Một số định hƣớng cho sự phát triển của báo chí truyền thống trong

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.3 Một số định hƣớng cho sự phát triển của báo chí truyền thống trong

cảnh truyền thông xã hội

3.3.1 Nâng cao tính định hƣớng của báo chí truyền thống

Trong một diễn đàn bên lề Đại hôị đồng Hiệp hôị Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Ông Aidan White, Giám đốc Mạng lưới Đạo đức báo chí cho rằng:"Trên Facebook, ai cũng có thể nói bất

cứ thứ gì mình muốn, bằng cách nào cũng được, thậm chí là khiêu khích. Họ không phải xin lỗi, cũng không cần nghĩ là mình đang làm tổn thương ai đó. Nhưng báo chí thì không vâỵ. Chúng ta có những nguyên tắc, có những giá trị của mình, đó là tôn trọng sự chính xác, sự công bằng, tính nhân văn, chúng ta cũng biết xin lỗi nếu làm gì sai. Điều đó khiến báo chí khác hoàn toàn với các mạng xã hội" [8].

Lời phát biểu của ông Aidan White đã cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa báo chí và mạng xã hội. Nó đặt ra vấn đề, báo chí phải giữ thế chủ động thông tin chính xác trên mạng xã hội. Theo TS Tạ Bích Loan, Trưởng Ban Thanh thiếu niên VTV6 chia sẻ:"Trên các diễn đàn, các trang mạng có rất nhiều luồng thông

tin mang tính cảm xúc, cá nhân thì càng cần báo chí truyền thống. Nó sẽ giúp người dân có được những thông tin chính thống, được kiểm chứng, để biết đâu là sự thật, đâu là ý kiến cá nhân" [8].

Bà Deborah Steele, Tổng biên tập Trung tâm tin tức châu Á - Thái Bình Dương, Đài ABC News, Australia cho biết: "Công chúng cần phải tôn trọng

công việc của nhà báo, đó là mang lại thông tin. Mặt khác nhà báo cũng phải đáp ứng những nhu cầu của khán giả, nếu không họ sẽ tắt TV. Cùng lúc, trong quá trình hợp tác với công chúng, nhà báo cũng cần thỏa thuận với họ theo kiểu: chúng tôi sẽ không cho phép những bình luận vô trách nhiệm, chúng tôi muốn phân biệt rạch ròi giữa ý kiến và sự kiện" [8].

Mạng xã hội vẫn đang phát triển ở giai đoạn bùng nổ tại Việt Nam. Theo công bố của Facebook thì trung bình ba giây có một tài khoản mới đến từ Việt Nam; số người dùng Facebook tại Việt Nam đạt 19,6 triệu người, chiếm 74,1%

lượng người sử dụng internet, vượt qua các trang mạng trong nước nhiều lần... [5]. Tại Việt Nam, mạng xã hội đã sở hữu một số lượng thành viên khổng lồ mà chủ chốt là giới trẻ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường công chúng của báo chí truyền thống mà trách nhiệm của các cơ quan báo chí chính thống sẽ càng nặng thêm. Thực tế hiện nay, những người tham gia vào diễn đàn mạng xã hôi không phải ai cũng có kiến thức, trình độ và phông văn hóa. Một khi diễn đàn mạng xã hội chưa trung thực, công bằng và văn hóa tranh luận thì nhóm công chúng là giới trẻ rất dễ bị hoang mang, kích động. Để nhóm công chúng là giới trẻ có những nhận thức đúng đắn, không hiểu sai, bị kẻ xấu lợi dụng, báo chí truyền thống phải đứng ra làm “quan tòa” phân xử, giúp định hướng thông tin cho giới trẻ trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội.

