Olympic 2004: Thế vận hội trở lại Athens cái nôi của phong trào Olympic

Một phần của tài liệu Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao việt nam trong tác nghiệp ở nước ngoài luận văn ths truyền thông đại chúng 60 (Trang 66 - 87)

Olympic Athens Hy Lạp 2004 là đại hội thể thao thế giới 4 năm một lần, hội tụ các anh tài của các quốc gia trên thế giới về tranh tài. Để độc giả trong nước có đầy đủ và chính xác nhất mọi diễn biến về đại hội cũng như các hoạt động của các thành viên đoàn thể thao Việt Nam, các tờ báo thể thao đều cử phóng viên đến Hy Lạp để trực tiếp tác nghiệp giúp độc giả Việt Nam có cái nhìn cận cảnh về sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này.

Với một đại hội thể thao qui mô và tầm cỡ như Olympic thì Thư Olympic và Nhật ký là hai thể loại không bao giờ thiếu trên các trang báo. Với 2 thể loại này, đòi hỏi người phóng viên ngoài nghiệp vụ phải có sự nhạy cảm của người cầm bút, ngoài việc đưa những thông tin về các họat động thể thao là cảm nhận của chính họ về đất nước và con người nơi diễn ra sự kiện.

Báo Thể thao TP.HCM số ra 175 ra ngày 11/8/2004 đăng “Thư Athens” với tiêu đề “Mọi thứ đều hoàn hảo”, phóng viên Hoàng Oanh đã cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của nước chủ nhà đối với báo chí quốc tế cùng những cảm nhận của chính tác giả: “Cảm giác ban đầu khi đến Athens thật dễ chịu, BTC

đã dành riêng một đường tại sân bay giành cho các phóng viên quốc tế. Có rất nhiều tuyến xe buýt miễn phí đến các trung tâm thành phố, các địa điểm như: làng VĐV, SVĐ Olympic....”.

Ngoài các thông tin về các đoàn thể thao các nước trên thế giới, độc giả thường rất cần những thông tin về diễn biến họat động của đòan thể thao Việt Nam. Với thể loại nhật ký, với chức năng chuyển tại những thông tin nóng và bám sát được các sự kiện thể thao xảy ra thường đáp ứng yêu cầu đó của người đọc. Với một tác phẩm báo chí ở dạng Nhật ký phóng viên, đòi hỏi người viết phải bám sát các sự kiện và ghi lại một cách đầy đủ nhất các trận đấu của sự kiện và mình theo dõi. Để có những trang nhật ký sinh động và có

sự kiện, phải chọn lọc theo dõi sát sao quá trình thi đấu của các VĐV. Trong “Nhật ký Athens” số 179 ra ngày 16/8 của Thể thao Sài Gòn Giải phóng, tác

giả Quang Huy đã cho độc giả biết được diễn biến và kết quả thi đấu cuả các VĐV Việt Nam qua bài viết: “Kém hẳn đối phương” là thông tin về 2 VĐV Nguyễn Thị Thi và Phạm Thị Hiền ở nội dung đua thuyền đôi hạng nhẹ. Tác giả cũng nêu lý do về sự sụt giảm thành tích của 2 VĐV: “ Để đến địa điểm thi đấu tại trung tâm rowing và canoeing Schinias cách trung tâm Athens hơn 40km, HLV Lê Văn Quang và 2 VĐV Nguyễn Thị Thi và Phạm Thị Hiền phải rời làng Olympic từ 4h30 sáng, đón chuyến xe buýt đầy tiên để kịp giờ thi đấu là 8h30. Do bị say xe nên Hiền luôn chóng mặt và phải ngủ lại 20 phút mới thi đấu được. Với kinh nghiệp được đúc rút qua 2 ngày ra quân đầu tiên, Hiền và Thi cần phải ổn định về mặt tâm lý tránh rơi vào các cảm giác choáng ngợp trước các VĐV nổi tiếng thế giới””.

