1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học

118 805 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ NHIỆM TIẾP NHẬN VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ NHIỆM TIẾP NHẬN VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch Hà Nội – 2014 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thiện luận văn này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này với tinh thần khoa học nghiêm túc và tấm lòng độ lượng. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hùng Vĩ cùng toàn thể thầy cô trong và ngoài khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, những người đã giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp những kiến thức quý báu cho chúng tôi suốt sáu năm học qua. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến nhà văn Nguyễn Bình Phương, người đã có những sáng tác độc đáo, những chia sẻ, giải đáp nhiệt tình giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn yêu thương nhất đến ba mẹ, những người thân trong gia đình, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! 7 2  Học viên Nguyễn Thị Nhiệm 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch. Luận văn được trình bày theo yêu cầu, quy định của khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đề ra. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Những tài liệu tham khảo đều có trích dẫn và ghi chú xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn của mình. Tôi xin cam đoan. Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Nhiệm 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 NỘI DUNG 18 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18 1.1. Mối quan hệ VHDG và văn học 18 1.1.1. Một số định nghĩa đến xác lập mối quan hệ VHDG và văn học 18 1.1.2. Tiếp nhận VHDG trong văn học viết 26 1.2. Hành trình sáng tác và tiền đề tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng 33 1.2.1. Hành trình sáng tác Nguyễn Bình Phương 33 1.2.2. Tiền đề cho sự tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 38 Chƣơng 2: THẾ GIỚI – CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG VÀ SỰ TÁI TẠO HỆ GIÁ TRỊ VHDG 45 2.1. Thế giới trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng và việc tiếp nhận VHDG 45 2.1.1. Không gian văn hóa 45 2.1.2. Thời gian văn hóa 51 2.2. Con ngƣời với tƣ cách chủ thể, cũng là sản phẩm của văn hóa 56 2.2.1. Con người theo mô hình hai thế giới 56 2.2.2. Quan niệm, tín ngưỡng, phong tục tập quán 63 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC TIẾP NHẬN VHDG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 77 3.1. Vận dụng các motif truyện cổ 77 3.1.1. Motif sinh nở thần kỳ - hóa thân kỳ lạ 77 3.1.2. Motif giấc mơ – điềm báo – tiên tri 80 3.1.3. Motif đứa bé mồ côi 82 3.2. “Huyền thoại hóa” bằng các cổ mẫu, biểu tƣợng 83 3.2.1. Đất– Nước – Cú – Rắn 83 3.2.2. Trăng – Máu – Chó – Đá – Lửa 87 3.2.3. Cái Bóng - Địa Ngục 89 5 3.2.4. Long – Lân – Quy – Phụng (Rồng – Nghê – Rùa – Chim) 90 3.3. Vận dụng – tái tạo –tạo mới các tích truyện dân gian 93 3.3.1. Vận dụng tích truyện dân gian 96 3.3.2. Sáng tạo mới tích truyện dân gian 98 3.4. Sử dụng ngôn ngữ mang tính chất dân gian 98 3.4.1. Sử dụng nhuần nhị ngôn ngữ đời thường, thành ngữ, tục ngữ 98 3.4.2. Ngôn ngữ đan xen văn vần với văn xuôi 101 3.5. Những đặc sắc và ý nghĩa việc tiếp nhận VHDG của Nguyễn Bình Phƣơng 105 3.5.1. Vận dụng đa dạng và ở tầng sâu các chất liệu VHDG: 105 3.5.2. Ý nghĩa của việc tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 107 KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Đầy đủ Nxb ĐHQG KHXH NCVH VHDG ĐH ĐHSP