Chương 3: PHƯƠNG THỨC TIẾP NHẬN VHDG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
3.5. Những đặc sắc và ý nghĩa việc tiếp nhận VHDG của Nguyễn Bình Phương
3.5.2. Ý nghĩa của việc tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 107 KẾT LUẬN
Như vậy tiếp nhận VHDG vừa là hệ quả vừa như một nhu cầu bộc lộ mình, bộc lộ quan điểm của nhà văn về thế giới. Cũng qua đó, người đọc nhận ra cá tính độc đáo của Nguyễn Bình Phương, cùng với đó là tình cảm, là sự gắn bó, trân trọng, đồng thời luôn trăn trở với các giá trị văn hóa dân tộc. Tài năng của nhà văn không chỉ được thể hiện ở những cách tân theo hướng hậu hiện đại, những kỹ thuật văn chương phương Tây mà tài năng còn thể hiện ở sự vận dụng, tái tạo đặc sắc hồn cốt VHDG dân tộc.
108 TIỂU KẾT
Trong chương 3 của luận văn, chúng tôi đã phân tích các phương thức tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Đó là vận dụng các motif, cổ mẫu, biểu tượng; Vận dụng và sáng tạo các tích truyện dân gian; Vận dụng ngôn ngữ, giọng điệu dân gian, ngoài ra trong suốt luận văn, chúng tôi đã nói đến các yếu tố kỳ ảo, nó được biểu hiện qua các tiểu mục như thiêng hóa, huyền thoại hóa, hay các motif thể hiện sự biến hóa, motif giấc mơ, nhân vật hư ảo… Do vậy, tuy không làm thành một luận điểm trong chương ba nhưng chúng tôi mặc định kỳ ảo xen lẫn hiện thực là một trong những phương thức tiếp nhận VHDG xuyên suốt các tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Nếu cổ mẫu, biểu tượng, motif như những kết quả của chiêm nghiệm tổng thể thì tiếp nhận và tái tạo các tích truyện dân gian thể hiện tập trung sự tiếp nhận văn học dân gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Nguyễn Bình Phương đã tiếp nhận, tái sinh các tích truyện dân gian với đan xen tất cả các kiểu loại: có nhại cổ tích, nhại sử, có viết lại truyện cổ, viết lại sử đồng thời lồng ghép cốt truyện. Trong đó, nhại cổ tích có vẻ trội biệt nhất. Đặc biệt đáng chú ý là Nguyễn Bình Phương đã sáng tạo nên cả những tích truyện dân gian hoàn toàn mới trong tiểu thuyết của anh. Sau khi xem xét những biểu hiện VHDG, tìm hiểu những phương thức tiếp nhận, chúng tôi thực hiện đánh giá những đặc sắc, cũng như một vài ý nghĩa của việc tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
109 KẾT LUẬN
Quả thực, một trong những biểu hiện đặc sắc nhất trong “Làn sóng Đổi mới”
không phải là phát minh ra những chất liệu mới mà lại là sự trở lại, tiếp nhận, phục dựng những giá trị VHDG. Nguyễn Bình Phương bên cạnh những đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết đã bộc lộ một vốn tri thưc dân gian sâu rộng với hướng đi này. Anh đã tái tạo được cả một hệ giá trị VHDG đa dạng ở tầng sâu nhất của nó. Không gian văn hóa, thời gian văn hóa và con người như là nhân tố trung tâm, vừa là sản phẩm, vừa là nguồn gốc tạo nên các giá trị văn hóa đã được tái hiện sống động, trọn vẹn nhất.
Tiếp thu quan điểm dân gian, Nguyễn Bình Phương tạo lập nên mô hình hai thế giới, hiện thực và kỳ ảo, cái mới của nhà văn thể hiện tập trung hơn ở phương thức tiếp nhận, cách thức thể hiện mô hình hai thế giới ấy của dân gian. Cũng là tiếp nhận các giá trị VHDG, nhưng Nguyễn Bình Phương khác những người đi trước khi anh tiếp nhận nó ở tầng sâu, tiếp nhận ngầm chứ không gọi tên rõ ràng các dấu hiệu dân gian đó. Đọc Nguyễn Bình Phương khó, đôi khi phải đọc đến nhiều lần mới hiểu. Đọc Nguyễn Bình Phương còn cần phải có vốn sống, vốn văn hóa để có thể đồng điệu với nhà văn. Thế giới nghệ thuật Nguyễn Bình Phương là một thế giới dày đặc các ký hiệu, biểu tượng. Tất cả như là một kho tri thức khổng lồ được mã hóa.Tuy nhiên, nếu đơn giản hóa tất cả, chúng ta lại nhận ra cái bình dị ở đây, bởi không phải cái gì xa xôi, tất cả đó chính là hiện thực. Mọi chi tiết chân thực đến nghiệt ngã hay những chiêm nghiệm đậm màu triết lý thì tất cả cũng chính là hiện thực cuộc sống, một cuộc sống bình thường mà tất cả con người đều có trọn vẹn những trải nghiệm như thế. Ôm vào tiểu thuyết của mình đời sống, tình cảm, suy nghĩ của mọi loại người, từ người điên, người tỉnh, từ người sống, người chết, từ người già đến người trẻ, từ các vật vô tri cho đến cả bào thai biết hờn dỗi, thế giới trong hình dung Nguyễn Bình Phương hóa ra rộng lớn hơn rất nhiều so với những lý thuyết khoa học nghiên cứu về nó.
Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, thấm thía từng triết lý sâu xa hay có khi chỉ là câu cợt đùa hài hước, chúng ta đều dễ dàng tìm trong đó gốc tích từ bề dày VHDG. Mọi ký hiệu đều có nghĩa, đến cả sự đặt tên nhân vật: Kim – Mộc –
110
Thủy trong Bả giời chắc chắn cũng không ngoài chi phối của thuyết Ngũ Hành tương sinh – tương khắc của cha ông. Liên tục khám phá ra ý nghĩa, mối liên hệ VHDG tới các chi tiết, câu chuyện trong Nguyễn Bình Phương, người đọc sẽ được được trải nghiệm cảm giác như những nhà khảo cổ, đi tìm kiếm những mảnh huyền thoại, những dấu vết VHDG khuất lấp đâu đây. Để rồi đi đến một hoài nghi, rằng tất cả mọi sự việc đều có căn nguyên của nó, nhiều khi nó không đâu xa xôi mà chính bắt nguồn từ VHDG. Sự tiếp nhận đa dạng, ở bề sâu cho phép dồn nén dung lượng lớn các yếu tố dân gian ở đó. Chính vì vậy, nếu xem văn học là nơi lưu giữ, tái tạo VHDG thì tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã làm điều đó rất xuất sắc.
Tuy nhiên, trong tiếp nhận VHDG, Nguyễn Bình Phương cũng bộc lộ một số điểm khiến nhiều người coi đó là những hạn chế. Phần là sự tục tằn đôi khi hơi thái quá, tiếp nhận VHDG nhưng dường như chưa làm nổi vật được những nét đẹp quý báu trong đó, trái lại mặt tiêu cực, những tệ nạn nhức nhối trong dân gian dường như trội bật hơn. Việc sử dụng biểu tượng, ngôn ngữ đôi chỗ khiên cưỡng, chẳng hạn điệp ngữ “mắt chó vàng như trăng” quá nhiều, không khỏi khiến một số người đọc khó chịu. Việc dồn nén quá nhiều mạch truyện, chi tiết có lẽ là nguyên nhân khiến người đọc khó tiếp nhận, bị rối, thậm chí có chi tiết chính tác giả cũng bị nhầm lẫn. Đó là trong Người đi vắng, hai lần cùng nói về cuộc khởi nghĩa đội Cấn, lại là ở 2 năm Tỵ khác nhau, Đinh Tỵ và Ất Tỵ. Nếu đúng như thế thì điềm báo rắn cắn, hay sự xuất hiện của Thái Tuế mất hẳn ý nghĩa dự báo, linh nghiệm của nó.
Thế nhưng, nhầm lẫn nhỏ đó dễ hiểu khi anh phải làm việc với kho dữ liệu vô cùng mênh mông của các giai đoạn lịch sử. Những thành công, những nét đặc sắc trong tiếp nhận VHDG, cũng như cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương vẫn là một điều không thể phủ nhận.
Nguyễn Bình Phương với các tiểu thuyết của anh đã chứng minh, sự tái xuất hiện của các tín hiệu VHDG trong các tiểu thuyết đương đại là hiện tượng “huyền thoại hóa” văn học. Các tín hiệu VHDG cũng đã được phân rã cùng sự phân rã cốt truyện ở đây. Chúng đến trong các tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dưới dạng những mảnh vụn, không toàn vẹn, nhưng chính sự chắp nối đó lại tạo nên hiệu ứng
111
đặc biệt như một bức tranh gồm nhiều mảng màu lấp lánh. Những mảnh ghép văn hóa ấy sẽ bổ sung, kết dính với nhau dựa trên “sự bảo lãnh” – sự hợp thức hóa của nhà văn theo cách riêng của mình, thế nên đã đảm bảo được cả chất dân gian, mà không phi lý theo quan điểm hiện đại. Khám phá hiện thực chưa bao giờ là một công việc dễ dàng và những nhà văn đương đại như Nguyễn Bình Phương vẫn đang miệt mài trên con đường chông gai đó. Có thể nói với tiếp nhận VHDG, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định thêm một nét cá tính bền bỉ qua 6 tiểu thuyết của mình.
