Thời gian văn hóa

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 52 - 57)

Chương 2: THẾ GIỚI – CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ SỰ TÁI TẠO HỆ GIÁ TRỊ VHDG

2.1. Thế giới trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và việc tiếp nhận VHDG 45 1. Không gian văn hóa

2.1.2. Thời gian văn hóa

2.1. 2.1. Thời gian phiếm định và sự huyền thoại hóa thời gian thực

Thời gian luôn luôn gắn với không gian như một hệ trục tọa độ mà con người, sự vật, sự việc… đều như những điểm được soi chiếu trên cả hai chiều. Tái lập thời gian huyền thoại là một sự tiếp nhận VHDG về tư duy, cảm quan thời gian của con người, cũng như kiểu thời gian trong các truyện cổ dân gian. Trước hết, phải nói Nguyễn Bình Phương là một người tỷ mỉ trong ghi chép, anh thường chỉ ra

52

chi tiết đến từng phút, từng giây những biến chuyển của sự vật, sự việc trong nhiều câu chuyện của mình. Trong Những đứa trẻ chết già, tác giả miêu tả cặn kẽ thời gian của những điềm lạ trong làng:

- Ngày mùng 7 tháng 6 giờ Dậu, …cột khí trắng hình con rắn [7, tr.9]

- Ngày 9 tháng đó, đám mây đỏ…hình người đàn ông cụt đầu tay cầm dao quắm… [7, tr.9]

- Tháng 11, vợ Trường hấp ốm [7, tr.9]

Người đi vắng, không gian thiêng được chọn tả trong những thời gian cũng rất linh thiêng:

- Hai giờ đêm bãi tha ma Linh Nham [9, tr.21]

- Sáu giờ mười hai sông Linh Nham [9, tr.42]

- Mười hai giờ đêm nghĩa địa Dốc Lim trong mưa [9, tr.53]

Trong Thoạt kỳ thủy, tác giả “tường thuật” tỉ mỉ, chi tiết từng cử động của con cú mèo trong cách nhau chỉ từng phút đồng hồ:

- Mười một giờ mười năm. Con cú…rơi từ vòm lá sung xuống. [11, tr.9]

- Mười một giờ mười bảy. Dòng sông…con cú mèo thở nhẹ … [11, tr.49]

Trong Ngồi, hành động của nhân vật cũng được xác định rõ:

- Mình lén nhìn đồng hồ, lúc ấy là 9 giờ kém 3 phút [12, tr. 16]

- Mười một giờ thì cả ba ra về [12, tr.34]

Với cách ghi chép tỉ mỉ ấy, người đọc thoạt nhiên sẽ có cảm giác được thưởng thức một hiện thực rất thực, tuy nhiên lại sẽ nhanh chóng hụt hẫng bởi chợt nhận ra đó chỉ là một thủ thuật của ảo giác. Những con người, sự vật, hiện tượng đó được chi tiết hóa đến từng phút, từng giờ nhưng lại trở nên vô nghĩa khi đơn vị thời gian quan trọng nhất lại bị lược hóa: năm? Bởi năm nào cũng sẽ có ngày ấy, giờ ấy, phút ấy, nhưng những tháng, ngày, giờ, phút ấy lại hoàn toàn mịt mù mịt nếu thiếu năm. Nguyễn Bình Phương hay nói đến mùa, cả Xuân – Hạ - Thu – Đông, cơ mà khi anh nói kiểu “Chiều mùa hạ…”, “Mùa đông, tháng 11...”, “Đang là cuối thu…”,

… thì vẫn hoàn toàn đẩy người đọc đến thế lúng túng khi muốn xác định một thời gian cụ thể. Vậy hóa ra, cụ thể, xác định đấy mà lại là phiếm định. Đặc trưng phiếm

53

định của thời gian trong truyện Nguyễn Bình Phương cũng như trong truyện cổ dân gian khiến người ta hình dung những con người, sự việc ở đó có thể đã là quá khứ, có thể ở hiện tại, cũng có thể đang đợi ngày trở thành hiện thực.

Trong Những đứa trẻ chết già, chúng tôi chú ý đến cách gọi giờ của nhà văn, không phải là giờ, phút bình thường như Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi mà rất dân gian thành những Giờ Dậu, Giờ Thìn…:

Giờ Ngày - tháng - mùa-

năm Sự việc lạ

Giờ Dậu

Ngày mùng 7 tháng 6, năm # [lược]

Dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc lên cột khí trắng hình con rắn [7, tr.9].

Giờ Tý

Mùa đông, tháng 11 ngày mùng 9, năm #

Cả làng Phan giật mình vì tiếng hổ gầm ngay cánh rừng bên cạnh [7, tr.14].

