chúng trẻ
1.3.1.Phong cách của truyền hình thực tế
Nói về phong cách của truyền hình thực tế tức là nói đến những nét đặc trƣng riêng trong phƣơng thức sáng tạo nên các tác phẩm truyền hình thực tế. Ở mỗi một dạng chƣơng trình sẽ có những đặc trƣng, đặc điểm riêng. Tuy nhiên, về cơ bản, phong cách của truyền hình thực tế đƣợc thể hiện ở các yếu tố sau:
- Không có kịch bản
Không có kịch bản dành cho ngƣời chơi, nhân vật tham gia trải nghiệm là một đặc trƣng cơ bản của truyền hình thực tế.
Kịch bản bắt nguồn từ tiếng La tinh “csenario”- có nghĩa là văn bản kịch hoặc văn bản viết có tính kịch dùng để chỉ một bộ phận cấu thành rất quan trọng của tác phẩm văn học, điện ảnh hay truyền hình.
Kịch bản có thể coi nhƣ xƣơng sống của một sản phẩm truyền hình. Mỗi thể loại truyền hình lại có những kịch bản mang đặc trƣng, tính chất
riêng, phù hợp với thể loại đó. Kịch bản báo chí truyền hình mang tính dự báo, dự kiến chứ không phải ở dạng ổn định. Bởi vì phần lớn các chi tiết trong kịch bản đều là những dự kiến của phóng viên về những cái sắp xảy ra trong một tƣơng lai gần. Mặt khác, nó không đƣợc hƣ cấu. Vì vậy, nó luôn dựa trên cơ sở ngƣời thật, việc thật.
Kịch bản truyền hình bao giờ cũng dự kiến đƣợc những nét chung nhất của vấn đề mà nó đề cập. Các sự kiện, vấn đề, đặc biệt là những chi tiết của các sự kiện, vấn đề mà truyền hình đề cập thƣờng hay thay đổi. Thông thƣờng cho đến lúc dựng đƣợc một tác phẩm hay chƣơng trình truyền hình thì bản thân tác phẩm và chƣơng trình đó có khác nhiều so với kịch bản lúc đầu. Vì thế mà có nhiều kịch bản chỉ hoàn thiện sau khi đƣa vào giai đoạn hậu kỳ. Kịch bản báo chí truyền hình đƣợc xây dựng trên cơ sở các sự kiện có thật và nghệ thuật ráp nối các sự kiện bằng tƣ duy logic của tác giả. Nó thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng: vừa là kịch bản văn học, vừa là kịch bản đạo diễn, trong kịch bản toát lên toàn bộ nội dung của tác phẩm và biện pháp thể hiện tác phẩm. Kịch bản truyền hình đƣợc sử dụng tất cả các biện pháp nghệ thuật của kịch bản điện ảnh để thể hiện tác phẩm nhƣng chất liệu của nó là những sự kiện, con ngƣời… có thật không đƣợc hƣ cấu. Hơn nữa, nó đƣợc viết ra ở dạng đề cƣơng và sử dụng trong phạm vi hẹp nên nó không đƣợc thƣởng thức nhƣ một tác phẩm điện ảnh hay tác phẩm văn học nói chung. Kịch bản ngoài những tác dụng là “kim chỉ nam” cho hoạt động của phóng viên và quay phim, là “linh hồn” cho tập thể làm phim giúp cho tác phẩm có chủ đề tƣ tƣởng, đối tƣợng phục vụ, cách thể hiện tác phẩm rõ ràng, rành mạch… Kịch bản còn là căn cứ để phóng viên thu thập tƣ liệu để vạch ra kế hoạch phỏng vấn ai, câu hỏi nhƣ thế nào?… Hơn nữa kịch bản còn chỉ cho ta thấy chi tiết nào, hình ảnh nào của sự kiện là chính, chi tiết nào, hình ảnh nào của sự kiện là phụ để từ đó chúng ta xác định số cảnh cần quay và
xắp xếp các sự kiện theo logic nhất định (nếu là kịch bản chi tiết), qua kịch bản ngƣời quay phim còn có thể biết quay cảnh nào, góc quay nào có hiệu quả cao… Nhờ có kịch bản mà toàn bộ tƣ liệu và hình ảnh quay của phóng viên đều có thể đƣợc sử dụng vào các tác phẩm và đủ thể hiện toàn bộ nội dung mà tác phẩm muốn trình bày. Kịch bản trƣớc hết vạch ra “đề cƣơng” tác phẩm, thứ hai, kịch bản đóng vai trò nhƣ một yếu tố liên hệ giữa những cá nhân có liên quan đến công việc, liên hệ giữa yếu tố kỹ- nghệ thuật, thống nhất nhất hành động, các phƣơng tiện biểu hiện ăn khớp bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể, một tác phẩm hoàn hảo.
