Việc một phóng viên tiếp cận, trò chuyện, phỏng vấn được với những nhân vật nổi tiếng trong làng thể thao có một ý nghĩa rất quan trọng. Người
phóng viên là cầu nối giữa bạn đọc và những người hâm mộ với thần tượng của họ. Người phóng viên tiếp cận được với những nhân vật nổi tiếng không chỉ để thoả mãn cái tôi của họ mà để gián tiếp nâng uy tín của tờ báo lên với bạn đọc cả nước. Nó giúp cho bạn đọc có được những thông tin độc đáo mà chỉ tờ Báo có phóng viên trực tiếp theo dõi sự kiện mới có được. Những câu hỏi được đặt ra cho các nhân vật thể thao nổi tiếng được chính phóng viên Việt Nam thực hiện chíư không phải là một bài dịch của các phóng viên nước ngoài.
Mục đích của bài phỏng vấn là nhằm làm sáng tỏ về con người, sự kiện, sự việc, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh, ý kiến, động cơ… nào đó mà công chúng đang quan tâm. Một tác phẩm phỏng vấn thành công phải đem lại câu trả lời thoả mãn được nhu cầu thông tin của công chúng. Trên tinh thần đó, người thực hiện bài phỏng vấn cũng phải hiểu biết về vấn đề mình đang hỏi. Chỉ có trên cơ sở của sự hiểu biết thì mới có những câu hỏi đúng, hay để khai thác thông tin có chiều sâu, xác thực và hấp dẫn hơn…
Nhiều người nói rằng phỏng vấn - đó là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì không chịu nổi sự hạn chế của các quy tắc và các chỉ dẫn. Công việc phỏng vấn yêu cầu phóng viên phải nắm được những kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Khi đã nắm chắc phương pháp, người phỏng vấn có thể đặt ra câu hỏi mà những câu trả lời sẽ là những bất ngờ, có nội dung tốt.
Việc đầu tiên người phóng viên phải tự mình quyết định là sẽ làm gì ở cuộc phỏng vấn và với mục tiêu gì? Điều đó có nghĩa là người phóng viên phải sắp xếp, ghi chép lại những câu hỏi từ trước. Những câu hỏi đã suy nghĩ kỹ, ngắn gọn, chính sác và đơn giản là những câu hỏi tốt.
Đội khi, sự tò mò hiếu kỳ của người phóng viên với câu hỏi tự vấn: liệu những cái này có gây hứng thú cho độc giả hay không lại là điểm xuất phát tuyệt vời khi xây dựng các câu hỏi. Trước hết yêu cầu đặt ra đối với phóng viên khi đặt câu hỏi là phải có sự am hiểu tường tận về đề tài. Sự hiểu biết về bối cảnh sẽ xảy ra với cuộc phỏng vấn cũng là một yêu cầu rất quan trọng. Câu hỏi phỏng vấn phải sinh động, bất ngờ, mới lạ, có sức gợi mở và phù hợp với mức độ hiểu biết của người trả lời. Ngôn ngữ câu hỏi phải phù hợp với người trả lời và mỗi câu hỏi chỉ nên chứa đựng một ý.
Người hỏi phải lôi kéo đối tượng đi vào ngay vấn đề chính. Câu hỏi phải hết sức rõ ràng, nhất là trong các trường hợp có dùng thuật ngữ. Câu hỏi phải khéo léo tác động vào trí tưởng tượng, khơi mạch suy nghĩ của người trả lời. Câu hỏi cuối cùng phải có tác dụng tổng kết cuộc phỏng vấn.[15, 102].
Để có thể khai thác đúng, sâu và có nhiều thông tin, người hỏi phải tạo được quan hệ hợp tác với người trả lời. Anh ta còn phải biết cách chứng minh rằng công việc mà mình đang tiến hành là quan trọng. Người hỏi còn phải làm cho người trả lời thấy rõ rằng chính anh ta chứ không ai khác, là người được phỏng vấn.
Một cuộc phỏng vấn có thể bao gồm: chủ đề chính, những câu hỏi đã chuẩn bị trước, những câu hỏi không lường trước. Trong đó những câu hỏi không lường trước là thời điểm phức tạp nhất trong cuộc phỏng vấn. Nó đòi hỏi phóng viên phải có phản ứng nhạy bén với một tinh thần sẵn sàng cao độ. Nhưng cũng chính lúc đó, cuộc phỏng vấn mới có thể mang tính chất bất ngờ,làm dịu tình thế hoặc ngược lại - đốt cháy lên lòng hăng say và sự nhiệt tình, hứng khởi…[15, 105].