Trên báo Thể thao TP.HCM số 184 ra ngày 21/6/08, “Nhật ký Athens” có tiêu đề “Ngày đáng nhớ” tác giả Chu Minh làm người đọc suy ngẫm về nét đẹp của tinh thần thượng võ trong thi đấu thể thao qua 2 lời phát biểu đối lập của 2 VĐV thua cuộc. VĐV Svetlana Khorkina (Nga) sau khi thất bại ở nội dung toàn năng nữ trong môn TDDC, đã cay cú: “Tôi vẫn là nhà vô địch, bất chấp việc Patterson đoạt HCV”. Là một trong những VĐV huyền thoại trong

lịch sử thể dục dụng cụ thế giới, cô đã tự đánh mất hình tượng đáng tiếc. Tác giả bình luận thêm: “Thi đấu với tinh thần thượng võ là điều mà Khorkina nên

học Markus Rohan- HCB 200m ngửa nam” cùng với việc trích lời phát biểu

của Rohah:“Chiếc HCV không quan trọng bằng tình bạn. Tôi và Peirsol là

bạn thân và thành thật chúc mừng anh ấy!” “Chiếc HCV đã nằm trong tầm tay rồi tuột mất mà Rohan vẫn vui vẻ”

Bên cạnh việc đưa thông tin về đoàn thể thao Việt Nam thì các phóng viên phải bám sát các đoàn thể thao khác và chọn lọc những sự kiện “đắt” nhất và thành tích thi đấu của họ, đặc biệt là các đoàn của các cường quốc thể thao. Báo Thể thao Sài Gòn Giải phóng số 179 ra ngày 16/8/2004 có bài viết về sự sa sút của tuyển bóng đá nữ Trung Quốc - được xem là một trong những đội bóng mạnh của giải với tiêu đề “Đội nữ Trung Quốc sa sút”, Tác giả Chu Minh đã cho độc giả biết: “Tuy để ngôi sao Han Duan ngồi ghế dự bị, song

đội tuyển nữ Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu khởi sắc. Dù đối phương chơi thiếu người, song Trung Quốc vẫn chỉ tìm được trận hoà 1-1. gần như chấm dứt hy vọng lọt vào tứ kết”. Và bên cạnh là thông tin về thành tích thi

đấu của VĐV Trung Quốc ở môn nhảy cầu: “Trong ngày đầu tiên, Trung Quốc đã tỏ rõ sức mạnh khi đoạt cả 2 HCV đầu tiên ở nội dung đôi nữ ván dậm 3m”

Trong thể thao, bất ngờ là yếu tố hấp dẫn hàng đầu, vì vậy, theo dõi diễn biến của trận, khi có yếu tố bất ngờ xẩy ra, những thông tin bên lề của sự kiện, phóng viên cần khai thác triệt để. Trên Báo Thể thao TP.HCM ra ngày

16/8/04, tác giả Hoàng Oanh có bài viết với tiêu đề “VĐV Nurcan Taylan giành HCV ở môn cử tạ: “Nurcan Taylan trở thành nữ VĐV Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiền trong lịch sử đoạt được HCV Olympic. Nurcan Taylan còn được Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ gọi điện chúc mừng ngay sau chiến thắng”.

Báo Sài gòn Giải phóng số ra ngày 16/08/04, tác giả Chu Minh có bài viết: “Phelps không còn cơ hội đi vào lịch sử”,cho biết nguyên nhân mà kình ngư Phelps không giành thêm được một HCV nữa để trở thành một trong

những VĐV giành được nhiều HCV nhất trong một kỳ đại hội; tác giả phân tích :

Đội tuyển đã gây nên một trong những cú sốc lớn nhất trong lịch sử Olympic là Nam Phi. Có một chi tiết buồn cười là ngay trước ngày khai mạc, kênh truyền hình Mỹ đã phải đến gặp từng VĐV để hỏi tên - đủ thấy những anh chàng như Roland Schoeman, Lyndon Ferns, Darian Townsend và Ryk Neethlinh bị đánh giá thấp đến mức nào. Nhưng giờ đây giới hâm mộ bơi lội chắc chắn phải nhớ đến tên họ cùng KLTG mới ở nội dung tiếp sức 4x100 m tự do nam”.

