Ngôn ngữ đan xen văn vần với văn xuôi

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 102 - 106)

Chương 3: PHƯƠNG THỨC TIẾP NHẬN VHDG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

3.4. Sử dụng ngôn ngữ mang tính chất dân gian

3.4.2. Ngôn ngữ đan xen văn vần với văn xuôi

Ngoài đưa vào văn những cách nói, ví von mộc mạc, Nguyễn Bình Phương còn chen cả vào truyện những câu ca dao, lời hát ru, câu đồng dao, hay những câu thơ do chính nhà văn sáng tạo.

Trước hết là một số dấu tích của ca dao. Nhiều trường hợp nhà văn mượn một phần, sáng tạo một phần, đặt vào miệng nhân vật của mình, khiến con người trong đó hiện nên dân gian hơn:

Ra đường trông thấy tơ người Về nhà trông thấy chỉ tôi tôi buồn Buồn thì cất gánh đi buôn

Một vốn bốn lãi anh buồn làm chi [12, tr. 94]

Cặp 6/8 thứ hai là một câu ca dao hoàn chỉnh, được mượn để Liên nói nên thực trạng gia đình chả mấy vui vẻ Thúy như tưởng tượng. Vận dụng tục ngữ để tạo nên ca dao, đó là các câu: Đầu gà má lợn thì chê/ Mê anh câu cá rủ rê ao bèo. Hay Quýt làm cam chịu cũng vừa/ Chồng làm vợ tránh biết chừa cho ai [12, tr. 93].

Nhiều khi, tác giả đưa vào văn cả một bài ca dao tương đối dài:

Ra vườn ngắt một cành chanh Con dao lá trúc gọt quanh tứ bề Đôi ta đã chót lời thề

Con dao lá trúc để thề tóc mai…

Bây giờ chàng đã nghe ai

Nghe trăng nghe gió nghe ai mặc lòng

102 Tưởng rằng chàng ở một lòng

Ngờ đâu chàng lại đèo bòng đôi nơi [12, tr. 94]

Cũng có khi tác giả mượn cả những câu hát ru, lời hát đồng dao quen thuộc như:

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan để chị ra vườn xem đêm nay chúng có đến không [9, tr.71]. Vốn có nguyên gốc là:

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan Để mẹ đi cấy đồng xa chƣa về

Đặc sắc ở Nguyễn Bình Phương là đã sáng tạo nên những câu ca dao hoàn toàn mới:

- Mùa đông nhiều gió em ơi Dù kêu rát cổ nhƣng rồi ai nghe - Muốn sống thì ăn cậm cam Muốn chết bỏ làng thì ăn cậm canh

Câu ca dao gắn với huyền thoại về Cậm Cam - Cậm Canh trong Bả giời, mang sắc thái như một chiêm nghiệm cay đắng. Gắn với huyền thoại ngày khai trương chùa Hang, Nguyễn Bình Phương cũng có hẳn một câu ca dao:

- Tháng mười mở hội chùa Hang

Bao nhiêu điềm dữ lang thang kéo về [5, tr. 50].

Nói đến xen văn vần, không thể không nói đến thơ trong tiểu thuyết của nguyễn Bình Phương. Đó có khi xuất hiện trong một câu hát, có khi là câu thơ sáng tác hoàn toàn mới đặt trong lời nói, tâm trạng của nhân vật: Những câu thơ xuất hiện sau cơn cãi vã của Thắng với vợ trong Người đi vắng có cái gì đó buồn buồn, dự cảm chẳng lành:

Anh là con mắt buồn

Bên bờ sông mờ sương hoang vắng Đêm nay ai bước vào trăng

Những rào mây men theo sườn đồi Về thật chậm một khuôn mặt xa xôi Gió mang đến đôi cánh mỏng nhƣ lời

103 Hoa thủy tiên những bàn tay trắng Những tiếng chuông mở cửa vào im lặng Anh là con mắt buồn mỏi mệt của trời xanh Đêm nghiến nát anh – đêm sinh ra anh Ký ức phai nhòa, cánh đồng mƣa tạnh Một câu chuyện khổ đau thì thầm bên cửa Anh là mùa thu không có lá vàng

Mùa thu bị đọa đầy và sẽ chết

Giữa nụ cười diệu vợi của ngàn cây. [9, tr. 35]

Câu thơ chép trong sổ Tượng cũng được trích dẫn: Đi và nhớ, đi nghe trong tưởng tượng – Những lối mòn mất hút giữa vùng khuya [5, tr.181].

