Khảo sát tác phẩm truyền thông của phóng viên thể thao Việt Nam tác nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao việt nam trong tác nghiệp ở nước ngoài luận văn ths truyền thông đại chúng 60 (Trang 47 - 66)

Nam tác nghiệp tại World Cup

2.2.1.World Cup 2002 và hai điều đặc biệt

World Cup 2002 kéo dài trong một tháng, từ 01/06 đến 30/06/2002. Đây là kỳ World Cup đầu tiên của thế kỉ 21 gồm 64 trận đấu diễn ra mà không có bất kì nạn holigan hay khủng bố nào xảy ra. World Cup 2002 có hai điều đặc biệt: Lần đầu tiên World Cup được tổ chức tại châu Á và cũng lần đầu tiên trong lịch sử World Cup được tổ chức tại hai quốc gia đồng chủ nhà; có hai

đồng trưởng ban tổ chức mang hai quốc tịch khác nhau.

Thông qua các tác phẩm báo chí, người hâm mộ cũng hiểu biết thêm về đất nước, con người cũng như các truyền thống văn hoá đặc sắc của nước chủ nhà và đặc biệt là được biết thêm về công việc tác nghiệp của phóng viên Việt Nam trên đất bạn.

Ban đầu, cánh phóng viên cũng gặp một số trục trặc. Xin được trích dẫn một lá thư của nhóm phóng viên Thể thao Việt Nam gửi về từ thủ đô

Seoul:

Anh chị Toà soạn thân mến! Sau cuộc hành trình dài dằng dặc từ Nội Bài (Hà Nội), cuối cùng thì đoàn cán bộ, phóng viêncủa báo Thể thao Việt Nam cũng có mặt tại sân bay quốc tế Icheon (Seoul, Hàn Quốc) vào lúc 7h (giờ địa phương). Thế nhưng cũng phải mất đến 2 tiếng đồng

hồ để giải quyết những trục trặc về mặt giấy tờ thì đoàn mới thực sự thở phào nhẹ nhõm để rồi hít thở và hoà mình vào cái bầu không khí sôi sục của VCK World Cup 2002 đang cận kề.

Trong những ngày này, không khí hội hè đang ngập tràn trên những nẻo đường Seoul. Theo ông Park Jeong Sang – nhân viên quản lý nhập cảnh tại sân bay Icheon, khách du lịch đến Hàn Quốc đông hơn thường ngày nhiều lần. Nhóm phóng viên chúng tôi cũng đã phải mất gần 2 giờ đồng hồ tại sân bay mới làm xong thủ tục nhập cảnh. Nhưng thế vẫn là ít, bởi việc kiểm tra an ninh đang được tăng cường, nhất là vào thời điểm cận ngày khai mạc”.(Thể thao Việt Nam - số 130 - 29/05/2002).

Sau một ngày nghỉ ngơi để lấy lại sức khoẻ và tinh thần, đoàn phóng viên đã bắt tay ngay vào chuyến đi khảo sát đầu tiên tại sân vận động quốc tế Seoul - nơi diễn ra lễ khai mạc vào ngay 31/05/2002. Bầu không khí đang nóng lên khắp mọi nơi tại thủ đô, phóng viên của Việt Nam cũng như các bạn đồng nghiệp quốc tế đã sẵn sàng chuyển tải những thông tin nóng hổi nhất đến người hâm mộ quê nhà.

Một ngày trước lễ khai mạc, trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí không chỉ của nước chủ nhà đều đồng loạt đưa lên trang nhất những thông tin trước giờ khai mạc. Tại thủ đô Seoul rất nhiều hoạt động sôi nổi đang diễn ra. Phóng viên Việt Nam cũng kịp ghi lại một vài khoảnh khắc đáng nhớ, một vài nét văn hoá thú vị trong bầu không khí sục sôi của nước chủ nhà trước giờ bóng lăn để gửi tới bạn đọc trong nước.

Buổi sáng trên bờ sông Hàn, dù trời lất phất mưa, một cuộc biểu dương lực lượng của các hạm đội trên mặt sông vẫn diễn ra. Những chiếc tàu, ca nô, xuồng cao tốc cắm lá cờ của FIFA, của Hàn Quốc, của các quốc

gia có đội bóng tham dự như đan dệt trên mặt nước giống những cánh hoa tươi nhiều màu sắc.

Dù phải đội ô, mặc áo mưa, trên cây cầu lớn bắc ngang sông Hàn, hàng vạn người dân bản sứ, khách du lịch, các nhà báo vẫn đứng xem màn trình diễn trên sông. Chiều tối, trong công viên trước sân vận động Seoul, một lễ hội văn hoá, thể thao đã được tổ chức trọng thể và cực kỳ hoành tráng. Các nhóm múa dân gian của Hàn Quốc cùng 31 quốc gia có đôi bóng tham dự đã làm nên một đại hội văn hoá.

