7. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Thay đổi về không gian
Bản thân sự kết nối Internet, đặc biệt là các mạng xã hội đã là loại hình dịch vụ nối kết không phân biệt không gian và thời gian. Dường như các bạn trẻ hiện nay cần ít hơn không gian vật chất do gắn quá chặt chẽ với không gian trực tuyến. Trong không gian giao tiếp không biên giới của mạng xã hội, họ có thể di chuyển một cách nhanh chóng và linh hoạt có thể cùng một lúc giao tiếp với nhiều người sống ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Nếu như trước đây, không gian vùng, miền, quốc gia thực sự là những giới hạn cho việc giao tiếp và kết nối mạng lưới xã hội của giới trẻ thì hiện nay trong không gian của mạng xã hội giới hạn đó trở nên mờ nhạt, giới trẻ có thể
thỏa sức “tung hoành ngang dọc” trong thế giới không gian không biên giới này. Sự xuất hiện của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã tạo ra những sự thay đổi to lớn trong quan niệm của giới trẻ về không gian giao tiếp hiện nay.
2.2.3 Thay đổi phƣơng thức giao tiếp
Hiện nay, khi mạng xã hội đã thực sự thân thiết và gắn bó với các bạn trẻ thì có một số phương thức giao tiếp mới hình thành như những hình thức giao tiếp qua việc nhấn nút “like”, “share”. “tag”, viết comment, gửi những biểu tượng như mặt cười, mặt nhăn nhó… trong đó, một số hình thức phổ biến đến mức mà nhiều người gọi đó là văn hóa: văn hóa “like”, văn háo “tag”, văn hóa
“comment”… nhiều khi không cần tới ngôn từ nhưng những hình thức giao tiếp
này lại tạo nên những hiệu quả to lớn trong việc kết nối mạng lưới bạn bè trong cộng đồng mạng.
Một trong những hình thức giao tiếp trên mạng xã hội gây tranh cãi nhất là “like” trên mạng xã hội Facebook. Like trong tiếng Anh có nghĩa là thích . Tuy nhiên, khi đươ ̣c ứng du ̣ng vào Facebook nó bỗng nhiên trở thành công cu ̣ có thể chia sẻ rất nhiều tra ̣ng huống cảm xúc khác nhau . Đăng đàn mô ̣t câu nói vu vơ , chia sẻ mô ̣t nỗi buồn , mô ̣t niềm vui mà được nhiều người nhấn like thì sẽ là mô ̣t sự an ủi, niềm đô ̣ng viên khích lê ̣. Từ đây, nút like còn có nghĩa là đồng cảm , là tán thành, là có sự quan tâm.
Rô ̣ng ra, khi người dùng thổ lô ̣ tâm tư hay chia sẻ mô ̣t hình ảnh mà nhận đươ ̣c nhiều like (đồng nghĩa là nhiều người đã đo ̣c , đã chứng kiến ) họ sẽ cảm thấy mình còn nhâ ̣n được sự quan tâm từ người thân , bạn bè. Rằng, vẫn còn rất nhiều người quan tâm đến cảm xúc của mình khi 1 nút like đồng nghĩa với mô ̣t sự có mă ̣t . Nhấn like mang đến niềm vui cho người khác . Nhưng hơn thế , like còn là cách thức mà mà người dùng tiếp cận và tương tác với cộng đồng
Facebook...
Về mă ̣t này, nút like đã trở thành công cụ liên lạc cũng như làm quen vô cùng hữu hiệu. Like còn là sự chủ đô ̣ng , là sự nắm bắt thông tin và chia sẻ thông tin. Người chơi facebook có toàn quyền được nhấn like những gì ho ̣ muốn , không
gươ ̣ng ga ̣o, bắt ép. Người dùng like mô ̣t c ái gì đó đồng nghĩa với việc họ thích , họ cảm mến và họ ủng hô ̣ điều đó. Về khía ca ̣nh này nút like giống như tiếng nói , sự lên tiếng của cá thể giữa cô ̣ng đồng . Mô ̣t like là mô ̣t tiếng nói , mô ̣t chỗ đứng, mô ̣t quan điểm.
Viê ̣c nói thích mô ̣t ai đó bởi mô ̣t điều gì đó là khó khăn trong cuô ̣c sống thâ ̣t thì trong thế giới ảo người dùng có thể nói điều đó mo ̣i lúc mo ̣i nơi kể cả những người xa la ̣ . Like làm nhiều người dùng cảm thấy thấy tự tin hơn trong viê ̣c nêu ý kiến và khẳng đi ̣nh quan điểm...