Thể loại ký chân dung thường được các phóng viên sử dụng khi viết về chân dung của các nhà vô địch. Thường sau mỗi chiến thắng, các phóng viên thường tiếp cận để nắm bắt các chi tiết về cá nhân VĐV để phác hoạ chân dung nhà vô địch. Trên Báo Thể thao TP.HCM ra ngày 16/8/04, tác giả Hoàng Oanh có bài viết “Bí quyết thành công của Udomporn”. Tác giả viết:

Cô gái 23 tuổi này đã đi vào lịch sử khi trở thành VĐV Thái Lan đầu tiên đoạt được HCV Olympic. Chiến thắng của Udomporn Polsak ở nội dung cử tạ hạng 53kg được chào đón như một chiến công vĩ đại ở quê nhà. Trả lời phỏng vấn AFP sau chiến thắng về bí quyết thành công: “Năng lượng của tôi được cung cấp bởi chocolate và yến sào”. Ngay sau khi đoạt HCV Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã gọi điện chúc mừng”

Một tác phẩm báo chí ngoài những thông tin về diễn biến của sự kiện, sức hấp dẫn và sự thuyết phục còn nằm ở các phần trích dẫn trong tác phẩm. Để bài viết có sức thuyết phục, các phóng viên thường trích dẫn các phát biểu của những nhân vật quan trọng liên quan đến sự kiện. Trong thể thao, yếu tố

bất ngờ luôn hấp dẫn và bất ngờ làm nên chiến thắng, và bất ngờ để thua cuộc, thông tin mà độc giả cần biết là lý do thua cuộc. Báo Thể thao TP.HCM ra

ngày 16/8/04 có bài viết với tiêu đề “Tay vợt số 1 thế giới Lin Dan bị loại ngay vòng 1”, tác giả Lam Đình đã trích lời nhận xét của HLV trưởng ĐT bóng bàn Trung Quốc lý do tại sao Lin Dan với biệt danh “Super” Dan lại để thu tay vợt xếp hạng 22 thế giới: “Susilo là một tay vợt rất mạnh, kỹ thuật toàn

diện. Trong trận này, Susilo vừa phát huy được kỹ thuật vừa vận dụng chiến thuật kịp thời để buộc đối thủ đẩy nhanh tốc độ cầu. Sau khi bị trọng tài bắt lỗi giao cầu đến 2 lần, Lin Dan trở nên “nhát tay” và chỉ dám giao cầu bằng mặt vợt thuận tay. Điều này làm giảm khả năng biến hoá chiến thuật...”

Cũng trong số báo trên, tác giả Chu Minh có bài “Thất bại đáng xấu hổ của đội tuyển Mỹ” ở môn bóng rổ trước tuyển Puerto Rico với tỷ số 73/92. Bằng việc trích dẫn lời phát biểu của HLV Larry, tác giả đã cho thấy lý do cho sự thật bại không đáng có của đội tuyển bóng rổ Mỹ - ứng viên vô địch tại giải phóng viên Chu Minh đã trích lời HLV Larry Brown: “Tôi không nghĩ thất bại

là điều quá xấu hổ, nhưng cái cách đội Mỹ thi đấu và hành xử khi thất bại làm tôi phiền lòng. Tôi thật sự bị sốc. Chưa bao giờ đội Mỹ chứng tỏ được là một đội bóng có tổ chức”. Cũng sự kiện trên, tác giả Minh Nguyên trong số báo

181 ra ngày 18/8/04 (Báo Sài Gòn Giải phóng) đã nêu ra thất bại của ĐT Mỹ qua bài viết có tiêu đề: “Vì Dreem team Mỹ quá ích kỷ”, tác giả viết: “Thật ra

không phải do các tuyển thủ Mỹ quá tệ mà lý do chính là họ có thực sự muốn (và cố gắng hết mình) vì màu cờ sắc áo hay không. Khâu phối hợp không ăn ý chính là vì cái tôi quá lớn của từng cá nhân, điển hình là đội trưởng Allen Iverson”.