Giờ Thìn #

Phía sau quả đồi nhà lão Liêm có tiếng kêu dài và lạ. Tiếng kêu ấy không biết của người hay của thú [7, tr.249].

Giờ Ngọ #

Trời trở lạnh dữ dội, cá ở sông Linh Nham chết vô kể. Có hai cây cổ thụ trong làng tự dƣng đổ ập xuống cùng một lúc và tan ra thành bụi [7, tr.249].

Giờ Thân #

Vết chân thú in ở mặt đá trong ngôi miếu nhà cô Nguyệt tự nhiên ứa máu đầm đìa [7, tr.249].

Giờ Dần Ngày 23 tháng 8, #

Ở Ghềnh Đá thuộc châu Thái Nguyên có thần xuất hiện để lại dấu chân to nhƣ cái thúng [9, tr.184].

Giờ Ngọ Vẫn ngày 23

Tại khu vườn Võ Nhai có một người đàn bà sinh ra được một cục thịt có một con mắt mở trừng trừng [9, tr.184].

Gọi là giờ Thìn, giờ Ngọ,… chứ không phải là 8 giờ, 12 giờ… là cách gọi thường thấy của người Phương Đông xa xưa, nó như một xúc tác khiến sự việc lạ càng trở nên bí ẩn, linh thiêng. Chính những tiểu tiết như thế trong khắc họa thời gian tạo nên một thế giới cổ kính, một “không gian cũ”, đậm chất dân gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Thời gian phiếm định của huyền thoại không chỉ được tạo lập trên phương thức lược hóa thông tin mà còn được tạo lập bởi những cách khoanh vùng thời gian vô cùng mơ hồ, mang tính chất thời gian cổ tích như: “Cách đây ba năm…”, “Hôm

54

ấy…”… (Bả giời), “Ba ngày sau…”, “Đêm ấy…” (Thoạt kỳ thủy), “Một đêm trăng…” (Những đứa trẻ chết già), “Rồi tới đêm nọ…”, “Rằm năm ấy…” (Ngồi)…

Nếu chuyện về Những đứa trẻ chết già được dẫn vào bởi một ký hiệu gián cách hiện thực “Cách đây khá lâu”, thì câu chuyện trong Bả giời cũng được bắt đầu với sự gợi nhắc quá khứ kinh điển “Xa xửa xa xưa” của cổ tích. Thời gian dường như đã cùng với không gian, biến hóa không giới hạn để tạo ấn tượng về một thời xa xưa, đầy màu sắc huyền thoại. Chính nó làm nền lý tưởng cho những chi tiết kỳ lạ, hoang đường nảy sinh và “hoành hành” trong hầu hết các tác phẩm.

2.1.2.2. Thời gian thực và sự đan xen thời gian quá khứ, vô thức

Sự trỗi dạy của ký ức, kể lại chuyện quá khứ từ hiện tại là một đặc điểm xuyên suốt trong tất cả các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Người đi vắng đan xen cùng lúc 3 mạch truyện, tương ứng với nó là 3 thời gian: Truyện về cõi thường tương ứng với thời gian hiện thực, truyện về lịch sử tương ứng với thời gian quá khứ và truyện trong vô thức tương ứng với thời gian vô thức. Đó là các câu chuyện về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), “chuyện buồn” của nàng công chúa Diên Bình - thế kỷ XII (thời Lý); chuyện hai cha con Lưu Nhân Chú – thế kỷ XV (thời Lê). Tất cả trở về giữa mạch truyện chính ở hiện thực lại là câu chuyện về gia đình nọ, với những mảnh tự sự về từng thành viên Thắng, Muôn, Sơn, Kỷ, cụ Điển, ông Điều… Sự đồng hiện của thời gian hiện tại và quá khứ tạo không khí hư ảo cho tác phẩm.

Người đi vắng, trong khi mạch truyện ở hiện tại, thời gian xác định nhưng thực chất lại là phiếm định với cách lược bỏ hoàn toàn ngày, tháng, năm thì thời gian của khởi nghĩa Thái Nguyên, lại được tả chân thực, chính xác tất cả các đơn vị thời gian từ phút cho đến năm: 1 giờ đêm, tháng 10 năm 1917, (Đề lao Thái Nguyên); Ngày 13 tháng 7 năm Định Tỵ (Ngày bắt đầu khởi nghĩa Thái Nguyên), Năm 1914: (Lưu Nhân Chú bị chém); Đó là một ngày mờ nhạt nhất của năm 1127, (về chuyện buồn của công chúa Diên Bình). Bởi lịch sử tất nhiên sẽ có dấu mốc rõ ràng. Nó là những sự việc kiểm chứng được. Khi đưa vào văn, tác giả giữ nguyên dấu mốc xác thực đó, gia công thêm chất hư ảo, cùng mạch diễn biến tâm lý nhân vật khiến chính sử trở thành huyền sử, hay đã truyền thuyết hóa lịch sử.

