1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học )

141 2,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ HẢI YẾN NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội – 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ HẢI YẾN NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học Mã số:60220120 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đoàn Đức Phương Hà Nội - 2014 3 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã và đang giảng dạy trong chương trình Cao học môn Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đoàn Đức Phương – người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy/ Cô đang giảng dạy tại các Khoa của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014 Học viên Hoàng Thị Hải Yến 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU 7 2. Lịch sử nghiên cứu 10 2.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề ngƣời kể chuyện 10 2.2. Tình hình nghiên cứu ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 15 3.1. Mục đích 15 3.2. Đối tượng 16 3.3. Phạm vi 16 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 16 5. Cấu trúc luận văn 17 Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 18 1.1. Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện 18 1.1.1. Khái niệm 18 1.1.2. Một số vấn đề liên quan tới người kể chuyện 18 1.2. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 22 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng 22 1.2.1.1. Cuộc đời 22 1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác 24 1.2.2. Quan điểm sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng 25 Chƣơng 2 CÁC DẠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG 29 2.1. Ngôi kể 29 2.1.1. Khái niệm ngôi kể và các dạng thức của ngôi kể 29 5 2.1.1.1. Khái niệm 29 2.1.1.2. Các dạng thức ngôi kể 29 2.1.2. Ngôi kể trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 32 2.1.2.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba 32 2.1.2.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất 34 2.1.2.3. Sự di chuyển ngôi kể 36 2.2. Điểm nhìn 39 2.2.1. Khái niệm về điểm nhìn và cách phân loại điểm nhìn 39 2.2.1.1. Khái niệm 39 2.2.1.2. Phân loại điểm nhìn 39 2.2.2. Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 41 2.2.2.1. Điểm nhìn toàn tri 41 2.2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài 44 2.2.2.3. Điểm nhìn bên trong 46 2.2.2.4. Sự di chuyển hóa điểm nhìn 50 2.3. Thái độ 55 2.3.1. Thái độ khách quan 55 2.3.1.1. Thái độ khách quan với xã hội 55 2.3.1.2. Thái độ khách quan với con người 59 2.3.2.Thái độ chủ quan 79 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC KỂ CỦA NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 89 3.1 Cách dẫn chuyện 89 3.1.1. Dẫn dắt thông qua tình huống truyện 89 3.1.2. Dẫn dắt thông qua miêu tả những hành động bên ngoài của nhân vật 103 3.2. Cách trần thuật 109 3.2.1. Luôn gắn câu chuyện với những hiện thực đời sống 109 6 3.2.2. Đặt nhân vật trong những phạm vi không gian thời gian rộng lớn 110 3.2.3. Khai thác tối đa những cái bất thường 113 3.2.4. Sử dụng bút pháp phóng đại một cách tối đa 116 3.3. Ngôn ngữ 117 3.3.1.Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại 117 3.3.2. Ngôn ngữ mang thói quen của nhân vật 122 3.3.3. Ngôn ngữ mang tính hài hước 124 3.4. Giọng điệu 125 3.4.1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm 125 3.4.2. Giọng điệu hài hước hóm hỉnh 129 3.4.3.Giọng điệu giễu nhại 132 KẾT LUẬN 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 136 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất văn xuôi theo những chủ đề nhất định. Lịch sử phát triển của thể loại tiểu thuyết đã để lại cho văn học thế giới những thành tựu rực rỡ: từ những kiệt tác của tiểu thuyết chương hồi đến những tác phẩm hiện thực đồ sộ của tiểu thuyết phương tây; từ những bộ tiểu thuyết sử thi trong văn học Nga đến những mạch văn chương huyền ảo của Mỹ-La tinh, sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết ở Châu Á Tất cả những điều đó đã tạo nên một diện mạo rất riêng của thể loại tiểu thuyết. Và cũng chính từ đặc điểm mang tính đặc trưng của thể loại tiểu thuyết nên thể loại này càng ngày càng chiếm vị trí ưu thế trong hệ thống các thể loại văn học. Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy những sáng tác văn xuôi cổ như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái,Thánh Tông di thảo, truyền kỳ mạn lục ở thế kỉ XVI cũng đã bước đầu đặt nền móng cho thể loại này. Sang thế kỉ XVIII, sự xuất hiện của một số sáng tác tự sự cỡ lớn như Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ đặc biệt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được coi là tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc. Tuy nhiên những tác phẩm này vẫn chủ yếu mang dáng dấp của tiểu thuyết chương hồi. Yếu tố đời tư cũng đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất ít. Phải đến những năm 30 của thế kỉ XX văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của tiểu thuyết hiện đại với những sáng tác của những cây bút nổi tiếng trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, những cây bút thuộc dòng văn học hiện thực phê phán: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng. Như vậy việc tìm hiểu người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng sẽ góp phần tìm hiểu rõ hơn đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn mở đầu cho thể loại tiểu thuyết hiện 8 thực Việt Nam viết theo lối tiểu thuyết hiện đại. Ngay từ những sáng tác đầu tay, Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp lớn cho lịch sử phát triển của văn học, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết phóng sự. Sáng tác của ông không chỉ là sự đổi mới về tư duy mà còn có những cách tân mới mẻ về hình thức nghệ thuật. Với một phong cách sáng tác độc đáo, bằng một thái độ nghiêm túc trong sáng tạo văn học, Vũ Trọng Phụng đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm tiểu thuyết có giá trị. Người kể chuyện là một yếu tố quan trọng của lý thuyết tự sự học. Trong bộ môn Lý luận văn học, người kể chuyện là một khái niệm khá phức tạp. Trước đây khái niệm này hầu như bị bỏ qua, người ta chỉ nghiên cứu nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện, các biện pháp tu từ , người kể chuyện trong văn bản biến mất, gần như vô hình hoặc bị đồng nhất với tác giả. Những năm gần đây, sự ý thức về chủ thể của văn học cùng với việc mở rộng tiếp thu các thành tựu lý luận trên thế giới đã có những tác động mạnh mẽ đến ý thức của những người nghiên cứu văn học. Người nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tác phẩm viết về điều gì, ý nghĩa của tác phẩm ra sao; mà yếu tố nghệ thuật kể, trong đó vai trò của người kể cũng như sự tác động của người kể đối với câu chuyện cũng trở thành một vấn đề quan trọng trong việc khám phá tài năng thành công của mỗi tác phẩm. Người kể chuyện không chỉ còn là một yếu tố trong truyện kể mà nó tồn tại với tư cách là một phạm trù – một phương tiện để nhận thức thế giới nghệ thuật, có những đặc điểm riêng, có quy luật phát triển và có mối quan hệ qua lại với các yếu tố khác. Tìm hiểu người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không chỉ góp phần bổ sung tài liệu cho chuyên ngành lý luận về vấn đề người kể chuyện trong văn tự sự mà còn góp phần nhìn nhận chính xác hơn về sự phát triển của lịch sử thể loại tiểu thuyết trong nền văn học nước nhà. Vũ Trọng Phụng là một thiên tài xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Trong đó nghệ thuật kể chuyện, đặc biệt nghệ thuật xây dựng hình ảnh người kể chuyện là một trong những biệt tài mà nhà văn đã thể hiện trong các tác phẩm của mình. Vũ Trọng Phụng được coi là nhà văn tiên phong trong việc sáng tạo tiểu thuyết Việt 9 Nam hiện đại. Theo nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh (Mấy suy nghĩ từ cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng – Bài phát biểu trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng), Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết hiện đại khi mà trên văn đàn Việt Nam thể loại này mới bắt đầu khởi phát. Theo như nghiên cứu của giáo sư thì thể loại văn xuôi nghệ thuật ở Việt Nam được viết theo kiểu hiện đại như hiện nay chỉ mới khởi đầu từ truyện ngắn Sống chết mặc bay! của Phạm Duy Tốn, in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918; Thể loại kịch với tác phẩm Chén thuốc độc - một thể loại mới toanh mà Vũ Đình Long đã tự lĩnh ấn tiên phong năm 1921, và thơ của phong trào Thơ Mới tiếp sau đó…Còn với thể loại tiểu thuyết