3.3.2 Tăng cƣờng đào tạo phóng viên, biên tập viên báo chí

Các phóng viên, nhà báo đã, đang và sẽ phải biết tận dụng tối đa lợi thế của các công cụ tương tác và mạng xã hội mang lại để hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng nói chung và nhóm công chúng là giới trẻ nói riêng. Từ đó cung cấp những nội dung thông tin đáp ứng được nhu cầu đa dạng của công chúng. Xác định rõ những nội dung tin, bài sẽ thực hiện – là những tin, bài độc quyền thực hiện và đăng tải, hoặc cách làm tin khác với những tờ báo khác làm. Đặt ra các mức sản xuất nội dung dự kiến (số lượng tin bài 1 ngày, tần số cập nhật, nội dung thông tin…)… Để thực hiện được những điều trên, đòi hỏi tất cả những người làm báo đều phải hiểu biết rõ về đối tượng, mục tiêu của mỗi loại hình báo chí, đối tượng công chúng đó cần biết thông tin nào, họ sử dụng loại hình báo chí đó ra sao. Với nhóm đối tượng công chúng là giới trẻ, người làm báo cần hiểu rõ những phong cách, lối sống, suy nghĩ, thói quen, ngôn ngữ, nhu cầu thông tin, những nhân vật nổi tiếng được giới trẻ mến mộ và cả những sự đa dạng về độ tuổi trong nhóm giới trẻ… thì mới đưa ra được một khung nội dung phù hợp và được đón nhận.

Chính những đòi hỏi của thị trường báo chí đã tác động mạnh đến việc đào tạo báo chí. Đào tạo liên tục cho các phóng viên, từ phóng viên kì cựu đến

những người mới được tuyển vào làm, để họ hiểu rõ về truyền thông xã hội để có thể theo kịp tốc độ thay đổi của ngành công nghiệp truyền thông. Giảng viên Nguyễn Xuân Miên – Khoa báo chí, trường Cao đẳng Truyền hình Thường Tín cho biết: “Truyền thông xã hội, cách khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã

hội cần phải trở thành một khóa học cơ bản và bắt buộc đối với sinh viên báo chí. Điều này giúp mỗi sinh viên sau khi ra trường đều có thể hoạt động báo chí trong môi trường truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay”. Đối với

việc lấy lại nhóm công chúng giới trẻ đang bị mất dần vào truyền thông mạng xã hội, các cơ quan báo chí cần hết sức chú ý đến việc đào tạo phóng viên, biên tập viên, tùy vào những đặc điểm như độ tuổi, quan niệm sống… mà phân bổ những vị trí thích hợp. Ví dụ, nên cho những phóng viên, biên tập viên có độ tuổi gần nhất với giới trẻ để có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn về nhóm công chúng này, từ đó đưa ra những chiến lược nội dung, hình thức thích hợp.

Đối với các đơn vị đào tạo báo chí - truyền thông, cần có sự kiểm soát mạnh mẽ hơn nữa trong chất lượng tuyển sinh đầu vào. Chú trọng đầu tư, phát triển chương trình đào tạo sinh viên báo chí – truyền thông vững về chuyên môn, tinh thông về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, các môn học về kĩ năng tác nghiệp thực tế và đạo đức nghề nghiệp cần phải được coi trọng, tăng cường thời lượng, các giờ học cần phải gắn với những vấn đề về lý thuyết, thực tiễn để sinh viên có thể tiếp cận và rút ra những kiến thức, kinh nghiệm thực tế ngay khi còn ngồi trên giảng đường. Các môn học, bài giảng cần chú trọng, đào sâu tìm hiểu tất cả các nhóm công chúng khác nhau nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu thông tin của xã hội.

Đối với các cơ quan báo chí cũng cần chú trọng khâu tuyển chọn các vị trí phóng viên, biên tập viên. Quy trình kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cần phải được thực hiện chặt chẽ. Đặc biệt, cần phải loại bỏ hoàn toàn hiện tượng “nhất thân, nhì quen” trong quá trình chọn lọc đội ngũ cán bộ tại các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí nên thường xuyên tổ chức những khó tập huấn, tọa đàm trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ

phóng viên, biên tập viên, tạo cơ hội cho phóng viên, biên tập viên được trau dồi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp. Phóng viên, nhà báo trong thời đại truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ ngoài các kĩ năng cơ bản về săn tin, kiểm định nguồn tin còn phải học cách biên tập video, chụp ảnh và xử lý hình ảnh, âm thanh, làm slideshow hay tạo ra các ứng dụng web để thu hút, hấp dẫn độc giả hơn nữa.

