Thay đổi trong cách thức thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Thay đổi trong cách thức thu thập thông tin

Sự phổ biến của điện thoại với kết nối di động đem lại cho mạng xã hội lợi thế về tốc độ, sự phong phú và nhất là "nguồn tin không giới hạn" hơn bất cứ một tờ báo nào. Do đó, hiện nay, có một sự thật là người dùng đang có xu hướng dịch chuyển trong cách thức thu thập thông tin. Trước đây, báo chí luôn là phương tiện truyền thông được mọi người lựa chọn khi tìm kiếm, cập nhật thông tin. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội, giới trẻ đang có xu hướng chuyển dịch cách thức tìm kiếm thông tin từ báo chí sang mạng xã hội. Theo kết quả khảo sát, 44% các bạn trẻ được hỏi cho biết báo mạng vẫn đang là loại hình báo chí thường xuyên được họ sử dụng khi thu thập thông tin, 32% lựa chọn mạng xã hội là kênh truyền thông chính, 15% truyền hình, 7% báo in và chỉ có 2% lựa chọn báo phát thanh là kênh thu thập thông tin.

Bảng 2.12: Kênh truyền thông được giới trẻ lựa chọn thường xuyên

cập nhật thông tin

Kênh truyền thông Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)

Báo in 21 7 Phát thanh 6 2 Truyền hình 45 15 Báo điện tử 132 44 Mạng xã hội 96 32 Tổng 300 100

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2014

Mặc dù báo điện tử vẫn đang giữ vị trí độc tôn, chiếm được sự tin tưởng cao của giới trẻ tuy nhiên sự “thất thế” của truyền hình, báo in và phát thanh trước mạng xã hội là một hồi chuông cảnh báo đến thị trường báo chí truyền thống. Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của truyền thông đại chúng tuy nhiên hiện nay giới trẻ đang có sự chuyển dịch trong sự lựa chọn phương tiện truyền thông để thu thập thông tin, báo chí hiện nay không còn là sự lựa chọn duy nhất. Đặc biệt, với những thông tin mang tính chất dịch vụ như du lịch, ẩm thực… mạng xã hội luôn là lựa chọn ưu tiên của giới trẻ. Theo kết quả khảo sát, 95% các bạn trẻ đã từng tìm kiếm các thông tin du lịch thông qua mạng xã hội trong đó có 55% ở mức độ thường xuyên, 40% ở mức độ thỉnh thoảng. Chỉ có 5% các bạn trẻ cho biết chưa từng tìm kiếm các thông tin du lịch thông qua mạng xã hội.

Bảng 2.13: Mật độ tìm kiếm các thông tin du lịch thông qua mạng xã hội của giới trẻ.

Mức độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)

Thường xuyên 165 55

Thỉnh thoảng 120 40

Chưa bao giờ 15 5

Tổng 300 100

Lý do của sự chuyển dịch này được lý giải như sau:

- Sự tiện lợi: Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với đề tài “Một số vấn đề về văn hóa mạng hiện nay” cho thấy, hiện nay giới trẻ dành đến 3,7 giờ mỗi ngày để truy cập Internet. Đây là một con số khá cao so với các cuộc khảo sát trước đó và càng ngày càng có xu hướng tăng lên. Với nhiều tiện ích đa dạng, mạng xã hội đã đáp ứng hoàn hảo những nhu cầu của giới trẻ về giải trí, kết nối, cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, thông tin trên mạng xã hội đươc truyền tải một cách tự nhiên, mềm mại, không nặng nề nên nhanh chóng được các bạn trẻ đón nhận và trở thành một kênh truyền thông mới trong việc thu thập thông tin.