thì Tố Tâm được in năm 1925 của Hoàng Ngọc Phách là sự mở đầu (Tố Tâm là tiểu thuyết duy nhất của Hoàng Ngọc Phách được viết xong năm 1922, in lần đầu năm 1925 tại NXB Châu Phương, Hà Nội). Như vậy xét vào thời điểm lúc bấy giờ thì Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn sớm nhất viết tiểu thuyết theo lối tiểu thuyết hiện đại. Là một trong những nhà văn đi tiên phong cho lối viết tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, nhưng ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đã nhanh chóng thu hút được người đọc không chỉ bởi con mắt tinh đời của nhà văn tự sự mà nó còn nhanh chóng thu hút người đọc ở chính lối kể chuyện độc đáo, hóm hỉnh, sắc sảo, mang phong cách riêng của Vũ Trọng Phụng. Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, trong đó yếu tố người kể chuyện là yếu tố quan trọng, không chỉ giúp người đọc thấy được những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học nước nhà mà qua đó còn đánh giá được tài năng, sự nhận thức của nhà văn đối với hiện thực lịch sử xã hội lúc bấy giờ. Như vậy với việc tìm hiểu “người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng” chúng tôi hy vọng có thể đưa khái niệm người kể chuyện ngày càng gần hơn với bạn đọc văn học Việt Nam trong quá trình nghiên cứu và tiếp nhận tác phẩm; mặt khác qua bài viết này, chúng tôi mong muốn có một góc nhìn chính xác đầy đủ hơn về con người cũng như những đóng góp mà Vũ Trọng Phụng để lại cho nền văn học nước nhà. 10 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề người kể chuyện Là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại, là phương diện quan trọng của lý thuyết tự sự, người kể chuyện từ lâu đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu. Có thể kể tên một số nhà lý luận phương Tây đã dành nhiều tâm huyết cho trần thuật học, tự sự học nói chung và người kể chuyện nói riêng : Genette, Todorov, Lispenski, Lubbock, Barthes, Friendman, Chatman… Genette trong công trình Các phương thức tu từ dựa vào tiêu chí tiêu cự - mối quan hệ giữa thị giác và vật được nhìn thấy, cảm biết, đã đưa ra sự phân loại về người kể chuyện: Thứ nhất là tự sự với tiêu cự bằng không với người kể chuyện biết hết, biết trước, không có khoảng cách nào với sự việc được kể. Thứ hai là tự sự với tiêu cự bên trong, người kể chuyện thông qua nhân vật mà xác lập tiêu cự, sự biết của người kể chuyện ngang với nhân vật. Thứ ba là tự sự với tiêu cự bên ngoài, người kể chuyện xác lập tiêu cự bên ngoài đối với nhân vật và cảnh vật, chỉ miêu tả lời nói và hành động của nhân vật, không miêu tả nội tâm, không phân tích tâm lý cũng không đánh giá chủ quan [23; tr.84]. G.N. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã khẳng định vai trò không thể thiếu của người trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành từ phía một người nào đó. Trong sử thi, tiểu thuyết, cổ tích, truyện ngắn trực tiếp hay gián tiếp đều có người trần thuật”. Theo Poxpelov có hai kiểu người trần thuật phổ biến là: “Hình thức thứ nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả. Nhưng người trần thuật cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái tôi nào đó”[77; tr.89]. Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này, Poxpelov đã chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhân vật và với tác giả. N.Friedman với tác phẩm Điểm nhìn trong tiểu thuyết đã đưa ra cách phân loại cụ thể về người kể chuyện: thứ nhất là “toàn năng biên tập”, với hình thức này người kể chuyện biết tất cả và có khả năng thâm nhập vào câu chuyện dưới dạng những [...]... Mạnh( trong tuyển tập 1 Vũ Trọng Phụng) , Vũ Trọng Phụng có tất cả chín bộ tiểu thuyết: Dứt tình (1 93 4), Giông tố (1 93 6), Số đỏ (1 93 6), Vỡ đê (1 93 6), Làm đĩ (1 93 6), Lấy nhau vì tình (1 93 7), Quý Phái ( ăng dở trên báo Đông Dương tập ch ), Trúng số độc đắc (1 93 8), Người tù được tha (truyện vừa – di cảo) Trong phạm vi của luận văn, đối tượng mà chúng tôi hướng đến nghiên cứu là người kể chuyện trong tiểu thuyết. .. [90; tr.155] Nghiên cứu người kể chuyện trong tác phẩm Vũ Trọng 15 Phụng nhằm tìm hiểu các dạng thức chủ thể kể chuyện, các phương thức kể của người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Nghiên cứu Người kể chuyện về phương diện lí luận, vừa ứng dụng phân tích tác phẩm vừa khẳng định tài năng Vũ Trọng Phụng trong việc kế thừa và cách tân cách thức kể chuyện trong văn xuôi tự sự 3.2 Đối tượng... 