Sự quản lý, giáo dục từ gia đình và xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1Sự quản lý, giáo dục từ gia đình và xã hội

Để có thể quản lý, giáo dục, hướng dẫn việc sử dụng mạng xã hội cho giới trẻ, hướng đến những hành vi và lối sống tốt đẹp, có ích cho bản thân và cho cộng đồng thì đầu tiên, nền tảng đạo đức, lối sống của gia đình, ảnh hưởng của môi trường sống, trình độ nhận thức về văn hóa xã hội của người lớn… là những nhân tố quan trọng giúp giới trẻ sử dụng mạng xã hội một cách tích cực. Một kinh nghiệm mà nhiều bậc cha mẹ, thầy cô đã sử dụng trong việc tư vấn cho con em mình khi tham gia mạng xã hội, đó là bản thân người lớn cũng cần có sự hiểu biết về mạng xã hội, cần biết sử dụng mạng xã hội với những tiện ích của nó cho công việc, cho giải trí lành mạnh,không nên phê phán bừa bãi hay chỉ lên án những tiêu cực của mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ... Khi người lớn đã không biết sử dụng một tiện ích phổ biến của cuộc sống hiện đại lại còn nói bừa nói ẩu thì không thể thuyết phục, tư vấn cho trẻ. Bởi vì để có thể tận dụng và phát huy những lợi ích tích cực mà mạng xã hội đem lại, tự hạn chế và loại bỏ những tiêu cực do số ít thành viên mạng xã hội gây ra thì người sử dụng cũng cần có trải nghiệm thực tế và “tích luỹ kinh nghiệm”. Các bậc cha mẹ cũng nên tham gia các mạng xã hội để có thể quan sát sinh hoạt của con em trong môi trường đó, tạo điều kiện cho con em chia sẻ tâm sự những điều khó có thể trực tiếp nói chuyện với nhau, có thể cùng bàn luận các vấn đề xã hội, tạo điều kiện cho con em trao đổi bộc lộ nhận thức...Khi người lớn tư vấn cho giới trẻ bằng chính kinh nghiệm của mình thì có tác dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.

Nhà giáo Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường dân lập đầu tiên của Việt Nam đã đưa ra các quy định cho học sinh khi tham gia Facebook, điều này đã được các phụ huynh và dư luận xã hội ủng hộ. Gia đình và xã hội cần quan tâm và giáo dục cho giới trẻ hiểu rằng, các thông tin qua truyền thông xã hội cần phải

được kiểm chứng trước khi tin vào các thông tin đó. Việc vôi vàng tin vào các thông tin này có thể gây bất lợi về tâm lý, tinh thần hoặc thậm chí dẫn tới những phát ngôn, những hành động vi phạm pháp luật.

3.1.2 Đề xuất giải pháp quản lý nhà nƣớc về mạng xã hội để nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội của giới trẻ

Hoạt động hội, nhóm trên mạng xã hội chỉ là không gian ảo, không phải là nơi công cộng nên không thể áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin. Tuy nhiên, mạng xã hội trên internet lại là nơi công khai, dễ dàng phát tán thông tin nên những ảnh hưởng của nó thậm chí còn lớn hơn cả việc vi phạm các quy định về văn hóa ở nơi công cộng.

Qua việc nghiên cứu các đặc điểm, bản chất của mạng xã hội, những tác động của mạng xã hội đối với người sử dụng đặc biệt là giới trẻ, tôi đã đề ra các nhóm các giải pháp quản lý nhà nước về mạng xã hội bao gồm:

Nhóm giải pháp về chính sách:

Quản lý thị trường cung ứng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng xã hội.

Với hơn 12 triệu người đang sử dụng mạng xã hội (chiếm gần 60% người dùng Internet ở Việt Nam), ứng dụng trên mạng xã hội là thị trường màu mỡ cho các nhà cung cấp nội dung lẫn các lập trình viên. Theo thống kê của Vinasa, mỗi năm cả nước có 100 ngàn lập trình viên mới ra trường, cộng với nguồn nhân lực sẵn có đang hoạt động thì đây sẽ là thị trường giàu tiềm năng.

Nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dùng trên mạng xã hội khá đa dạng, không chỉ dừng lại ở các ứng dụng trò chơi như thời kỳ ban đầu mà còn yêu thích nhiều ứng dụng tiện ích khác như nghe nhạc, xem phim, học tiếng Anh, chia sẻ tập tin, đọc sách trực tuyến…

Bên cạnh đó, khi fanpage trên mạng xã hội dần trở thành kênh truyền thông, quảng bá, kinh doanh của các nhãn hàng thì một loại ứng dụng mới phát sinh được gắn trực tiếp vào fanpage phục vụ cho các nhu cầu của doanh nghiệp như bán vé, tổ chức quay số trúng thưởng, nhận quà… (tạm gọi là ứng dụng kinh doanh) cũng xuất hiện.

Nhiều mạng xã hội như Zing Me, Go.vn, Facebook đã triển khai chiến lược nền tảng mở, công khai các hàm API (giao diện lập trình ứng dụng) cho các nhà phát triển ứng dụng để cùng viết ứng dụng và chia sẻ doanh thu. Một số mạng trong nước như Zing Me còn cung cấp API cho việc lập trình ứng dụng trên nền tảng di động như iOS, Android.. Theo ông Nguyễn Văn Đức Trọng - Giám đốc phát triển kinh doanh của Zing, trên Zing Me hiện có gần 400 doanh nghiệp hoạt động và nhu cầu viết ứng dụng để phục vụ cho thị trường này cũng rất lớn.

Tuy nhiên, việc thị trường cung ứng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng xã hội phát triển cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Nhiều ứng dụng hay dịch vụ được viết ra với nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục hoặc với mục đích xấu sẽ làm ảnh hướng đến nhận thức và hành vi của người dùng mạng xã hội, trong đó phần lớn là người trẻ tuổi. Do đó, các cơ quan quản lý về ứng dụng, dịch vụ trên mạng xã hội mà đứng đầu là Bộ Thông tin và Truyền thông cần có những chế tài, giải pháp phù hợp để vừa có thể thúc đẩy sự phát triển của thị trường cung ứng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng xã hội lại vừa đồng thời quản lý được các ứng dụng, dịch vụ này.

Quản lý thông tin đăng ký trên mạng xã hội.

Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý thông tin trên Internet cần có những quy định trong việc đăng ký thông tin mạng xã hội về hệ thống cũng như người sử dụng. Việc này cho phép các cơ quan quản lý có thể quản lý được các thông tin trên mạng xã hội đồng thời sẽ khiến người sử dụng có trách nhiệm về nội dung thông tin do mình tự cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, bao gồm cả nội dung thông tin của đường liên kết trực tiếp do mình cung cấp. Bên cạnh đó những quy định này cũng sẽ khiến người sử dụng có trách nhiệm về các thông tin cung cấp, lưu trữ trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình được thiết lập trên mạng xã hội, bao gồm cả thông tin công cộng do tổ chức, cá nhân khác đưa lên hoặc thông tin qua đường liên kết trực tiếp mà người sử dụng chia sẻ lên trang cá nhân.

Trong thời điểm mà các thông tin chưa được kiểm chứng đang được những thành viên của các mạng xã hội chia sẻ tràn lan như hiện nay thì đây là

một biện pháp cần phải có của Bộ Thông tin và Truyền thông để có thể nhanh chóng phát hiện những thông tin vi phạm và có hướng xử lý kịp thời.

Xây dựng chế tài đối với mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt Nam.

Một trong những vấn đề khó khăn trong việc áp dụng chính sách pháp luật là do tính chất không biên giới của mạng xã hội. Một hành vi trên mạng xã hội có thể vi phạm pháp luật của một nước, nhưng lại là được phép ở một quốc gia khác, vì vậy việc xử lý vi phạm, yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai trái trên môi trường mạng cũng bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia đó.