Chuẩn bị cho phỏng vấn, phác hoạ trước các câu hỏi mới chỉ được một nửa công việc. Biết nghe người đối thoại với mình chính là nửa thứ hai của một cuộc phỏng vấn thành công.
Để có được một bài phỏng vấn, một cuộc trò chuyện trao đổi với những người nổi tiếng tại một đại hội thể thao hay một kỳ World Cup, điều đó không dễ chút nào. Trước hết cần nắm được lịch làm việc của các nhân vật mà chúng ta định tiếp cận. Có thể đó là trưởng ban tổ chức giải, một cầu thủ xuất sắc, một chính khách… Nắm được lịch làm việc rồi, chúng ta sẽ vạch ra kế hoạch cho riêng mình. Thường thì lịch làm việc của các nhân vật nổi tiếng sẽ rất kín, hầu như không có thời gian dành riêng cho các cuộc phỏng vấn của phóng viên. Vậy muốn tiếp cận, hãy chờ họ ở sau cánh gà một cuộc họp báo lớn hay kết hợp phỏng vấn, trò chuyện cùng họ nhân một chuyến viếng thăm của họ tới các địa điểm thi đấu hay một chương trình từ thiện chẳng hạn.
Với phóng viên Báo Thể thao Việt Nam, trong suốt một tháng tác
nghiệp tại World Cup 2002, các phóng viên của Báo đã gặp gỡ, phỏng vấn được rất nhiều người nổi tiếng, chụp ảnh và xin chữ ký được những cầu thủ hàng đầu thế giới như Ronaldo, Roberto Carlos, Raul.. gửi về cho bạn đọc và người hâm mộ.
Trong số 132 ra ngày 31-5-2002 của tờ Thể thao hàng ngày, phóng viên Hoàng Yến đã có bài phỏng vấn phó chủ tịch FIFA, chủ tịch ban tổ chức World Cup 2002 Chung Mong Joon. Trong đó với câu trả lời: “ Hàn Quốc và Nhật Bản đã tìm được tiếng nói chung” đồng thời cũng là tít của bài báo xuất
bản vào đúng ngày khai mạc đã khiến cho những người hâm mộ và bạn đọc hết sức vui mừng vì ai cũng biết những chuyện không hay trong lịch sử giữa hai cường quốc bóng đá này.
Phóng viên Trung Dũng đã gặp gỡ cựu danh thủ đội tuyển bóng đá Pháp Laurent Blanc tại trung tâm báo chí. Blanc là cầu thủ được khán giả nhớ đến với hình ảnh sau mỗi bàn thắng của đội tuyển Pháp anh đều hôn lên cái đầu hói của thủ thành nổi tiếng Barthez. Đến với World Cup 2002, Blanc là bình luận viên bóng đá cho tờ L‟Equipe. Anh chơi bóng rất ấn tượng và trả lời phỏng vấn cũng rất hay. Khi được hỏi anh có cho rằng đội tuyển Pháp thiếu may mắn trong trận gặp Senegal không, Blanc trả lời: “ Không phải chúng tôi
thiếu may mắn mà sức trẻ và sự xuất sắc của cầu thủ Senegal đã làm nên một chiến thắng thuyết phục. (Bài phỏng vấn đăng trên số 134 ngày 2-6-2002).
Bài phỏng vấn ông thị trưởng thành phố Yokohama đăng trên số 148 ra ngày 16-6-2002 của Báo Thể thao Việt Nam, đã cho bạn đọc cái nhìn toàn
cảnh về thành phố chủ nhà của trận chung kết World Cup 2002. Ông Takahice Hidenobu cho biết:
Năm ngoái khi chúng tôi kêu gọi những người tình nguyện viên cho giải, chỉ cần 500 người thì đã có 7.000 người đăng ký. World Cup 2002, chúng tôi đón khoảng 5 triệu lượt khách đến thành phố này. Vì vậy an ninh cho các trận đấu luôn là vấn đề chúng tôi quan tâm hàng đầu. Tôi muốn rằng các đội bóng sẽ cảm thấy họ chưa bao giờ được thi đấu ở nơi nào có điều kiện tốt và an ninh đảm bảo như ở Yokohama”.
Trong quá trình phỏng vấn, phóng viên có thể một mình phỏng vấn đối tượng mà mình quan tâm nhưng cũng có thể kết hợp với các phóng viên của các báo bạn để phỏng vấn nhiều cầu thủ một lúc. Tại World Cup 2002, phóng viên Hoàng Yến đã kết hợp với các phóng viên của nước ngoài như phóng viên của tạp chí Nextgen ( Australia); Sankei Sports ( Nhật Bản); La Gazzetta
Braxin như Ronaldo; Rivaldo; Ronaldinho và Roberto Carlos. Cuộc phỏng vấn được thực hiện sau buổi tập của đội tuyển Brazil tại Saitama- Nhật Bản. Bốn cầu thủ của đội tuyển Brazil cùng trả lời bốn câu hỏi của các phóng viên. Đó là anh ấn tượng nhất về điều gì tại vòng chung kết World Cup 2002? Điều gì làm anh thất vọng nhất? Đội bóng nào gây ngạc nhiên với anh nhất? Dự đoán của anh về trận chung kết? Bốn cầu thủ đã trả lời rất khác nhau về bốn câu hỏi trên.
