Quan điểm của giới trẻ về báo chí truyền thống

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.5 Quan điểm của giới trẻ về báo chí truyền thống

Mặc dù giới trẻ hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch cách thức tìm kiếm thông tin từ báo chí sang mạng xã hội. Tuy nhiên, những thông tin trên mạng xã hội không đảm bảo tính chính xác, có thể do nhầm lẫn nhưng thậm chí có những thông tin do tạo dựng để hạ uy tín trong cuộc tranh giành nhau, mưu cầu lợi ích riêng trong đời sống hoặc trong kinh doanh. Những thông tin này khiến giới trẻ hoang mang, nhầm lẫn và đây là lúc họ quay lại với báo chí truyền

thống để tìm được câu trả lời chính xác. Do đó, nhìn chung, quan điểm của giới trẻ về báo chí truyền thống vẫn rất tích cực. Theo kết quả khảo sát về mức độ tin tưởng của giới trẻ đối với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, họ chỉ tin tưởng vừa phải với các thông tin này.

Bảng 2.18: Mức độ tin tưởng của giới trẻ vào các thông tin được chia sẻ trên

mạng xã hội. Thông tin về: Hoàn toàn tin tưởng Khá tin tưởng Tin tưởng vừa phải Ít tin tưởng Hoàn toàn không tin tưởng Số lƣợng (ngƣời) Chính trị 9% 13% 57% 21% 0% 300 Xã hội 9% 36% 50% 5% 0% 300 Pháp luật 9% 26% 61% 4% 0% 300

Văn hóa – Giải trí 0% 55% 27% 18% 0% 300

Thể thao 5% 41% 41% 13% 0% 300

Du lịch 5% 32% 50% 13% 0% 300

Các thông tin quảng cáo 0% 9% 45% 41% 5% 300

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Với những thông tin được chia sẻ lên mạng xã hội, đa số các bạn trẻ đều cho rằng rất cần thiết phải kiểm tra lại độ chính xác của các thông tin này. Kết quả điều tra cho thấy hơn một nửa dung lượng mẫu điều tra ý kiến của giới trẻ đối với việc kiểm tra lại các thông tin trên mạng xã hội cho rằng đây là thao tác rất cần thiết (52%). Mặt khác, 39% cho rằng cần thiết, chỉ có 9% hoàn toàn tin tưởng vào các thông tin trên mạng xã hội và không càn thiết phải kiểm tra lại. Số liệu này cho thấy các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội tuy nhiều nhưng không chiếm được sự tin tưởng cao của giới trẻ hiện nay.

Bảng 2.19: Ý kiến của giới trẻ về việc kiểm tra lại các thông tin được đăng tải trên mạng xã hội. Ý kiến Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%) Rất cần thiết 156 52 Cần thiết 117 39 Không cần thiết 18 9 Tổng 300 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Để kiểm tra lại mức độ chính xác của các thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, báo chí vẫn là phương tiện truyền thông chiếm được sự tin tưởng của đông đảo các bạn trẻ. 71% các bạn trẻ lựa chọn báo chí là nguồn tin cậy để kiểm tra lại thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, 13% lựa chọn kiểm tra qua ý kiến của người có uy tín, 9% lựa chọn các mạng xã hội khác và 7% lựa chọn kiểm tra lại thông tin qua người thân, bạn bè.

Bảng 2.20: Nguồn mà giới trẻ thường kiểm tra lại thông tin được đăng tải trên

mạng xã hội.

Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)

Báo chí 213 71

Các mạng xã hội khác 27 9

Ý kiến của người có uy tín 39 13

Thông tin từ người thân, bạn bè 21 7

Tổng 300 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với tất cả những người tham gia đều sử dụng mạng xã hội. Khi được hỏi: “Khi cần biết một thông tin quan trọng hoặc có tính thời sự, bạn thường làm thế nào?”, tất cả những người tham

gia thảo luận đều cho biết sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm Google và sẽ vào xem những trang web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm trong đó ưu tiên vào những

