1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao việt nam trong tác nghiệp ở nước ngoài luận văn ths truyền thông đại chúng 60

128 822 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Do vậy, người phóng viên khi tác nghiệp ở các quốc gia khác nhau, nơi diễn ra các sự kiện thể thao lớn, sẽ không chỉ làm nhiệm vụ phản ánh sự kiện thể thao đó mà còn phải thông tin đến b

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HOÀNG YẾN

ỨNG XỬ VĂN HÓA CỦA PHÓNG VIÊN THỂ THAO VIỆT NAM TRONG TÁC NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Mã số: 60 32 01

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ THỂ THAO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VĂN HOÁ 14

1.1 Tác động của giao lưu văn hoá đối với sự hình thành và phát triển báo chí thể thao Việt Nam 14

1.1.1.Vài nét về báo chí thể thao ở Việt Nam trước cách mạng 14

1.1.2.Về tờ báo thể thao đầu tiên của nước Việt Nam độc lập 18

1.1.3 Báo chí thể thao Việt Nam sau 1954 24

1.2.Diện mạo hệ thống báo chí thể thao Việt Nam hiện nay 28

1.2.1.Những bước tiến vượt bậc 28

1.2.2 Nền tảng văn hoá của phóng viên thể thao quốc tế trong môi trường truyền thông đầu thế kỷ 21 35

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2 ỨNG XỬ VĂN HÓA QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA PHÓNG VIÊN THỂ THAO VIỆT NAM TẠI WORLD CUP VÀ OLYMPIC 41

2.1 World Cup và Olympic với môi trường truyền thông toàn cầu 41

2.1.1.World Cup - Ngày hội bóng đá của cả hành tinh 41

2.1.2.Olympic với công chúng thể thao thế giới 46

2.2 Khảo sát tác phẩm truyền thông của phóng viên thể thao Việt Nam tác nghiệp tại World Cup 48

2.2.1.World Cup 2002 và hai điều đặc biệt 48

2.2.2.World Cup 2006: Thời điểm để kết bạn 59

2.3 Khảo sát tác phẩm truyền thông của phóng viên thể thao Việt Nam tác nghiệp tại các kỳ Olympic 69

2.3.1 Olympic 2004: Thế vận hội trở lại Athens- cái nôi của phong trào Olympic 69 2.3.2.Olympic 2008: Thành công về mọi mặt 78

Chương 3 BÀI HỌC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TÁC NGHIỆP CỦA PHÓNG VIÊN THỂ THAO VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 90

3.1.Về công tác chuẩn bị 90

3.1.1 Làm thủ tục xuất nhập cảnh 90

3.1.2 Tìm nơi cư trú thuận lợi 91

3.1.3 Tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà tài trợ 93

3.1.4 Chuẩn bị trang thiết bị cá nhân và đồ ăn dự trữ 94

3.1.5 Đến Trung tâm báo chí xin cấp thẻ hành nghề 96

3.1.6 Nghệ thuật PR cho hoạt động của đoàn phóng viên 98

3.1.7 Làm thủ tục xin cấp thẻ tác nghiệp 100

3.1.8.Chủ động giữ vững liên lạc với Toà soạn 102

3.2.Văn hoá tác nghiệp của phóng viên thể thao Việt Nam 103

3.2.1.Chuẩn bị tư liệu 103

3.2.2.Tìm hiểu văn hoá của nước chủ nhà và các quốc gia tham dự 108

3.2.3 Tiếp cận, phỏng vấn những người nổi tiếng 112

3.2.4 Tham dự họp báo 116

Trang 3

3.2.5 Sáng tạo tác phẩm báo chí 118

Kết luận 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử báo chí thể thao cùng phát triển với lịch sử báo chí nói chung, nhưng phải đến năm 1924 thì giới báo chí thể thao trên thế giới mới tập hợp nhau lại trong một tổ chức chung trên toàn thế giới Tổ chức chung này có tên

là Hiệp hội báo chí thể thao quốc tế ( AIPS) AIPS hiện nay có gần 200 thành viên với trên 27.000 phóng viên thể thao được cấp thẻ phóng viên chuyên nghiệp AIPS là thành viên của Uỷ ban Olympic quốc tế

Ngày 2/7/1995, Đại hội đồng AIPS đã chọn ngày 2/7 hàng năm là

“Ngày báo chí thể thao thế giới” Có thể nói, hiện nay, báo chí thể thao ở các nước trên thế giới là một mảng đề tài rất phong phú và sinh động Khi bóng đá

và các môn thể thao ngày càng được quan tâm thì báo chí về thể thao trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội Ở nhiều nước phát triển, số lượng các tờ báo chuyên về thể thao có thể lên tới hàng trăm với nhiều tờ báo

tên tuổi như Marca; World Soccer; Gazzetta dello Sports…Sport Bild; L’Equipe; France Fooball, Kicker…

Mặc dù không nằm trong Hiệp hội báo chí thể thao quốc tế nhưng nền báo chí thể thao của Việt Nam không chủ trương phát triển đơn độc mà cố gắng hoà nhập, học hỏi kinh nghiệm từ các tờ báo nước ngoài và tìm được hướng đi cho riêng mình

Kể từ năm 1896, khi Thế vận hội Olympic hiện đại lần đầu tiên diễn ra tại Athens, Hy Lạp đến nay, cứ 4 năm một lần, ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh lại được tổ chức Nếu Olympic là đại hội thể thao dành cho tất cả các quốc gia trên thế giới tham dự thi đấu ở hầu hết các môn thể thao thì

Trang 5

World Cup là giải vô địch dành cho môn thể thao Vua, môn bóng đá Có thể nói, không có một sự kiện văn hoá - thể thao nào ở cấp độ toàn cầu lại được nhiều người quan tâm đến như hai sự kiện kể trên

Đối với hàng tỷ con người sống trên trái đất, thể thao chiếm một phần khá quan trọng trong đời sống của họ Khi báo chí phát triển thì thể thao đến với người hâm mộ càng dễ dàng hơn Nhờ báo chí truyền thông mà thể thao được phổ biến đến từng người dân ở những vùng xa xôi nhất

Mảng báo chí truyền thông về thể thao đang nổi lên như là một món ăn tinh thần ở khắp nơi trên thế giới Giờ đây, trong một quốc gia, sự tồn tại của vài chục tờ báo chuyên về thể thao không còn là điều ngạc nhiên Sự cạnh tranh giữa các tờ báo thể thao cũng là tất yếu Sự cạnh tranh đó khiến cho nền báo chí quốc gia trở nên sôi động hơn Ở Việt Nam cũng vậy, sự tồn tại của gần 10 tờ báo chuyên ngành thể thao và hàng chục tờ báo có chuyên đề về thể thao đã được độc giả Việt Nam nhiệt thành đón nhận Chính những tờ báo này

đã, đang và sẽ làm cho đời sống tinh thần, nhu cầu được thông tin về thể thao quốc tế của bạn đọc Việt Nam trở nên phong phú đa dạng hơn

Có thể nói, trong các mảng đề tài thể thao trên báo chí, mảng bóng đá quốc tế là có sức cuốn hút lớn nhất Đặc biệt là trong các sự kiện thể thao-văn hóa ở tầm thế giới như Thế vận hội Olympic hay World Cup Sự có mặt của phóng viên thể thao Việt Nam tới đưa tin trực tiếp đã góp phần làm nên những trang báo nóng hổi, đưa đến cho bạn đọc những tin tức cập nhật, độc đáo Những chuyện hậu trường, bên lề, những bài viết cập nhật về văn hoá của nước chủ nhà, muôn vàn câu chuyện sinh động về cổ động viên mà trước đây

do sự khai thác gián tiếp từ nguồn tin báo chí nước ngoài, nay đã được các phóng viên thể thao Việt Nam trực tiếp chuyển tải tới bạn đọc

Trang 6

Trong những năm vừa qua, nhiều phóng viên thể thao Việt Nam đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động thể thao đỉnh cao quốc tế để phản ánh một cách nhanh nhất các sự kiện lớn trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, phóng viên Việt Nam chưa phải là thành viên trong các hiệp hội thể thao quốc tế, do đó việc tác nghiệp báo chí ở lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn Hơn nữa, mỗi

tờ báo, mỗi phóng viên được cử đi công tác tùy theo điều kiện cụ thể, hoàn cảnh cũng như yêu cầu của tòa soạn Các phóng viên thể thao khi tác nghiệp ở nước ngoài, do hoạt động trong những môi trường văn hoá khác biệt với quốc gia mình nên rất dễ mắc phải những sai sót Hơn nữa, do hiện nay chúng ta chưa có một tài liệu, giáo trình nào hướng dẫn cụ thể về điều này nên mỗi phóng viên thể thao khi ra nước ngoài thường phải tự vạch cho mình một quy trình tác nghiệp riêng, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ

Trong các môn thể thao nói chung, bóng đá vẫn được mệnh danh là môn thể thao “vua” và tầm quan trọng của nó đã lớn đến mức đã xuất hiện khái niệm “văn hoá bóng đá” Hoặc nói một cách khác, bóng đá - nghệ thuật túc cầu đã được nhìn nhận từ góc nhìn văn hóa Do đặc thù riêng biệt, văn hoá bóng đá, ngoài ý nghĩa phổ quát, mang tính toàn cầu – đúng như bản chất vốn

có của nó, còn mang đặc thù của từng dân tộc Chính điều này làm nên sức hấp dẫn của bóng đá và tất nhiên là của báo chí viết về bóng đá Bởi bóng đá của dân tộc nào sẽ mang nét văn hóa riêng của dân tộc ấy Do vậy, người phóng viên khi tác nghiệp ở các quốc gia khác nhau, nơi diễn ra các sự kiện thể thao lớn, sẽ không chỉ làm nhiệm vụ phản ánh sự kiện thể thao đó mà còn phải thông tin đến bạn đọc về văn hoá của quốc gia chủ nhà, của giải đấu và bóng đá của những nền văn hoá khác nhau mà họ may mắn được tiếp cận