KHXH&NV HN TP HCM Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Khoa học Xã hội Nghiên cứu văn học VHDG Đại học Đại học Sư phạm Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết không phải là một vấn đề mới. Nó xuất hiện ngay từ những ngày đầu hình thành văn học viết. Là hai loại hình nghệ thuật khu biệt tương đối trong tất cả các tiêu chí và cách thức phân loại, văn học dân gian và văn học viết có sự tương tác đa chiều mà có thể nhận ra dễ dàng chiều ảnh hưởng từ văn học dân gian đến văn học viết là trội hơn. “Kinh nghim ngh thui    yu ca nh tt c m  mt thit ci sp th c ” [36; tr.13]. Tương tác giữa văn học dân gian và văn học viết là một tất yếu và tiếp nhận văn học dân gian vào văn học viết cũng là một quy luật dĩ nhiên của tiến trình lịch sử. Văn học dân gian với đặc tính nguyên hợp nên được nhìn nhận trong tổng thể VHDG (VHDG) khi xét đến tác động của nó tới văn học thành văn. Từ việc đơn thuần chỉ ra các yếu tố dân gian thuộc phạm vi hình thức (như motif, hình ảnh, cốt truyện, ngôn ngữ, thể loại,…) thì gần đây, bổ sung nội hàm khái niệm VHDG, người ta đã nhìn sâu hơn đến chiều kích tư tưởng, tinh thần (như tín ngưỡng, các nghi lễ, tập quán dân gian) thể hiện trong các sáng tác văn học. Tuy nhiên dù ở góc độ nào, có thể thấy hầu hết các công trình mới chỉ dừng lại ở mục đích nhấn mạnh vai trò chất nền của VHDG đối với văn học viết, tức mới chỉ ra chiều tác động của VHDG mà chưa đánh giá đúng mức vai trò chủ thể tiếp nhận ở đây là những người sáng tác văn học viết. Trước kho tàng VHDG vô cùng phong phú, mỗi nhà văn tiếp nhận đến đâu, tiếp nhận như thế nào và thể hiện “tri thức dân gian” ra sao lại tùy thuộc vào tài năng và cá tính của tác giả, đấy chính là một vấn đề cần được đào sâu hơn nữa. 1.2. Trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, ảnh hưởng VHDG đến tác phẩm văn học ở nhiều cấp độ khác nhau đã không còn quá mới mẻ. Ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám, truyện “cổ tích văn học” đã xuất hiện khá ấn tượng với những tên tuổi như Tô Hoài (ng Chui); Vũ Tú Nam (Cuc 8 i tri), Phạm Hổ (Ti con r),… Tuy nhiên, đáng nói là phần nhiều những áng truyện c c ấy lại chú trọng bảo tồn cốt lõi folklore truyền thống, thường chuyên chở những bài học đạo đức khuyên răn như mục tiêu, do vậy nó mang hơi hướng văn học “chức năng” và dường như ưu tiên cho thiếu nhi hơn. Nhóm sáng tác này đặt cạnh sáng tác dân gian thực sự không có quá nhiều khác biệt, nên có thể coi đây là một mức tiếp nhận đơn giản nhất, sơ khai nhất VHDG của văn học viết. Quá trình tiếp biến văn hóa này diễn ra xuyên suốt và liên tục trong lịch sử văn học, nhưng phải đến “Làn sóng Đổi mới” cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tiếp nhận VHDG trong văn học viết mới được đẩy lên cao thành một trào lưu, một xu hướng, một phương pháp thực sự đem lại giá trị nhiều mặt trong văn chương. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại sau hàng loạt cách tân, tìm tòi, đổi mới theo kỹ thuật hiện đại phương Tây thì có một xu hướng đổi mới theo hướng kết hợp tìm về với VHDG. Tất nhiên đây không phải là hướng đi lạc hậu với những sản phẩm là “bình cũ rượu mới”. Nó không giống với việc phục hưng lại một nền văn hóa đã qua, càng không phải nhằm một mục tiêu chính trị “”, “phc v ” như đồng chí Trường Chinh từng phát biểu, mà đơn thuần nó chỉ là một phương thức mới trong sáng tạo văn học. Rất nhiều nhà văn đương đại đã thành công và khẳng định tên tuổi với thử nghiệm đó như Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Lê Minh Hà, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương… Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những