7. Kết cấu của luận văn
1.2.3 Công chúng của truyền thông xã hội và công chúng báo chí truyền thống
1.2.3.1 Công chúng của truyền thông xã hội
Giống với truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội cũng có công chúng (người sử dụng) của mình. Trong khi công chúng của truyền thông đại chúng cổ điển gắn với những cộng đồng xã hội hiện thực, thì công chúng của truyền thông xã hội gắn với cộng đồng ảo. Khái niệm cộng đồng hiện thực gắn với những đặc điểm chung của những cá nhân hiện thực (có nhân dạng xác thực) cùng chia sẻ một không gian địa lý, hoặc có chung đặc điểm chủng tộc, tôn giáo, v.v., thì cộng đồng ảo (virtual community) là một tập hợp của những Biệt danh
(nick hoặc nickname) gắn với các nhân dạng (thực hoặc giả) trên không gian số. Các chủ thể ẩn sau nick, không nhất thiết có một đặc điểm chung về không gian địa lý như các cộng đồng xã hội thực nhưng họ có thể chia sẻ những sở thích hoặc mối quan tâm chung. Thông thường, số lượng nick được tạo ra sẽ lớn hơn nhiều so với số lượng các chủ thể tạo ra nó. Nhưng mặt khác, các nick là hiện thân và được quản lý và được điều khiển bởi những con người hiện thực. Thông qua các nick tương tác, các quan hệ ảo, những cá nhân vẫn tiếp nhận, cung cấp thông tin, biến đổi nó để đạt được mục đích của mình. Chính vì vậy, xét đến cùng, nếu bỏ qua mọi tính ảo của cộng đồng sử dụng truyền thông xã hội, công chúng của truyền thông xã hội vẫn có tính hiện thực và đặc biệt được thể hiện rõ ràng hơn qua quá trình hiện thực hóa các quan hệ ảo (khi chủ thể của nick này tìm kiếm thông tin bổ sung để làm rõ nhân dạng của nick khác và ngược lại, hoặc tiến hành các hình thức tương tác thông thường như gọi điện, gặp mặt trực tiếp).
* Một số đặc trƣng của công chúng trong truyền thông xã hội
Cũng như mọi phương tiện truyền thông đại chúng khác. Truyền thông xã hội cũng có công chúng của mình. Theo số liệu thống kê, tính đến nay, có trên 35% dân số Việt Nam sử dụng Internet, chưa kể trên 19 triệu sử dụng Internet trên điện thoại di động, trong đó có 8,5 triệu dùng mạng xã hội Facebook [49]. Những người này đều là công chúng thực của truyền thông xã hội. Kết quả nghiên cứu của comScore công bố tại buổi hội thảo “Mạng xã hội – nền tảng mở” (2011) đã cho thấy, trong số những người sử dụng Internet tại Việt Nam thì có 87,5% người dùng đã và đang sử dụng các trang mạng xã hội. Một số mạng xã hội được nhiều người dùng nhất như Youtube, Facebook, Zing Me, Google Plus, trang Go.vn [26]. Nếu tính tất cả các hình thức của truyền thông xã hội thì số người sử dụng ở Việt Nam sẽ là hàng chục triệu người.
Phân loại công chúng
Đặc điểm công chúng của truyền thông xã hội phụ thuộc vào tính chất của quan hệ ảo giữa các chủ thể trong đó. Theo một số phân loại [48], có những dạng nhóm công chúng căn cứ theo mức độ tham gia của họ vào truyền thông xã hội như sau:
Nhóm 1: Người theo dõi thầm lặng ( có tác giả gọi là Nhóm thụ động). Những người này thích phương tiện truyền thông xã hội, nhưng ít khi tham gia vào các quá trình của nó.
Nhóm 2: Người click “like” thông thường. Nhóm này tích cực hơn nhóm 1 một chút. Họ có thể thích truyền thông xã hội, có thể nhắc lại nội dung bài đã đăng tải để gia đình, bạn bè có thể tiếp nhận.
Nhóm 3: Những người tìm kiếm các giao dịch, thỏa thuận như tìm kiếm các sự kiện, các giao dịch mua bán, nơi chốn, ăn, nghỉ, v.v.