Trang 7

Xét về thực chất, cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá, văn minh hiện nay là sự đánh giá, so sánh, lựa chọn các giá trị văn hóa trong đó đương nhiên

có giá trị văn hóa-thể thao theo quan điểm nhân văn hiện đại, nhằm định hướng cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở buổi bình minh của kinh tế tri thức trên toàn cầu

Trong cuộc đối thoại rộng lớn, đa dạng giữa các nền văn hoá, người ta thấy nổi lên quá trình đối thoại, giao tiếp phổ biến giữa nền văn hoá phương Đông với nền văn hoá phương Tây Quá trình xây dựng nền văn hoá nước ta nằm trong cuộc đối thoại ấy

Nền văn hoá Việt Nam là một bộ phận trong nền văn hoá phương Đông, chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng và tác động của cuộc đối thoại văn hoá Đông- Tây Vì vậy, mỗi phóng viên khi tác nghiệp ở nước ngoài trong các sự kiện thể thao lớn cần phải xác tín một cách ứng xử văn hoá kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc với sự hiểu biết văn hoá của nước chủ nhà để có thể hoàn thành được nhiệm vụ truyền thông về thể thao quốc tế mà toà soạn đã tin cẩn giao phó

Có thể nói, trong khi các vận động viên đang thi đấu quyết liệt để giành thắng lợi thì bên ngoài sân cỏ cũng là một “cuộc chiến” cũng không kém phần gay gắt của những phóng viên thể thao mà phần thắng sẽ thuộc về những người biết ứng xử một cách văn hoá nhất, thông qua quá trình tác nghiệp và các tác phẩm báo chí của mình Tất nhiên, trong quá trình đó, cũng giống như nhà báo hoạt động trong các lĩnh vực khác, hoạt động của người phóng viên

“luôn gắn bó chặt chẽ với những đặc điểm cơ bản nhất của báo chí mà trong

đó chức năng thông tin kịp thời về những cái mới đã đóng vai trò như một đặc

điểm quan trọng nhất” [6, 31]

Trang 8

Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang ngày càng tăng cường hội nhập với thế giới thì thể thao luôn đi trước, được coi là sứ giả của hòa bình Chính vì thế, cơ hội được đi ra nước ngoài để hoạt động nghiệp vụ của các phóng viên thể thao cũng ngày càng mở rộng hơn, đa dạng hơn Trong tình hình đó, việc nghiên cứu, tổng kết để rút ra những kết luận cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của phóng viên thể thao nói chung và những ứng xử văn hóa của họ nói riêng khi ở ngoài nước là một vấn đề bức xúc của thực tiễn và lý luận báo chí

Đó cũng là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này cho luận văn Thạc sỹ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến hoạt động của người phóng viên nói chung, ở nước ta đã

có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, giáo trình, luận văn tốt nghiệp đại học và sau đại học Trong số đó, nếu tính theo trình tự thời gian, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau đây:

Giáo trình nghiệp vụ báo chí hai tập (lưu hành nội bộ) của Khoa Báo

chí, Trường Tuyên huấn Trung ương 1, Hà Nội xuất bản năm 1978 Đây là một trong những giáo trình báo chí đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam Trong giáo trình này, phần “Công tác phóng viên” gắn với thực tế hoạt động của phóng viên báo chí nước ta trong những năm của thập kỷ 70 của thế

kỷ trước đã được trình bày rất kỹ lưỡng trong tập II

Cuốn sách Nghề nghiệp và công việc của nhà báo do Hội nhà báo Việt

Nam xuất bản (1992) từ nguồn tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước Trong đó, có nhiều bài nghiên cứu về nghề nghiệp và các công việc của người phóng viên

Trang 9

Cuốn sách Nghĩ về nghề báo của tác giả Hữu Thọ đã được Nhà xuất bản

Giáo Dục in và phát hành năm 1997 Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu lên những khía cạnh cơ bản nhất trong hoạt động nghiệp vụ của người làm báo cách mạng Việt Nam

Năm 2000, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội đã cho tái bản cuốn

sách Công việc của người làm báo của tác giả Hữu Thọ Đây cũng là một tài

liệu quý, có vai trò đặt nền móng cho những nghiên cứu về báo chí và nghề báo ở nước ta

Cuốn sách Xử lý thông tin - công việc của nhà báo của tác giả Nguyễn

Uyển, một nhà báo có nhiều kinh nghiệm đã được Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành năm 1998 Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu ra được những kinh nghiệm của một người làm báo đảng địa phương

Năm 1998, PTS Nguyễn Văn Dững và PTS Hoàng Anh (Học viện Báo

chí và Tuyên truyền) đã dịch cuốn sách Nhà báo - Bí quyết kỹ năng nghề nghiệp của các tác giả Vôtxkobôinhikốp - Iyriev (1998) Sách do Nhà xuất bản

Lao Động ấn hành Trong cuốn sách này có một số kinh nghiệm làm báo của các nước phương Tây

Trong các cuốn sách Viết báo như thế nào? và Sáng tạo tác phẩm báo chí (do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản các năm 2001 và 2002),

tác giả Đức Dũng đều có những chương dành cho việc trình bày về lao động của nhà báo, chủ yếu tập trung vào công việc sáng tạo tác phẩm báo chí

Phóng viên và toà soạn là một cuốn sách của tác giả Nguyễn Quang Hoà (khi đó là Thư ký Tòa soạn của báo Hà Nội mới) Cuốn sách này được

Nhà xuất bản Văn hoá- Thông tin, Hà Nội in và phát hành năm 2002 với nội dung chủ yếu bàn về công việc của ban Thư ký Tòa soạn

Trang 10

Trong cuốn sách Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo (Nhà xuất bản

Thông tấn, Hà Nội, 2003), tác giả G.V Lazutina đã bàn bạc khá sâu về công việc của nhà báo và cơ sở lý luận của nó,

Nghề làm báo là một cuốn sách của tác giả Philippe Gaillard (Nhà xuất

bản Thông tấn, Hà Nội, 2003) Sách trình bày khá sinh động về kinh nghiệm làm báo của phương Tây

Tác giả V.V.Vôrôsilốp trong cuốn sách Nghiệp vụ báo chí- Lý luận và thực tiễn (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2004) đã đề cập đến những vấn đề

cơ bản về lý luận và thực tiễn của nghề báo

Tổ chức và hoạt động của toà soạn là một cuốn sách của PGS, TS Đinh

Hường, do Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2006 Đây là một trong số không nhiều các công trình nghiên cứu có tính lý luận về công việc của phóng viên và tòa soạn báo chí, gắn với thực tế Việt Nam

Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, cho đến nay vẫn chưa thấy

có chưa có các công trình khoa học báo chí học nghiên cứu về quá trình tác nghiệp của phóng viên Việt Nam ở nước ngoài, nhất là về những ứng xử văn hoá của họ trong những môi trường văn hóa khác Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các tác phẩm báo chí của họ, như kết quả cuối cùng của quá trình tác nghiệp và ứng xử văn hóa ấy, lại càng hiếm hoi, nếu không muốn nói là chưa

Trong bối cảnh đó, có thể khẳng định luận văn này là công trình đầu tiên đề cập đến ứng xử văn hoá của phóng viên thể thao khi tác nghiệp ở nước ngoài , thông qua việc tổ chức và truyền thông các tác phẩm báo chí của họ về Việt Nam trong môi trường truyền thông toàn cầu đầu thế kỷ 21

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao Việt Nam trong quá trình tác nghiệp ở nước ngoài và các tác phẩm báo chí của họ như là kết quả của quá trình ứng xử văn hóa ấy

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở các tờ báo có cử phóng viên tham

gia tác nghiệp ở nước ngoài nhân các sự kiện thể thao lớn như các báo: Thể thao Việt Nam; Thanh niên, Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; Thể thao và Văn hóa và một số báo thể thao, một số báo có chuyên trang thể thao và các

báo điện tử…

Các tác phẩm báo chí được khảo sát trên các tờ báo nêu trên, gắn với

bốn sự kiện thể thao lớn: Olympic 2004 tại Athens - Hy Lạp; Olympic 2008 tại Bắc Kinh - Trung Quốc; World Cup 2002 đồng tổ chức tại Nhật Bản - Hàn Quốc và World Cup 2006 tại Đức

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn này trên cơ sở trình bày, phân tích những ứng xử văn hóa của của phóng viên thể thao Việt Nam trong quá trình tác nghiệp ở nước ngoài và các tác phẩm báo chí của họ, từ đó rút ra những kết luận cần thiết và cố gắng khái quát thành những nguyên tắc ứng xử văn hoá trong tác nghiệp báo chí ở lĩnh vực thể thao khi hoạt động ngoài nước

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

- Khảo sát các tư liệu là các công trình nghiên cứu lý luận báo chí và các tác phẩm báo chí được đăng tải trên các báo thể thao thuộc phạm vi đề tài

đề cập đến

Trang 12

- Phân tích những hoạt động thực tế của phóng viên thể thao Việt Nam hoạt động ở nước ngoài để khái quát, rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho những luận điểm của luận văn

