Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2 Tác động tiêu cực

“Tin xã hội” (Social news) và sự biến đổi của báo chí truyền thống

Báo chí truyền thống trong bối cảnh gần như giữ vai trò độc tôn trong việc cung cấp tin tức có quyền lựa chọn tin tức để đăng tải và làm chủ cuộc chơi truyền thông. Báo chí truyền thống tạo ra sự khác biệt về giá trị tin tức bằng cách tập trung vào những vấn đề thời sự có tác động kinh tế - xã hội quan trọng và ít sa quá nhiều vào việc đưa tin về người nổi tiếng, giải trí, bạo lực, sinh hoạt cá nhân, địa phương hay còn được coi là “phi tin tức” (non-news). Nhưng sự tham gia của truyền thông xã hội vào cảnh quan báo chí hiện đại đã làm thay đổi đáng kể cục diện này. Công chúng, với sự hậu thuẫn của trào lưu truyền thông xã hội đã có thêm những lựa chọn mới. Trên môi trường truyền thông xã hội, những loại mà báo chí gọi là “phi tin” đang trở thành một làn sóng mới về nhu cầu tin tức, chi phối sự lựa chọn biên tập và xuất bản của các tòa soạn.

Thông qua kết nối và phát tán thông tin trên diện rộng qua Internet, cộng với tăng cường khả năng theo dõi và giám sát mọi hoạt động xã hội trê phạm vi toàn cầu nhờ các thiết bị di động, truyền thông xã hội còn tạo ra khối lượng các tin tức khổng lồ được chia sẻ mà phần lớn trong số đó là những tin tức kiểu “phi tin” mà giờ đây được gọi với tên là tin tức xã hội (social news).

Các tin tức xã hội có một số đặc tính cơ bản như: - Được phát hiện ngẫu nhiên bởi các cá nhân

- Được đăng tải tự do trong môi trường truyền thông xã hội

- Thường tập trung vào những chủ đề mang tính giải trí, sinh hoạt cá nhân của giới ngôi sao, các tai nạn, sự cố, vụ án nhỏ lẻ trong đời sống thường ngày…

- Thường đính kèm các thông tin cảm xúc và đánh giá chủ quan của người đăng.

- Thường được viết bằng văn phong sinh hoạt, ngẫu hứng, lệch chuẩn. Các tin tức xã hội có hai lợi thế mà tin tức báo chí truyền thống không thể và cũng không muốn có đó là: đăng ngay tức thời và biên tập hậu kiểm.

Trước sự phát triển rầm rộ của tin tức xã hội, báo chí truyền thống cũng được hưởng nhiều lợi ích, đó là nhờ tốc độ truyền tải và số lượng thành viên đông đảo mà tin tức xã hội đem đến cho báo chí truyền thống một nguồn tin đa dạng và nhanh nhạy. Tuy nhiên cũng theo đó, báo chí truyền thống phải chịu một thiệt thòi về tốc độ đưa tin nhanh trong mảng tin xã hội so với truyền thông xã hội. Mặt khác, sự thay đổi như cầu dùng tin của người đọc trong bối cảnh truyền thông mới cũng tạo nên nhiều khó khăn cho báo chí truyền thống. Các tin tức xã hội ngày càng thu hút nhiều người dùng, đặc biệt là người dùng trẻ trong khi các tin tức đáng giá đòi hỏi cách làm tin chuyên nghiệp và tốn kém chi phí thì chúng lại ít được quan tâm.

Bên cạnh đó, truyền thông xã hội còn có một cách tiếp cận tin tức khiến báo chí truyền thống phải chịu nhiều thiệt thòi. Nhiều tin tức xã hội được đăng tải dưới các vỏ bọc ẩn danh, nặc danh mà người đăng không phải chịu trách nhiệm

về đạo đức truyền thông, trách nhiệm pháp lý, cũng không bị cản trở bởi một hàng rào biên tập nào còn báo chí truyền thống thì ngược lại. Điều này đang tạo một áp lực lên báo chí truyền thống và là nguyên nhân dẫn đến việc báo chí truyền thống lợi dùng truyền thông xã hội để đăng tải các tin tức thiếu trách nhiệm thông qua một vài cách xử lý như: “Blogger X đã viết..”, “Facebooker cho biết…”. Đây là một cách làm “tự sát” của báo chí truyền thống khi báo chí truyền thống tự đánh mất chỗ đứng danh giá của mình và tự xóa nhòa đi ranh giới giá trị của báo chí.

