7. Kết cấu của luận văn
2.3.2 Thay đổi trong cách thức chia sẻ thông tin
Với sự xuất hiện của mạng Internet và đặc biệt là các trang mạng xã hội, mỗi thành viên sử dụng mạng xã hội đều trở thành những nhà báo công dân. Khái niệm nhà báo công dân được hiểu là những người không được đào tạo chuyên nghiệp về báo chí và không gắn bó thực sự với bất cứ một cơ quan truyền thông nào. Họ đơn giản là những người phát hiện ra những thông tin đáng giá và đưa tin về nó.
"Có một máy bay trên sông. Tôi đang trên phà đi cứu họ", câu chữ gấp gáp soạn từ iPhone này trở thành ví dụ kinh điển vì đây là tin đầu tiên về vụ tai nạn gây chấn động được đưa lên Twitter bằng smartphone trước khi báo chí biết đến. Thông điệp của blogger Janis Krums ở trên được đăng ngày 16/1/2009 về vụ máy bay Airbus 320 rơi trên sông Hudson (Mỹ), đánh dấu giai đoạn người dùng bắt đầu sử dụng các thiết bị cầm tay như smartphone để chia sẻ thông tin lên mạng xã hội.
Những tháng gần đây, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã cho thấy vai trò của báo chí công dân và các nhà báo độc lập. Chỉ đơn giản với một chiếc điện thoại có camera tốt, họ chụp ảnh, ghi âm và quay những đoạn video về các sự
kiện nóng đang diễn ra trong vùng bạo động và chia sẻ lên các mạng xã hội, blog. Những gì họ mang đến cho độc giả có ý nghĩa rất to lớn: sự đa chiều trong báo chí.
Đối với các nhà báo công dân, nếu trước kia họ chỉ là những công dân bình thường thì giờ đây, họ không chỉ còn là những người bị động trước các nguồn tin nữa mà thay vào đó, họ tham gia vào quá trình sản xuất và đưa tin. Mạng xã hội đóng một vai trò cực kỳ lớn trong việc phát tán các tin tức, từ quá trình sản xuất, đưa tin cho đến khi đã xuất bản.
Rất nhiều các câu chuyện ban đầu vốn chỉ là những tin tức tự phát lan nhanh trên Facebook hoặc Twitter sau đó được đào sâu, phát triển trở thành những tin tức nổi bật trên báo chí. Theo điều tra, có đến 95% các bạn trẻ đã từng ít nhất 1 lần chia sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội, trong đó 36% là thường xuyên, 42% thỉnh thoảng, 17% rất ít. Chỉ có 5% các bạn trẻ chưa từng chia sẻ các thông tin này lên trên mạng xã hội. Cách thức chia sẻ của giới trẻ với các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội thường là chụp ảnh, đăng video, status hoặc viết ghi chú…
Bảng 2.14: Mật độ chia sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội của giới trẻ.
Mật độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 108 36
Thỉnh thoảng 126 42
Rất ít 51 17
Chưa bao giờ 15 5
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Truyền thông mạng xã hội còn là một công cụ giúp báo chí nối dài cánh tay. Rất nhiều công chúng có thói quen là sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí , nếu thấy thông tin hay, hấp dẫn sẽ nhanh chóng chia sẻ những thông tin ấy trên
mạng xã hội. Theo kết quả điều tra, có đến 25% những bạn trẻ thường xuyên chia sẻ các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội, 70% thỉnh thoảng chia sẻ, tùy theo thông tin và chỉ có 5% những người được hỏi cho biết cho chưa bao giờ chia sẻ các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội.
Bảng 2.15: Mật độ chia sẻ các thông tin từ báo chí lên mạng xã hội của giới trẻ.