- Những ứng xử của phóng viên thể thao ở nước ngoài như một đại diện

về văn hoá của nước mình, thông qua giao lưu văn hoá với các nước bạn Người viết cũng chú ý sự khác biệt trong phương thức tác nghiệp gắn với những nền văn hoá khác nhau của phóng viên các nước khi hoạt động ở các quốc gia khác nhau

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Nếu được thực hiện thành công, luận văn này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây:

Về mặt lý luận, trên cơ sở phân tích các tác phẩm của phóng viên thể

thao Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và thông qua đó nhận xét về những ứng xử văn hóa của họ trong quá trình tác nghiệp, luận văn sẽ góp phần chỉ ra những nguyên tắc ứng xử của phóng viên khi tác nghiệp ở nước ngoài, góp phần vào công tác bồi dưỡng nghiệp vụ lý luận báo chí cho các phóng viên, đặc biệt là phóng viên thể thao Việt Nam

Đây cũng là công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên về quá trình tác nghiệp của phóng viên thể thao Việt Nam ở nước ngoài dưới góc nhìn văn hoá Không chỉ là những bài học kinh nghiệm, tác giả luận văn mong muốn thông qua công trình nghiên cứu này để khái quát thành những nguyên tắc ứng

xử văn hoá trong tác nghiệp báo chí thể thao

Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo tin cậy đối

với những ai quan tâm đến đề tài này Những cứ liệu thực tế trong luận văn có

Trang 13

thể được khai thác sử dụng như những ví dụ cụ thể và sinh động về quá trình tác nghiệp của phóng viên thể thao Việt nam khi tác nghiệp ngoài nước

Do bản thân tác giả cũng là một phóng viên thể thao và đã nhiều lần tác nghiệp ở ngoài nước nên cũng có những kinh nghiệm muốn được trao đổi với các đồng nghiệp Đồng thời, tác giả luận văn cũng mong muốn thông qua công trình nghiên cứu này để rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động của các đồng nghiệp khác Do đó, quá trình thực hiện luận văn cũng là quá trình tác giả tự nâng cao vốn hiểu biết và tri thức lý luận của bản thân mình

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong thực tế hiện nay, những công trình nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung còn hiếm hoi, đặc biệt là những công trình nghiên cứu về ứng xử văn hoá của phóng viên trong tác nghiệp ở nước ngoài Cho nên, nguồn tư liệu phục vụ cho việc triển khai đề tài rất hạn chế Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn bao gồm:

- Phương pháp khảo sát tài liệu được dùng để tiếp cận các tài liệu

nghiên cứu lý luận báo chí nhằm tập hợp những kiến thức lý luận cần thiết, tạo

cơ sở lý luận cho luận văn

- Phương pháp phân tích các tác phẩm báo chí của các phóng viên

tác nghiệp ở nước ngoài để qua đó tìm ra đặc điểm, phong cách trong ứng xử văn hoá của họ khi tác nghiệp ở nước ngoài

- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn được thực hiện với những phóng

viên thể thao đã trực tiếp hoạt động nghiệp vụ ở ngoài nước để thu thập thêm những ý kiến, kinh nghiệm cá nhân của họ

- Các phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để rút ra

những vấn đề lý luận từ thực tiễn sinh động được khảo sát Trên cơ sở đó cố

Trang 14

gắng xây dựng thành những nguyên tắc ứng xử cần thiết trong tác nghiệp của các phóng viên báo chí thể thao nói riêng và phóng viên nói chung khi tác nghiệp ở nước ngoài trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,

những nội dung chính của luận văn gồm 3 chương có tiêu đề như sau:

Chương 1: Sự hình thành và phát triển báo chí thể thao Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá

Chương 2: Ứng xử văn hóa qua các tác phẩm của phóng viên thể thao Việt Nam tại World Cup và Olympic

Chương 3: Bài học ứng xử văn hóa trong tác nghiệp của phóng viên thể thao Việt Nam ở nước ngoài

Cuối luận văn, sau Danh mục tài liệu tham khảo còn có phần Phụ lục,

trong đó giới thiệu thêm những tư liệu cần thiết để bổ sung cho những luận điểm của luận văn

Trang 15

1.1.1.Vài nét về báo chí thể thao ở Việt Nam trước cách mạng

Trước khi người Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam khá lâu, nhiều người phương Tây đã đặt chân tới Việt Nam Tuy nhiên, sự truyền bá văn hoá phương Tây ở Việt Nam chỉ diễn ra một cách toàn diện và có hệ thống sau khoảng giữa thế kỷ XIX, khi Pháp sử dụng vũ lực chiếm đóng Việt Nam, đặt Việt Nam hoàn toàn dưới sự cai trị của mình

Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của văn hoá phương Tây ở Việt Nam, dẫn tới sự giao lưu giữa văn hoá phương Tây và văn hoá phương Đông chính là sự hình thành và phát triển chữ quốc ngữ Đó là loại chữ mà các giáo sỹ phương Tây hình thành bằng cách sử dụng bộ chữ cái latin quen thuộc có bổ sung thêm các dấu phụ (mà một số ngôn ngữ phương Tây như chữ Bồ Đào Nha đã từng làm) để ghi âm tiếng Việt

Một biểu hiện khác nữa của việc mở rộng ảnh hưởng văn hoá phương Tây tại Việt Nam chính là sự ra đời phát triển của nhiều tờ báo chữ quốc ngữ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có báo chí Việt Nam

Trang 16

Ở Việt Nam, báo chí tiếng Việt ra đời sớm nhất là tờ Gia Định báo xuất

bản hàng tuần tại Sài Gòn, số 1 ngày 15-4-1865 Tuy nhiên, báo chí thể thao xuất hiện muộn hơn nhiều

Một điều dễ hiểu là đến những thập niên đầu thế kỷ 20, một số môn thể thao hiện đại mới có điều kiện du nhập Việt Nam theo đội quân viễn chinh Pháp vào Đông Dương Những hoạt động thể thao này, trước hết là bóng tròn (bóng đá) được tổ chức trên địa bàn Sài Gòn Do vậy, báo chí ở Sài Gòn đã sớm thông tin, phản ánh các hoạt động thể thao, trước hết là bóng tròn Từ

năm 1908, một vài tờ báo ở đây như Lục tỉnh tân văn đã đưa tin về các đội

bóng tròn người Nam (Tân Định, Phú Mỹ, Chợ Đủi) hoặc đội bóng của các thủy thủ xứ Hồng Mao (Anh quốc) tranh đua với đội bóng của nhà binh Pháp, khi tàu của họ cập bến Sài Gòn…

Năm 1924, báo Công luận (Sài Gòn), bên cạnh các mục quan lại thuyên

chuyển, tin tàu đến, tàu đi…, có mục tin về các trận đá banh (bóng), tranh tài bơi lội, quần vợt…, nghị luận về thể dục thể thao

Trong những năm 1920-1925, ở Hà Nội, Nam Phong - một tờ tạp chí

chính trị - xã hội, đã đăng nhiều bài ca ngợi Trường Thể dục ( EDEP – Ecole d‟e‟ducation physique) và người sáng lập là ông Nguyễn Quý Toản, khuyến

khích mọi người luyện tập thể dục Tờ Nhật báo Đông Pháp (1925-1943), sau đổi tên thành tờ Đông Pháp cũng thường đăng tin, bài về thể dục thể thao, chủ

yếu là các hoạt động ở Bắc Kỳ

Hai tờ báo chuyên đề về thể thao bằng tiếng Việt cùng xuất bản trước

sau trong năm 1930 Tờ báo đầu tiên ra đời tại Sài Gòn, mang tên Nam Kỳ thể thao, số 1 ấn hành ngày 8-5-1930 Sáu tháng sau, tại Hà Nội, tờ Bắc Kỳ thể

Trang 17

thao số 1 ra mắt độc giả ngày 4-11-1930 và xuất bản liên tục trong các năm

(1933-hoặc nửa tháng một kỳ Một số tờ báo khác có phần đề cập đến nội dung thể

dục thể thao xuất bản tiếng Việt năm 1933-1934 như tờ Rạng Đông ở Hà Nội,

tên này xuất bản từ 1942 đến 1945 mới đình bản

Đáng chú ý là từ năm 1940, tờ báo tiếng Việt xuất bản ở Hà Nội có ảnh

hưởng tương đối rộng là tờ Tin Mới Thể thao, lúc đầu là phụ bản của báo Tin Mới, sau này ấn hành như một tờ báo độc lập chuyên đề về thể dục thể thao

cho tới năm 1942-1943

Nói chung, các báo thể thao tiếng Việt và tiếng Pháp nội dung chủ yếu

là thông tin, tường thuật, bình luận về bóng đá, xen kẽ với các môn quần vợt, bơi lội, bóng bàn, điền kinh, quyền Anh, đua xe đạp…ở từng miền hoặc toàn Việt Nam và quan hệ với các nước trong xứ Đông Dương Qua các tờ báo do nhà cầm quyền Pháp chi phối hoặc chịu nhiều ảnh hưởng của Pháp, có thể

Trang 18

thấy rõ xu hướng chính là lợi dụng thể dục thể thao như một công cụ để đề cao nền văn minh khai hoá của thực dân Pháp, làm lạc hướng đấu tranh của quần chúng, nhất là thanh niên, tiếp tục duy trì ách thống trị và sau này là tranh giành ảnh hưởng với phát xít Nhật ở Đông Dương, thực hiện âm mưu nô dịch, bóc lột lâu dài nhân dân ta