Hàng vạn người dân và khách du lịch cùng hàng ngàn nhà báo đã có mặt để chứng kiến một ngày hội rực rỡ sắc màu, một ngày hội của tình đoàn kết hữu nghị. Màn bắn pháo hoa từ đỉnh đồi cao nhất trong công viên đã tạo ra một bầu trời đầy hoa sáng rực, bất chấp trời mưa nặng hạt.

Cũng trong công viên, các màn trình diễn thời trang, các ban nhạc đã tạo nên những âm hưởng tràn đầy khí thế, cuốn hút lòng người. Trên các đường phố lớn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các cửa hàng bán đồ ăn uống đã bày bán rất nhiều sản phẩm phục vụ cho khách du lịch và các cổ động viên từ hàng trăm quốc gia trên thế giới đến đây. Còn rất nhiều các hoạt động khác sẽ diễn ra suốt đêm cho tới sáng hôm sau”. (Minh Vũ - Thể thao Việt Nam - số 132 - 31/05/2002). Hàn Quốc từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, đã nghiên cứu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. Sau chưa đầy 4 thập kỉ đã đạt được thành tựu mà cả thế giới đều biết đến như “kỳ tích sông Hàn” phi thường, nhanh chóng, tạo bước ngoặt lớn trong lịch sử Hàn Quốc. Chính vì lý do đó, Chính phủ Hàn Quốc và BTC

World Cup 2002 đã thể hiện rõ quyết tâm tổ chức bữa đại tiệc bóng đá để toàn thế giới biết được sức mạnh không chỉ của một Hàn Quốc năng động đang trên đà phát triển mà còn thể hiện một gương mặt Châu Á tiêu biểu trên nhiều bình diện.

Hàn Quốc là một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời tại Châu Á. Hàng năm có hàng triệu khách du lịch đến đây để tham quan những di tích văn hoá, thưởng thức những món ăn đặc trưng và tham dự các lễ hội truyền thống. Đây là dịp để người dân Hàn Quốc khoe những nét tinh hoa văn hoá của mình, thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghị với bạn bè quốc tế.

Tình nguyện viên tham ra chiến dịch lần này là những người hết sức chuyên nghiệp, đến từ các trường đại học. Họ là sinh viên từ mọi ngành nghề khác nhau (đa phần là sinh viên ngoại ngữ), được tuyển chọn rất kĩ lưỡng từ hàng nghìn đơn đăng kí, tham gia vào công tác phiên dịch hướng dẫn cho các phóng viên nước ngoài nên cánh phóng viên không gặp một chút trở ngại nào trong việc tác nghiệp. Chuyện về những người tình nguyện ở World Cup 2002 cũng được phóng viên Trung Dũng phản ánh khá chi tiết trên nhiều trang báo:

Từ mờ sáng, người ta đã thấy bóng dáng những chiếc áo dạ quang (sắc phục của cảnh sát Hàn Quốc) trải dài khắp các con phố chính dẫn tới sân vận động Seoul. Hầu hết trong số họ đều là những thanh niên còn rất trẻ (làm cảnh sát kiểu nghĩa vụ, hợp đồng). Tuy rất ít người biết tiếng Anh nhưng phần lớn đều rất sẵn lòng chỉ dẫn đường cho khách thập phương cũng như cánh báo chí.

Nói đến World Cup người ta không thể không đề cập đến đội ngũ tình nguyện viên đến từ các trường đại học. Họ là sinh viên từ mọi ngành nghề khác nhau (đa phần là sinh viên ngoại ngữ), đăng ký với BTC làm

tình nguyện viên hướng dẫn. Không được trả bất kì một khoản chi phí nào nhưng không vì thế mà các tình nguyện viên này tỏ ra lơ là với công việc mà họ đảm trách. Họ tham gia từ việc hướng dẫn cho các phóng viên nước ngoài đến ổn dịnh trật tự ở các đám đông và hướng dẫn đường cho khách du lịch.

Vừa bước xuống sân bay, chúng tôi đã được các tình nguyện viên của trung tâm báo chí có mặt ở ngay ngoài sân bay Icheon để hướng dẫn cách làm thủ tục và nhận thẻ cho các phóng viên.

Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là ngoài những phóng viên trẻ, trong nhóm tình nguyện này còn có cả một cụ già 82 tuổi, cụ rất vui vẻ hướng dẫn cho chúng tôi những thủ tục cần thiết và chỉ đường tới trung tâm báo chí.

Bước ra khỏi sân bay với hàng núi đồ đạc, chúng tôi lại nhận được sự giúp đỡ nhiệt thành của đội ngũ hưỡng dẫn cho khách đi xe buýt. Họ không ngần ngại vác những túi đồ nặng hàng chục kí của chúng tôi lên xe buýt, sau đó nở một nụ cười rất tươi và cúi mình chào theo đúng phong tục của người Hàn Quốc.