Tham dự các sự kiện thể thao lớn, các phóng viên cũng có thể thực hiện những cuộc phỏng vấn chính các đồng nghiệp của mình. Những thông tin, đánh giá, nhận xét, bình luận của các đồng nghiệp cũng có thể trở thành những bài báo rất hay.
3.2.4. Tham dự họp báo
Ở các giải đấu lớn, nhỏ, bao giờ Ban tổ chức cũng tổ chức họp báo trước và sau trận đấu. Mỗi phóng viên tham dự nếu có thẻ hành nghề do Ban tổ chức cấp thì có nghĩa là phóng viên đó được quyền làm việc tại Trung tâm báo chí, nơi thường tổ chức các cuộc họp báo. Tuy vậy, trong một số cuộc họp báo, Ban tổ chức đề nghị phóng viên đã có thẻ rồi phải đăng ký cấp thẻ vào phòng họp báo trước và sau trận đấu, gọi là phòng Mixed Zone. Khi số lượng đăng ký quá lớn mà phòng họp báo chật hoặc tuỳ thuộc vào tính chất cuộc họp, Ban tổ chức sẽ lựa chọn phóng viên. Theo đó những phóng viên ở các báo lớn, các hãng thông tấn lớn bao giờ cũng được ưu tiên.
Tại World Cup 2002, trong các cuộc họp báo, Ban tổ chức cấm chụp ảnh trong phòng họp báo. Quy định như vậy nhưng khá nhiều phóng viên đã phạm luật. Nhiều người thậm chí bị thu cả máy ảnh nhưng họ đều có những máy ảnh nhỏ thay thế. Các cuộc họp báo ở World Cup 2002 thường được tổ
chức với cách thức khác với các cuộc họp báo ở Việt Nam. Các cầu thủ không ngồi cùng nhau trên cùng một hàng nghế để nghe phóng viên đặt câu hỏi mà các tuyển thủ đứng mỗi người một góc, các phóng viên thích phỏng vấn cầu thủ nào thì tiến tới chỗ cầu thủ đó. Ronaldo và Rivaldo cùng Roberto Carlos là những người bị “ quay” rất nhiều nhưng các anh vẫn luôn nở nụ cười trên môi và sẵn lòng trả lời các câu hỏi của phóng viên. Trong khi Ronaldinho không trả lời một câu hỏi nào hết, anh đến phòng họp báo một cách chiếu lệ và lẳng lặng chuồn ra ngoài.
Nếu như Ronaldo nói tiếng Anh không tốt lắm và bao giờ cũng có phiên dịch đi cùng với anh thì vua bóng đá Pele lại là một người rất giỏi tiếng Anh. Buổi họp báo công bố đội hình tiêu biểu của vòng chung kết World Cup 2002 do Master Card bầu chọn và Pele chủ trì tại trung tâm báo chí Yokohama diễn ra hết sức thú vị. Pele đá bóng hay như thế nào thì trả lời phỏng vấn còn hay hơn thế. Khi phóng viên hỏi: “ Theo ông, có bao nhiêu cầu thủ tại World Cup
lần này có trình độ tương tương với các cầu thủ trong đội hình vô địch thế giới năm 1970?” Pele cười hóm hỉnh và trả lời rất thẳng: “Một vài cầu thủ chơi khá tốt tại giải lần này, nhưng nếu họ chơi bóng vào những năm 1970 thì không ai trong số họ đứng được trong đội hình vô địch thế giới 1970”… Khi
“Hoàng đế” Beckenbauer ngồi bên cạnh nói rằng Oliver Kahn là thủ môn xuất sắc nhất thế giới và đội tuyển Đức là đội có hàng thủ tốt nhất thế giới thì Pele trả lời: “Vào thời điểm này chân sút số một thế giới là Ronaldo và Brazil là
đội có hàng tấn công hay nhất”. Nói rồi hai ông, một vua, một hoàng đế của
bóng đá thế giới quay sang bắt tay nhau cười vui vẻ. Cách ứng xử và cử chỉ hết sức lịch lãm của những huyền thoại sống trong làng bóng đá thế giới khiến những người tiếp xúc rất dễ chịu. Bên ngoài trung tâm báo chí hàng ngàn
người chờ được chiêm ngưỡng những thần tượng của họ nhẫn nại chờ hàng giờ mặc dầu thời tiết trở trời, mùa hè nhưng trời rất lạnh và có mưa phùn.