Mật độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 75 25
Thỉnh thoảng 210 70
Chưa bao giờ 15 5
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Như vậy, mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức chia sẻ thông tin của giới trẻ. Thay vì chỉ có thể chia sẻ thông tin trong phạm vi nhỏ hẹp, với mạng xã hội, giới trẻ chủ động hơn trong việc chia sẻ những thông tin mà mình được chứng kiến. Giới trẻ cũng chủ động và hăng hái hơn, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ hơn đến các vấn đề của đất nước, xã hội. Nhìn theo hướng tích cực, những nhà báo công dân này đã mang đến sự đa chiều cho báo chí tuy nhiên sự thay đổi trong cách thức chia sẻ thông tin này của giới trẻ cũng mang đến không ít phiền toái. Độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn tin từ báo chí công dân và các tin tức được lan truyền trên mạng xã hội là rất khó có thể kiểm soát được hết. Nhiều thông tin trái ngược nhau được các thành viên mạng xã hội chia sẻ gây tâm lý hoang mang cho độc giả. Một vấn đề khác nữa, mỗi công dân có quan điểm chính trị, tôn giáo và những định kiến cá nhân khác nhau. Khi họ là những nhà báo không chuyên nghiệp, họ sẽ không biết cách tiết chế để các yếu tố này không ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của thông tin.
2.3.3 Thay đổi trong cách thức tƣơng tác với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng
Mạng xã hội ra đời và phát triển đang làm thay đổi cách thức tương tác với các phương tiện truyền thông đại chúng của giới trẻ. Một trong những hạn
chế của báo chí truyền thống, đặc biệt là các loại hình: Truyền hình, báo in, báo phát thanh đó là khả năng tương tác yếu. Khi công chúng muốn bày tỏ ý kiến về một vấn đề nào đó, họ chỉ có thể lựa chọn các cách thức như liên lạc theo đường dây nóng, gửi thư đến cơ quan báo, đài hoặc đến trực tiếp cơ quan báo, đài đó. So với các loại hình báo chí trên, báo điện tử có khả năng tương tác cao hơn do có tích hợp chức năng cho phép độc giả bình luận sau mỗi bài viết. Tuy nhiên, nhiều trang báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử gây tâm lý khó chịu cho công chúng khi chỉ cho phép những bình luận với nội dung khen hiển thị, nếu độc giả viết bình luận (comment) phản đối bên dưới bài viết thì nhiều báo điện tử/ trang thông tin điện tử sẽ không cho hiển thị hoặc đóng chức năng bình luận.
Với mạng xã hội, giới trẻ có thể dễ dàng và thoải mái bày tỏ ý kiến về một bài viết trên báo bằng cách chia sẻ link (báo điện tử), chụp ảnh (báo in), chia sẻ file âm thanh (phát thanh), video (truyền hình) những sản phẩm của báo chí truyền thống lên trang cá nhân.
Hình 2.2: Một độc giả trẻ tuổi chia sẻ link bài báo và đưa ra bình luận của mình
Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí đều xây dưng fanpage trên mạng xã hội, do đó, họ có thể vào trực tiếp các fanpage này để bình luận và đưa ra ý
kiến của mình. Theo khảo sát, để bày tỏ ý kiến về các thông tin trên báo chí, 35% bạn trẻ lựa chọn cách chia sẻ bài báo đó lên mạng xã hội và bình luận, 36% lựa chọn bình luận dưới bài viết (đối với báo điện tử), 25% sẽ bình luận trên trang fanpage của báo, đài và chỉ có 4% lựa chọn cách thức liên lạc theo đường dây nóng, gửi thư đến cơ quan báo đài.
Bảng 2.16: Cách thức bày tỏ ý kiến về các thông tin trên báo chí của giới trẻ
Cách thức Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Liên lạc theo đường dây nóng, gửi thư đến cơ
quan báo đài 12 4
Bình luận dưới bài viết (đối với báo điện tử), 108 36 Bình luận trên trang fanpage của báo, đài 75 25 Chia sẻ bài báo đó lên mạng xã hội và bình luận 105 35
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Như vậy, sự ra đời và phát triển của mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức tương tác với các phương tiện thông tin đại chúng của công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng. Truyền thông mạng xã hội với sự tương tác thông tin khá tự do của các cá nhân đã tạo nên một không gian công cộng của công chúng có thể tự do bàn luận, trao đổi, thể hiện quan điểm và ý kiến trước các vấn đề của xã hội. Đây cũng là điều mà báo chí truyền thống hiện nay đang bị hạn chế. Sự “bù đắp” này của truyền thông mạng xã hội với báo chí truyền thống biểu hiện cụ thể ở các dạng như:
- Bài báo chính thức có thể được viết với quan điểm rất chính thống và chịu nhiều áp lực kiểm soát nội dung, nhưng các nội dung phản hồi của công chúng trực tiếp lên bài viết đó thì có thể tự do hơn, vì được phát biểu dưới dạng ý kiến công chúng, nhất là những ý kiến đó là ẩn danh, nặc danh.