Để làm rõ chân dung của nhà vô địch trẻ tuổi với 7 HCV trong một kỳ đại hội thể thao Olympic, Báo Thể thao Việt Nam số 182 ra ngày 18/08/04

đăng bài “Nhà vô địch là người biết chấp nhận thua cuộc”, tác giả Hoàng Yến đã cung cấp cho độc giả hiểu thêm về tinh thần thượng võ cũng như cách ứng xử văn hoá của Phelps, tác giả viết:

Hàng trăm phóng viên cố “moi” bằng được phát biểu của Michael Phelps, muốn nghe anh lý giải về cú thua đau, cố ghi trọn hình ảnh thất vọng từ một giấc mơ không thành. Đây là thất vọng của toàn đội chứ không riêng gì của anh và anh vẫn quyết tâm trong những cuộc thi còn lại. Có người muốn nghe Phelps nói câu duy nhất. Anh bình thản: “Thể thao là vậy, cuộc đời cũng là vậy”. Thế mới đích thực là nhà vô địch. Đôi khi chúng ta càng thấy rõ giá trị của nhà vô địch khi anh ta thất bại, nói đúng hơn là khi anh ta biết cách chấp nhận thất bại”

Tấm gương” của tác giả Kinh Thi - Báo Thể thao TPHCM là sự kiện của VĐV Carly Patterson giành HCV toàn năng TDDC. Một ít thông tin và trích dẫn câu trả lời “Tôi không biết nói gì. Sự thật là tôi không biết nói gì

trong giây phút này” của VĐV 16 tuổi này đã được chọn là một phát biểu

đáng chú ý trong ngày thi đấu thứ 6 của Olympic. Khi bình tĩnh để trở về hiện thực thì những gì cô bé nói ra đáng chú ý hơn: “ Tôi hạnh phúc vì kể từ nay tôi

sẽ là một tấm gương. Những cô bé khác sẽ nhìn vào tôi. Tôi hy vọng họ cũng sẽ mơ ước như tôi và quyết tâm theo đuổi khát vọng ấy bằng sự khổ luyện và niềm tin. Cũng đơn giản thôi, xuất phát điểm của mọi chiến thắng là khát vọng, và điều quan trọng nhất là phải quyết tâm theo đuổi khát vọng ấy bằng sự khổ luyện, bằng niềm tin”.

Tường thuật là thể loại báo chí thường được sử dụng nhiều nhất trong việc đưa tin về các sự kiện thi đấu. Lễ khai mạc, Bế mạc, các trận đấu. Trên

Thể thao TP.HCM số 180 ra ngày 17/8/04, tác giả Kim Nguyên trong bài viết

về Lễ Khai mạc Olympic Athens 2004 với tiêu đề “Tái tạo lịch sử một nền văn minh” cho độc giả biết nước chủ nhà Hy Lạp đã thực hiện lễ khai mạc hoành tráng và ý tưởng nghệ thuật của đạo diễn qua bài tường thuật lại Lễ khai mạc:

Lịch sử 4.000 năm của Hy Lạp từ thời nền văn minh Minoan đến cột mốc hồi sinh Thế vận hội hiện đại tại Athens năm 1896. Một trong những ý tưởng tuyệt vời nhất đêm khai mạc Olympic Athens là biến SVĐ thành “biển” nước (nhấn mạnh ý nghĩa Hy Lạp là quốc gia phần lớn được biển cả bao quanh).