Trong Những đứa trẻ chết già, những linh hồn đau khổ và mộng mơ, nhưng khúc hát từ cõi âm cứ vang vọng vang vọng như tự ngàn xưa không ai hay:

Tráng sĩ lên ba râu dài chấm ngực Phi con ngựa trắng bạch đàn màu than Cầm thanh gươm sáng láng đời han gỉ Chặt cây cổ thụ mới mọc mầm [7, tr. 81].

- Có đứa trẻ chết già bên đường Có bà cụ đẻ non trong đáy giếng Và hoàng hôn trở về giữa đêm - Và hoàng hôn trở về giữa đêm Giữa đôi mắt ngây thơ kèm nhèm

Có đứa trẻ già nua ngồi khóc [7, tr. 211].

Còn đây là bài hát “buồn thê thảm” của người con gái mù xinh đẹp nhất làng Phan:

Ta có người yêu màu đen Mắt người yêu ta đỏ thẫm Ngón tay chàng tím nhƣ hoa dại Người yêu ta không màu

104 Người yêu ta trong veo

Ta có người yêu màu đen

Bởi mù nên tất cả những gì cô thấy được trong cuộc đời này chỉ là một màu đen ám ảnh. Những màu sắc trong tưởng tượng của cô xoáy sâu cái bất hạnh, đáng thương của con người cả đời không biết đến ánh sáng, màu sắc. Trong Thoạt kỳ thủy, dù không có những câu ca dao, những dòng thơ tách riêng ra nhưng nó lại thể hiện sâu sắc nhất tư duy thơ trong số các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.

Những lời câm không ăn nhập của Tính chính là những câu thơ đúng nghĩa mà cả cuốn tiểu thuyết như một “bài thơ đẫm máu và nước mắt”. Cũng trong Thoạt kỳ thủy, chất trữ tình tiếp tục được đẩy cao trong câu hát của người đàn bà điên, nhân vật trong truyện ngắn Và cỏ của ông Phùng:

Chạm vào cỏ trắng Mình se sẽ hiện về

Trăng mách rằng có chim nâu trong bông hoa nâu Khuya nào cũng mải mê hót

Hót vào giấc ngủ của trăng [11, tr. 163].

Chính những người điên lại là những kẻ làm nên nghệ thuật. Bà điên sáng tác bao nhiêu bài hát trong 20 năm, Tính lạ như lửa cũng được nhà văn Phùng đánh giá:

“Cái gì lạ mới thành kiệt tác”. Còn Khẩn, anh thích biết những người điên vì họ như những người giời vậy, chính Đông Điên với khả năng tiên tri được sợ hãi như người giời thực sự. Nguyễn Bình Phương cũng có lần bày tỏ hứng thú đặc biệt với loại người này. Thế nên những người điên, những hồn ma trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thì làm thơ, thì hát, trong khi những người sống ở hiện thực thì lại sở hữu thứ ngôn ngữ có phần hơi thô, hơi tục.

Lời kể chuyện bằng văn xuôi xen kẽ với văn vần vốn rất quen thuộc với độc giả qua những truyện cổ tích dân gian. Với việc đan xen này, Nguyễn Bình Phương đã tạo lập được chiều sâu văn hóa từ trong ngôn ngữ, đến đời sống tinh thần của con người. Cùng với ngôn ngữ là giọng điệu, giọng điệu ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đa phần là triết lý, chiêm nghiệm, có xen lẫn giễu nhại, hài hước. Đó cũng

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)