Hậu thuẫn của truyền thông xã hội cho “tin tức ký sinh” và “báo chí nhái”

Cảnh quan báo chí Việt Nam hiện nay còn ghi nhận một thực tế mà nguyên nhân cũng có liên quan đến sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến báo chí truyền thống. Đó là hiện tượng nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp “lấn sân” sang lĩnh vực sản xuất tin tức nhưng lại thu hút hơn nhiều so với báo chí chính danh, cho dù thứ tin tức được sản xuất ở trang này là kiểu tin tức khai thác “ký sinh” từ tin tức báo chí.

Các trang thông tin điện tử tổng hợp không có chức năng báo chính danh (Ví dụ: Kênh 14, 24h.com…) đang ở giữa ranh giới của báo chí và truyền thông xã hội. Chúng vừa khai thác nguồn tin tự do từ truyền thông xã hội lại vừa khai thác nguồn thông tin từ báo chí chính thức để tạo các giá trị tin bài riêng cho mình.

Nhìn dưới góc độ báo chí thì những trang này là một loại “báo chí nhái” chuyên khai thác tin tức báo chí theo kiểu “ký sinh”, tạo ra một khu vực tin tức “thứ cấp” so với nguồn tin tức gốc từ báo chí. Thiếu tin tức gốc từ báo chí thì các trang này sẽ hụt tin bài trông thấy, nhưng nghịch lý là nếu báo chí bị truy cứu trách nhiệm về tin gốc đến mức phải gỡ bỏ bài đã đăng hoặc phải đính chính, xin lỗi thì các trang này lại phải mặc nhiên không phải làm điều tương tự. Những nghịch lý như thế đã tạo nên một cạnh tranh không lành mạnh và làm thiệt hại đáng kể cho báo chí truyền thống. Đây là một thách thức thiếu công bằng đối với báo chí chính danh vốn phải đầu tư nhiều nguồn lực, công sức để làm tin tức và phải chịu trách nhiệm về tin tức mình đăng. “Báo chí nhái” không phải là một bộ

phận của truyền thông xã hội, vì chủ thể truyền thông trong trường hợp này không phải cá nhân. Nhưng “báo chí nhái” đã dựa vào môi trường truyền thông xã hội để khai thác kiểu tin tức “ký sinh”. Trước hết là về nhân lực, “báo chí nhái” đã sử dụng một đội ngũ làm tin tức nghiệp dư trong mạng lưới truyền thông xã hội để làm việc cho họ như những phóng viên, biên tập viên – nhưng là những phóng viên, biên tập viên không chính danh về nghề nghiệp. Họ có thể và cũng nên bị xem là “trá hình”, dù có thể là trá hình bất tự giác do bị lợi dụng bởi các cơ quan “báo chí nhái”. Thậm chí trong đội ngũ này không ít những người còn thuộc độ tuổi trẻ em đã tham gia làm tin tức mà nhận thức về trách nhiệm xã hội và đạo đức đưa tin còn chưa được đầy đủ. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên “trá hình” này là một trong những nhân tố làm cho sự thuần nhất về giá trị xã hội của đội ngũ nhà báo bị đe dọa – và đó là một nguy cơ tiềm ẩn của nghề báo chính danh về lâu dài.

Thứ hai là về nguồn tin, “báo chí nhái” vừa sử dụng những nguồn tin tức báo chí chính thức lại vừa trộn chúng với các nguồn tin từ môi trường truyền thông xã hội. Ranh giới tin đồn – dư luận xã hội – tin được kiểm chứng trở nên khó xác định và làm cho độ tin cậy báo chí – một chỗ dựa xã hội quan trọng của báo chí truyền thống – bị lung lay một cách rõ ràng.