Tuy nhiên, một số tờ báo thể thao tiếng Việt ở các thời kỳ đều có những bài khéo léo khêu gợi, đề cao tinh thần yêu nước, truyền thống thượng võ của dân tộc, khuyến khích tổ chức và phát triển các Hội đoàn thể thao của người Việt, kêu gọi thanh niên, học sinh luyện tập thể dục thể thao vì vận mệnh và tương lai đất nước

1.1.2.Về tờ báo thể thao đầu tiên của nước Việt Nam độc lập

Cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân ta thành công Ngày

2-9-1945, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời Một kỷ nguyên mới của dân tộc ta bắt đầu Nhiệm vụ xây dựng bộ máy Nhà nước và hệ thống chính quyền, đoàn thể nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu, đi đôi với cấp bách chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời đã huy động sức mạnh của toàn dân vừa kiến quốc, vừa cứu quốc Thể dục thể thao là một lĩnh vực hoạt động được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh năm 1941, đã sớm được chính quyền cách mạng quan tâm xây dựng

Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 14 thành lập Nha

Trang 19

Thể dục trung ương thuộc Bộ Thanh niên Đây là cơ quan lãnh đạo thể dục thể thao đầu tiên của chế độ mới và cũng là dấu mốc khai sinh nền thể dục thể thao của nước Việt Nam mới.[37, 98]

Trong các công việc mở đầu, lãnh đạo Bộ Thanh niên và Nha Thể dục trung ương đã chủ trương xuất bản một tờ báo làm cơ quan ngôn luận chính thức của ngành thể dục thể thao nước ta Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiền giao cho ông Hà Đức Toàn, Giám đốc Nha thể dục trung ương, tiến hành các thủ tục xin phép ra báo Theo Việt Nam dân quốc công báo số 11,

ngày 16-3-1946: “Ông Hà Đức Toàn, Giám đốc Nha Thể dục trung ương, được phép xuất bản tại Hà Nội một tờ báo đặt tên là “Thanh niên khoẻ”…

Trong thời gian chuẩn bị ra báo, có sự bàn bạc lại, và ông Dương Đức Hiền

quyết định đặt lại tên báo là “Việt Nam khoẻ” để thể hiện rõ tính toàn quốc,

toàn dân, không chỉ riêng trong giới thanh niên

Việt Nam khoẻ là tờ báo thể thao đầu tiên ở Việt Nam Trong “Lời nói đầu” đăng ở số 1, tờ báo nêu rõ tôn chỉ, mục đích của Việt Nam khoẻ là góp

phần “gây phong trào ham chuộng thể dục và thể thao trong nước, ngõ hầu làm tăng tiến sức khoẻ và cải tạo nòi giống Việt Nam… Khỏe để gây đời sống mới, mạnh và hùng cho một dân tộc đang tranh đấu cho nền Độc lập nước

nhà…” Trên trang nhất, báo đăng “Tuyên bố của Nha Thể dục trung ương về phong trào thể dục Việt Nam”, đặc biệt giữa trang đóng khung trang trọng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đầu đề: “Hồ Chủ tịch hô hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và thể dục”, cùng chữ ký của Người Lời kêu gọi thiết tha,

đầy lòng yêu nước, yêu dân, đặt cơ sở tư tưởng, quan điểm, cở sở khoa học và mục tiêu của nền thể dục thể thao cách mạng, vì “dân cường, quốc thịnh” với

Trang 20

mong muốn của Người: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục…”

Trong năm 1946, Việt Nam khoẻ đã phát hành gần 30 kỳ báo ra đều đặn

hàng tuần với nội dung bám sát tôn chỉ, mục đích và định hướng tuyên truyền

đề ra Bên cạnh phần tin tức, tường thuật các hoạt động thể dục thể thao ở cơ

sở trong các ngành, các giới, mỗi số báo đều đăng nổi bật những bài chuyên luận, trình bày một cách dễ hiểu những nhận thức, quan điểm mới về bản chất

và mục tiêu cảu nền thể dục thể thao cách mạng trong chế độ mới; luận bàn về sức khoẻ và thể dục; so sánh hai nền thể thao trước và nay; lợi ích, tác dụng của thể dục thể thao với mọi giới, mọi người… Tác giả các bài báo này đều là những người hoạt động thể dục thể dục thể thao dưới chế độ cũ, sớm giác ngộ cách mạng và đi đầu xây dựng nền thể dục thể thao mới, viết nên những lời tâm huyết yêu nước, yêu nghề xuất phát từ chính cuộc sống thể thao của mình

Buổi ban đầu xây dựng sự nghiệp thể dục thể thao của chế độ mới, nhiệm vụ xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thể dục thể thao có ý nghĩa rất quan trọng Trên các trang báo, thường xuyên có các mảng thông tin về việc mở các khoá, các lớp đào tạo cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên của Trường Cán bộ Thể dục Việt Nam, của các lớp Thể dục- Quân sự phổ thông điạ phương; về hoạt động của tổ chức thể dục thể thao ở các đơn vị

cơ sở, tỉnh, thành phố Qua báo Việt Nam khoẻ, người ta thống kê có hơn

2.000 học viên từ Cao Bằng đến Thuận Hoá đã được đào tạo ở các khoá, lớp cán bộ thể dục thể thao này trong năm 1946, không kể lớp đào tạo lại các huấn luyện viên cũ của các trường Cao đẳng thể dục Phan Thiết, Đà Lạt

Phản ánh sức sống sôi động của phong trào “Khoẻ vì nước” là hàng loạt

tin, bài về hoạt động thể dục thể thao cơ sở với các đề mục “Tin làng khoẻ”,

Trang 21

“Mỗi tuần một tỉnh”… nói về các địa phương, các ngành, các giới tham gia

thể dục thể thao Các bài tường thuật khá đa dạng về các Hội khoẻ, Ngày Thanh niên vận động, các cuộc đồng diễn thể dục, các giải thi đấu thể thao…

ở Thủ đô và các tỉnh từ Bắc bộ tới Trung bộ, trừ các tỉnh ở Nam Trung bộ và Nam bộ đang kiên cường kháng chiến chông Pháp xâm lước

Với nhiệm vụ phổ thông thể dục, báo Việt Nam khoẻ coi trọng cả hai

mặt truyền bá và cổ động Về truyền bá, nhiều bài báo liên tục giới thiệu những nguyên tắc và phương pháp huấn luyện, tập luyện thể dục, trong đó chú trọng phương pháp tự nhiên đã được thử nghiệm và đúc kết Tuy mỗi tờ báo chỉ có 4 trang (trừ các số đặc biệt tăng lên 8 trang), nhưng Toà soạn đã dành trọn một trang và đăng 10 kỳ liên tiếp giới thiệu một hệ thống 10 bài tập “thể dục phổ thông” có kèm hình vẽ, do Ban Huấn luyện Trường Thể dục - Quân

sự phổ thông Hà Nội biên soạn, để đáp ứng yêu cầu của phong trào Về cổ động, các số báo đều có đăng những khẩu hiệu rung động lòng người, gây ấn tượng mạnh, cùng với hàng loạt ca khúc hùng tráng gồm cả nhạc và lời, được đăng tải để phổ biến nhanh, rộng, như “Thể dục hành khúc ca”, “Nhi đồng thể dục”, “Hành khúc ca của Trường nữ Cán bộ Thể dục Việt Nam”… Nổi bật nhất là bài ca “Khoẻ vì nước” từng vang lên trong các hội khoẻ, trên sân vận động, theo chân các chiến sỹ Nam tiến trên đường hành quân chiến đấu…

Từ khẩu hiệu “Khoẻ vì nước” xuất phát nơi Trường Cán bộ Thể dục Việt Nam, tờ báo đã sớm phát hiện, cổ vũ rầm rộ, tổ chức mở rộng thành một phong trào luyện tập thể dục thể thao sôi nổi Đặc biệt, sau khi báo đăng bản nhạc và lời ca “Khoẻ vì nước” (nhạc: Hùng Lân, lời: Huy Khôi), tiếp đó đưa tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện tại Ngày Thanh niên vận động ở Việt Nam học xá Hà Nội (26-5-1946), nhóm lửa thiêng phát động

Trang 22

phong trào “Khoẻ vì nước”, thì trên mặt báo liên tục phản ánh tin tức, kinh nghiệm hưởng ứng, mở rộng hoạt động thể dục thể thao ở các địa phương…

Cùng với các thể loại chuyên luận, tin thể thao trong nước và quốc tế, các bài hướng dẫn và phổ biến kiến thức tập luyện thể dục và các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội và cứu đuối, trò chơi vận động, báo

Việt Nam khoẻ còn thường xuyên đăng các văn bản sắc lệnh, nghị định, thông tri… về thể dục thể thao của Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ Việt

Nam dân chủ cộng hoà.[37, 43]

Việt Nam khoẻ là tờ báo chuyên đề duy nhất về thể dục thể thao, việc

đăng các văn bản về chỉ đạo hoạt động, về hướng dẫn các quy định tổ chức bộ máy cơ quan thể dục thể thao từ trung ương tới kỳ bộ, tỉnh, huyện, xã, về bổ nhiệm nhân sự cán bộ… trong bối cảnh cụ thể năm 1946, là rất thiết thực và cần thiết để thống nhất nhận thức và hành động trong toàn ngành

Việt Nam khoẻ với số trang và khuôn khổ hạn hẹp của một tờ tuần báo,

vẫn quan tâm tới yêu cầu đa dạng của bạn đọc Tờ báo giữ đều kỳ nhiều chuyên mục như tiểu phẩm, thơ, nhạc, chuyện cổ tích, nụ cười, trong đó có những bài châm biếm, nhắc nhở nhẹ nhàng những nhận thức không đúng, ảnh hưởng của thể dục thể thao chế độ cũ, những lối sống, tác phong không phù hợp với đời sống mới và phong trào “Khoẻ vì nước”