Nhóm 4: Những khách hàng/người sử dụng không hài lòng. Những người này bày tỏ sự không hài lòng với những vấn đề, bài đăng tải.
Nhóm 5: Nhóm nói xấu/chém gió tiêu cực. Nhóm này thường ra nhiều những bình luận, ý kiến, tung tin đồn nói xấu, tiêu cực trên truyền thông xã hội về cá nhân/tổ chức/thảo luận. Thậm chí về cả những vấn đề không liên quan đến chủ đề thảo luận.
Nhóm 6: Thủ lĩnh, người thường bình luận, click “like”, nhắc lại và chia sẻ các bài đã đăng tải.
Nhóm 7: Người hâm mộ trung thành: họ giới thiệu các phương tiện truyền thông xã hội với bạn bè và gia đình, họ bảo vệ chúng trước các nhóm nói xấu/bình luận tiêu cực.
Trong báo cáo Netcitizens Việt Nam 2011 của Cimigo đã chỉ ra những mục đích của việc sử dụng những trang mạng xã hội [1]. Theo báo cáo này, mong muốn “luôn luôn” kết nối với bạn bè, mở rộng quan hệ là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy cá nhân sử dụng mạng xã hội (chiếm 72%). Những lý do liên quan đến việc thiết lập và duy trì các quan hệ trên mạng xã hội vượt trội hơn so với những lý do liên quan đến việc cập nhật thông tin, mở rộng hiểu biết (14%) hay giải trí (10%). Từ đó, bên cạnh 7 nhóm công chúng trên đây, theo tôi, có thể bổ sung thêm 3 nhóm sau:
Nhóm 8: Nhóm tìm kiếm thông tin. Những người này thường có tính chọn lọc, phê phán với những thông tin họ tiếp nhận được, họ không dễ tin theo.
Nhóm 9: Nhóm giải trí. Nhóm này thuần túy chỉ giải trí với các nội dung trên truyền thông xã hội.
Nhóm 10: Nhóm kết bạn. Mục đích của nhóm này thực chất chỉ tìm kiếm các kết nối bạn bè thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngoài ra, cũng có những phân loại khác, gồm các nhóm Sáng tạo, Phê bình, Sưu tập, Gia nhập, Khán giả và Thụ động.
Cơ cấu xã hội
Đặc điểm cơ cấu xã hội của công chúng trong truyền thông xã hội là trẻ tuổi, có học vấn cao, đa dạng nghề nghiệp nhưng gắn liền với các nghề lao động hành chính, trí óc nhiều hơn. Báo cáo Netcitizens Việt Nam 2011 [1] chỉ rõ, đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội chủ yếu là người có độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Những người này thường có số lần xem diễn đàn, blog hay mạng xã hội cao hơn 50% so với nhóm tuổi từ 25 trở lên. Trong đó, nam giới thường tham gia các diễn đàn nhiều hơn nữ giới.
