Diện mạo của mạng xã hội hiện nay và vài nét về Facebook và Youtube

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5 Diện mạo của mạng xã hội hiện nay và vài nét về Facebook và Youtube

1.2.5.1 Diện mạo của mạng xã hội hiện nay

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut

và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay...

Cuối năm 2011, theo thống kê hơn 1 tỉ người sử dùng Internet trên toàn cầu đăng ký ít nhất một mạng xã hội. Trong đó :

Facebook : 800 triệu người dùng, cứ 20 phút thì có 6 triệu post được gửi

đi, 3 triệu bức ảnh và 11 triệu bình luận (comment) được đăng tải, mỗi người dùng trung bình có 120 bạn.

Twitter : 200 triệu người dùng, 250 triệu tweet được đăng tải mỗi ngày

Google+ : 50 triệu người dùng

Tumblr : 30 triệu blogs

LinkedIn : 130 triệu người dùng

Flickr : 3500 bức ảnh được tải lên mỗi phút

Youtube : cứ 4 phút có 100 giờ video được tải lên

Theo nghiên cứu của eMarketer [5], lượng người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu hiện nay chiếm khoảng 22% tổng dân số toàn cầu. Số người này đăng nhập vào các trang mạng xã hội ít nhất 1 lần/tháng trong năm 2013. Cũng theo nghiên cứu này, con số người dùng mạng xã hội trong năm nay đã tăng 14.2% so với cùng thời điểm này năm ngoái. Dự báo, đến năm 2017, lượng người truy cập mạng xã hội hàng tháng sẽ tăng lên 2,33 tỷ người.

1.2.5.2 Vài nét về Facebook và Youtube

* Facebook

Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường hợp và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng.

Facebook ra đời tháng 2 năm 2004, được sáng lập bởi Mark Zuckerberg, một sinh viên của đại học Havard danh tiếng. Ban đầu, Facebook là mạng xã hội được sử dụng trong trường Havard, nhưng nó đã phát triển nhanh chóng trở thành mạng lưới kết nối hơn 30 trường đại học khác nhau, giúp cho các sinh viên chia sẻ thông tin, kết bạn với các sinh viên khác. Thành công ngoài sức tưởng tượng của Facebook đã khiến Zuckerberg quyết định thành lập công ty, kêu gọi đầu tư và mở rộng mạng lưới phát triển khắp các trường trên nước Mỹ cũng như toàn cầu.

Trụ sở chính: Palo Alto, California, United States.

Mùa thu năm 2007, Facebook vượt ngưỡng 50 triệu thành viên, trong đó mỗi tuần họ lại tiếp đón thêm 1 triệu thành viên mới. Đến giữa năm 2009, lượng thành viên của Facebook đã vượt ngưỡng 300 triệu người, tháng 4 năm 2012 Facebook thông báo cho biết số lượng thành viên mà mạng xã hội này đạt được đã lên đến 901 triệu thành viên và trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới. Facebook không chỉ duy trì vị thế độc tôn tại Mỹ mà hàng triệu trăm người trên khắp thế giới cũng đam mê chia sẻ trên mạng xã hội này. Giá trị của Facebook hiện nay khoảng 15 tỷ đôla, được sự đầu tư của hàng chục tổ chức tài chính, quỹ, công ty công nghệ, kể cả Microsoft.

Facebook không chỉ đơn thuần tạo nên một mạng xã hội của thế giới, mà còn thay đổi và làm nên một kỷ nguyên mới của Internet toàn cầu. Facebook giờ đây còn trở thành cầu nối của các trang mạng lớn, trở thành câu chuyện chính trị của nhiều quốc gia và trở thành kịch bản của kiệt tác được đề cử Oscar: The Social Network. Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Facebook đã phát triển một cách đáng ngạc nhiên. Và ngày nay, nó hiện diện trên bản đồ Internet thế giới với tư cách mạng xã hội phổ biến nhất. Thậm chí ở rất nhiều quốc gia, Facebook đứng trong danh sách những trang web được truy cập hàng đầu.

* Trung bình một người sử dụng Facebook có:

- 130 người bạn trong danh sách

- 15 tiếng 33 phút sử dụng Facebook mỗi tháng

- Truy cập vào Facebook.com khoảng 40 lần một tháng - Kết nối tới khoảng 80 trang nhóm, event khác nhau

- Tạo ra khoảng 90 nội dung (status, ảnh, link…) trên wall mỗi tháng - 200 triệu người truy cập Facebook bằng điện thoại di động mỗi ngày - Trong một tháng, trung bình Facebook sở hữu khoảng… 770 tỉ lượt truy cập. Tại Việt Nam, theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 của hãng nghiên cứu thị trường Cimigo [1], Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất đối với người sử dụng Internet ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2010. Bản báo cáo này chỉ ra rằng, năm 2010, 70% số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viên của Facebook, tăng mạnh so với năm 2009 chỉ có khoảng 47%. Mạng xã hội Zing Me đã tăng gấp 3 lần trong vòng 1 năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng mạng xã hội. Yahoo 360 Plus đứng ở vị trí số 3, thu hút được khoảng 12% người sử dụng mạng xã hội, giảm khoảng 1% so với năm 2009.