Mỗi tiểu thuyết là một bức tranh riêng, có thể đậm nhạt khác nhau, nhưng chúng trọn vẹn để được gọi là những mảng màu VHDG đặc sắc. Quả thực, đi sau nhưng lại có những đổi mới thực sự, việc tiếp nhận VHDG trở thành một dấu ấn, làm nên sự hấp dẫn, giá trị sâu sắc của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Như vậy, hòa mình vào thế giới nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Bình Phương, nhà văn đương đại được đánh giá là xuất sắc nhất trong 15 năm trở lại đây không đến mức như lạc vào một mê cung huyền bí. Như làng Phan trong nhiều câu chuyện của anh, Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mãi mãi vẫn là cõi “bí ẩn”,
“huyền hoặc” đầy thử thách nhưng cũng hấp dẫn lạ lùng. Việc nghiên cứu sáng tác Nguyễn Bình Phương do vậy thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Luận văn không kì vọng đi đến thấu đáo mọi vấn đề, chúng tôi chỉ mới phác họa Nguyễn Bình Phương có tiếp nhận VHDG và tiếp nhận một cách đặc sắc so với nhiều nhà văn khác. Hy vọng nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp, chúng tôi sẽ có những lí giải sâu sắc hơn, cũng như nghiên cứu toàn diện hơn sáng tác Nguyễn Bình Phương trong tương quan với các nhà văn đương thời.
112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH TÁC PHẨM
1. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng.
2. Nguyễn Việt Hà (2006), Cơ hội của chúa, Nxb Hội Nhà văn.
3. Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ.
4. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thƣợng ngàn, Nxb Phụ nữ.
5. Nguyễn Bình Phương (2004), Bả giời, Nxb Quân đội nhân dân.
6. Nguyễn Bình Phương (1999), Vào cõi, Nxb Thanh niên.
7. Nguyễn Bình Phương (2013), Những đứa trẻ chết già, Nxb Trẻ.
8. Nguyễn Bình Phương (1996), Khách của trần gian, Nxb Văn học.
9. Nguyễn Bình Phương (2013), Người đi vắng, Nxb Tổng hợp TP HCM 10. Nguyễn Bình Phương (2000), Trí nhớ suy tàn, Nxb Tổng hợp TP HCM 11. Nguyễn Bình Phương (2005), Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học.
12. Nguyễn Bình Phương (2006), Ngồi, Nxb trẻ.
13. Hồ Anh Thái (2004), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng.
14. Nguyễn Huy Thiệp (2007), Truyện ngắn, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
SÁCH NGHIÊN CỨU
15. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
16. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG HN.
17. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG HN.
18. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, Vũ Đình Lưu dịch, Nxb Tri thức.
19. Lê Đạt (2011), Đối thoại với đời và thơ, Nxb Trẻ.
20. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ TP HCM.
21. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb KHXH 22. Đỗ Đức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi – Phùng Văn Tửu – Trần Hữu Tá (2003), Từ
điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới
23. Melentinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại (Song Mộc, Trần Nho Thìn dịch), Nxb ĐHQG HN.
113
24. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tƣợng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, TP HCM.
25. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG HN, HN.
26. Nguyễn Bá Thành (2006), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
27. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP HCM.
28. Trần Nho Thìn (2008), Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục.
29. Vũ Quang Trọng (1997), Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
30. V.Guxep (1999), Mỹ học Folklore (Hoàng Ngọc Hiến dịch), Nxb Đà Nẵng.
31. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
32. Lại Nguyên Ân (1992), Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại, Tạp chí NCVH, số 53.
33. Bùi Thị Ánh (2012), Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hòa Vang, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐH Vinh.
34. Trần Văn Ban (2011), Kiểu nhân vật ám ảnh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 11, tr.27 – 35.
35. Trần Văn Ban (2012), Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, số 10, tr.36 – 38.
36. Chu Xuân Diên (1966), Nhà văn và sáng tác dân gian, Tạp chí Văn học, số 1.
37. Chu Xuân Diên (1969), Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại, Tạp chí Văn học, số 4.
38. Nguyễn Thị Phương Diệp (2010), Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH KHXH & NV.
39. Nguyễn Thị Dung (2012), Đặc điểm của nhân vật kỳ ảo là tiên trong truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam, Tạp chí VHDG, số 1, tr.40 – 47.
114
40. Đoàn Ánh Dương (2008), Nguyễn Bình Phương – “lục đầu giang” tiểu thuyết, Tạp chí NCVH, số 4, tr.63 – 82.
41. Hoàng Cẩm Giang (2011), Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Tạp chí VHDG, số 1.
42. Hoàng Cẩm Giang (2013), Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn cấu trúc thể loại, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH KHXH&NV.