Tuy nhiên, phương thức giao tiếp này đã và ngày càng trở nên biến chất, nút “like” không còn đơn thuần chỉ là cách thể hiện sự tán thành và quan tâm mà đang dần xuất hiện những nút “like” vô cảm. Facebook không chỉ là trang cá nhân mà còn là ma ̣ng lưới chia sẻ cô ̣ng đồng . Không khó để bắt gă ̣p những hô ̣i nhóm được thành lập với hàng ngàn thành viên trên diễn đàn . Có những diễn đàn đươ ̣c lâ ̣p ra với mu ̣c đích nói xấu , trêu tức, bôi nho ̣ danh dự của người khác la ̣i thu hút hàng ngàn lượt like . Ngày 5-8-2013, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng đã xử pha ̣t những ho ̣c sinh , sinh viên tham gia nói xấu , nhục mạ người khác trong diễn đàn “Bộ mặt thật của hot teen Đà thành” [30] .
Theo đó, 3 trong số nhóm 7 học sinh, sinh viên liên quan đến viê ̣c xúc phạm nhân phẩm , uy tín của người khác ta ̣i trang Facebook này bi ̣ xử pha ̣t mỗi người 10 triê ̣u đồng. 4 người còn la ̣i nhâ ̣n hình thức cảnh cáo nhờ ki ̣p thời xóa bỏ những comment ảnh hưởng đến danh dự của người khác.
Điều đáng nói những người chơi Facebook lâu năm là viê ̣c bấm like sẽ đến hoàn toàn tự nhiên và đôi khi là mất "tự chủ". Có những cái like ăn theo trào lưu như “Hội những người anti Angela Phương Trinh”, “Hội những người anti Ngọc Trinh óc bã đậu”... Facebook này tâ ̣p hợp những "anh hùng bàn phím" dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa để nói xấu và để... câu like. Không ít trường hợp các em nữ sinh bi ̣ nói xấu trên Facebook đã tìm đến cái chết. Trường hợp của em P.U.N vì bi ̣ lăng ma ̣ hô ̣i đồng trên trang fanpage: “Bộ mặt thật của hot teen Đà thành” đã tìm đến thuốc an thần để quyên sinh là mô ̣t dấu hiê ̣u đáng báo đô ̣ng về viê ̣c la ̣m du ̣ng Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung vào mu ̣c đích xấu.
Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến nhiều tác hại, tuy nhiên phương thức giao tiếp trên mạng xã hội cũng có những ưu điểm nổi bật như:
- Người dùng có thể dễ dàng có được mạng lưới quan hệ rộng: Do tính chất mở và nhiều tiện ích linh hoạt khác của mạng xã hội mà các mối quan hệ trên mạng luôn có sự luân chuyển, lan truyền, gia tăng và làm mới một cách nhanh chóng và đây cũng là điều kiện thuận lợi tạo ra mối quan hệ rộng rãi cho những thành viên trong cộng đồng mạng.
- Mọi vấn đề trong cuộc sống đều được chia sẻ nhanh chóng: Do đặc tính cập nhật thông tin một cách nhanh chóng của mạng xã hội nên các bạn trẻ có thể trao đổi với nhau bất cứ lúc nào và chia sẻ ngay lập tức những câu chuyện thường ngày, những cảm xúc bất chợt… đây cũng là ưu điểm nổi trội của hình thức giao tiếp trên mạng xã hội so với thông thường.
- Có được sự tự do và bình đẳng trong các mối quan hệ: Các mối quan hệ trong thế giới ảo được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, tự do và bình đẳng, không bị ép buộc, không bị chi phối bởi các yếu tố như tuổi tác, địa vị xã hội, giới tính, nguồn gốc xuất thân, sắc tộc, nơi cư trú.
- Tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư quan hệ: Giảm bớt được chi phí cho đi lại, quà tặng và những chi phí khác có thể phát sinh khi gặp mặt và tham gia các hoạt động.