55

Nếu Người đi vắng là sự tái hiện thời gian lịch sử trong quá khứ thì Ngồi lại tái hiện thời gian truyền thuyết. Mỗi lần gợi nhắc đến một truyền thuyết huyền thoại là một giai đoạn của quá khứ, lịch sử được tái hiện. Mở đầu câu chuyện, tác giả đã cho người đọc “lần ngược về thời hoang sử” với hình ảnh cột trụ đồng, biểu tượng của thời Giao Chỉ, với dáng hình của người đàn bà lưng ong tay vượn, núm vú chảy dài gợi nhắc về thời kỳ khởi nguyên của dân tộc. Tiếp đến là những câu chuyện của Sơn Tinh Thủy Tinh, Chử Đồng Tử - Tiên Dung, huyền thoại tinh rồngvị pháp sƣ phá trận huyền đồ trong giấc mơ của Khẩn… Ta bắt gặp những mảnh huyền thoại ấy trong nhiều truyện khác của anh như Thánh Gióng trong Những đứa trẻ chết già, huyền thoại cô Tấm, Thạch Sanh trong Bả giời, huyền thoại núi Cốc trong Người đi vắng

Sự đan xen các sự kiện ở các thời đại khác nhau đó tạo nên một vũ trụ đa tầng, khiến người đọc có cảm giác như tất cả đang cùng sống, cùng tồn tại vậy.

Rất nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cất giấu những bí mật riêng trong quá khứ, mà có khi đến lúc chết đi họ mới lại hồi tưởng, lại rì rầm rì rầm kể lại.Thời gian trong quá khứ, cũng chính là thời gian vô thức khi nhân vật kể lại “chuyện ấu thơ”, thời trai trẻ và nhiều khi là cái chết, là chuyện tiền kiếp của chính mình. Các nhân vật thường từ giấc mơ, hôn mê hay một sự quên lãng thực tại nào đó mà chảy trôi về quá khứ như thế. Cụ Trường trong Những đứa trẻ chết già xuất hiện là một thanh niên đến tuổi lấy vợ, nhưng sau này chúng ta được biết rõ về bí mật thời thơ ấu (năm 14 tuổi) của cụ qua hồi tưởng của cụ và lão Bính. Nhân vật thường ngược dòng về quá khứ bất chợt thế này: Cụ Trường thấy mình nhỏ lại, trẻ lại, đang đứng trước người đàn ông mặc áo ka ki cũ, sặc mùi cồn i ốt và thuốc súng… [7, tr.113]. Liên quan đến cụ Trường và như một bí mật thâu tóm mọi bí mật khác của Những đứa trẻ chết già là cụ Chẩn, nhân vật phụ xuất hiện chóng vánh nhưng lại có thời khắc hấp hối được kéo dài đến lạ thường. Nguyễn Bình Phương đã tự mình lí giải cho điều đó gián tiếp qua lời nhân vật Phán: Ở trường học, người ta dạy anh ta rằng, kẻ sắp chết bao giờ cũng nhìn thấy quá khứ của mình một cách rõ ràng nhất, chi tiết và chính xác nhất. Đấy cũng chính là giây phút tỉnh táo cuối

56

cùng của con người [7, tr.169]. Đó cũng là một quan niệm của dân gian để “Những chuyện kể bất tận” chồng chất trong ký ức cứ thế ùa về.

Nguyễn Bình Phương đã huyền thoại hóa không gian – thời gian trong các tiểu thuyết của anh. Giống như Sông Hồng lạnh lùng, mê mải với hành trình của mình như nó đã từng chảy hàng ngàn năm trước để cuốn trôi mọi thứ về không gian khác, thời gian khác [12, tr.133]. Đó là một không gian – thời gian của hiện thực nhưng được thiêng hóa, kỳ ảo hóa. Thực chất của sự đan xen – chồng tầng lớp lớp các không – thời gian ấy chính là sự phá vỡ trật tự thông thường, để tạo lập lên một mô hình hai thế giới. Chính niềm tin dân gian về cõi âm, về ma quỷ, về sự đầu thai chuyển kiếp, về sự linh ứng của vạn vật… đưa đến tồn tại một thế giới thứ hai trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng như trong quan niệm dân gian.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)