43. Nguyễn Diệu Hạnh (2011), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH KHXH&NV.
44. Vương Thị Thanh Hiền (2010), Ảnh hưởng của VHDG đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP TP HCM.
45. Kiều Thu Hoạch (1998) Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1+2).
46. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong sáng tác Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH KHXH&NV.
47. Lê Kinh Khiên (1980), Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí NCVH, số 1.
48. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Motif “phần thưởng” trong kiểu truyện người em (qua khảo sát truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam), Tạp chí VHDG, số 5.
49. Đỗ Thị Liên (2007), Thành ngữ - tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ.
50. M. Bakhtin (1980), Một số khía cạnh phương pháp luận cần chú ý khi nghiên cứu văn học quá khứ (Vương Trí Nhàn dịch), Tạp chí NCVH, số 4.
51. Vũ Thị Phương (2008), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHKHXH&NV.
52. Nguyễn Ngọc Quân (2009), Đến „Ngồi‟ – một hành trình bền bỉ cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH HXH&NV.
115
53. Nguyễn Thị Như Trang (2010), Huyền thoại từ văn học dân gian đến tiểu thuyết tân huyền thoại thế kỷ XX – những biến đổi trong cấu trúc tự sự, Tạp chí VHDG, số 4, tr. 40 – 50.
54. Nguyễn Thanh Trâm (2012), Motif hóa thân trong truyện cổ tích người Việt, tạp chí VHDG, số 1, tr. 48 – 54.
55. Phạm Thị Trâm (2002), Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác một số nhà văn hiện đại”, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH KHXH&NV.
56. Phạm Thị Ngọc Trâm (1998), Truyện cổ dân gian – khởi điểm cảm hứng sáng tạo của nhà văn, Tạp chí VHDG, số 10, tr.71 – 72.
57. Phạm Xuân Thạch (2008), Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn nghệ những năm đầu thế kỷ XX, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH KHXH&NV.
58. Phạm Xuân Thạch (2006), Tiểu thuyết nhƣ là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời sống – đọc Ngồi của Nguyễn Bình Phương, NXB Đà Nẵng 2006, (Báo Văn Nghệ, số 45.
59. Lê Chung Thủy (2011), Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại, (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Huy Thiệp), Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH KHXH&NV.
60. Bùi Thanh Truyền (2001), Ảnh hưởng thần thoại và cổ tích trong cách xây dựng nhân vật văn xuôi hôm nay, Tạp chí VHDG, số 5, tr.45 – 49.
61. Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Tạp chí NCVH, số 11.
62. Bùi Thanh Truyền (2007), Một số đặc trƣng về thời gian nghệ thuật của truyện có yếu tố kỳ ảo đương đại, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường ĐHSP Huế, số 1.
63. Bùi Thanh Truyền (2008), Song đề truyền thống – hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới, Tạp chí NCVH, số 2, tr.25 – 34.
116 TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
64. Văn Bảy (2013), “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương – tiểu thuyết “hướng nội”
hiếm hoi của Việt Nam, http://thethaovanhoa.vn/, 29/12/2013.
65. Nguyễn Đình Chú (2010), Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết trong lịch sử văn học dân tộc, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/, 12/08/2010.
66. Chu Xuân Diên (2009), Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong sáng tác văn học, http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/, 17/04/2009.
67. Nông Hồng Diệu (2005), Nguyễn Bình Phương – Văn học mênh mông như cuộc sống, http://chuyentrang.tuoitre.vn, 18/11/2005.
68. Nông Hồng Diệu (2013), Nguyễn Bình Phương – Sống bình thường viết không bình thường, http://www.tienphong.vn/van-nghe/, 11/08/2013.
69. Lam Điền, Nhà văn Nguyễn Bình Phương, không thể tẩy xỏa lịch sử giữ nước, http://m.tuoitre.vn/
70. La Mai Thi Gia (2011), Ý nghĩa của motif tái sinh trong trong việc thể hiện tƣ tưởng chủ đề của truyền thuyết và truyện cổ tích, http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/, 07/04/2011.
71. Thu Hà (2004), Nguyễn Bình Phương với thói quen quan sát người điên, http://giaitri.vnexpress.net/, 05/08/2014.
72. Vũ Thị Mỹ Hạnh, VHDG trong văn xuôi đương đại Việt Nam, http://phongdiep.net/
73. Nguyễn Chí Hoan (2004), Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong
„Thoạt kỳ thủy‟, Báo Người Hà Nội, số 33, 13/08/2004.
74. Nguyễn Quang Huy, Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (archétype), http://tapchisonghuong.com.vn/, 23/07/2012
75. Nguyễn Quang Huy, Những mộng tưởng Thoạt kỳ thủy, http://tapchisonghuong.com.vn/ , 19/12/211.