Tham dự một cuộc họp báo, phóng viên cần chuẩn bị kỹ những câu hỏi mà mình định nêu ra. Nếu các phóng viên báo bạn cũng hỏi những câu hỏi tương tự thì chúng ta phải nhanh nhạy nghĩ đến những vấn đề khác, tranh thủ hỏi càng nhiều càng tốt những vấn đề mà bạn đọc quan tâm.
3.2.5. Sáng tạo tác phẩm báo chí
Một bài báo thể thao, trước hết phải thu hút, “bắt mắt” người đọc từ cái tiêu đề. Những cái tít mới nghe tưởng như chẳng liên quan gì đến bóng đá. Ví dụ như “Sát thủ” đụng “ đồ tể”; “Quả bom tấn đã phát nổ”; “Xe tăng” không “tuột xích”… Có nhiều các đặt tít hay, rất kêu và rất có khả năng thu hút người đọc. Vì lợi thế của báo thể thao chính là thể thao - đề tài thu hút số lượng lớn người hâm mộ-khán, thính, độc giả.
Có được “bộ mặt” rồi, cái hay thứ hai phải là “đường vào” (tức chapeau). Ví dụ, với bài: “Đội hình tiêu biểu của V-league 2001-2002”. Phóng viên đưa người đọc vào với chapeau như sau:
Ngay cả khi mọi việc không suôn sẻ thì đây vẫn là công việc mà chúng ta phải làm. Chữ “ phải” ở đây không đồng nghĩa với sự khiên cưỡng. Vì hình ảnh của các ngôi sao chính là biểu tượng cho hình ảnh của một giải đấu. Ở đây chúng ta chứng kiến sự tôn vinh dành cho các cầu thủ ngoại trên hàng tấn công”.
Hay một chapeau khác:
Trên sân Hampden Park ở Glasgow, Zidane trút được gánh nặng của tấm séc hơn 60 triệu USD (cái giá người ta bỏ ra mua anh) và cái dớp bại trận tại chung kết cúp châu Âu bằng bàn thắng siêu đẳng giúp Real
Madrid thắng Leverkusen 2-1 trong một trận đấu nhiều kịch tính để mang lại chiếc cúp C1 thứ 9 về bày tại phòng truyền thống. Đội bóng Hoàng gia đã có được bữa đại tiệc mừng bách niên vui vẻ, khiến Leverkusen “ba bận về nhì” trong mùa giải này. Cái kết có hậu cho đội bóng “bách niên” cũng ngăn được cái cảnh một đội bóng chưa từng giành được chức vô địch quốc gia đăng quang tại “Giải đấu của những nhà vô địch”.
Đối với các phóng viên tham gia đưa tin vào các sự kiện thể thao quốc tế thì cách thức họ truyền tải thông tin đến bạn đọc theo hình thức thể loại thuộc ký báo chí như thư phóng viên, nhật ký phóng viên và những tin bên lề
qua các hình thức phỏng vấn, trao đổi… Trong giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, GS Hà Minh Đức cho rằng “các thể ký báo chí có nhiều điểm rất gần gũi trùng hợp với ký văn học. Giữa tuỳ bút, phóng sự, ký chân dung, ghi chép của báo chí với phóng sự ghi chép, ký sự, tuỳ bút của văn học thường khó phân biệt về ranh giới. Nếu cần tìm chỗ khác thì điểm phân biệt trước hết là ý thức của người viết” [9, 58].
Hiện nay, với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, việc được theo dõi sự kiện trực tiếp phải biết cách đưa đến cho người đọc những thông tin mà những tờ báo khác không có được. Và cách thông tin như ghi chép, thư phóng viên, nhật ký phóng viên đã được các phóng viên Báo Thể thao Việt Nam dùng rất nhiều trong khi tác nghiệp tại các sự kiện thể thao lớn. Những hình thức ghi chép linh hoạt trên các báo thể thao luôn theo nguyên tắc phải “tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả” [11, 191].
Nhật ký là sự ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày. Đó là sự ghi chép cụ thể, cặn kẽ, chính xác cả về thời gian lẫn không gian, sự phản ánh trung thực không chỉ sự thật mà còn là bối cảnh của sự thực đó. Ngoài ra nhật ký phóng viên còn được khu biệt với những dạnh ghi chép phản ánh hiện thực khác ở sự riêng tư, chủ quan. “Vừa ghi lại sự thật, người viết nhật ký còn đồng thời bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc và sự thẩm định hiện