Tất nhiên, còn rất nhiều dạng tình nguyện khác ở Seoul mà chúng tôi không có dịp để diện kiến. Chẳng hạn như những tình nguyện viên chuyên đi phát quà lưu niệm và áo cho du khách cũng nhhư phóng viên đến Hàn Quốc.

Nhìn chung, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi trong những ngày chân ướt chân ráo đến Hàn Quốc là đội ngũ tình nguyện viên ở đây rất tận tâm với công việc và luôn tỏ ra thân thiện với bất kể ai có nhu cầu cần giúp đỡ.” (Trung Dũng, Thể thao Hàng ngày, số 137 (05/06/2002).

Vinh dự, tự hào xen lẫn một chút bồi hồi khi được chứng kiến trực tiếp tại sân vận động lễ khai mạc thể thao hoành tráng với âm thanh và sắc màu rực rỡ mà đất nước Hàn Quốc đã cống hiến bằng nỗ lực của trí tuệ và tấm lòng. Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản đã nắm chặt và giơ cao tay khẳng định tinh thần đoàn kết hữu nghị của 2 gương mặt tiêu biểu đại diện cho Châu Á năng động, sáng tạo, giàu truyền thống văn hoá và tinh thần thượng võ, khẳng định vị thế của một châu lục đang vươn lên mạnh mẽ. Đây là một kỉ niệm không bao giờ quên của đoàn phóng viên thể thao Việt Nam sang tác nghiệp lần này.

Phóng viên Hoàng Yến truyền từ Seoul những dòng cảm xúc khi có mặt trực tiếp trên sân:

“Bằng những nỗ lực không mệt mỏi cộng thêm may mắn, tôi và anh Trung Dũng đã được vào sân vận động ở Seoul chứng kiến lễ khai mạc cực kỳ hoành tráng và độc đáo. Bên cạnh tôi là nhà báo đến từ Colombia, bên trái là nhà báo đến từ Australia. Chỗ ngồi của tôi là hàng ghế 25, số ghế 47. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngồi cách tôi hai hàng ghế là cựu tuyển thủ Pháp - anh Blanc. Anh đã giã từ đội tuyển quốc gia sau France 98 và trở thành phóng viên của tờ L’Equipe. Anh đã chụp chung ảnh với tôi và rất may vốn tiếng Pháp của tôi cũng đủ để trò chuyện cùng anh. Có hơn 1.000 phóng viên tới đưa tin về lễ khai mạc.

Để có mặt ở sân Seoul trong lễ khai mạc, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình của ông Alain - Giám đốc trung tâm báo chí France 98, hiện phụ trách việc cung cấp thẻ và vé cho các phóng viên.

Rất may, ông Alain vẫn nhớ khi tôi nhắc lại cuộc gặp gỡ với ông cách đây 4 năm ở Pháp.

Khi ngồi viết những dòng này, anh phóng viên người Phần Lan – Pekka đã nhận ra tôi đang đánh bài bằng chữ Việt, đơn giản vì anh đã từng đến Việt Nam và vẫn nhớ nét chữ của ta. Anh đọc tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp và kể lại những điều anh biết về lịch sử Việt Nam khiến tôi thực sự khâm phục.

Một phóng viên người Ấn độ ngồi gần đó cũng nói chuyện cùng chúng tôi. Anh nói rằng, ở thế hệ của anh, ai cũng nói rằng: Tên tôi là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Anh còn vẽ bản đồ Ấn độ và kể cho tôi nghe về những kỷ niệm khi anh còn là một học sinh phổ thông, trường anh đã từng tổ chức nhiều cuộc mít tinh ủng hộ Việt Nam, phản đối chiến tranh của Đế quốc Mỹ.

(Hoàng Yến, Thể thao Việt Nam, số 133, 01/06/2002).

Công tác tổ chức và cơ sở hạ tầng được nước chủ nhà chuẩn bị chu đáo.

“Trong các trung tâm báo chí ở các sân vận động, BTC thường cho để từ 3 đến 5 máy tính xách tay truy cập Internet 24/24h để phục vụ miễn phí cho các phóng viên. Thời gian tối đa cho mỗi lần sử dụng của mỗi người chỉ là 30 phút” (…).

“Hàng tá các phóng viên xếp hàng lần lượt chờ được cấp thẻ và vé vào sân. Trước mỗi trận đấu, các phóng viên đều được BTC sân cấp cho bản danh sách 2 đội với đầy đủ mọi thông tin cá nhân. Danh sách phóng viên chờ phát vé vào sân còn đông hơn ngày khai mạc vì hôm nay đội bóng vàng xanh sẽ ra mắt khán giả. Cửa vào trung tâm báo chí cũng nhiều cảnh sát hơn. Đồ của chúng tôi bị kiểm tra rất gắt gao. Lần

đầu tiên tôi và anh Trung Dũng bị kiểm tra kĩ như vậy. Phải đứng dang hai tay ra cho họ dò khắp người”.