Với một nhóm cán bộ biên tập và trị sự dăm người, Toà soạn Việt Nam khoẻ đã tập hợp được nhiều người thuộc nhiều giới, từ các cán bộ, huấn luyện

viên, danh thủ thể dục thể thao đến các nhà báo, văn nghệ sỹ đóng góp cho nội dung và hình thức trình bày tờ báo Bên cạnh các tác giả những bài chuyên luận là cán bộ lãnh đạo, huấn luyện viên thể dục thể thao như Dương Đức Hiền, Hà Đức Toàn, Nguyễn Văn Cảnh, Trần Văn Quý, hay Vũ Quang Tiệp,

Trang 23

Lê Văn Lãng, Nguyễn Chí Tam , còn có tác phẩm của các nhạc sỹ Lưu Bách Thụ, Xuân Oanh, Hùng Lân với những ca khúc thể dục thể thao đăng trên

Việt Nam khoẻ, góp phần làm phong phú nội dung các ca khúc cách mạng thời

kỳ đầu của chế độ mới Và trong điều kiện ấn loát chưa cho phép làm bản kẽm

để in ảnh hoạt động thể dục thể thao, sự cộng tác của các hoạ sỹ đã làm cho tờ báo thêm phần sinh động với các tranh cổ động của Xuân Oanh, tranh tốc hoạ của Bùi Xuân Phái [37, 52]

Báo Việt Nam khoẻ xuất bản gần 30 kỳ năm 1946 trong hoàn cảnh hết

sức khó khăn, thiếu thốn thời kỳ đầu của chế độ dân chủ cộng hoà và khởi đầu nền thể dục thể thao mới Kinh phí dành cho thể dục thể thao nói chung và cho

tờ báo nói riêng rất hạn hẹp Giấy in báo khan hiếm Nhà in Trịnh Văn Bích ở phố Hàng Tre đảm nhiệm việc ấn loát với mấy cỗ máy in hiệu Minerve cổ lỗ, cọc cạch in từng tờ…

Trong giai đoạn đầu xây dựng sự nghiệp thể dục thể thao cách mạng

của nước ta, qua gần một năm hoạt động, Việt Nam khoẻ thực sự là tờ báo

xung kích tuyên truyền, phổ biến về tư tưởng, quan điểm, chính sách chỉ đạo

tổ chức và phong trào thể dục thể thao của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Việt Nam khoẻ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử là người mở đường cho báo chí thể thao cách mạng trong chế độ mới, tiền thân của Báo Thể thao Việt Nam hiện nay Từ số báo đầu tiên ra ngày 30-3-1946, đến số cuối cùng

ngày 28-9-1946, khi Hà Nội và cả nước bước vào cuộc kháng chiến anh dũng

chống thực dân Pháp xâm lược, báo Việt Nam khoẻ đã để lại những trang biên

niên sử, những tư liệu quý giá, phản ánh chân thật sự chỉ đạo và thực tiễn hoạt động của nhân dân ta trong những tháng năm hào hùng xây đắp nền độc lập

Trang 24

của đất nước và mở đầu sự nghiệp thể dục thể thao thực sự của dân, do dân, vì dân

Bên cạnh báo Việt Nam khoẻ, cơ quan Thể dục thể thao Trung ương thời kỳ này còn xuất bản cuốn đặc san “Khoẻ vì nước”, ấn hành vào cuối năm

1946 Cuốn đặc san dầy 62 trang này đã tổng hợp và giới thiệu các chủ trương chỉ đạo, kế hoạch và nội dung hoạt động cùng những công việc chính mà ngành thể dục thể thao đã đề ra và thực hiện trong vòng 10 tháng, từ 30-1 đến 10-11-1946.[37, 98]

1.1.3 Báo chí thể thao Việt Nam sau 1954

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết trên miền Bắc vừa giải phóng, chính quyền nhân dân các cấp được xây dựng và củng cố Nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá- xã hội đòi hỏi phải thiết lập tổ chức bộ máy của các ngành để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và xây dựng chế độ mới Công tác thể dục thể thao nhằm góp phần phục hồi và tăng cường sức khoẻ của nhân dân sau 9 năm kháng chiến trở nên hết sức cần thiết

Ngay sau khi Ban Thể dục Thể thao Tung ương được thành lập, lãnh đạo Ban đã xúc tiến việc chuẩn bị xuất bản một tờ báo là cơ quan ngôn luận của ngành, kịp thời phục vụ sự chỉ đạo các hoạt động thể dục thể thao Tên

của tờ báo là tên gọi đầy đủ của ngành: Báo Thể dục thể thao Số 1 ra ngày

16-6-1957 Đây là tờ báo chuyên đề đầu tiên về thể dục thể thao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau ngày giải phóng miền Bắc Bộ phận biên tập có ba cán bộ gồm: Trần Văn Quý, một cựu tiền vệ nổi tiếng của đội “Ánh Chớp” (E‟clair), thời tiền chiến từng là nhà báo chuyên viết về thể thao từ những năm

30, chủ bút tờ tin mới thể thao thời kỳ 1940-1941; Phan Ngọc, cựu cầu thủ,

Trang 25

cán bộ miền Nam tập kết và Lê Bách, nguyên phóng viên của báo Quân đội nhân dân chuyển ngành

Từ số báo đầu tiên, ngoài vấn đề trung tâm là thể dục và rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn, còn có các chuyên mục thể thao quốc phòng và thể thao quốc tế Những hoạt động quốc tế như các giải đấu tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài đều được phản ánh Các đội bóng của Việt Nam gặp đội tuyển PhnomPênh (Campuchia) nhân dịp khánh thành sân Hàng Đẫy, 3 trận đấu của Công an Triều Tiên tại Hà Nội và Hải Phòng, rồi đội Thanh niên Bắc Kinh sang Việt Nam… đã được báo giới thiệu và bình luận

Đầu tháng 4-1960, Hội nghị cán bộ thể dục thể thao toàn miền Bắc lần thứ ba họp tại Hà Nội Nội dung của Hội nghị là kiểm điểm, đánh giá những thành tựu phong trào năm 1959, từ đó lấy năm 1960 làm đà tiến vào kế hoạch

5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

Trong không khí hào hứng của Hội nghị, mọi người vô cùng phấn khởi nhận được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bức thư do tự tay Bác viết, có nội dung như sau:

Gửi Hội nghị cán bộ Thể dục thể thao toàn miền Bắc

Muốn lao động, sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khoẻ Muốn giữ sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp Cán bộ thể dục thể thao thì phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ

và hăng hái công tác Vì đó cũng là một công tác trong những công tác cách mạng khác

Thân ái chúc Hội nghị thành công tốt đẹp

31-3-1960

Trang 26

Bác Hồ

Thời kỳ 1961-1965, hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực thể dục thể thao khá sôi nổi Bám sát thời sự các đoàn thể thao nước ngoài sang thăm và thi đấu hữu nghị tại Việt Nam, báo dành nhiều tin, bài viết về giải bóng chuyền 4 nước Việt- Trung- Triều – Mông, về hoạt động của các đoàn bóng đá, bóng rổ Bát Nhất, bóng bàn Thanh niên (Trung Quốc), các đội bóng đá Rumani, Mônđôva, CHDC Đức… tại Việt Nam.[37, 145]

Báo Thể dục thể thao cũng dành những trang báo, có trường hợp phần

lớn số báo, để phản ánh các đoàn thể thao Việt Nam ra nước ngoài Chuyến đi thăm và thi đấu hữu nghị của Đoàn Thể thao Việt Nam ở Campuchia với ba môn (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn) năm 1962, có đặc phái viên của Báo Thể dục thể thao đi cùng và phản ánh liên tục trong nhiều số báo

Cuối năm 1963, đầu năm 1964, một hoạt động thể thao đặc biệt nổi bật

được đề cập dài kỳ, là Đại hội thể thao Các lực lượng mới trỗi dậy

(GANEFO) Cuộc đấu tranh chống các thế lực đế quốc và phản động lũng đoạn Uỷ hội thế vận quốc tế (tức Uỷ ban Olympic quốc tế- IOC) bắt đầu từ tháng 2-1963, khi tổ chức này phân biệt đối xử với Indonesia Tháng 4-1963,

một hội nghị trù bị họp tại Jarkata tuyên bố tổ chức thể thao Các lực lượng mới trỗi dậy được thành lập với tinh thần chống đế quốc, thực dân, đoàn kết

nhân dân các nước Á- Phi- Mỹ latinh Khẩu hiệu của GANEFO: “Chỉ tiến không lùi”

Hội nghị quyết định tổ chức Đại hội GANEFO lần thứ nhất vào tháng 11-1963 tại Jarkata, thủ đô Indonesia

Đại hội thể thao Các lực lượng mới trỗi dậy khai mạc trọng thể tại sân

vận động BungCácnô ngày 10-11-1963 với gần 3.000 vận động viên của 48

Trang 27

nước Á-Phi-Mỹ latinh và châu Âu tham dự, trong đó có đoàn thể thao của

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Đặc phái viên của báo Thể dục thể thao

Nguyễn Thế Hào với bút danh Nguyễn Nguyên đi cùng đoàn, đã viết và tổ chức viết về hoạt động của đoàn, các trận thi đấu của các đội, các vận động viên nước ta ở nhiều môn thể thao Những bài đăng nhiều kỳ cuối năm 1963

và đầu năm 1964 đã thể hiện sinh động tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước tham dự GANEFO theo tinh thần cao cả của Hội nghị Á- Phi