Do đó, các cơ quan quản lý cần có những chế tài đối với mạng xã hội nước ngoài cũng cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt Nam như các mạng xã hội: Facebook, Youtube, Twitter… Đây đều là các mạng xã hội lớn, có lượng người Việt Nam sử dụng đứng đầu trong số các mạng xã hội ở nước ta.

Khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền của nhà nước sử dụng mạng xã hội.

Việc các cơ quan nhà nước áp dụng phương tiện truyền thông xã hội để phổ biến thông tin đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới. WHO đã sử dụng mạng Twitter để đưa thông tin cập nhật kịp thời ra toàn thế giới trong thời kỳ dịch bệnh cúm A H1N1 năm 2009. Chương trình vận động tiêm chủng của Canada đã sử dụng mạng Youtube. Các tổ chức phòng tránh thương tích sử dụng Facebook để phổ biến thông tin bên cạnh các kênh thông tin khác.

Ở nước ta, theo kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me -2013 đã công bố tại Hội thảo Toàn cảnh Công nghệ Thông tin –Truyền thông Việt Nam lần thứ 18 - VIO 2013 diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Mình thì tính đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Đồng thời, thông tin từ Internet và mạng xã hội được cho là rộng rãi, không bị áp đặt, dễ tiếp cận, cập nhật và giao tiếp qua lại có thể ảnh hưởng đến cảm nhận về tính kịp thời và sự tin

cậy của thông điệp so với các phương tiện thông tin truyền thống. Do đó, để có thể vừa quản lý tốt các trang mạng xã hội đồng thời lại tận dụng được ưu thế của chúng, các cơ quan quản lý nên tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền của nhà nước trên mạng xã hội. Cách này đặc biệt có hiệu quả đối với giới trẻ - những người đang sử dụng rất nhiều thời gian trong ngày để vào mạng xã hội để thu thập thông tin thay vì sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống.

Nhóm giải pháp về kỹ thuật:

Nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, phòng ngừa và cảnh báo.

Bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách, hành lang pháp lý nhằm mục đích quản lý thị trường mạng xã hội hiệu quả, các cơ quan nhà nước cũng cần tiếp tục nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, phòng ngừa và cảnh báo mạng xã hội một cách tối ưu nhất. Những công cụ này sẽ cho phép các cơ quan nhà nước nhận diện được những nội dung độc hại có trên mạng xã hội để từ đó kịp thời đưa ra những cảnh báo cho người dùng cũng như yêu cầu các công ty cung cấp mạng xã hội tự loại bỏ những nội dung độc hại trên mạng của mình.

Xây dựng công cụ đánh giá truy cập website.

Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý thông tin trên Internet cần sớm xây dựng được công cụ đánh giá truy cập website. Việc làm này nhằm mục đích để tìm ra các ưu, khuyết điểm của website, các thông tin người truy cập website quan tâm cũng như những thông tin cụ thể như số lượng lượt truy cập, thời gian người dùng truy cập, người truy cập website đến từ vùng địa lý nào… từ các thông tin đó các cơ quan quản lý có thể đưa ra những giải pháp để quản lý website đạt hiệu quả cao hơn. Giải pháp này cần triển khai ngay để làm căn cứ thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thông tin trên Internet.

Xây dựng phương án hành động khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

Giải pháp này là cần thiết vì mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng luôn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm đối với an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, với một lượng người dùng khổng lồ, các thông tin sai trái sẽ được mạng xã hội lan truyền nhanh chóng. Do đó, các cơ quan quản lý cần xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng ngay những phương án phòng ngừa, phối hợp hành động hiệu quả khi phát sinh những tình huống khẩn cấp.