Tuy nhiên, ở truyền hình thực tế, theo nhà nghiên cứu James A.Mead (Đại học Wisconsin - Whitewater, Hoa Kỳ) nhận định: "Ý tưởng chủ đạo của các chương trình thực tế dựa trên một nguyên tắc cơ bản là bày ra trước mắt khán giả hình ảnh của những con người bình thường trong những tình huống thực, với một kịch bản không được viết trước và không có sự tập dượt trước"
[7,tr.25].
Nhƣ vậy, trong THTT những thái độ, cƣ xử, diễn biến tâm lý của nhân vật không đƣợc lên kịch bản từ trƣớc, có chăng, kịch bản chỉ là việc tạo ra các tình huống cho nhân vật, đó chính là điểm trọng tâm đƣợc khai thác để hấp dẫn ngƣời xem.
Ở một số game show truyền hình thực tế phiên bản Việt hóa nhƣ:
Giọng hát Việt , Giọng hát Việt nhí, Cuộc đua kỳ thú… từng bị chỉ trích của khán giả vì có liên quan đến sự giàn xếp, sắp đặt của nhà sản xuất. Điều đó cho thấy, điều khán giả cần ở các chƣơng trình truyền hình dạng này là những diễn biến tâm lý, cảm xúc thật, những yếu tố bất ngờ chứ không phải sự dàn dựng, sắp xếp, làm theo kịch bản mà nhà sản xuất vạch ra từ trƣớc. Và chính yếu tố “phi kịch bản” là nét đặc trƣng nổi bật và hấp dẫn nhất đối với khán giả truyền hình.
- Người chơi, nhân vật trải nghiệm bằng tình huống và cảm xúc thật
Ngƣời chơi, nhân vật trải nghiệm trong các chƣơng trình truyền hình thực tế là ngƣời bình thƣờng và phải là trải nghiệm thật chứ không phải "diễn" (nói và hành động theo những gì đƣợc sắp đặt sẵn). Đối với một số game show, nếu ngƣời chơi là những ngƣời bình thƣờng, mang yếu tố “bí ẩn”, thƣờng sẽ hấp dẫn ngƣời xem hơn. Hoặc nếu là ngƣời nổi tiếng thì sẽ tham gia thi, hoặc trải nghiệm ở một lĩnh vực hoàn toàn khác với sở trƣờng của mình thì mới có khả năng hấp dẫn ngƣời xem. Còn đối với các chƣơng trình theo dạng thức ngoại cảnh, đề cao yếu tố trải nghiệm hay phim tài liệu thì nhân vật trải nghiệm cùng với những diễn biến tâm lý, cảm xúc của họ là yếu tố cơ bản nhất tạo nên sự hấp dẫn, thành công của chƣơng trình. Điều mà khán giả tò mò chính là những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trƣớc, trong và sau khi tham gia trải nghiệm cùng chƣơng trình. Những ngƣời chƣa một lần xuất hiện trƣớc công chúng truyền hình thì trƣớc những bối cảnh, những tình huống thƣờng có cảm xúc chân thật và ấn tƣợng hơn. Điều đó sẽ tạo nên sự bất ngờ thú vị cho chính bản thân nhân vật trải nghiệm cũng nhƣ khán giả truyền hình.
- Vai trò của khán giả
“Truyền hình là loại hình truyền thông mà tính đại chúng của nó vƣợt lên trên tất cả các loại hình truyền thông khác, tham dự vào đây không chỉ có những ngƣời nổi tiếng trong các lĩnh vực, mà còn là những ngƣời xem truyền hình bình thƣờng nhất, nhƣng có đặc điểm tồn tại trong tính đại chúng ấy là sự cá tính hóa truyền hình nhƣ là một nguyên tắc truyền thống chính là nét đặc trƣng của báo chí truyền hình khác với các loại hình báo chí khác” [10,tr.125].
Nhƣ vậy, điểm khác biệt lớn nhất của truyền hình so với các loại hình báo chí khác là “sự tham dự của những người xem truyền hình bình thường nhất”. Nhu cầu của khán giả đối với nội dung truyền hình rất phong phú và đa dạng, nhƣng tựu chung, có thể phân thành 4 nhóm chính: nhu cầu thông tin,
nhu cầu tự khẳng định bản thân, nhu cầu chia sẻ và nhu cầu giải trí. Trong đó, nhu cầu thông tin và nhu cầu giải trí là hai nhóm nhu cầu cơ bản nhất và mang màu sắc truyền thống. Còn nhu cầu tự khẳng định bản thân và nhu cầu chia sẻ là những nhu cầu đƣợc phát sinh và khẳng định cùng với sự phát triển của truyền hình, nó càng đƣợc khẳng định và thể hiện rõ nét ở truyền hình thực tế.