Đại hội GANEFO châu Á lần thứ nhất sau đó tại Campuchia năm 1966, Việt Nam có huy chương vàng về điền kinh, bơi lội, bắn súng… các vận động viên Việt Nam vinh dự được Bác Hồ kính yêu tiếp, thăm hỏi dặn dò, được chụp ảnh chung với Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là một trong những

sự kiện thể thao nổi bật nhất thời kỳ này

Kể từ khi đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), nhiều tờ báo thể thao khác trên khắp đất nước ta đã ra đời Đầu tiên là những bản tin của Thông tấn xã Việt Nam đưa tin nhanh về các sự kiện thể thao lớn như Giải vô địch thế giới World Cup Espana 1982 tổ chức tại Tây Ban Nha Từ năm 1986 đến 1996 đã có thêm một

số tờ báo của các sở Thể dục thể thao trên cả nước được hình thành và phát

triển như tờ Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh của Sở TDTT TPHCM; Văn hoá – Thể thao của Sở TDTT Hà Nội (nay đổi tên thành Báo Thể thao Ngày Nay) Tờ Thể thao Sài gòn Giải phóng - chuyên san về thể thao của Báo Sài gòn Giải phóng; Thể thao Văn hoá của Thông tấn xã Việt Nam; Chuyên đề Thể thao hàng ngày của Báo Thể thao Việt Nam và gần đây là Thể thao 24h của Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC; Thanh niên Thể thao của Báo Thanh niên; Tạp chí Thể thao của Tổng cục Thể dục thể thao; Tạp chí

Trang 28

Bóng đá 442 của Báo Thể thao Việt Nam; Tạp chí Bóng đá Tổng lực của Nhà

xuất bản TDTT…

1.2.Diện mạo hệ thống báo chí thể thao Việt Nam hiện nay

1.2.1.Những bước tiến vượt bậc

Trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hoá truyền thông đại chúng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định nắm lấy quyền lãnh đạo báo chí, truyền thông đại chúng Đó là một nguyên tắc hàng đầu, một điều kiện quyết định để đảm bảo hiệu quả và sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại

chúng Chỉ thị 22/CT/TW ngày 17/10/1999 của Bộ Chính trị có nêu rõ: „Báo chí xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của

tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân” [2]

Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng về cả số lượng và chất lượng để thông qua đó, tạo nên một lực lượng vững chắc trên mặt trận văn hoá tư tưởng, đối lại với các tư tưởng chống phá cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN do các thế lực thù địch bên ngoài phát động

Cùng với ý thức về chủ quyền quốc gia, ý thức về nguy cơ tụt hậu cũng được các quốc gia chú ý Con đường tránh nguy cơ tụt hậu tốt nhất là tìm đường hội nhập, hoà nhập nhanh nhất vào tiến trình phát triển chung của nhân loại Và truyền thông đại chúng, với các tính chất ưu việt của nó sẽ giúp ích rất lớn cho mỗi quốc gia trên con đường hội nhập Nhưng với thực tế phát triển không đều như hiện nay, mỗi quốc gia phải có một con đường tối ưu cho dân tộc mình để có thể hoà nhập nhanh vào cộng đồng thế giới mà không bị thua thiệt

Trang 29

Như đã nói ở trên, mặc dù không nằm trong Hiệp hội báo chí thể thao quốc tế nhưng nền báo chí thể thao của Việt Nam không tách riêng, phát triển

độc lập mà cố gắng hoà nhập và học hỏi kinh nghiệm từ các tờ báo nước ngoài, từ các chuyên gia đang sống và làm việc ở Việt Nam

Trong sự phát triển của thể thao, báo chí đóng một vai trò rất quan trọng Báo chí là cầu nối giữa thể thao với công chúng, báo chí làm tăng tính quảng bá của các sự kiện thể thao, kéo gần công chúng đến với thể thao đỉnh cao

Trước hết, báo chí thể thao có khả năng tuyên truyền, cổ vũ cho đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng về phong trào thể dục thể thao, đồng thời phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân xung quanh những vấn đề thể thao nước nhà Với đặc tính nhanh nhạy, thông tin có lựa chọn, lôi cuốn được đông đảo độc giả, báo chí thể thao có khả năng chuyển tải kịp thời và toàn diện những sự kiện thể thao nổi bật cả trong nước và quốc tế Không những vậy, báo chí thể thao còn là diễn đàn cho những người hâm mộ nói lên suy nghĩ của mình

Trong đời sống thể thao hàng ngày ngày, hàng giờ luôn diễn ra sôi động, báo chí thể thao thực sự là cầu nối giữa người hâm mộ với những người lãnh đạo ngành thể thao, các vận động viên Bên cạnh đó, báo chí thể thao còn

có khả năng nêu được các điển hình tiên tiến, cổ vũ cho mọi tìm tòi sáng tạo, khuyến khích các nhân tố tích cực

Trước đây khi thể thao đỉnh cao chưa phát triển mạnh ở nước ta thì đề tài thể thao quần chúng, thể thao phong trào được đề cập đến rất nhiều Hiện nay mảng đề tài này vẫn được công chúng đón đọc, tuy nhiên với xu hướng hội nhập, nâng cao trình độ tập luyện và thi đấu thì nhu cầu được thông tin về

Trang 30

thành tích của các vận động viên, các tuyển thủ quốc gia được đặc biệt chú trọng, nhất là tại các kỳ đại hội thể thao toàn quốc, các giải vô địch quốc gia, các kỳ SEA Games, AFF Cup hay Asiad và Olympic

Hiện nay, mỗi tờ báo khai thác đưa tin thể thao theo cách riêng của mình Một tờ báo hay nhờ có chuyên trang thể thao thường xuyên và tạo cho

bài báo có một phong cách riêng Chẳng hạn như tờ Thể thao hàng ngày của Báo Thể thao Việt Nam có cách trình bày rất giống với báo chí Pháp do được

một chuyên gia về thiết kế của Pháp hướng dẫn Cách đưa tin bài thường ngắn gọn, thông tin nhiều, ít bình luận nhưng mới, rất nhanh nhạy cho cả phần thể

thao trong nước và quốc tế Tờ Thể thao TP Hồ Chí Minh thường đưa khá sâu

về chuyên môn như phân tích rất kỹ về chiến thuật, kỹ thuật Những bài viết như vậy có vẻ thích hợp với các huấn luyện viên, vận động viên nhiều hơn Tờ

Thể thao ngày nay thì ưa màu mè, giật gân với những tít gây sốc, có những

độc giả riêng

Tính từ khi tờ Thể dục thể thao, tiền thân của Báo Thể thao Việt Nam

ra đời năm 1957, cho đến nay, báo chí Thể thao Việt Nam đã có trên 20 tờ báo

và tạp chí thể thao Có thể kể ra một số tờ tiêu biểu: Báo Thể thao Việt Nam (Tổng cục thể dục thể thao); Thể thao ngày nay (Sở TDTT Hà Nội); Thể thao

TP Hồ Chí Minh (Sở TDTT TPHCM); Thể thao Sài gòn giải phóng (Báo Sài gòn giải phóng); Thể thao và Văn hoá (Thông tấn xã Việt Nam); Thể thao 24h (VTC); Thanh niên thể thao (Báo Thanh niên); Thể thao và cuộc sống (Bình Dương); Bóng đá (Liên đoàn bóng đá Việt Nam); Bóng đá 442 (Chuyên san của báo Thể thao Việt Nam); Bóng đá tổng lực (Nhà xuất bản TDTT); Thế giới bóng đá (Chuyên san báo Bóng đá); Siêu sao quần vợt Bóng đá (Nhà xuất bản

TDTT)…

Trang 31

Chưa bao giờ khối lượng thông tin về thể thao và bóng đá lại lớn như hiện nay Không kể các báo không chuyên, trung bình trong một tuần, các tờ báo thể thao cung cấp cho bạn đọc gần 200 trang về tất cả các lĩnh vực thể thao (trong đó, bóng đá chiếm đa số) Hàng chục vạn ấn phẩm thể thao phục

vụ hàng triệu độc giả trong và ngoài nước, chưa kể thời lượng phát về thể thao của các đài phát thanh, truyền hình trong cả nước ngày càng có xu hướng tăng lên Đài truyền hình kỹ thuật số VTC có nguyên một kênh VTC 3 về thể thao

và rất nhiều bản tin thời sự thể thao trong ngày Đài truyền hình Việt Nam ngoài các bản tin thể thao và các chương trình thể thao phát nhiều lần trong ngày, còn có một kênh riêng về thể thao trên hệ thống truyền hình Cáp

Có được những điều này là nhờ vào hoạt động không biết mệt mỏi của hơn 200 phóng viên thể thao trong cả nước Nhờ họ mà giờ đây, thông tin thể thao đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội hiện đại ở nước ta hiện nay

Đội ngũ phóng viên thể thao ở các báo chuyên ngành hầu hết tốt nghiệp đại học thể dục thể thao hoặc đại học báo chí và ngoại ngữ Trong số hơn 200 phóng viên thể thao trong toàn quốc, không ít trong số đó là phóng viên nữ Năng suất và khả năng làm việc của phái yếu trong đời sống thể thao sôi động không hề yếu Thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều sự kiện phóng viên nữ khai thác tin tức còn nhanh nhạy hơn cả các đồng nghiệp nam giới Có những phóng viên tuy đảm trách các chuyên mục kinh tế, xã hội nhưng đồng thời cũng là những cây bút viết thể thao đáng nể