Phân tích một số kết quả nghiên cứu của Hoa Kì cho thấy, các nhóm công chúng của truyền thông xã hội như Sáng tạo, Gia nhập, Khán giả thường là nhóm công chúng trẻ dưới 30 tuổi. Nhóm theo dõi thầm lặng, hay Thụ động thường rơi vào nhóm những công chúng của truyền thông xã hội từ 40 tuổi trở lên. Nhóm Sưu tập, những người hay tập hợp các đường link, các file video, các câu chuyện, các hình ảnh để chia sẻ với những nick khác khá dàn đều theo cơ cấu tuổi. Tức là công chúng ở độ tuổi nào cũng có thể làm việc này, chứ không đặc trưng theo độ tuổi. Những người thuộc nhóm “thích phê phán” trên truyền thông xã hội là những nhóm trẻ, chủ yếu là từ 20-30 tuổi. Đây là lứa tuổi đầy nhiều nhiệt huyết, mới tiếp nhận thông tin mới, quan điểm, lý luận mới nhưng chưa có nhiều trải nghiệm thực tiễn, cho nên thể hiện ý kiến của mình theo ý kiến dưới danh nghĩa “phản biện” [50]
Lòng tin trong công chúng
Chất lượng của quan hệ ảo ngoài việc phụ thuộc vào tính bền vững hay lỏng lẻo giữa các chủ thể, nó còn phụ thuộc vào mức độ tin tưởng giữa các chủ thể. Lòng tin của chủ thể trong các quan hệ trên mạng được nhìn nhận từ hai phía: từ phía người cung cấp và từ phía người tiếp nhận. Nhìn từ phía người cung cấp, mức độ chia sẻ thông tin trên mạng Internet của các chủ thể gắn với những hiểu biết của họ về những rủi ro liên quan đến việc tiết lộ thông tin cá nhân. Hersberger cùng các cộng sự (2007) đã chỉ ra điều kiện để một cá nhân muốn chia sẻ thông tin gồm: (1) cá nhân cần một lý do cho việc chia sẻ thông tin; (2) cá nhân cảm thấy thoải mái khi tham gia hoặc rút lui trong các mối quan hệ khi họ chia sẻ thông tin; (3) cá nhân có thời gian; (4) cá nhân sẽ chia sẻ thông tin khi họ nhận thấy những người xung quanh trở nên gần gũi hơn. Tuy nhiên cần nhấn mạnh lại rằng, các thông tin thường được chia sẻ lại một cách độc lập, tách biệt khỏi nhân dạng thực của chủ thể, thông qua các nick và nhân dạng mà rất khó để xác định được là giả (faked identification) hay là thực. Cho nên, dù thông tin từ phía cung cấp là thực, nhưng chưa chắc nó đã được tiếp nhận như là xác thực, nếu người tiếp nhận thiếu tin tưởng vào nick tương tác của chủ thể.
Nhìn từ góc độ người tiếp nhận thông tin, cũng có thể có ba tình huống: (i) tin vào những gì được cung cấp; (ii) không tin vào những gì được cung cấp và chỉ xem nó như một “trò chơi”; (iii) nửa tin nửa không. Tùy theo kinh nghiệm, sự trải nghiệm của các chủ thể, họ sẽ có chiến lược riêng cho sự tin tưởng của mình. Tâm lý “thực chứng” khiến cho cá nhân thường chỉ tin vào những gì trực tiếp cảm nhận được qua chính các giác quan của mình. Bên cạnh đó các chủ thể cũng dễ tin hơn vào thông tin được cung cấp nếu nó được xem như “vô hại”. Nói cách khác, lòng tin giữa các công chúng trong cộng đồng ảo chính là yếu tố quan trọng để hiện thực hóa các quan hệ giữa các công chúng trong không gian số, trở thành những quan hệ xã hội trong đời sống thực.
1.2.3.2 Những tƣơng đồng và khác biệt giữa công chúng của truyền thông xã hội và công chúng của báo chí truyền thống
Như đã trình bày, trong khi công chúng của truyền thông xã hội gắn với cộng đồng ảo (là một tập hợp của những Biệt danh (nick hoặc nickname) gắn với các nhân dạng (thực hoặc giả) trên không gian số) thì công chúng của truyền thông đại chúng cổ điển gắn với những cộng đồng xã hội hiện thực, tức là gắn với những đặc điểm chung của những cá nhân hiện thực (có nhân dạng xác thực) cùng chia sẻ một không gian địa lý, hoặc có chung đặc điểm chủng tộc, tôn giáo, v.v.,
“Công chúng báo chí có thể được hiểu là quần thể dân cư hay nhóm đối
tượng mà báo chí gây ảnh hưởng hoặc hướng vào để gây ảnh hưởng. Như vậy, công chúng báo chí được xem xét trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí, với cơ quan báo chí và với nhà báo” [9]. Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại,
công chúng báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Thái độ và cách ứng xử với công chúng báo chí thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức của giới báo chí nói chung và mỗi nhà báo nói riêng. Khả năng nghiên cứu, nắm bắt và hiểu biết đặc điểm, tâm tư nguyện vọng, mong đợi của công chúng thể hiện năng lực nghề nghiệp cơ bản và quan trọng hàng đầu của nhà báo. Nhà báo viết, nói cho công chúng của mình. Nhà báo giao tiếp với công chúng chủ yếu bằng sự kiện và vấn đề thông qua tác phẩm. Do đó, thực tiễn đã hình thành mối quan hệ nhà báo – tác
phẩm - công chúng. Công chúng có vị thế đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả tác động cũng như khách hàng – thị trường của mỗi cơ quan hay sản phẩm báo chí truyền thông.