2.2.4 Thay đổi trong cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân
Mạng xã hội đã và đang thu hút một số lượng lớn người dùng, trở thành một trào lưu trên khắp thế giới và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Để đạt được thành công trên, mạng xã hội mà tiêu biểu là Facebook và Youtube đã thực hiện được mục tiêu làm cho việc “kết nối và chia sẻ” trở nên đơn giản, dễ dàng nhất. Hơn hết, khi sử dụng ,mạng xã hội người dùng được cất tiếng nói và thể hiện cái TÔI. Mạng xã hội đã mang lại cho người dùng một môi trường quá lí tưởng để thể hiện bản thân và trên tất cả là “gây sự chú ý”. Đó là đỉnh cao của sự chia sẻ.
Giới trẻ hiện nay có nhu cầu thể hiện bản sắc trong không gian mạng. Động cơ của những thể hiện này có thể có nhiều nhưng có lẽ động cơ chính là giải trí. Có thể nói nhu cầu thể hiện bản sắc cá nhân trên mạng xã hội của giới trẻ
hiện nay rất cao, đa số họ cho rằng đó là điều cần thiết, dù coi mạng là ảo đi nữa thì mỗi bạn trẻ khi tham gia vào thế giới mạng đều muốn xác định được vị trí riêng của mình, thể hiện mình là ai, tính cách và sở thích như thế nào, muốn người khác nhìn hình ảnh mình ra sao… Mạng xã hội ra đời và phát triển đã tạo nên một môi trường hoàn hảo để các bạn trẻ thoải mái bộc lộ bản sắc cá nhân của mình. Đồng thời, với những tiện ích của mình, mạng xã hội cũng đang tác động ngược trở lại giới trẻ, làm họ thay đổi trong cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết sau:
- Những thông tin được chia sẻ: Giới trẻ bộc lộ bản sắc trên mạng xã hội bằng cách sử dụng phối hợp các công cụ, tiện ích khác nhau của mạng xã hội để biểu hiện bản thân. Họ có thể dùng bài viết, ảnh chụp cá nhân, những sản phẩm công việc, những tin nhắn, chia sẻ những thông tin sưu tầm, trích dẫn được… để đưa lên mạng và thông qua đó thể hiện quan điểm, tính cách họ, tính cách thực sự ngoài đời hoặc tính cách mà họ muốn xây dựng trên mạng hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên hiện nay trên mạng xã hội không phải không có những bạn trẻ đang “quá đà” khi dùng những cách thức “khác biệt”, “độc đáo” để thể hiện bản sắc cá nhân nổi trội trong cộng đồng mạng để tạo sự nổi tiếng. Theo kết quả khảo sát về những cách thức thường xuyên được giới trẻ đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội thì các status (không có ảnh) chiếm 46%, status có ảnh chiếm 31%, trích dẫn chiếm 10%, các chia sẻ chiếm 9%, bài viết chiếm 4%.
Bảng 2.9: Những cách thức thường xuyên được giới trẻ đăng tải, chia sẻ trên
mạng xã hội Cách thức Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Status (không có ảnh) 138 46 Status có kèm ảnh 93 31 Trích dẫn 30 10 Các chia sẻ 27 9 Bài viết 12 4 Tổng 300 100
- Mức độ chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội: Giới trẻ hiện nay khá thoải mái và nhiệt tình trong việc chia sẻ thông tin lên mạng. Ngoài việc chia sẻ các thông tin ấy như thế nào, mức độ chia sẻ ra sao cũng là quá trình tạo ra những đặc điểm riêng mang tính phong cách hay bản sắc cho mỗi cá nhân và nhóm. Chẳng hạn lứa tuổi học sinh thường sôi nổi, chia sẻ nhiều thông tin cá nhân, thích cập nhật về cuộc sống hàng ngày, trong khi nhóm sinh viên theo đuổi phong cách trẻ trung, nhiều hoài bão, thích thể hiện bản thân qua việc chia sử hình ảnh và công việc học tập ở trường hay những dự định tương lai, nhóm người đi làm thì thể hiện cá tính một cách trầm lắng hơn nhưng chững chạc hơn gắn với sự khẳng định của mình qua công việc.
Bảng 2.10: Tần suất giới trẻ chia sẻ thông tin lên mạng xã hội
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Ít nhất 1 lần/ngày 21 7
Từ 1-3 lần/tuần 51 17
Từ 3-5 lần/tuần 48 16
Tùy thời điểm 180 60
Tổng 300 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Theo bảng khảo sát cho thấy, tần suất giới trẻ chia sẻ thông tin lên mạng xã hội đa phần không phải cố định mà còn tùy thuộc vào từng thời điểm (60%). 16% các bạn trẻ chia sẻ thông tin từ 3 – 5 lần/tuần, 17% từ 1 – 3 lần/ tuần và chỉ có 7% các bạn trẻ chia sẻ thông tin liên tục lên mạng xã hội ít nhất 1 lần/ ngày.