2: Các dạng thức nghệ thuật của người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Chương 3: Phương thức kể của người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 17 Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 1.1 Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện 1.1.1 Khái niệm Thuật ngữ người kể chuyện có từ năm 1490 (Latinh: narrator) nhưng lý luận về nó phải đến thế kỉ XX mới phát triển Đây... cũng hiện lên rõ nét Dạng thức kể chuyện ở ngôi kể thứ ba là một dạng thức kể chuyện khá phổ biến trong văn học truyền thống Vũ Trọng Phụng đã kế thừa và phát huy nghệ thuật kể chuyện ở ngôi kể này Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba, nhưng đó là một ngôi kể thứ ba có cá tính Không giống với văn học truyền thống chủ yếu kể bằng một giọng điệu duy nhất... tượng sâu sắc trong lòng độc giả Từ năm 1943 đến 1939 ông đã cho ra đời 9 bộ tiểu thuyết : Dứt tình (1 93 4), Giông tố (1 93 6), Số đỏ (1 93 6), Vỡ đê (1 93 6), Làm đĩ (1 93 6), Lấy nhau vì tình (1 93 7), Quý phái ( ăng dở trên Đông dương tạp ch ) (1 93 7), Trúng số độc đắc (1 93 8), Người tù được tha (Truyện vừa – di cảo) Trong số đó, Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê được coi là những bộ tiểu thuyết kiệt tác của văn học Việt Nam... hiện thực được nói đến Kể chuyện cũng là một hoạt động hội thoại, đó là hoạt động hội thoại giữa người kể chuyện và người đọc Người kể chuyện có thể kể về mình (kể về ngôi thứ nhất: tôi, tao, chúng tôi ) hoặc kể về người khác (kể về ngôi thứ ba: anh ấy, cô ấy, họ ) Cũng có khi kể về ngôi thứ hai (kể về người nghe) nhưng trường hợp này rất hiếm gặp Trong sáng tác văn học, người kể chuyện được tác giả tưởng... dù người kể chuyện đứng bên ngoài truyện hay người kể chuyện đứng bên trong truyện, người kể chuyện kể theo điểm nhìn của người kể chuyện hay người kể chuyện kể theo điểm nhìn của nhân vật thì tất cả đều là dụng ý của nhà văn trong ý đồ sáng tạo tác phẩm Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, được nhà văn hư cấu, tưởng tượng để dàn dựng câu chuyện thể hiện ý đồ của mình Song dù người kể chuyện. .. Lý thuyết tự sự học Các phương pháp nghiên cứu này không tách rời nhau mà hài hòa với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình tìm hiểu người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 16 5 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn bao gồm các chương như sau: Chương 1: Khái lược về người kể chuyện và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Chương 2: Các dạng thức nghệ thuật của người kể chuyện. .. các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước là những tư liệu quý để chúng tôi có thể tham khảo phục vụ nghiên cứu về đề tài: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 2.2 Tình hình nghiên cứu người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học khá đặc biệt trong nền văn học nước nhà Mặc dù với tuổi đời không nhiều nhưng ở nhà văn này có một sức sáng tạo... thuật kể chuyện của nhà văn Vũ Trọng Phụng Tuy nhiên ở cuốn sách này yếu tố người kể chuyện mới chỉ được xem là một yếu tố tạo nên nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Trong cuốn Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của tác giả Đinh Trí Dũng (do NXB Khoa học Xã hội - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây phát hành) cũng đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới người kể chuyện như : quan niệm . Chương 2: Các dạng thức nghệ thuật của người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Chương 3: Phương thức kể của người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. . thuật kể chuyện của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên ở cuốn sách này yếu tố người kể chuyện mới chỉ được xem là một yếu tố tạo nên nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Trong. nhau: người kể chuyện kể chuyện theo kiểu “khách quan hóa” với ngôi kể thứ ba (vô nhân xưng); người kể chuyện cũng có thể kể chuyện theo kiểu “chủ quan hóa” với ngôi kể thứ nhất (lộ diện). Kể chuyện

Ngày đăng: 06/07/2015, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w