giả đƣợc biết. Mẹ Hậu là ngƣời tâm thần do di chứng của chất độc dioxin, vì thế cha em đã bỏ mẹ con đi khi em mới đƣợc 2 tháng. Thiếu tình yêu thƣơng của cả cha lẫn mẹ, Hậu chỉ còn có ông bà ngoại và dì chăm sóc. Cũng chính vì thế, Hậu coi dì nhƣ mẹ của mình. Còn mẹ Hậu, bà chƣa khi nào thừa nhận cậu bé là con của mình, thậm chí, mỗi lúc lên cơn bà còn
đánh đập em. Lê Quang Hậu lớn lên với những tủi nhục, ám ảnh về một ngƣời mẹ điên và hận thù một ngƣời cha không chỉ vô tình mà còn quá nhẫn tâm bởi từ khi bỏ đi chƣa một lần ông quay trở lại thăm vợ con, ngay cả khi vợ mất ông cũng không trở về nhang khói. Đau đớn hơn khi nguyên nhân dẫn đến cái chết của mẹ ruột Hậu là do chính cậu trong một lần can ngăn mẹ đánh dì, em đã giằng lấy cuốc xới cỏ từ tay mẹ mình rồi cuốc bật trở lại khiến bà tử nạn.
Một nhân vật có lý lịch rất sáng nhƣng cũng đã lầm lạc do suy nghĩ ngƣợc chiều là trƣờng hợp của em Trần Trung Kiên – sinh viên trƣờng Đại học Giao thông vận tải, Khoa công nghệ thông tin. Từ một học sinh giỏi, thủ khoa khối chuyên lý của trƣờng THPT chuyên Vĩnh Phúc, Kiên đã dần thay đổi, sa sút kể từ khi em bắt đầu với cuộc sống xa nhà, tự lập lúc em vào cấp 3. Em nghiện điện tử, tuy nhiên, với kiến thức nền tảng, thông minh nên em vẫn có kết quả học tập giỏi toàn diện và che mắt đƣợc gia