Nói đến nghề báo thể thao là nói đến thuật ngữ “phóng viên thể thao” Trong hình dung của nhiều người, phóng viên thể thao phải là những người đến tất cả các sân vận động, các giải thi đấu thể thao với chiếc máy ảnh, chiếc

Trang 32

máy ghi âm, áo gilê, quần túi hộp và một khối lượng kiến thức kha khá về lĩnh vực này Điều này đúng nhưng chỉ là một trong vô số những hình ảnh về người phóng viên thể thao

Phóng viên thể thao có nhiều lĩnh vực để hoạt động: bóng đá trong nước, thể thao đỉnh cao, bóng đá quốc tế, thể thao quốc tế Do đó, tất nhiên, trong một toà soạn, công việc phải được phân công rõ ràng 4-5 người được phân công một mảng và chỉ viết về mảng đó mà thôi

Nhiều năm qua, trong nền báo chí Việt Nam có hẳn một mảng của những người làm báo thể thao Người này ra đi thì người khác tiếp bước Họ không chỉ đơn thuần làm công việc tuyên truyền, phản ánh mà chính bản thân

họ đã, đang và sẽ là một phần không thể thiếu của nền thể thao Việt Nam

Làm báo là một công việc khó khăn, cực nhọc Làm báo thể thao lại càng khó khăn cực nhọc gấp nhiều lần, bởi vì nó có những đặc thù mà chỉ riêng lĩnh vực này mới có Nhưng nó lại có những thuận lợi riêng của nó Sự kiện thể thao ngày nào cũng có người đọc lúc nào cũng ngấu nghiến tin bài thể thao

Tuy vất vả như vậy nhưng nghề phóng viên thể thao vẫn luôn thu hút các bạn trẻ đến với nghề này Trong sự nghiệp phóng viên, nếu một lần được

có mặt tại một trong hai sự kiện thể thao lớn nhất thế giới là World Cup và Olympic thì những mệt mỏi và vất vả sẽ được thay thế bằng niềm hạnh phúc

vô bờ bến Chắc chắn rằng tay nghề của họ sẽ được nâng lên rất nhiều qua những tháng ngày tác nghiệp trên đấu trường thể thao vô cùng hấp dẫn này

Ở Việt Nam hiện nay, mảng thông tin về thể thao đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đông đảo người dân Các tờ báo không chuyên về thể thao đều dành một số lượng trang mục nhất định cho mảng

Trang 33

thông tin thể thao Nhờ những mảng thông tin này mà tờ báo trở nên sinh động hơn, thu hút được đông đảo bạn đọc hơn

Trong các kỳ Olympic và World Cup gần đây, báo chí Việt Nam vào cuộc rất mạnh mẽ Các đài truyền hình đều đua tranh để có được bản quyền truyền hình và họ cử đội ngũ phóng viên đông đảo đưa tin; các chương trình bình luận trực tiếp, các bản tin nóng diễn ra nhiều lần trong ngày

Các tờ báo in đều phát hành thêm các ấn phẩm phụ như tin nhanh World Cup, cẩm nang, sổ tay, lịch thi đấu…

Hầu hết các tờ báo kinh tế, chính trị, xã hội đều có các trang bài, chuyên mục về thể thao Lâu nay, người ta thường quan niệm báo chí thể thao chỉ viết về thể thao Đó là một quan niệm dễ hiểu nhưng vẫn chưa đầy đủ Báo chí thể thao là một phần của báo chí nói chung, chứa đựng trong đó nhiều mặt của thông tin, trong đó thông tin vể thể thao là chủ đạo Báo chí thể thao không nên và không thể chỉ đơn thuần thông tin về thể thao Báo thể thao có đặc điểm nghề nghiệp riêng, có nhiều tiềm năng mà chúng ta cần tìm hiểu và nắm bắt

Đối tượng độc giả của báo thể thao khá đặc biệt, phần lớn là công chúng hâm mộ thể thao Báo thể thao có thể sử dụng tốt nhất lợi thế thông tin của mình để thu hút ngày càng nhiều độc giả Vì vậy, những người làm báo thể thao phải đa dạng hoá thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, hiểu được độc giả cần những gì ở họ

Báo chí thể thao chủ yếu thông tin về các hoạt động, các sự kiện thể thao trong và ngoài nước Đó là đặc trưng, đồng thời là chức năng, nhiệm vụ của báo thể thao trong bất kỳ giai đoạn nào.Các thông tin luôn luôn phải được cập nhật nhanh nhạy, phổ cập và đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh

Trang 34

Trước đây chúng ta thường khai thác các thông tin thi đấu quốc tế qua báo chí nước ngoài, nay có hệ thống internet toàn cầu, các kênh truyền hình quốc tế khiến thông tin đa dạng và hết sức nhanh nhạy Những năm gần đây, chúng ta đã hội nhập với quốc tế và việc các phóng viên Việt Nam đến được với các giải đấu quốc tế đưa tin, bình luận về các sự kiện sôi động trên thế giới cũng không còn là điều mới mẻ

Khi thể thao nói chung và bóng đá nói riêng trở thành mảng đề tài sôi động và hấp dẫn của báo chí thì tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh lành mạnh nhưng quyết liệt giữa các báo, đòi hỏi mỗi báo phải tìm được những phong cách thể hiện riêng, có những thông tin có chất lượng và bài viết có phong cách độc đáo

Một sự kiện thể thao được đưa tin trên các trang báo thể thao được hàng triệu người ở các khu vực địa lý khác nhau tiếp nhận Báo chí thể thao cũng như báo viết nói chung là sự kết hợp giữa ngôn ngữ của quá trình thông tin và quá trình tiếp nhận Đây là cầu nối giữa phóng viên với độc giả

1.2.2 Nền tảng văn hoá của phóng viên thể thao quốc tế trong môi

trường truyền thông đầu thế kỷ 21

-Niềm đam mê nghề nghiệp

Cũng như các phóng viên của các lĩnh vực khác trong xã hội, phóng viên thể thao cũng phải có đầy đủ phẩm chất, năng lực, tư chất của một nhà báo Trước hết, họ phải có “Mắt sáng – Lòng trong – Bút sắc” [32, 5] Ngoài

ra, làm báo thể thao đòi hỏi người phóng viên phải biết yêu thể thao, hiểu thể thao và biết làm cho công chúng khi đọc các bài báo của mình họ cảm thấy như đang được tận mắt chứng kiến sự kiện thể thao sôi động Đối với người

Trang 35

phóng viên thể thao, niềm đam mê, tình yêu nghề chính là yêu cầu đầu tiên

Nó là thứ bổ sung rất tốt cho chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp

-Lập trường chính trị vững vàng

Một phóng viên thể thao quốc tế khi hoạt động ở nước ngoài phải không ngừng trau dồi nghiệp vụ và bồi dưỡng đạo đức, lập trường chính trị Trau dồi nghiệp vụ là điều tất yếu mà không nhà báo nào được phép lơi là, kể cả những nhà báo phụ trách mảng trong nước lẫn nhà báo làm mảng quốc tế Nhưng với các nhà báo quốc tế, yêu cầu quan trọng hơn cả là việc tu dưỡng đạo đức làm nghề và bản lĩnh chính trị Bởi, là một người làm báo quốc tế chuyên nghiệp, người phóng viên sẽ rất dễ dàng tiếp nhận được nhiều loại thông tin với nhiều chiều hướng nhìn nhận, nhiều quan điểm đánh giá khác nhau

Câu hỏi đặt ra là anh ta sẽ ở đâu? Sẽ đứng về phía nào? Quan điểm nào

là sai, quan điểm nào là đúng, quan điểm nào tiêu cực, quan điểm nào tiến bộ…? Câu trả lời sẽ rất rõ ràng đối với những nhà báo vững vàng về quan điểm, đường lối, lập trường chính trị Do đó, việc tôi luyện bản lĩnh chính trị sao cho vững vàng là rất quan trọng, không thể lơi là

Để có thể đảm đương được trọng trách đó, những người làm báo và tham gia lĩnh vực báo chí nếu chỉ có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp thì vẫn chưa đủ Họ còn phải là những người có trình độ văn hoá, trình độ nghiệp vụ thành thạo để nắm bắt được công nghệ làm báo hiện đại Ngoài ra, còn phải có sự năng động, linh hoạt và say mê thâm nhập cuộc sống để phản ánh những điển hình và nhân tố mới Đồng thời, họ còn phải có tinh thần dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống lại cái xấu, cái ác vì lợi ích của nhân dân

[6, 29]

Trang 36

- Giỏi ngoại ngữ

Phóng viên thể thao quốc tế trước hết phải là người giỏi ngoại ngữ Thông thường các phóng viên thuộc bộ phận thông tin quốc tế phải là những người thông thạo ít nhất một ngoại ngữ Người giỏi có thể biết 2 đến 3 ngoại ngữ Khả năng hiểu biết tốt ngoại ngữ rất có lợi cho phóng viên bởi khi ra nước ngoài tác nghiệp có thể trao đổi nghiệp vụ với các phóng viên nước ngoài và tác nghiệp một cách dễ dàng

Trước đây, khi Việt Nam chưa hội nhập với quốc tế, những giải đấu như SEA Games, Á vận hội, World Cup, Olympic … chỉ được thông tin đến bạn đọc nhờ những biên dịch viên với vốn ngoại ngữ khá Nhưng các phóng viên khi trực tiếp tác nghiệp ở nước ngoài phải khai thác những thông tin mà các phóng viên ở nhà không thể có được Những vấn đề họ đưa ra chính là những thông tin đắt giá, vì họ là một trong số rất ít người được chứng kiến sự kiện một cách trực tiếp