Có thể nói, sự xuất hiện của truyền thông kiểu mới như truyền thông xã hội tạo ra những thay đổi căn bản trong quan hệ xã hội giữa công chúng với nhà truyền thông. Truyền thông xã hội là một dạng truyền thông tương tác, cho phép những người sử dụng nó tự làm người sản xuất tin, thực hiện chia sẻ, trao đổi thông tin và ý tưởng thông qua các quan hệ ảo và cộng đồng ảo. Điều này có nghĩa là công chúng của truyền thông xã hội vừa là người tiếp nhận, vừa đồng thời là chủ thể sáng tạo và phát thông tin, trong khi đó, công chúng của báo chí thì nhìn chung vẫn chỉ được nhìn nhận là nguồn tiếp thông tin chứ chưa phải là nguồn phát hay tạo lập thông tin. Nếu như trước đây, sự xuất hiện của truyền hình, một phương tiện truyền thông cổ điển đã làm cho các cá nhân tách mình khỏi đời sống xã hội, giam mình vào không gian riêng thì các phương tiện truyền thông xã hội, công nghệ di động lại làm cho các cá nhân luôn luôn được kết nối. Nhưng, sự kết nối này có thể là kết nối trong sự cô lập (connected in isolation). Tức là, các chủ thể trong truyền thông đại chúng cổ điển là vô danh, không kết nối trong một tập hợp đại chúng (mass), trong khi đó, các chủ thể trong truyền thông xã hội, kết nối với nhau theo mạng lưới trong không gian số nhưng vẫn tồn tại cô lập với nhau trong không gian xã hội hiện thực.
1.2.4 Thực trạng quản lý của nhà nƣớc với truyền thông xã hội
Về mặt pháp lý, có thể nói truyền thông xã hội không phải là báo chí. Blogger hay các thành viên của mạng xã hội không phải là nhà báo. Mặc dù không phải là báo chí, nhưng trong thực tế, mang xã hội tương đồng với các hệ thống phương tiện truyền thông từ bản chất truyền thông của nó. Với những ảnh hưởng mà truyền thông xã hội đem đến, nhà nước đã có những biện pháp quản lý cần thiết, cụ thể như sau:
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ [23], các trang thông tin điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ
10 triệu đến 20 triệu đồng. Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Điều 64 và 65 của Nghị định này còn có quy định trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra, trên mạng xã hội, các hành vi tuyên truyền phá hoại chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng [24], thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin điện tử trên Internet [25]. Đây là một Nghị định rất quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý, động lực thúc đẩy phát triển Internet, cung cấp dịch vụ trên Internet và trên các trang mạng xã hội.
Mặc dù đã có những biện pháp quản lý mạnh mẽ và cụ thể, tuy nhiên công tác quản lý truyền thông xã hội của nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Truyền thông xã hội là lĩnh vực đặc thù có sự phát triển nhanh, mạnh, gắn liền với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực này cũng đòi hỏi phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển và yêu cầu quản lý. Ðến nay hệ thống văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng xã hội đã được bổ sung, hoàn thiện đáng kể. Tuy nhiên hệ thống các văn bản về
quản lý nội dung thông tin điện tử trên mạng xã hội vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu các quy định cụ thể để phân định rõ ràng, chính xác các hành vi vi phạm pháp luật. Việc xây dựng quy định, chính sách chưa theo kịp sự phát triển.
Vấn đề khó khăn trong việc áp dụng chính sách pháp luật là do tính chất không biên giới của mạng xã hội. Một hành vi trên mạng xã hội có thể vi phạm pháp luật của