- Thể hiện tính cách trên mạng xã hội: Ở độ tuổi cao hơn thì người trả lời cho biết họ thể hiện tính cách thật sự của mình trên mạng càng nhiều hơn. Tỷ lệ các bạn trẻ lựa chọn việc chỉ thể hiện một phần tính cách thật của họ trên mạng là cao nhất (52%). Điều này cho thấy mạng xã hội vẫn là nơi các bạn trẻ bộc lộ nhiều nét tính cách khác nhau, tính chất ảo của mạng xã hội đã cho phép các bạn trẻ sử dụng nhiều tài khoản, tương tác với nhiều đối tượng tạo ra không gian rộng mở đa chiều cho việc xây dựng hình ảnh, tạo dựng được những nét bản sắc. Tuy
thừa nhận không thể hiện hoàn toàn tính cách trên mạng xã hội nhưng giới trẻ hiện nay khá thoải mái trong việc sử dụng tên thật trên mạng xã hội. Theo khảo sát, có 62% các bạn trẻ hiện đang sử dụng tên thật trên mạng xã hội và đa phần là ở lứa tuổi lớn hơn, có thời gian sử dụng mạng xã hội lâu, 38% các bạn trẻ lựa chọn nick name trên mạng xã hội.
2.2.5 Thay đổi về thói quen, lối sống
Mạng xã hội đang dần khiến giới trẻ có những thay đổi trong thói quen và lối sống điển hình là trong thói quen mua sắm.
Một nghiên cứu trong vòng 2 tháng gần đây của IAB- Cục Quảng Cáo Tương Tác Mỹ đã đưa ra nhận định rằng Digital Marketing (tiếp thị kĩ thuật số), mà cụ thể là truyền thông mạng xã hội sẽ có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Cuộc nghiên cứu, đã thực hiện trên 800 cuộc phỏng vấn trực tiếp, thu được hơn 4500 bản khảo sát từ các trang truyền thông mạng xã hội suốt 2 tháng qua. Một điểm đáng lưu ý là: Nghiên cứu này tập trung nhiều vào ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) - Một ngành hàng trước đây được cho rằng ít chịu ảnh hưởng của Digital Marketing. Kết quả cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 4 trong 5 khách hàng sẽ có thiên hướng mua hàng sau khi khám phá về thương hiệu trên mạng xã hội, với hơn 83% người cảm thấy hài lòng khi dùng thử sản phẩm, và khoảng 90% khách hàng sẽ chia sẻ về thương hiệu sau khi tương tác với thương hiệu đó trên mạng xã hội. Theo khảo sát của tôi, mạng xã hội đã khiến giới trẻ Việt Nam dần có những sự thay đổi nhất định về thói quen mua sắm được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.11: Mật độ mua sắm thông qua mạng xã hội của giới trẻ
Mật độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 33 11
Thỉnh thoảng 225 75
Chưa bao giờ 42 14
Tổng 300 100
Với 75% các bạn trẻ có ít nhất một lần đã từng mua sắm thông qua mạng xã hôi, 6% thường xuyên và chỉ có 14% chưa bao giờ, mạng xã hội đang thực sự làm thay đổi dần những thói quen mua sắm của giới trẻ - những người vốn mang theo thói quen của người Việt là "nhìn tận mắt, sờ tận tay" trước khi quyết định mua. Mạng xã hội đang là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp và những người buôn bán nhỏ lẻ kinh doanh, tiếp thị sản phẩm bởi tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực, đặc biệt là chi phí thấp nhất nhưng lại hiệu quả thiết thực và đo lường được.
2.3 Mạng xã hội tác động đến việc thu thập và chia sẻ thông tin của giới trẻ
Bên cạnh những tác động làm thay đổi lối sống của giới trẻ, mạng xã hội còn tác động đến việc thu thập và chia sẻ thông tin của họ. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường báo chí truyền thống. Giới trẻ là một bộ phận độc giả rất lớn của thị trường này, để có thể tiếp tục phát triển, các cơ quan báo chí cần hiểu rõ những thay đổi này ở giới trẻ và đưa ra những kế sách kịp thời để đáp