3.3.3 Thay đổi cơ cấu tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo

Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới. Ở nước ta, mạng xã hội cũng đang phát triển thần tốc với số lượng thành viên đông đảo mà chủ yếu là giới trẻ. Muốn thu hút, lôi cuốn được nhóm công chúng là giới trẻ này, báo chí cần phải thay đổi những phương thức truyền thống, phải nhanh nhạy hơn với xu thế này. Nhiều tòa soạn báo chí trong nước và trên thế giới đã và đang tận dụng mạng xã hội để mở rộng phạm vi tác động, mở rộng hơn lượng công chúng của mình. Hai báo điện tử lớn như VnExpress, Vietnamnet…đã đưa sản phẩm của mình lên Facebook, Twitter, Zingme, Youtube…chính là nhằm khai thác sự tương tác rộng hơn giữa công chúng và tờ báo, công chúng và tác giả, tác phẩm báo chí, hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí. Tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa các phương thức tạo sự tương tác với công chúng, góp phần thu hút công chúng nói chung và công chúng trẻ nói riêng phản hồi, đối thoại và chia sẻ với cơ quan báo chí cũng như người viết. Sự tương tác quý báu ấy vừa góp phần tạo mối quan hệ gắn kết giữa người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin, vừa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí. Điều đó đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có hệ thống quản lý fanpage trên mạng xã hội, phát triển nội dung chủ đạo trên fanpage và đầu tư có chiều sâu vào những xu hướng chính, thu hút sự quan tâm của nhiều thành viên cộng đồng mạng chia sẻ.

Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp về khai thác, xử lý nguồn tin từ mạng xã hội, phát huy giá trị thực của nguồn tin từ mạng xã hội, làm tăng giá trị nguồn tin khi được lan tỏa trên cộng

đồng mạng. Để làm được điều này, đòi hỏi các cơ quan báo chí cần phải có đội ngũ nhân sự và cơ cấu, mô hình tổ chức nhân sự bài bản. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là thiết lập một bàn siêu biên tập tin với sự góp mặt của các biên tập viên các ban cùng với biên tập viên kế hoạch và biên tập viên đầu vào. Các biên tập viên cần đảm bảo rằng mọi cơ hội do mạng xã hội mang lại đều phải được tận dụng tối đa để không chỉ đưa thông tin đến công chúng mà còn giúp cho người làm báo hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng. Mạng xã hội là trung tâm của những nỗ lực thu thập thông tin của tòa soạn. Một tập hợp các lựa chọn về nội dung và các đầu mối, một cuộc họp của các biên tập viên trung tâm, một thông điệp rõ ràng về mặt biên tập nội dung, một trình tự biên tập và một nhóm biên tập viên.

Tuy nhiên, bên cạnh tính chuyên nghiệp, bài bản thì đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần nâng cao hơn nữa đạo đức, trách nhiệm xã hội. Nhà báo không chỉ khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội mà cần phải định hướng thông tin trái chiều trên mạng xã hội, phản hồi những bình luận lệch lạc của độc giả.

3.3.4 Nâng cao nhận thức và thực thi đạo đức nghề nghiệp

Một nhà báo Mỹ đã nói: “Trong thời đại của Facebook và Twitter, chúng

ta chào đón các nhà báo trẻ tham gia cuộc chơi. Những phóng viên này thường chưa trụ vững đủ lâu để đối mặt với người biên tập. Họ còn thiếu kinh nghiệm và điều này khá nguy hiểm. Thế nhưng đó là vấn đề của người đưa tin chứ không phải các mạng xã hội”. Việc nhà báo khai thác, nắm bắt thông tin từ mạng xã hội

hoàn toàn không phải là việc xấu, thậm chí là cần thiết và mạng xã hội sẽ là nơi mỗi người cầm bút cần cẩn trọng và kỹ càng khi khai thác hoặc lấy thông tin từ mạng xã hội làm chất liệu cho bài báo của mình. Mỗi nhà báo, cơ quan báo chí phải thực sự trở thành “người gác cổng thông tin”. Có như vậy mới tạo nên tác phẩm báo chí có giá trị, góp phần định hướng cho người đọc.