tác phẩm văn học đang được đánh giá cao như Hn trinh n xao (Võ Thị Hảo),   y th  , Nhng ng    (Nguyễn Huy Thiệp), t (Tạ Duy Anh), M (Nguyễn Xuân Khánh), S p tri (Hòa Vang),  (Lê Minh Hà), ng, Nha tr chi (Nguyễn Bình Phương)… đều là những tác phẩm chịu ảnh hưởng VHDG khá sâu sắc. 9 1.3. Nguyễn Bình Phương không còn là một cái tên xa lạ trong giới nghiên cứu, phê bình nhưng số lượng độc giả biết đến anh lại phần nào khiêm tốn. Có thể do văn anh “kén”, khiến những độc giả bình thường có cảm giác bị “làm khó”, bị “thách thức”. Tuy nhiên, chính sự “kén” đó cho thấy văn của anh “chất” và quả thực là một thành quả lao động nghệ thuật không mấy dễ dàng. Nguyễn Bình Phương đến với thơ trước văn xuôi và rồi anh nhanh chóng khẳng định ngòi bút đa tài với thành công trên tất cả các thể loại. Trong đó tiểu thuyết vẫn là các trang viết được “săn đón” nhiều hơn. Văn của Nguyễn Bình Phương dày đặc những tri thức dân gian, đôi khi trừu tượng, kín đáo, đôi lúc rành rọt kể chuyện Xa xm du hi; khi đưa người đọc đến những dãy điệp vàng thơ mộng ở thành phố, lúc lại chu du trên đỉnh Rùng, núi Hột hoang sơ trong “ ”. Những trang viết đầy biến cố, đẫm máu và nước mắt của Nguyễn Bình Phương phần nào được cân bằng chính nhờ những “giấc mơ cổ tích” ấy. Thú vị hơn nữa nếu người đọc nhận ra Nguyễn Bình Phương đã khéo léo đưa vào tác phẩm của anh những nét VHDG đặc trưng nhất của vùng bán sơn địa Thái Nguyên, vùng đất linh thiêng, “ n hoc” này. Đặc biệt, tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mới mẻ so với các hình thức tiếp nhận thường thấy, không chỉ là “giả huyền thoại – giả cổ tích”, không hoàn toàn là “truyện cũ viết lại”, cũng không hẳn là kiểu “truyện lồng truyện” nếu xét trên tiêu chí và cách thức phân loại thông thường. Dường như vượt khỏi những khuôn thức đó, tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cần một định danh mới. Nó thể hiện một cấp độ tiếp nhận mới, tưởng như mờ nhạt nhưng lại vô cùng sâu sắc và ấn tượng. Đặc biệt, không chỉ tiếp nhận đơn thuần, Nguyễn Bình Phương còn sáng tạo lại VHDG khiến người đọc như được lạc vào thế giới cổ tích phiêu lưu, kỳ ảo với nhân vật cổ tích nhiều khi lại chính là những con người của thế kỷ XXI. Với tất cả lí do đó, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng” làm đề tài cho luận văn của mình, với kì vọng mang đến những phát hiện mới, hướng nghiên cứu mới đối với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng như vấn đề tiếp nhận VHDG trong văn học Việt Nam đương đại. [...]... vừa qua thời gian có sự chọn lọc những giá trị vững nhất Cũng qua đó, tiếp nhận VHDG trong văn học chính là một đường hướng bảo lưu, định hình văn hóa dân tộc 30 Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa – hệ quả từ tiếp nhận VHDG trong văn học Tiếp nhận VHDG vào văn học đưa đến phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa như một tất yếu Quả thực, việc giải mã văn học từ mã văn hóa không phải... theo không gian và thời gian Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa như nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật… Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực văn hóa giao tiếp, văn hóa công sở, văn hóa kinh doanh… Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng như văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam... nhất Giữa văn hóa và văn học, hay văn học 25 và các yếu tố phi văn học trong văn hóa, VHDG và văn hóa hiện đại, văn học dân gian và văn học viết… chưa bao giờ tồn tại một lằn ranh cụ thể Thực tế việc cố gắng phân chia rạch ròi ranh giới các khái niệm ấy đến