- Năng động, nhạy bén trong khai thác thông tin

Người phóng viên quốc tế cũng phải hết sức nhạy cảm với nhu cầu, thị hiếu của công chúng Nhạy cảm để nắm bắt được xem công chúng cần biết về điều gì, quan tâm tới lĩnh vực gì… từ đó có các hướng đầu tư cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của họ Tuy nhiên, nhạy cảm với nhu cầu của công chúng không

có nghĩa là chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng Nhà báo phải luôn là những người chủ động trong việc sẽ cho công chúng thưởng thức những gì, tất nhiên không phải theo một cách áp đặt cực đoan mà phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của họ

- Sử dụng thành thạo những thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

Trang 37

Phóng viên thể thao hiện nay cần phải có khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị nghiệp vụ như máy tính cá nhân, máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh cơ, phim, pin dự trữ đủ để dùng trong thời gian công tác dài ngày hàng tháng trời Khi tác nghiệp ở nước ngoài, phải di chuyển rất nhiều từ địa điểm thi đấu này tới địa điểm thi đấu khác, từ thành phố này đến thành phố khác có khi chỉ trong một ngày Vì vậy việc các phóng viên chuẩn bị cho mình những vật dụng tối thiểu, gọn nhẹ sử dụng trong ngày là điều rất cần thiết Trước khi xuất phát, các phóng viên phải kiểm tra kỹ những trang thiết bị bảo đảm cho việc tác nghiệp của mình Điều đầu tiên không thể quên là tấm thẻ hành nghề lúc nào cũng phải đeo trên cổ, tránh rơi mất hay thất lại xin cấp lại rất khó Không có tấm thẻ này cũng giống như chúng ta đi đến nhà hát mà không có vé vào cửa

- Có tinh thần học hỏi đồng nghiệp

Phóng viên tác nghiệp trong các sự kiện thể thao quốc tế cần có sự giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các báo bạn Việc trao đổi nghiệp vụ giữa các thành viên trong tổ phóng viên cũng hết sức quan trọng Quá trình trao đổi, hợp tác lao động sẽ khiến cho họ có tiếng nói chung với nhau, ý tưởng sáng tạo được sản xuất ra nhiều hơn và hiệu quả lao động vì thế cũng tăng lên gấp bội Trong trường hợp đi công tác một người hoặc ít người có thể trao đổi, học hỏi từ phóng viên của các nước bạn

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Quá trình giao lưu văn hoá Đông- Tây ở Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã dẫn tới việc hình thành và phát triển các môn thể thao ở Việt Nam cũng như báo chí thể thao Việt Nam Dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa (sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), hệ thống báo chí thể thao đã không ngừng lớn mạnh và đã có những đóng góp to lớn trong việc góp phần truyền bá thể thao tạo dựng một nền văn hoá, thể thao mới trên đất nước Việt Nam

Thông qua các sự kiện thể thao quốc tế, phóng viên thể thao Việt Nam không ngừng học hỏi những kinh nghiệm quý báu trong tác nghiệp, tiếp thu những nét hay nét đẹp của văn hoá phương Tây và sự lớn mạnh của nền thể thao các nước này, truyền tải cho bạn đọc những thông tin nhanh nhạy nhất về thể thao, cuộc sống, con người và những nét văn hoá độc đáo của các nền văn hóa trên thế giới

Thể thao ngày nay đã phát triển đến mức vượt qua mọi biên giới, trở thành một trường học của hoà bình và hoà hợp Thể thao có thể phục vụ một cách đắc lực cho những chính sách ngoại giao và ngược lại, ngoại giao cũng

có thể hỗ trợ hữu hiệu cho thể thao Tất cả đều hướng tới một thế giới tốt đẹp, hoà bình và hữu nghị hơn nữa

Những năm vừa qua, báo chí nước đã góp phần quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền, góp phần nâng cao dân trí, đấu tranh chống lại những ảnh hưởng văn hoá, chính trị độc hại từ bên ngoài, xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Tuy nhiên, việc ngày càng nâng cao hiệu lực của báo chí trên mặt trận thông tin tuyên truyền và đấu tranh tư tưởng

Trang 39

vẫn đang là một yêu cầu quan trọng đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam [7, 219]

Những người làm báo thể thao Việt Nam phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị vững vàng để phù hợp với xu hướng báo chí của thời đại mới Đồng thời phải có được nguồn thông tin đa dạng và phong phú nhất Quá trình khai thác, khám phá những nét văn hoá độc đáo của các quốc gia tham dự các sự kiện thể thao quốc tế là một quá trình lao động công phu nghiêm túc, đòi hỏi sự sáng tạo

Những đóng góp của phóng viên thể thao Việt Nam trong việc truyền tải cho bạn đọc những thông tin thể thao, văn hoá sẽ được xem xét cụ thể qua quá trình tác nghiệp và những tác phẩm của một số phóng viên tiêu biểu tại những sự kiện thể thao có quy mô toàn cầu là Thế vận hội Olympic và Giải vô địch bóng đá thế giới Đây là hai sự kiện thể thao quốc tế đỉnh cao mà bất cứ phóng viên thể thao nào cũng mơ ước được có mặt

Đó là những nội dung trong chương 2 của luận văn này

Trang 40

Chương 2

ỨNG XỬ VĂN HÓA QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA PHÓNG VIÊN THỂ THAO VIỆT NAM TẠI WORLD CUP VÀ OLYMPIC

2.1 World Cup và Olympic với môi trường truyền thông toàn cầu

2.1.1.World Cup - Ngày hội bóng đá của cả hành tinh

Nói đến lịch sử World Cup là nói đến cuộc đụng đầu châu Âu- Nam Mỹ với sự cân bằng về mặt thành tích Trải qua 18 lần tổ chức, hai khu vực phát triển nhất của bóng đá thế giới đều không để cho các khu vực còn lại mon men đến gần được Cúp vàng

Lẽ ra, giải vô địch thế giới đầu tiên đã diễn ra trên đất châu Âu khi Thuỵ Điển được chọn là nước đăng cai Đến bây giờ, người Thuỵ Điển vẫn còn tiếc nuối khi đã phản đối sự ra đời của World Cup, đồng thời từ chối cơ hội trở thành chủ nhà của kỳ World Cup đầu tiên Các đội bóng từ lục địa già cũng chẳng mặn mà với giải vì ngại di chuyển hàng tuần bằng tàu biển sang Nam Mỹ Cuối cùng, tại World Cup đầu tiên, trong 13 đội bóng tham dự, chỉ

có 4 đại diện châu Âu.[38, 5]

Trong khi đó, Uruguay đã làm hết sức mình để đem lại thành công cho giải Người dân tự nguyện đài thọ các khoản chi phí cho các đội tham dự, đồng thời xây dựng sân Centenario có sức chứa 90 vạn người tại Thủ đô Montevideo Và họ đã có một món quà giá trị nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày đất nước này tuyên bố độc lập Đó là Cúp vô địch thế giới lần đầu tiên trong lịch sử giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh sau khi họ thắng đội tuyển Argentina ở trận chung kết với tỷ số 4-2 Chức vô địch thế giới lần đầu tiên này mở ra một

Ngày đăng: 19/12/2015, 07:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn An (1995), Thế vận hội Olympic, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế vận hội Olympic
Tác giả: Văn An
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
Năm: 1995
2. Bộ Chính trị (1999), Chỉ thị 22/CT/TW ngày 17/10/1999 về báo chí, xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 22/CT/TW
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1999
3. Hồng Chương (1985), 120 năm báo chí Việt Nam, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 120 năm báo chí Việt Nam
Tác giả: Hồng Chương
Nhà XB: NXB Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 1985
4. Vũ Thị Kim Dung, Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo tư tưởng triết học Mác –Lê-nin, Tạp chí Triết học, 2/1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo tư tưởng triết học Mác –Lê-nin", Tạp chí "Triết học
5. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của báo chí hiện đại
Tác giả: Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2007
6. Đức Dũng (2006), Các thể ký báo chí (tái bản lần thứ tư),NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể ký báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2006
7. Đức Dũng: Viết báo như thế nào? NXB văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin
8. Đức Dũng: Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo tác phẩm báo chí
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin
9. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí, tập hai, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm báo chí, tập hai
Tác giả: Nguyễn Văn Dững chủ biên
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006
10. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2000
11. Hà Minh Đức (1993), Các thể ký văn học, Lý luận văn học,NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể ký văn học, Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1993
12. Philippe Gaillard (2003),Nghề làm báo, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề làm báo
Tác giả: Philippe Gaillard
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2003
13. Đỗ Xuân Hà (2000), Báo chí với thông tin quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí với thông tin quốc tế
Tác giả: Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
14. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ Báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ Báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
15. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí thông tấn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
16. Đinh Văn Hường (2006), Tổ chức và hoạt động của toà soạn. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động của toà soạn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2006
17. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử báo chí Việt Nam
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
18. Đoàn Hương (2003), Văn hóa và báo chí. Tập bài giảng, Khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và báo chí
Tác giả: Đoàn Hương
Năm: 2003
19. Lois Hervoues (1999), Viết cho độc giả, Hội nhà báo Việt Nam xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết cho độc giả
Tác giả: Lois Hervoues
Năm: 1999
20. Nguyễn Quang Hoà (2002),Phóng viên và toà soạn, NXBVăn hoá- Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng viên và toà soạn
Tác giả: Nguyễn Quang Hoà
Nhà XB: NXBVăn hoá- Thông tin
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w