Một điểm khác biệt nữa của truyền hình thức tế so với các phƣơng thức sản xuất truyền hình khác là mang đến cho khán giả khả năng chứng kiến, giám sát khá toàn diện những gì diễn ra (đặc biệt là ở dạng phong cách phim tài liệu). Đó là một quá trình, chứ không phải là một khoảnh khắc hay lát cắt của hiện thực. Bên cạnh đó, đối với các chƣơng trình game show, ngƣời xem không chỉ quan sát những gì đƣợc ghi lại và chiếu trên tivi mà họ bằng cách này hay cách khác có thể ảnh hƣởng tới nội dung của chính chƣơng trình (hình thức tin nhắn bình chọn của khán giả để tìm ra ngƣời chiến thắng...); hoặc tham gia trải nghiệm, tạo nên nội dung và sự hấp dẫn của chƣơng trình.
Qua các nhóm nhu cầu trên ta thấy, theo thời gian và không gian sẽ phát sinh vô vàn những kiểu loại nhu cầu khác nhau, đem lại nhiều cơ hội cho việc sản xuất nội dung truyền hình. Vấn đề còn lại của truyền hình là ai đáp ứng đƣợc nhu cầu của khán giả ngƣời đó sẽ tồn tại trong thị trƣờng truyền thông với các phƣơng tiện mới và cũ đan xen thật năng động nhƣng cũng thật khốc liệt.
1.3.2. Mối liên hệ giữa phong cách THTT với nhu cầu tiếp nhận của công chúng trẻ
Mối liên hệ giữa công chúng và Đài truyền hình Việt Nam ngày càng thể hiện rõ, đó là mối liên hệ bền chắc và không thể phủ nhận. Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra một diện mạo hết sức mới mẻ cho xã hội. Đời sống của các tầng lớp cƣ dân đang có những chuyển biến rõ rệt, chất lƣợng cuộc sống ngày càng nâng cao, kéo theo nhu cầu mọi mặt cũng thay đổi nhanh chóng và ngày một cao hơn. Vì thế mà sự
đòi hỏi chất lƣợng các kênh truyền hình cũng phải đƣợc nâng cao. Điều này đã tạo nên một lớp công chúng khác trƣớc đây rất nhiều, một lớp công chúng truyền hình chuyên biệt và chủ động. Sự tham gia của công chúng vào công nghiệp truyền hình đang có xu hƣớng tăng mạnh, tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa công chúng với Đài truyền hình.
Để đáp ứng đƣợc tốt nhất những nhu cầu của công chúng hiện đại thì việc nghiên cứu và nắm bắt đƣợc nhu cầu hay sự quan tâm của họ đối với báo chí là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà làm truyền hình, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam. Gần đây, Đài truyền hình Việt Nam đang thực sự chiếm đƣợc lòng tin yêu của công chúng, tạo đƣợc dƣ luận khá tốt bởi có sự tiến bộ vƣợt bậc cả về nội dung và hình thức. Cơ chế quản lý đang dần thích nghi với cơ chế thị trƣờng trong khi vẫn đảm bảo chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nƣớc. Nhƣng để có thể duy trì sự phát triển mạnh mẽ, Đài truyền hình Việt Nam cũng cần có những kế hoạch thực tế và thƣờng xuyên để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những kế hoạch này phải đƣợc dựa trên cơ sở của sự định hƣớng chiến lƣợc, những cơ chế hiện hành và sự thay đổi trong tƣơng lai. Khả năng thích ứng với tình hình, bao gồm cả sự phát triển về kỹ thuật, kỹ năng và kinh tế, đặc biệt là khả năng nắm bắt đối tác - công chúng hiện đại, để có định hƣớng tốt nhất.
Để tăng cƣờng khả năng phục vụ mọi đối tƣợng khán giả truyền hình, VTV đã cho ra đời nhiều kênh truyền hình chuyên biệt khác nhau, trong đó có sự ra đời của kênh truyền hình dành cho giới trẻ VTV6. Đúng nhƣ tiêu chí và tên gọi, VTV6 đã ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin theo phong cách mới của lớp công chúng trẻ, chủ động.
Đặc điểm của công chúng trẻ
Đặc điểm công chúng trẻ là nững nét riêng biệt của công chúng trẻ so với các độ tuổi khác về điều kiện và tâm lý tiếp nhận thông tin. Các đặc điểm
tìm hiểu có thể là ở các khía cạnh: nhận thức, xúc cảm, động cơ, đạo đức, hành vi xã hội, thể chất…vv.