- Ngay trong trường hợp tòa soạn hạn chế, việc đăng tải các phản hồi của bạn đọc kèm bài viết để phản ánh quan điểm đa chiều thì các phản hồi ấy sẽ chuyển sang môi trường truyền thông xã hội thông qua các hoạt động tag trên
mạng xã hội hoặc đăng lại trên các diễn đàn trực tuyến. Khi đó các ý kiến người đọc và dư luận sẽ tự do và thoát khỏi sàng lọc của hàng rào biên tập ở tòa soạn báo chí. Thực tế này hiện nay đã phổ biến.
Một số báo mạng điện tử ở Việt Nam lập fanpage (trang dành cho người hâm mộ) trên Facebook để tiện giao lưu với độc giả như: VnExpress, VnEconomy, Vietnamnet, Thể thao & Văn hóa…
Đây là một sự tương tác tích cực giữa truyền thông mạng xã hội và báo chí truyền thống, giúp giữ cho báo chí truyền thống không khí sôi nổi cần thiết để công chúng tiếp nhận thông tin đa chiều và các thành viên xã hội có cơ hội đồng tham gia vào các quyết định cung của xã hội.
2.3.4 Thay đổi về mức độ và cách thức sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng
Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung, giới trẻ hiện nay có mức độ sử dụng mạng xã hội cao hơn hẳn mức độ đọc xem truyền hình, đọc báo in và mức độ nghe phát thanh. Xét tới quỹ thời gian rỗi, có thể thấy, quỹ thời gian rỗi dành cho các phương tiện truyền thông đại chúng của nhóm công chúng này hiện chủ yếu được chia sẻ giữa vào mạng xã hội, đọc báo điện tử và xem truyền hình.
Nhưng trong những năm gần đây, khi mạng xã hội phát triển với tốc độ “chóng mặt” thì thói quen sử dụng mạng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã có những ảnh hưởng rõ rệt tới thói quen theo dõi truyền hình của nhóm công chúng này, mặc dù truyền hình đã có một lịch sử phát triển lâu đời và đã định hình thói quen theo dõi truyền hình cho nhiều thế hệ công chúng.
Bảng 2.17: Thói quen vừa online mạng xã hội vừa theo dõi truyền hình hoặc đọc
báo điện tử của giới trẻ:
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%)
Thường xuyên 165 55
Thỉnh thoảng 135 45
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%)
Thường xuyên 165 55
Thỉnh thoảng 135 45
Chưa bao giờ 0 0
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Kết quả khảo sát và thảo luận nhóm tập trung cho thấy mẫu điều tra có thói quen đồng thời sử dụng nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau. Các thao tác với từng loại phương tiện này được xen kẽ với nhau. Nhiều người cho biết có thói quen cùng lúc vừa sử dụng mạng xã hội vừa theo dõi truyền hình và đọc báo điện tử. Khi tham gia mạng xã hội, họ có thể đồng thời vừa đọc tin tức trên các báo điện tử/ trang thông tin điện tử, vừa chat, vừa tìm kiếm thông tin trên mạng và vừa theo dõi chương trình truyền hình. Như vậy, việc theo dõi truyền hình sẽ chủ yếu là nghe truyền hình. Nếu gặp chương trình truyền hình hấp dẫn, họ sẽ tạm dừng việc sử dụng mạng để tập trung nghe và xem
truyền hình. Cá biệt, có trường hợp cho biết đôi khi vừa chat trên mạng xã hội,
vừa theo dõi truyền hình và vừa nghe phát thanh trên đài; hoặc vừa chat trên mạng xã hội, vừa đọc báo in/ tạp chí và vừa theo dõi truyền hình.