(Hoàng Yến, Thể thao Hàng ngày, số 134 - 02/06/2002). World Cup là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, 4 năm mới tổ chức

một lần, hàng tỉ người hâm mộ trên thế giới đang từng ngày dõi theo trái bóng tròn. Chính vì vậy, vai trò trách nhiệm của người phóng viên thể thao là rất quan trọng, giống như đang tham gia vào cuộc chiến thông tin khốc liệt. Có tới 1001 các kiểu đưa tin khác nhau nhưng ai cũng đều có chung một mục đích hoàn thành mục tiêu công việc tốt nhất. Những bài viết đề cập đến cách thức khai thác thông tin của các phóng viên cũng được phóng viên Trung Dũng đề cập nhiều lần trong các bức thư gửi về Toà soạn.

Với tiêu đề: 1001 kiểu làm việc của cánh phóng viên, người hâm mộ bóng đã trong nước một phần nào đó hiểu hơn về công việc mà những phóng viên thể thao đang tác nghiệp tại nước ngoài.

“Một điều khá ngạc nhiên là trong khi các trận đấu đang diễn ra trên sân thì có không ít phóng viên ngồi lì tại trung tâm báo chí. Ngoại trừ những phóng viên ảnh không lấy được vé vào sân, tất cả những người này đều là phóng viên viết.

Họ ở lại trung tâm báo chí vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất là thông qua truyền hình, họ có thể một lúc theo dõi liền 2 trận đấu, vừa xem vừa viết bài truyền về nhà luôn được. Thứ hai là họ phải phòng trước trường hợp nếu vào sân mà quay lại trung tâm báo chí thì sẽ không thể tìm được chỗ để truyền bài về nhà vì các trung tâm báo chí luôn quá tải sau mỗi trận đấu….”

Bài viết Trông người lại ngẫm đến ta cũng của tác giả Trung Dũng cho thấy những khó khăn, thiếu thốn, có phần hơi lép vế của phóng viên ảnh tác nghiệp tại World Cup: “Vào sân, mặc dù đã được toà soạn tậu

hẳn cho một thân máy Canon kỹ thuật số D30 và mượn được một đồng nghiệp ở Thống tấn xã Việt Nam ống kính tele Canon 400 hiện đại nhất Việt Nam lúc bấy giờ mà vẫn thấy tủi thân so với bạn bè quốc tế. Hai anh bạn ngồi cạnh tôi, một người Pháp và một người Mỹ, đều tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi biết tôi là phóng viên ảnh của Việt Nam. Anh chàng người Mỹ nhiệt tình cho tôi mượn một thân máy số Canon đời mới nhất (EOS 1D trị giá trên 5.000 USD) nhưng vì tự ái, tôi đã từ chối. Tay người Pháp thấy vậy xem chừng rất khâm phục.

Trong hàng trăm phóng viên ảnh có mặt trên sân, tôi là một trong số rất ít còn chụp bằng film (tôi có mang theo một máy film và một máy số), hầu hết đều chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số. Càng buồn khi chứng kiến cái cách mà các phóng viên ảnh quốc tế truyền ảnh về cho cơ quan.

Chuyến bay 952 của hãng hàng không Nhật Bản đã đưa đoàn phóng viên thể thao Việt Nam tới thủ đô Tokyo. Không khí bóng đá ở đây cũng tưng bừng không kém ở Seoul:

Trên đường phố Tokyo, các cổ động viên mặc áo đội tuyển Nhật Bản, chủ yếu là áo mang tên Nakata, rất vui vẻ trò chuyện với chúng tôi. Mặc dù trận đầu tiên bị đội tuyển Bỉ cầm hoà 2-2 nhưng các tờ báo lớn đều tỏ ra tin tưởng đội nhà sẽ vào vòng 2.

Cửa hàng bán đồ lưu niệm 2002, từ ga tàu điện ngầm đến toà thị chính Tokyo dều có những chú Ato, Nik và Kaz bằng bông xinh xắn. Áo phông

đội tuyển Nhật Bản là bán chạy nhất. Tôi đã mua được một chiếc áo màu xanh dương có tên cầu thủ Nakata của Nhật Bản cho cậu con trai 8 tuổi của mình…”. (Hoàng Yến - Thể thao Việt Nam số 138 - 06/06/2002).

Người Nhật với tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, điều này được thể hiện

Một phần của tài liệu Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao việt nam trong tác nghiệp ở nước ngoài luận văn ths truyền thông đại chúng 60 (Trang 47 - 66)