Cùng một thông điệp truyền thông, khán giả khác nhau có thể hiểu theo những cách khác nhau và có thể có những phản ứng khác nhau với nó. Một số ngƣời tin và tiếp nhận thông điệp này, những ngƣời khác từ chối nó bằng cách sử dụng kiến thức từ kinh nghiệm của riêng mình hoặc có thể sử dụng các quy trình tƣ duy logic hay các lý do cơ bản khác để chỉ trích những gì đang đƣợc nói. Ở bất kỳ thời đại nào, giới trẻ vẫn luôn là những ngƣời năng động, nhiệt huyết, tài năng, sáng tạo, đề cao cái tôi, đòi hỏi cuộc sống phải luôn mới mẻ, mạnh mẽ chứ không chấp nhận những khuôn mẫu, sự áp đặt. Họ luôn là những ngƣời phá cách, những ngƣời tham gia vào cải tạo xã hội. Giới trẻ ngày nay biết nhiều hơn những gì mà giới trẻ cùng độ tuổi của 10 năm về trƣớc biết, vì họ đang sống trong thế giới của thông tin – “thế giới phẳng”, việc tiếp nhận thông tin hoàn toàn đơn giản, phong phú và đa dạng. Đồng thời, việc chia sẻ thông tin của ngƣời trẻ cũng hết sức đơn giản, dễ thực hiện nhờ Internet. Rõ ràng, sự phát triển của khoa học và công nghệ tin học đã tạo ra một sự vận động không theo quy luật nào xung quanh giới trẻ. Do vậy, dù muốn hay không muốn giới trẻ vẫn phải chịu sự tác động của các luồng thông tin, họ vừa phải chủ động tiếp nhận những thông tin mà họ cần, vừa phải chống đỡ và phân loại thông tin có tác động đến họ. Hơn nữa, nhóm ngƣời gần bằng tuổi nhau lại rất dễ bị lây lan, ảnh hƣởng cảm xúc thích và không thích, hƣởng ứng hoặc tẩy chay một điều gì đó.
Những chuyển biến về tư tưởng, lối sống và tâm lý tiếp nhận thông tin
Sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên toàn thế giới đã làm cho giới trẻ nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng có những chuyển biến mạnh mẽ về tƣ tƣởng và lối sống trên nhiều phƣơng diện nhƣ:
- Giới trẻ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, sớm khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống và nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Nhà nƣớc. Kết quả là thế hệ trẻ Việt Nam tham gia các cuộc thi tài năng quốc tế đều đạt giải cao nhƣ: Toán học, Vật lý, chế tạo robocon…vv.
- Giới trẻ chủ động hơn trong việc tự nghiên cứu tìm tòi tri thức, lĩnh hội tri thức và lựa chọn con đƣờng lập nghiệp cho bản thân. Nhiều bạn trẻ đã lập nghiệp theo cách của họ, nhiều tấm gƣơng trẻ tuổi lập nghiệp thành công đã đƣợc truyền hình phản ánh trong những năm qua. Không màu mè mà gần gũi, bình dị, chƣơng trình truyền hình thực tế Sinh ra từ làng (chƣơng trình do Trung ƣơng Đoàn TNCSHCM và VTV6 phối hợp thực hiện), phát sóng trên truyền hình suốt những năm qua đƣợc đánh giá là một trong những chƣơng trình chính luận về thanh niên nông thôn lập nghiệp thành công nhất bởi sức lan tỏa đến không ngờ về những hoài bão, lí tƣởng sống của giới trẻ lập thân, lập nghiệp trong cuộc sống hiện nay. Sau 2 năm phát sóng, đã có 52 tấm gƣơng thanh niên nông thôn tiêu biểu, những mô hình kinh tế điển hình, xuất sắc trên khắp cả nƣớc đƣợc giới thiệu trên chƣơng trình truyền hình thực tế
Sinh ra từ làng. Hay chƣơng trình Lựa chọn của tôi với việc giúp cho giới trẻ hiểu sâu hơn về từng công việc, từ những nghề yêu cầu trình độ kỹ thuật cho đến những nghề cơ bản nhất. Các chƣơng trình nhƣ một lời nhắc nhở các bạn trẻ, vào đại học, cao đẳng không phải là con đƣờng duy nhất dẫn đến thành công. Thành công có thể đến với chúng ta ở bất kỳ một công việc, một lĩnh vực nào nếu chúng ta thực sự yêu thích, đam mê và tâm huyết với nó. Chính điều này đã làm thay đổi cách nhìn nhận của các thế hệ đi trƣớc đối với giới trẻ về độ tuổi lập nghiệp cũng nhƣ con đƣờng lập nghiệp.