Việc đồng thời sử dụng nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau là điều dễ bắt gặp ở nhóm công chúng là giới trẻ. Các thao tác với từng loại phương tiện này được xen kẽ với nhau.
2.3.5 Quan điểm của giới trẻ về báo chí truyền thống
Mặc dù giới trẻ hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch cách thức tìm kiếm thông tin từ báo chí sang mạng xã hội. Tuy nhiên, những thông tin trên mạng xã hội không đảm bảo tính chính xác, có thể do nhầm lẫn nhưng thậm chí có những thông tin do tạo dựng để hạ uy tín trong cuộc tranh giành nhau, mưu cầu lợi ích riêng trong đời sống hoặc trong kinh doanh. Những thông tin này khiến giới trẻ hoang mang, nhầm lẫn và đây là lúc họ quay lại với báo chí truyền
thống để tìm được câu trả lời chính xác. Do đó, nhìn chung, quan điểm của giới trẻ về báo chí truyền thống vẫn rất tích cực. Theo kết quả khảo sát về mức độ tin tưởng của giới trẻ đối với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, họ chỉ tin tưởng vừa phải với các thông tin này.
Bảng 2.18: Mức độ tin tưởng của giới trẻ vào các thông tin được chia sẻ trên
mạng xã hội. Thông tin về: Hoàn toàn tin tưởng Khá tin tưởng Tin tưởng vừa phải Ít tin tưởng Hoàn toàn không tin tưởng Số lƣợng (ngƣời) Chính trị 9% 13% 57% 21% 0% 300 Xã hội 9% 36% 50% 5% 0% 300 Pháp luật 9% 26% 61% 4% 0% 300
Văn hóa – Giải trí 0% 55% 27% 18% 0% 300
Thể thao 5% 41% 41% 13% 0% 300
Du lịch 5% 32% 50% 13% 0% 300
Các thông tin quảng cáo 0% 9% 45% 41% 5% 300
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Với những thông tin được chia sẻ lên mạng xã hội, đa số các bạn trẻ đều cho rằng rất cần thiết phải kiểm tra lại độ chính xác của các thông tin này. Kết quả điều tra cho thấy hơn một nửa dung lượng mẫu điều tra ý kiến của giới trẻ đối với việc kiểm tra lại các thông tin trên mạng xã hội cho rằng đây là thao tác rất cần thiết (52%). Mặt khác, 39% cho rằng cần thiết, chỉ có 9% hoàn toàn tin tưởng vào các thông tin trên mạng xã hội và không càn thiết phải kiểm tra lại. Số liệu này cho thấy các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội tuy nhiều nhưng không chiếm được sự tin tưởng cao của giới trẻ hiện nay.
Bảng 2.19: Ý kiến của giới trẻ về việc kiểm tra lại các thông tin được đăng tải trên mạng xã hội. Ý kiến Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ(%) Rất cần thiết 156 52 Cần thiết 117 39 Không cần thiết 18 9 Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Để kiểm tra lại mức độ chính xác của các thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, báo chí vẫn là phương tiện truyền thông chiếm được sự tin tưởng của đông đảo các bạn trẻ. 71% các bạn trẻ lựa chọn báo chí là nguồn tin cậy để kiểm tra lại thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, 13% lựa chọn kiểm tra qua ý kiến của người có uy tín, 9% lựa chọn các mạng xã hội khác và 7% lựa chọn kiểm tra lại thông tin qua người thân, bạn bè.
Bảng 2.20: Nguồn mà giới trẻ thường kiểm tra lại thông tin được đăng tải trên
mạng xã hội.
Tần suất Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Báo chí 213 71
Các mạng xã hội khác 27 9
Ý kiến của người có uy tín 39 13
Thông tin từ người thân, bạn bè 21 7
Tổng 300 100.0
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014
Thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với tất cả những người tham gia đều sử dụng mạng xã hội. Khi được hỏi: “Khi cần biết một thông tin quan trọng hoặc có tính thời sự, bạn thường làm thế nào?”, tất cả những người tham
gia thảo luận đều cho biết sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm Google và sẽ vào xem