Từ năm 2009 cho đến hết năm 2010, Facebook vẫn là mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Năm 2009, 47% số người sử dụng mạng xã hội là thành viên của Facebook, con số này tăng lên gần 70% vào năm 2010.

Youtube

YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip. YouTube do ba nhân viên cũ của PayPal là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005.

Dịch vụ đặt tại San Bruno, sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình TV và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như videoblogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý.

Vào tháng 10 năm 2006, Google đã thông báo đạt được thỏa thuận để mua lại công ty này với giá 1,65 tỷ dollar Mỹ bằng cổ phiếu Google. Thỏa thuận được ký kết vào ngày 13 tháng 11 năm 2006. Người dùng không đăng ký vẫn có thể xem được hầu hết video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên số

lượng video vô hạn. Một số video chỉ dành cho người dùng trên 18 tuổi (ví dụ video có chứa những nội dung có khả năng xúc phạm). Việc tải nội dung khiêu dâm không được phép. Những video có liên quan đến nhau, được xếp theo tựa đề và thẻ đánh dấu, xuất hiện ở phía bên phải video đang xem. Vào năm thứ hai của YouTube, trang web đã thêm vào những chức năng giúp tăng thêm những chức năng cho người dùng như tải lên những đoạn video „trả lời‟ và đăng ký nhận nội dung vắn tắt.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi thành lập, Youtube đã đạt được những thành công lớn. Trong mùa hè năm 2006, YouTube là một trong những trang web phát triển nhanh nhất trong cộng đồng Web [52], và được xếp hạng thứ 5 trong những trang web phổ biến nhất trên Alexa, với tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn MySpace [37]. Theo cuộc điều tra vào ngày 16 tháng 7 năm 2006, 100 triệu video clip được xem hàng ngày trên YouTube, cộng thêm 65.000 video mới được tải lên mỗi ngày.

Theo số liệu thống kê của Youtube [38]:

 Hơn 1 tỷ người dùng duy nhất truy cập YouTube mỗi tháng.

 Hơn 6 tỷ giờ video được xem mỗi tháng trên YouTube – tức gần một giờ đối với mỗi người trên Trái đất

 100 giờ video được tải lên YouTube mỗi phút

 80% lưu lượng truy cập YouTube đến từ ngoài Hoa Kỳ

 YouTube đã được bản địa hóa sang 61 ngôn ngữ ở 61 quốc gia

 Theo Nielsen, tại Hoa Kỳ, YouTube tiếp cận nhiều người lớn có độ tuổi từ 18 đến 34 hơn bất kỳ mạng cáp nào

 Hàng triệu đăng ký diễn ra mỗi ngày. Số người đăng ký hàng ngày tăng hơn 3 lần so với năm ngoái và số đăng ký hàng ngày tăng hơn 4 lần so với năm ngoái

Những video được xem nhiều nhất trên Youtube tính đến ngày 08/11/2014 có thể kể đến như: “Charlie bit my finger – again !” với 795.119.717 lượt xem; Video âm nhạc “Gangnam Style” của PSY với 2.127.510.918 lượt xem; “Baby” của Justin Bieber – Ludacris với 1.107.125.425 lượt xem…

Tại Việt Nam, theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của trang nghiên cứu thị trường comScore [33], Youtube là trang web giải trí được truy cập nhiều nhất tại châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Việt Nam cũng là quốc gia có lượng xem video trực tuyến lớn nhất tại khu vực. Tính riêng tháng 3/2013 đã có đến 1,6 tỷ lượt xem video trực tuyến tại Việt Nam, 64% trong số đó xem thông qua Youtube.

1.3 Mối quan hệ của truyền thông xã hội và báo chí truyền thống 1.3.1 Thông tin trên truyền thông xã hội không phải là báo chí

Truyền thông xã hội không phải là truyền thông đại chúng và báo chí truyền thống. Truyền thông xã hội có những khác biệt rõ ràng so với báo chí truyền thống ở thông tin khách quan, chính xác … Trong khi các tin tức trên truyền thông xã hội thường tập trung vào những chủ đề mang tính giải trí, sinh hoạt cá nhân của giới ngôi sao, các tai nạn, sự cố, vụ án nhỏ lẻ trong đời sống thường ngày, không được kiểm chứng, có đính kèm các thông tin cảm xúc, đánh giá chủ quan của người đăng thì báo chí truyền thống chú trọng những tin tức tập trung vào những vấn đề thời sự, có tác động kinh tế - xã hội quan trọng, tính xác thực cao với ngôn ngữ báo chí chuẩn mực và đã được kiểm chứng