Thị trường quảng cáo tái cấu trúc và địa vị kinh tế truyền thông của báo chí bị đe dọa

Một ảnh hưởng lớn nữa của truyền thông xã hội đối với báo chí truyền thống diễn ra ở địa hạt kinh tế. Quảng cáo và dịch vụ PR doanh nghiệp luôn là một nguồn thu sống còn của báo chí truyền thống. Tuy nhiên sự phát triển của Internet nói chung và truyền thông xã hội nói riêng đã đem lại những giải pháp quảng cáo và PR theo hướng “phi báo chí”, khiến thị trường quảng cáo và PR tái cấu trúc lại rất nhanh. Ở khu vực doanh nghiệp lớn, một tỷ lệ ngân sách quảng cáo và PR vẫn còn được chuyển cho báo chí tuy đã có một phần tỷ lệ khác hướng vào quảng cáo và PR phi báo chí trên môi trường truyền thông xã hội. Nhưng khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) thì dường như cán cân đã nghiêng hẳn

về phía quảng cáo phi báo chí, vì các doanh nghiệp SME không chịu nổi mức phí quảng cáo và PR quá cao trên báo chí. Trong khi các giải pháp phi báo chí lại rẻ tiền và dễ tiếp cận hơn rất nhiều. Thị trường rao vặt cũng hầu như đã tuột khỏi tầm kiểm soát của báo chí.

Thực tế đó làm suy giảm đáng kể tiềm lực kinh tế của báo chí. Và điều này cũng gây ra những áp lực lớn lên hệ thống sản xuất nội dung. Chi phí sản xuất tin tức giảm, thu nhập của phóng viên và biên tập viên thiếu cạnh tranh chính là một trong những nguyên nhân góp phần giảm sút chất lượng tin tức, xô đẩy không ít phóng viên và biên tập viên vào con đường “xào” tin tức từ các nguồn truyền thông xã hội và không có động lực tiếp cận các tin tức đáng giá.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã tóm lược những nét cơ bản trong lịch sử hình thành, phát triển của truyền thông xã hội ở trên thế giới và tại Việt Nam với một vài điểm nhấn có liên quan trực tiếp tới cách tiếp cận vấn đề của các tác giả trong luận văn này. Chương này cũng đề cập những nét cơ bản về cơ chế tác động cũng như công chúng của truyền thông xã hội với những đặc điểm khác biệt so với truyền thông đại chúng truyền thống.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng chỉ rõ về một số khái niệm được dùng trong luận văn, trình bày những thực trạng quản lý của nhà nước với truyền thông xã hội, các nét cơ bản về mạng xã hội Facebook và Youtube, đồng thời đưa ra những so sánh giữa truyền thông xã hội và báo chí truyền thống cũng như những tác động của mạng xã hội đến báo chí truyền thống. Các khái quát này giúp định hướng tác giả khi thực hiện luận văn.

Nội dung của chương 1 sẽ là nền tảng cho việc tiến hành nghiên cứu trên nhóm công chúng sử dụng mạng xã hội với kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 2 và chương 3 của luận văn.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ. 2.1 Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ

2.1.1 Các mạng xã hội đƣợc giới trẻ sử dụng phổ biến

Theo kết quả khảo sát, Facebook và Youtube là 2 trang mạng xã hội có số người sử dụng nhiều nhất (95% và 94%). Giải thích cho điều này, nhiều bạn trẻ cho rằng đây là hai mạng xã hội toàn cầu, có độ phủ sóng rộng khắp, có nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu. Tiếp theo Facebook và Youtube, Zing me vốn là một mạng xã hội kèm theo nhiều dịch vụ tiện ích như nghe nhạc, đọc tin tức, chia sẻ video … và là sản phẩm của Việt Nam cũng đang ngày một phổ biến với 32% số lượng người được hỏi cho biết đang sử dụng mạng xã hội này. Một số các trang mạng xã hội khác như Twitter, Go.vn, Google +…chưa quen thuộc và còn rất ít được các bạn trẻ Việt Nam sử dụng. Ngoài ra, còn một số mạng xã hội khác như Hi5, CyWorld, My Space, YuMe, Tamtay... cũng đang được các bạn trẻ sử dụng tuy nhiên với số lượng không nhiều.