Cần 6 giờ mới có thể đổ đầy nước cho khu vực trình diễn giữa sân, nhưng người ta chỉ cần không đến ba phút để rút hết nước ra. 2.400 người tình nguyện đã tham gia tiết mục kịch câm miêu tả thần thoại Hy Lạp. Tổng cộng có 4.000 người biểu diễn trong đêm khai mạc”.

Việc bám sát các hoạt động thi đấu của các VĐV Việt Nam là đòi hỏi hàng đầu để các phóng viên có thông tin đắt nhất, chính xác nhất cho độc giả. Để có được những thông tin về VĐV cử tạ Nguyễn Thị Thiết thi đấu, tác giả Huy Hoàng đã phải bám sát quá trình thi đấu cũng như thành tích của VĐV này để có bài viết: “Nguyễn Thị Thiết gần đạt thành tích tốt nhất” đăng trên số báo 60 Báo Thể thao Việt Nam ra ngày 20/8/04. Tác giả cho biết VĐV này đã có thể có kết quả thi đấu nếu không có sự cố: “Em rút chân về sớm quá,

nên thăng bằng không tốt,nhưng em thấy rất mừng là thành tích cử giật của em đã tốt hơn”.

Khi đại hội diễn ra, có hàng chục sự kiện thi đấu diễn ra cùng lúc vì vậy, ngoài các bài viết dài hơi nếu có “sự kiện nóng” các phóng viên thường sử dụng chùm tin mới có thể chuyển tải được các hoạt động thi đấu. Đó cũng là cách mà phóng viên Huy Tiến cập nhật thông tin về các hoạt động của đoàn thể thao Việt Nam. Trên Báo Thể thao TP.HCM số 183 ra ngày 20/8/04 có

chùm tin vắn của tác giả Hoàng Oanh cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin cô đọng.

Để nắm bắt được thành tích của VĐV, người viết ngoài việc theo dõi tiễn tiến của trận đấu, cũng phải tìm hiểu thêm ở “hậu trường”. Trong trận đấu giữa Đoàn Kiến Quốc của Việt Nam thua Yang Min, nhưng Kiến Quốc đã có những quả giao bóng rất hay, phóng viên Thanh Điền đã thu thập thông tin từ ban tổ chức và đã có bài viết với tiêu đề “Kiến Quốc giao bóng vào loại hay nhất” đăng trên Báo Thể thao TP.HCM số ra ngày 21/8/04. Tác giả cho biết: “Đó là theo số liệu kỹ thuật do bộ phận chuyên môn của BTC thống kê. Trong trận thua Yang Min (Italia)” 1-4, Quốc chỉ ghi được tổng cộng 35 điểm, nhưng anh có đến 7 lần giao bóng thắng điểm trực tiếp (20%). Riếng ở ván thắng duy nhất, Quốc có 4 quả “ăn” điểm trực tiếp. Cần lưu ý: Yang Min là tay vợt gốc Trung Quốc, một quốc gia nổi tiếng về có nhiều vận động viên có quả giao bóng xoáy điệu nghệ”

Cuộc sống sau sàn đấu của VĐV, HVL luôn luôn hấp dẫn độc giả, đây cũng là mảng tin mà các phóng viên luôn tiếp cận. Báo Thể thao TP.HCM số

184 ra ngày 21/8/04 đăng bài của tác giả Đoàn Dự có tiêu đề “Cuộc sống ở “Ký túc xá” của Olympic Athens thật thú vị”. Tác giả viết:

Hình ảnh này không khác gì một ký túc xá đại học, có khác chăng hầu hết các cư dân cảu làng đều là những VĐV xuất sắc nhất thế giới. Đó

chính là lý do để tay vợt Roddick quyết định vào ở trong Làng Olympic,

Một phần của tài liệu Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao việt nam trong tác nghiệp ở nước ngoài luận văn ths truyền thông đại chúng 60 (Trang 66 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)