Những ưu điểm mà mạng xã hội đem lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều tiêu cực. Nghiêm trọng hơn hết đó là sự phát triển của công nghệ thông tin khiến Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng vô tình trở thành một công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh và phát triển các nguy cơ đối với an ninh, chính trị xã hội. Vì vậy, đi đôi với việc phát triển mạng xã hội cần phải có sự quản lý, hướng dẫn, tư vấn và định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để việc sử dụng mạng xã hội một cách có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với báo chí truyền thống trƣớc sự phát triển của truyền thông xã hội của truyền thông xã hội

3.2.1 Hợp tác để sinh tồn

Những năm gần đây ở nước ta cũng như nhiều nước khác xuất hiện càng nhiều các trang mạng xã hội. Ban đầu những trang này có tính chất là những trang nhật kí cá nhân, chủ nhân của những trang này lên đây để chia sẻ cảm xúc của cá nhân mình. Nhưng, khi các yếu tố tiền đề cho sự ra đời và phát triển của mạng xã hội như đã phân tích ở chương 1 (điều kiện kĩ thuật – công nghệ và nhu cầu dân chủ hóa đời sống, xã hội) ngày càng mạnh mẽ, mạng xã hội có xu hướng chuyển thành một loại hình truyền thông đại chúng đa chiều. Theo TS Phạm Mỵ, nguyên Tổng biên tập báo Tài nguyên và Môi trường, “các phương tiện thông tin

truyền thông trực truyến phi chính thống đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống nhân loại. Nó bổ sung cho dòng truyền thông chính thống, giúp kết nối mọi người tốt hơn, thu hút lượng người tham gia cao, có tính linh động và khả năng tương tác vượt trội” [10,tr.210]

Mạng xã hội có thể đưa thông tin mới nhất đến công chúng và tiếp nhận ngay thông tin ngược từ phía họa, có thể trở thành một diễn đàn trao đổi đa chiều thực sự. Trong thực tế, không ít mạng xã hội đã thu hút đông đảo các độc giả tham gia về một vấn đề nào đó, biến tất cả họ thành những “phóng viên” bất đắc

dĩ. Đặc biệt, thành viên của các mạng xã hội đa phần đều là giới trẻ, những người mang trong mình nhiệt huyết và tri thức thì những diễn đàn trao đổi càng thêm phát triển và lan tỏa hơn.

Thep PGS.TSKH Lương Đình Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các blog, trang mạng cá nhân khi mới ra đời thường có tính chất cá nhân nhưng sau đó lại nhanh chóng trở thành sản phẩm có tính tập thể [10,tr.84]. Nhiều chuyên gia đã dự báo một cách có căn cứ rằng, trong tương lai, hình thức truyền thông mạng này sẽ là hình thức chính, phổ biến trong xã hội thông tin.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như vậy, báo chí truyền thống cũng đã có những sự điều chỉnh để thích nghi. Các nhà báo truyền thống nay chấp nhận một thực tế là họ không nên cạnh tranh hay chạy đua với Internet mà cần có sự hợp tác. Ngoài các giờ tác nghiệp, họ dùng thời gian còn lại để theo dõi các sự kiện trọng đại hay các chủ đề gây sốt xuất hiện trên Internet. Họ đảo qua đảo lại giữa các mạng xã hội mỗi khi phát hiện một sự kiện lớn, liên tục theo dõi cập nhật kể cả chiều sâu của những cảm xúc, rồi xây dựng một lộ trình tiếp cận để viết thành bài. Thói quen khai thác thông tin từ mạng Internet đã có từ hơn mười năm trước, nhưng nay xu thế đó càng mạnh và càng cần thiết để tiếp cận nguồn tin không giới hạn từ các nhà báo xã hội. Mạng xã hội là nơi tiếp nhận mọi thứ thông tin diễn ra trên khắp thế giới. Chính các nhà báo chuyên nghiệp cũng tích cực chia sẻ thông tin vào mạng, một mặt vì ở đó họ có một lượng "khán giả" khổng lồ, mặt khác từ đó họ nhận lại những phản hồi hay phản biện để hoàn

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 87)