Bảng 2.1: Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến

Mạng xã hội Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Facebook 285 95 Youtube 283 94 Zing me 96 32 Twitter 35 12 Go.vn 26 9 Google + 12 4 Mạng xã hội khác 178 59 Tổng 300

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Do nhu cầu và mục đích sử dụng, hầu hết các bạn trẻ được hỏi đều cho biết là đang dùng ít nhất song song hai mạng xã hội, như dùng Facebook để cập

nhật thông tin bạn bè, Youtube để xem và chia sẻ video, Zing me để chơi trò chơi, nghe nhạc…

2.1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ

Mạng xã hội đã trở thành một hiện tượng xã hội, chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của giới trẻ Việt Nam. Mục đích của mỗi người khi tham gia mạng xã hội có khác nhau, nhưng đều có điểm chung là giới trẻ đã phần nào xem mạng xã hội như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Theo số liệu khảo sát, mục đích tham gia mạng xã hội lớn nhất ở giới trẻ đó là liên lạc và cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè (41%). Nhu cầu này ở giới trẻ là cao, do họ đang ở độ tuổi năng động, sôi nổi, nhiệt tình và khá nhiều bạn sống xa gia đình (đi học, đi làm) nên việc liên lạc với gia đình, bạn bè, kết nối mạng lưới các mối quan hệ trở nên cần thiết. Bên cạnh đó, mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ còn được thể hiện ở các nhu cầu như cập nhật tin tức xã hội (23%), thể hiện bản thân (15%), bày tỏ các ý kiến (15%), giải trí (12%), kinh doanh trên mạng (6%).

Bảng 2.2: Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ

Lựa chọn Số lƣợng

(ngƣời)

Tỉ lệ (%)

Liên lạc và cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè

123 41

Cập nhật tin tức xã hội 69 23

Thể hiện bản thân 45 15

Bày tỏ các ý kiến 45 15

Giải trí 36 12

Kinh doanh trên mạng 18 6

Tổng 300 100

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Với nhiều những ứng dụng khác nhau, mạng xã hội đã gần như đáp ứng được đầy đủ các mục đích, nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh đó, không có

một rào cản hay khó khăn nào để tham gia vào một mạng xã hội và điều đó cũng dễ dàng ngay đối với người mới bắt đầu. Các trang mạng xã hội không hề tính khoản phí nào đối với thành viên, tính tiện lợi có thể truy cập bất kỳ đâu, miễn là có kết nối Internet… đã khiến cho mạng xã hội ngày càng thu hút người dùng và phát triển vững mạnh.

2.1.3 Đối tƣợng mà giới trẻ kết nối khi sử dụng mạng xã hội

Đối tượng mà các bạn trẻ hiện nay có thể kết nối, nói chuyện, tạo mối quan hệ khi sử dụng mạng xã hội rất đa dạng. Trong mạng lưới mạng xã hội, họ không chỉ có các mối quan hệ gia đình, bạn bè, người quen mà còn rất nhiều các mối quan hệ khác với những người đồng nghiệp, đồng sở thích, đồng mối quan tâm, đồng sự thông cảm, đồng sự chia sẻ về bất cứ một vấn đề gì đó trong cuộc sống và xã hội… Đặc biệt, giới trẻ hiện nay có thể kết nối mạng lưới với những người lạ, người không hề quen biết trên mạng với sự ẩn danh họ không cần biết mặt nhau, không cần biết nhau trước nhưng vẫn có thể trở thành những người bạn thân thiết trên mạng.

Đối tượng để kết nối của các bạn trẻ trong không gian của mạng xã hội lại không bị hạn chế bởi bất cứ một biên giới nào (biên giới vùng miền hay biên giới quốc gia), một bạn trẻ có thể nói chuyện và kết bạn với bất cứ ai trên mạng xã hội dù người đó thuộc quốc gia nào, màu da nào. Vì đối tượng rộng mở và đa dạng như vậy nên số lượng những người có giao tiếp trong mạng lưới của một cá nhân thường rất nhiều và họ lại có thể thường xuyên chia sẻ bạn bè, người quen biết giữa các mạng lưới cá nhân với nhau, tạo ra sự đan xen dày đặc và độ rộng vô bờ bến của các mạng lưới.

Tuy tạo ra một mạng lưới mối quan hệ rộng mở nhưng đa phần giới trẻ không lựa chọn việc kết bạn trên mạng xã hội. Theo khảo sát, có đến 87% các bạn trẻ lựa chọn kết bạn ngoài đời và 13% còn lại lựa chọn kết bạn qua mạng xã

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)