Ngôn ngữ giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.6 Ngôn ngữ giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội

Qua khảo sát cho thấy, số bạn trẻ dùng tiếng Việt hoàn toàn khi giao tiếp trên mạng xã hội là khá ít chỉ chiếm 22% trong số 300 người tham gia khảo sát. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì những người sử dụng hoàn toàn tiếng Việt trên mạng xã hội đều là những người ở độ tuổi lớn hơn (từ 22 tuổi trở lên) và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Việc dùng ngôn ngữ tiếng Việt kết hợp với ngôn ngữ khác (phổ biến là tiếng Anh) cũng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi, chiếm 72%. Có đến 54% số bạn trẻ được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng tiếng lóng, từ viết tắt hoặc các cách viết sáng tạo khi giao tiếp trên mạng xã hội.

Bảng 2.6: Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của giới trẻ

Ngôn ngữ Số lƣợng

(ngƣời)

Tỉ lệ (%)

Hoàn toàn bằng tiếng Việt 65 22

Kết hợp tiếng Việt với ngôn ngữ khác 72 24 Sử dụng tiếng lóng, từ viết tắt, cách

viết sáng tạo 163 54

Tổng 300 100

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Ở trên mạng xã hội, tiếng Việt được dùng theo cách riêng của giới trẻ, tức là có nhiều cách viết sáng tạo, tiếng lóng. Trên các dòng cập nhật trạng thái (status) hay bình luận (comment) của giới trẻ, có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt theo xu hướng “đơn giản hóa” như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en (em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v. hoặc xu hướng “phức tạp hóa” ngôn ngữ như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) ><in (xin), lÔ0~i(lỗi), em4jl (email). Một số khác sử dụng các từ tiếng Anh viết tắt để diễn đạt như: LOL: Laugh out loud = Cười lớn; OMG: Oh my god = Ôi trời; ILY: I love you = Tôi yêu em… hay chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night – chúc buổi tối vui vẻ), 2 (hi- chào).v.v Tuy nhiên, thực trạng này có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Nhóm các bạn học sinh là những người thích dùng ngôn từ biến hóa này nhất, Ít hơn là nhóm sinh viên, và ít dùng hơn hẳn là nhóm những người đã đi làm. Lý giải điều này, theo Cơ quan tiếp thị truyền thông xã hội Úc [35], những người trẻ tuổi sử dụng các chữ viết tắt

như là một chiến thuật để đẩy nhanh tốc độ trong giao tiếp văn bản, trong khi một số khác thì dùng chúng như một mật mã để những người lớn tuổi không thể hiểu. Hai trong số những người tham gia khảo sát khi được hỏi về vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội cho biết:

“Khi viết status (trạng thái) hay comment (bình luận) trên mạng xã hội,

em thường viết tắt, đôi khi là sử dụng một số kí tự thay thế như chữ o thì thay bằng số 0, chữ i thì thay chữ j hay một số tiếng lóng. Em thấy viết như thế nhanh hơn, mà cũng trẻ trung và xì tin hơn”

Nữ giới, 16 tuổi “Khoảng 4 năm trước đây, khi mình bỏ Yahoo để chuyển sang xài

Facebook, Youtube thì mình cũng hay sử dụng từ viết tắt, tiếng lóng để giao tiếp như một cách chứng tỏ bản thân. Tuy nhiên, càng lớn thì ngôn ngữ trên mạng xã hội của mình càng có xu hướng trở lại bình thường, tức là viết theo chuẩn tiếng Việt. Lý do là vì mình cảm thấy viết như ngày xưa trẻ con quá, thêm nữa là bây giờ mình đi làm rồi, giao tiếp với nhiều người lớn tuổi hơn nên ăn, nói, suy nghĩ, viết cũng phải cẩn thận, chững chạc”

Nam giới, 25 tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)