- Thông tin được cập nhật nhanh chóng: Không chỉ đáp ứng được các như cầu giải trí, kết nối, thông tin của giới trẻ, mạng xã hội còn nối dài câu chuyện về các phương tiện truyền thông mới (new media) vốn dựa trên nền internet. Trong nhiều trường hợp, không phải báo in, phát thanh, truyền hình hay các báo trực tuyến có khả năng đăng tải thông tin về sự kiện nhanh nhất, mà chính mạng xã hội mới là nguồn thông tin nhanh nhạy, kịp thời và đa dạng nhất. Trong vụ động đất tại Hà Nội vào cuối tháng 3 năm 2011, mạng xã hội Facebook được cho là kênh thông tin nhanh nhất về sự kiện này. Khi các báo trực tuyến chưa kịp chạy tin trên trang chủ thì hàng loạt status (dòng trạng thái của người dùng mạng xã hội Facebook, cho phép tất cả các thành viên khác có thể đọc) trên mạng xã hội Facebook đồng loạt thông tin về sự kiện trên. Không ít người sau khi biết tới sự kiện qua mạng xã hội, mới tìm tới các báo trực tuyến để có thêm thông tin chi tiết.

- Tính tương tác cao: đây là một trong những ưu điểm lớn của mạng xã hội. So với các phương tiện truyền thông trước đây là độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối của mạng xã hội cao hơn hẳn. Khi sử dụng mạng xã hội là kênh truyền thông thu thập thông tin, giới trẻ vừa có thể có được thông tin mình mong muốn, vừa kết nối được với những người có cùng sở thích mà không phải tốn thời gian tìm kiếm.

Tóm lại, sự phát triển của công nghệ đã dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông đại chúng tăng lên. Nhưng đó cũng trở thành động cơ khiến các

phóng viên cần phải nỗ lực hơn nữa để những bài báo của mình có thể đáp ứng nhu cầu “đói” thông tin của công chúng hiện nay.

Hiện tại, công chúng, khán thính giả ở Việt Nam đón nhận các phương thức truyền thông mới một cách rất tự nhiên; còn những phương thức truyền thông truyền thống vẫn giữ được giá trị của nó. Tuy nhiên, rõ ràng là thói quen, cách tiếp cận của công chúng đã có sự thay đổi. Giới trẻ hiện nay không những bắt đầu có xu hướng thu thập thông tin thông qua mạng xã hội mà họ còn truy cập vào các sản phẩm báo chí thông qua mạng xã hội. Hai trong số các ý kiến của những bạn trẻ tham gia cuộc khảo sát cho biết:

“Từ khi dùng mạng xã hội, tôi ít truy cập trực tiếp vào các trang báo điện tử hơn, tôi theo dõi các thông tin bằng cách nhấn like (thích) trang Fanpage (trang người hâm mộ) của báo đó trên mạng xã hội. Khi có bài báo nào mới lên, admin của trang đó thường đăng lên Fanpage, do đó cũng hiển thị lên trang chủ mạng xã hội của tôi, tôi đọc tít bài, nếu thấy là vấn đề mình quan tâm thì sẽ nhấn vào đường link đọc tiếp, không thì thôi”

(Nam giới, 24 tuổi)

“Việc like fanpage của các báo điện tử trên mạng xã hội làm tôi vừa tiết kiệm được thời gian, vừa theo dõi được thông tin. Các chương trình ti vi thì tôi thường xem lại trên Youtube để chủ động về thời gian”

(Nữ giới, 20 tuổi)

Sự thay đổi này không chỉ đặt ra vấn đề quan trọng về lợi nhuận giữa các bên trong ngành công nghiệp truyền thông mà còn đặt ra vấn đề sâu xa hơn, đó là về vị trí của các tổ chức truyền thông trong thời đại số này. Trong thế kỉ trước, các tổ chức truyền thông luôn tự tin với vai trò là kênh trung gian của mình – mà các bên khác buộc phải ít nhiều phụ thuộc khi muốn tiếp cận công chúng, thì trong thế kỉ này, vai trò trung gian ấy có vẻ như đang dần chuyển dịch sang các công ty công nghệ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bàn về nhóm công chúng giới trẻ – nhóm công chúng có mối liên hệ mật thiết với mạng internet và luôn là những người đầu tiên thử nghiệm và ứng dụng các loại công nghệ mới (early adopters). Sự chuyển dịch vai trò trung gian nói trên sẽ khiến truyền thông đại chúng càng ngày càng lệ thuộc vào các công ty công nghệ khi muốn tìm hiểu hoặc thu hút sự quan tâm từ các nhóm công chúng, mà trước nhất, là từ giới trẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)