Cơ chế tác động của truyền thông xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Cơ chế tác động của truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội tác động dựa trên cơ chế lan truyền (copy và phát tán), từ người này sang người khác có cùng nhóm sở thích, hiệu quả được tích lũy theo thời gian (được lưu trên các web). Truyền thông xã hội được xây dựng dựa trên nền tảng của sự kết nối (Friends, Like, Share…) Ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất.

Facebook, Youtube, Twitter, Google+... đã trở nên quá quen thuộc với người dân trên khắp thế giới, thu hút hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người sử dụng, tạo ra một cộng đồng cực kỳ lớn, với tốc độ lan tỏa thông tin khủng khiếp. Ngay cả những trang thông tin điện tử, một loại hình báo chí mới, đôi khi cũng thua kém mạng xã hội trong việc lan tỏa thông tin, ít nhất dưới góc độ thời gian. Chỉ cần một vài thiết bị cá nhân phổ biến như điện thoại thông minh hay máy tính bảng, thông tin và hình ảnh về một sự kiện hay nhân vật nào đó sẽ nhanh chóng và dễ dàng được đưa lên Internet. Trong một cộng đồng có số lượng người dùng lớn, kết nối dễ dàng với nhau, thông tin này lan truyền với tốc độ chóng mặt, đến khắp nơi trên thế giới.

Truyền thông xã hội không phải là truyền thông đại chúng nên cơ chế tác động của chúng cũng khác nhau. Truyền thông xã hội hoạt động dựa trên ba yếu tố: sự tham gia, kết nối và mối quan hệ, nó là kênh truyền thông hai chiều, có tính tương tác và chọn lọc rất cao. Nhờ vào lượng thành viên khổng lồ, có sự kết nối và đối thoại mà những thông tin được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội có sức tác động nhanh và mạnh mẽ đến công chúng.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)