David S. Broder, nhà báo người Mỹ từng được trao giải thưởng Pulitzer, đã quả quyết: “Bạn không thể trở thành một nhà báo khi mà cả ngày chỉ ngồi bên máy tính để tìm tư liệu viết tin bài. Bạn phải ra ngoài, sục sạo các nguồn tin, phỏng vấn, điều tra…” các tin tức trên mạng xã hội hoặc được các thành viên sao chép hoặc tổng hợp lại thông tin từ báo chính thống dưới góc nhìn cá nhân của họ, kèm các link dẫn để minh họa hoặc là những thông tin về mọi mặt cuộc sống được nhìn dưới góc độ cá nhân của các thành viên. Họ không có nhiều nguồn khai thác tin và cũng không có sự bảo trợ của các hãng truyền thông lớn

để đi điều tra như các nhà báo, chưa kể đến việc phần lớn trong số họ không được đào tạo về chuyên ngành báo chí và trải qua quá trình dài làm việc trong môi trường này. Trách nhiệm của họ trước những sai sót về thông tin hoặc trước hậu quả lên nhận thức xã hội không lớn như của các nhà báo chính thống. Nhiều tin tức trên mạng xã hội được đăng tải dưới các vỏ bọc ẩn danh, nặc danh mà người đăng không phải chịu trách nhiệm về đạo đức truyền thông, trách nhiệm pháp lý, cũng không bị cản trở bởi một hàng rào biên tập nào. Các trang mạng xã hội dường như tạo cơ hội không giới hạn cho việc tự do đăng tải. Trong khi báo chí truyền thống phải chịu sự kiểm soát của hàng rào biên tập ở tòa soạn, các trách nhiệm pháp lý và đạo đức liên quan.

1.3.2 Truyền thông xã hội và báo chí truyền thống: mối quan hệ tƣơng hỗ

Mạng xã hội là được coi là một “kho” thông tin cho báo chí. Hàng ngày, nhiều sự kiện, thông tin, dữ liệu của đời sống được cá nhân cập nhật liên tục trên mạng xã hội đã được nhiều nhà báo nhanh nhạy theo dõi và đón bắt. Mỗi thành viên trên mạng xã hội đều có thể được xem là một “nguồn tin” khi tiết lộ ra một thông tin nào đó mà báo chí chưa đủ khả năng để nắm được. Tất nhiên, “kho” thông tin này, chứa đựng cả những “tin rác”, “tin vịt” và cả những “tin vàng”. Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà báo có thể tìm thấy trong hàng triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội không ít những chủ đề nào đó cho bài báo của mình. Với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội góp phần quảng bá thông tin từ báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí. Một bài báo có những thông tin được công chúng quan tâm, khi cập nhật, lan truyền trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với việc nó được phát hành trên các sạp báo. Các thành viên của mạng xã hội tạo ra những cuộc thảo luận, bình luận xung quanh nội dung của bài báo, có người còn cung cấp thêm những thông tin liên quan. Điều này lại có tác dụng phản hồi trở lại với mỗi người cầm bút, và cơ quan báo chí. Quan niệm về “bài báo mở” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính sự tương tác này.

Mạng xã hội cũng là nơi tương tác giữa báo chí và công chúng. Nhiều vấn đề, sự kiện được xã hội quan tâm, được bàn luận sôi nổi trên các trang mạng xã

hội chính là dư luận xã hội mà báo chí quan tâm và muốn nắm bắt. Triển khai những đề tài, ý tưởng, giải đáp được những bức xúc, nhu cầu thông tin này một cách nhanh chóng, chính là hiệu quả mà báo chí có thể mang lại. Sự nhanh nhạy của cơ quan báo chí và người làm báo, trả lời được những thắc mắc và cung cấp trúng, đúng nhu cầu thông tin của công chúng chính là “gãi” đúng “chỗ ngứa” của công chúng. Thông thường, các thành viên sau khi tham gia trên mạng xã hội trong một sự kiện, một vấn đề “nóng” nào đó thường muốn tìm kiếm thông tin từ báo chí, nơi mà họ cho là “chính thống” để giải đáp thêm, thông tin thêm về những sự kiện mới chỉ ở dạng lan truyền trên mạng như “lời đồn”. Tờ báo nào nhanh nhạy đáp ứng được sự tìm kiếm này sẽ có khả năng “hút” độc giả một cách mạnh mẽ và rộng lớn.

Đồng thời, báo chí cũng có vai trò hết sức quan trọng với truyền thông xã hội. Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin trên mạng xã hội. Đó là khi những thông tin trên mạng xã hội được nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thông tin đó, vấn đề đó được “chính thống hóa” và đương nhiên nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn. Đối với những thông tin trên mạng, báo chí cần kịp thời biểu dương, cổ vũ những thông tin đúng; phê phán, lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác của mình. Bên cạnh đó, báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên mạng xã hội. Nếu các nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra được làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội. Vì thế, báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia sẻ trên mạng xã hội.

1.4 Tác động của mạng xã hội đối với báo chí truyền thống

Sự bùng nổ của truyền thông xã hội trong môi trường truyền thông Việt Nam đã tạo ra những ảnh hưởng rất đáng kể đến báo chí Việt Nam, thậm chí còn làm đảo lộn cảnh quan báo chí và làm biến dạng diện mạo báo chí Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)