Các nhà báo và tòa soạn báo cần tự xây dựng cho mình phương thức xác định sự thật từ những thông tin trên mạng xã hội. Vấn đề là kiểm chứng thông tin chứ không phải là e ngại thông tin từ mạng xã hội. Phía cơ quan quản lý cũng

phải nghiên cứu thấu đáo, tạo môi trường lành mạnh để mặt tích cực của mạng xã hội có cơ hội phát triển. Nhà báo phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối không được xuyên tạc, hoặc cường điệu sự việc, sự kiện.

Hơn ai hết, chính những người cầm bút cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Việc nắm bắt nhu cầu công chúng, sàng lọc, kiểm chứng, xác minh độ tin cậy của thông tin cũng như mở rộng, phân tích theo chủ đề là việc làm tối cần thiết đối với mỗi nhà báo. Chính họ sẽ là “bộ lọc” đầu tiên và cùng với bộ máy của tòa soạn trở thành “người gác cổng thông tin”. Tránh xu hướng một số phóng viên chỉ chăm chăm lướt web, khai thác các “tin nóng” từ mạng xã hội rồi cắt dán ý kiến của người nọ, người kia để tạo ra những sản phẩm báo chí. Mỗi người cầm bút luôn nhớ một điều: “Báo chí đòi hỏi tính khách quán, chân thật và tính thẩm mỹ cao”. Để làm được điều đó, đòi hỏi người phóng viên phải có các yếu tố sau:

Thứ nhất, phóng viên, nhà báo phải “có nghề”, nghĩa là phải được đào tạo

bài bản, được học nghề viết báo một cách chính quy. Người không được học nghề báo có thể vẫn phát hiện được những vấn đề, tình huống phức tạp nhưng khó có thể xử lý thông tin một cách sắc sảo, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Thứ hai, nhà báo cần có nhãn quan chính trị, nhạy cảm chính trị và tư duy

chính trị. Người làm báo cần thiết phải có lập trường chính trị vững vàng, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ những người làm báo “phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng. Cho nên, các báo chí của chúng ta đều phải có đường lối chính trị đúng”.

Thứ ba, phóng viên cần có phẩm chất nghề nghiệp. Bởi báo chí có tính chính trị, xã hội rộng lớn, bất kì thông tin nào được đăng tải trên báo chí cũng có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống, kinh tế…của các thành viên trong xã hội và toàn bộ đời sống chính trị - xã hội.

3.3.5 Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại

Có thể nói rằng, tính chuyên nghiệp của báo chí là nhu cầu bức thiết và là vấn đề lớn của báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhà báo là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình hội nhập.

Tại hội thảo khoa học về chủ đề “Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại

– những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 18/06/2013 ở Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Văn Dững – Phó trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: “Để nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí, các cơ sở đào tạo

cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề giáo dục lý tưởng hành nghề và ý thức tự giác về nghề cho sinh viên. Lý tưởng hành nghề và ý thức tự giác về nghề nghiệp không chỉ dừng lại ở thông điệp chính trị mà là bắt nguồn từ việc trang bị những kiến thức nền tảng về nghề. Bên cạnh đó, cần thiết tổ chức, sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống báo chí theo hướng chú trọng hiệu quả hoạt động thay vì kiểu mặt trận cơ cấu. Mặt khác tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo cho báo chí hoạt động một cách binh chủng, xung kích trên mặt trận thông tin và công tác tư

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)