nay đã trở thành lỗi thời Chính vì vậy, người ta đã chấp nhận sự giao thoa như một đặc tính và tìm cách tiếp nhận văn học bằng những phương pháp... bền nhất hệ giá trị văn hóa Văn học đến lượt nó lại thực thi chức năng buồi dưỡng văn hóa nói chung cũng như các loại hình nghệ thuật khác, thành tố khác trong văn hóa nói riêng 1.1.2 Tiếp nhận VHDG trong văn học viết Xét đến mối quan hệ VHDG với văn học viết là xét đến giới hạn hẹp hơn, xa nhau hơn của các đối tượng trong mối quan hệ văn hóa với văn học nói chung Nếu văn hóa với văn học có thể là những... 2.1 Lịch sử nghiên cứu tiếp nhận VHDG trong văn học viết Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ lược lại một cách khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề tiếp nhận VHDG trong văn học viết ở Việt Nam Ngay từ những công trình đồ sộ đầu tiên về văn học dân gian Việt Nam: Văn học dân gian Việt Nam (giáo trình) – Đinh Gia Khánh (chủ biên), NXB Giáo dục; Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam – Cao Huy... lại là một trong những người tiếp nhận độc đáo nhất VHDG trong sáng tác của mình Chính sự tiếp nhận văn hóa trong văn học lại tạo điền đề cho sự dân gian hóa trở lại văn học Quả thực, dân gian hóa các tác phẩm văn học đòi hỏi trong tác phẩm văn học đó phải có và có nhiều yếu tố VHDG, đấy là các trường hợp Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa… là những tác phẩm bác học đích... hiện đại [20, tr.1947] Văn học dân gian và văn học viết là hai khái niệm chỉ hai hệ thống nghệ thuật khác nhau Chúng tồn tại độc lập và có những đặc trưng riêng nên khả năng nghệ thuật của việc nhận thức và tái tạo hiện thực trong văn học dân gian và văn học viết là không giống nhau Một số yếu tố đặc trưng của văn học dân gian cũng là những điểm khu biệt văn học dân gian với văn học viết có thể kể đến... các yếu tố văn hóa sâu kín bên trong tác phẩm: Đó là hệ thống từ ngữ, hình thức ngữ pháp trong lời ăn tiếng nói của dân gian, là hệ thống hình ảnh, biểu tượng, hay các tư tưởng phong phú về triết học, tôn giáo, đạo đức, phong tục, tập quán của một nền văn hóa nhất định Tất nhiên, nói tiếp nhận không phải là để nói sự tiếp thu thụ động của văn học đối văn hóa Văn học tiếp nhận từ văn hóa gián tiếp qua... là văn hóa trung đại, văn hóa hiện đại, văn hóa đương đại với những dấu mốc cụ thể theo quy ước của từng nền văn hóa cụ thể Với nghĩa đó, VHDG là văn hóa cộng đồng ở giai đoạn đầu của nền văn hóa mỗi dân tộc Ngƣời ta thƣờng nói VHDG là “cội nguồn của văn hóa dân tộc” là văn hóa gốc”, văn hóa mẹ” Điều đó hàm nghĩa VHDG gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dƣỡng văn. .. quan hệ văn học dân gian – văn học viết Trên cơ sở lịch sử văn học dân tộc, bài viết đã nhìn ra những quy luật tác động và chỉ ra những bước cụ thể khi muốn khảo sát ảnh hưởng của văn học dân gian trong tác phẩm văn học viết Gần đây hơn, Võ Quang Trọng với công trình nghiên cứu khá công phu Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (Nxb KHXH) năm 1997 đã có những nghiên cứu mới trong . Tương tác giữa văn học dân gian và văn học viết là một tất yếu và tiếp nhận văn học dân gian vào văn học viết cũng là một quy luật dĩ nhiên của tiến trình lịch sử. Văn học dân gian với đặc tính. một trong số ít những bài viết hệ thống hóa được các cấp độ tiếp nhận VHDG (giới hạn ở các tự sự dân gian) trong văn học viết đương đại. Vấn đề ảnh hưởng văn hóa, văn học dân gian đến văn học. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ NHIỆM TIẾP NHẬN VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG LUẬN VĂN

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w