trang báo mà mình tin tưởng. Họ cho rằng, các thông tin từ các trang báo đưa ra rất đáng tin cậy, đã qua sự kiểm duyệt gắt gao. Tuy vậy, mức độ tin cậy của giới trẻ vào từng loại hình báo chí lại không giống nhau. Theo khảo sát, truyền hình là loại hình báo chí chiếm được sự tin tưởng của đông đảo các bạn trẻ với 55%, tiếp đó là phát thanh với 23%, báo in với 13% và cuối cùng là báo điện tử chỉ chiếm 9% mức độ tin tưởng. Báo điện tử mặc dù là loại hình báo chí dẫn đầu về số lượng bạn trẻ lựa chọn là kênh truyền thông để thu thập thông tin nhưng lại xếp cuối cùng về mức độ tin tưởng. Điều này được lý giải rằng, báo điện tử là loại hình báo chí phát triển dựa trên nền tảng internet nên rất tiện cho giới trẻ truy cập tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, loại hình báo chí này cũng có nhiều hạn chế nhất định, làm giảm mức độ tin tưởng của công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng. Nhiều báo điện tử/ trang thông tin điện tử hay lặp lại tin, bài của nhau, thậm chí tới từng dấu chấm, dấu phẩy, có lúc trích nguồn, có lúc không. Vì vậy khi thông tin bị sai, thì tất cả sẽ cùng sai, và hiếm khi có đính chính hay xin lỗi độc giả, mà chỉ đơn giản là “coi như không có chuyện gì xảy ra”. Nếu độc giả viết bình luận (comment) phản đối bên dưới bài viết thì nhiều báo điện tử/ trang thông tin điện tử sẽ đóng chức năng bình luận.

Bảng 2.21: Mức độ tin cậy của giới trẻ vào các loại hình báo chí. Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%) Báo in 39 13 Báo phát thanh 69 23 Báo truyền hình 165 55 Báo điện tử 27 9 Tổng 300 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Nhìn chung, tất cả những người tham gia thảo luận nhóm đều bày tỏ sự không đồng tình, thậm chí phê phán lối “giật tít”, “câu khách” của nhiều trang báo điện tử và trang tin tức hiện nay. Hai trong những ý kiến đó như sau:

“Báo mạng nên đưa tin độc lập hơn, đừng chỉ đơn thuần copy của nhau”. (Nam giới, 27 tuổi)

Một ý kiến khác yêu cầu các trang tin tức cần:

“Thay đổi văn hóa viết bài. Không nên giật tít và có chọn lọc hơn. Làm sao cho người đọc thoải mái hơn”.

(Nữ giới, 23 tuổi)

Các ý kiến trên thể hiện những quan sát khá xác đáng và công minh từ góc độ công chúng, và cho thấy một góc nhìn khá ảm đạm về thực trạng các trang tin tức hiện nay của Việt Nam.

Bên cạnh đó, họ đánh giá cao truyền hình, phát thanh và một số tờ báo in bởi mức độ chính xác của thông tin:

“Tôi xem truyền hình khoảng 2 tiếng mỗi ngày và hiếm khi nghe phát thanh nhưng tôi nghĩ đây là hai loại hình báo chí mà các thông tin đưa ra rất đáng tin cậy vì mỗi một thông tin đưa ra đều có cả một đội ngũ kiểm duyệt chặt chẽ. Bên cạnh đó, một số cơ quan báo in lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong cũng rất xứng đáng được độc giả đặt niềm tin”

(Nam giới, 26 tuổi)

Giới trẻ hiện nay đang kết hợp việc sử dụng mạng xã hội và thu thập thông tin trên các báo bằng cách like (thích) trang fanpage (trang người hâm mộ) của báo đó trên mạng xã hội. Cách làm này không những thuận lợi hơn trong việc thu thập và chia sẻ thông tin mà còn làm gia tăng khả năng tương tác với báo chí. Đồng thời, cũng giúp cho các cơ quan báo chí quảng bá được thương hiệu và sản phẩm của mình đến công chúng một cách hiệu quả. Theo khảo sát cho thấy, fanpage của báo điện tử VnExpress hiện đang được giới trẻ like nhiều nhất (56%), tiếp theo đó là Vietnamplus (43%), Tuổi trẻ (34%), Thanh niên (32%), Tiền Phong (28%), Vietnamnet (24%), và cuối cùng là Dân trí (23%).

Bảng 2.22: Fanpage trên mạng xã hội của báo được giới trẻ like (thích) nhiều nhất. Fanpage của báo Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)

VnExpress 168 56 Dân trí 69 23 Vietnamnet 72 24 Vietnamplus 129 43 Tuổi trẻ 102 34 Thanh niên 96 32 Tiền phong 84 28 Tổng

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Việc giới trẻ like fanpage của báo nào nhiều hay ít không hoàn toàn nói lên chất lượng của cơ quan báo chí đó. Tuy vậy, điều này cũng chứng tỏ khả năng kết nối và tận dụng ưu thế mạng xã hội của các cơ quan báo chí để gia tăng sự tương tác với công chúng đồng thời lan truyền, phổ biến thông tin báo chí, quảng bá hình ảnh tòa soạn đến công chúng một cách hiệu quả nhất.

Những thay đổi trong việc thu thập, chia sẻ thông tin của giới trẻ đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường báo chí truyền thống. Đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có những thay đổi, bước đi phù hợp để vừa tận dụng được các lợi thế từ mạng xã hội, vừa lôi kéo được một bộ phận lớn công chúng là giới trẻ trở thành độc giả trung thành của báo chí.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)