Quan niệm, tín ngưỡng, phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 64 - 78)

Chương 2: THẾ GIỚI – CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ SỰ TÁI TẠO HỆ GIÁ TRỊ VHDG

2.2. Con người với tư cách chủ thể, cũng là sản phẩm của văn hóa

2.2.2. Quan niệm, tín ngưỡng, phong tục tập quán

Tín ngưỡng là một sản phẩm của văn hóa, xuất phát từ quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội. Tín ngưỡng nôm na là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối nhiều đến đời sống của con người. Trong VHDG cũng như trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, con người quan niệm tồn tại một thế giới thứ hai, điều này trở thành gốc chung để lí giải cho nhiều tín ngưỡng, phong tục dân gian thể hiện ở đây.

64

Một số tín ngưỡng dân gian thể hiện trong các sáng tác Nguyễn Bình Phương như tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên (trăng, núi, sông, cây…), tôn sùng vật tổ (chim – cá – cây – trâu…), thờ cúng tổ tiên, tôn sùng các anh hùng dân tộc, anh hùng địa phương, người có công lớn với đất nước… Cái chung nhất của tất cả các tín ngưỡng này, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, là xuất phát từ học thuyết vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi vật (cả con người lẫn động thực vật, thậm chí cả những vật vô sinh) đều có linh hồn.

Trước hết là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, có thể thấy, mảnh đất Linh Sơn, đặc biệt là Làng Phan trong xã Linh Sơn ấy là một mảnh đất thiêng. Thiêng từ cái tên: Linh Sơn, Làng Phan, Núi Rùng, núi Hột… Tất cả đều như là hóa thân một linh hồn sống nào đó. Đó là ngọn núi “trầm ngâm”, là con sông nhiều khi “lầm lì”, lúc lại “ai oán”, là trời đất “chời vờn”, đám mây “rùng mình”, lửa “ngập ngừng”, củi mục “chới với, tuyệt vọng”, là bụi Cậm Cam cầu cứu, hay con trâu “kêu oan”…

Gán cho mọi thứ vô tri những tâm tư rất người, ấy là bởi con người quan niệm nó không phải là vô tri. Núi thiêng, cây thiêng, sông thiêng, đến cái khăn phu la của mụ Đông Điên hay cành bạch đàn trên tay Kim cũng như có linh hồn. Sự linh thiêng của núi Rùng, núi Hột, sông Linh Nham, của gốc si làng Phan… đã được truyền tụng qua biết bao huyền thoại rùng rợn mà chúng tôi đã có dịp phân tích trong khi nói về sự thiêng hóa không gian thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái người đã mất

Cư dân Đông Nam Á nói chung cho rằng mỗi người sinh ra đều có một nhóm hồn nhất định. Nếu hồn thoát khỏi xác thì con người sẽ chết. Nhưng chết không có nghĩa là hết. Do có hồn, người chết vẫn thường xuyên đi về phù hộ độ trì cho con cháu ở dương gian. Vậy “tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống, bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cho cuộc sống của họ”. Việc thờ cúng tổ tiên ở đây vừa thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thuận, hướng về đạo lý uống nước nhớ nguồn vừa thể hiện nhu cầu trấn an tinh thần trước nỗi sợ hãi linh hồn người đã mất.

65

Trong Vào cõi, quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn sau khi chết thể hiện rõ qua cuộc nói chuyện vô cùng cảm động của Vang, người mẹ bất hạnh với đứa con chƣa kịp thành hình, đứa con chƣa biết là trai hay gái. Đứa con bị vùi vào lòng đất âm thầm, lén lút [6, tr. 146]. Thương xót đứa con tội nghiệp, Vang dỗ về đau đớn: “Phù hộ cho mẹ đi con, phù hộ cho cả cậu Vọng nữaBao giờ cậu về thăm, mẹ sẽ dẫn cậu ra chơi với con, cậu quý trẻ con nhất trần đời, cậu sẽ mua cho con bánh kẹo, búp bê [6, tr. 143]. Phải tin ở thế giới bên kia, tin đứa con của mình vẫn tiếp tục sống một cuộc sống khác, vẫn tiếp tục là một đứa bé ngây thơ Vang mới dỗ dành con như thế. Chôn xong đứa con, Vang đã “lạy con” vừa như một lời xin lỗi, vừa như một nghi thức của người trần trước linh hồn người chết.

Lời dặn dò của Vang đến đứa con cũng thể hiện quan niệm của cô về thế giới bên kia: Đó là sự hội tụ của linh hồn các thành viên trong gia đình sau khi chết nơi chín suối: Mẹ chôn con ở đây, con nằm cạnh bà cho đỡ tủi. (…) Bây giờ chẳng biết hồn ông có biết đường về mà gặp bà không. Con có gặp, hãy nhắn giúp mẹ với cậu Vọng rằng mẹ hƣ hỏng lắm, còn cậu Vọng lại tiến bộ vô cùng (…). Có gì con cứ hỏi bà, bà sẽ dạy cho con tất cả! [6, tr.144]. Vang với vai trò người sống vẫn tiếp tục bổn phận chăm sóc những linh hồn ấy: Mẹ sẽ độc thân suốt đời để chăm sóc con và bà. Mẹ dẫn các cháu của mẹ đến đây và bảo chị các cháu đang ngủ ở đây này, ngủ ngoan lắm cơ, con không cô đơn nữa, phải không con yêu của mẹ. (…) Vang nằm giữa khe mộ, hai bàn tay quàng lên nóc nhƣ kéo chúng xích lại với nhau [6, tr.144].

Đoạn văn vô cùng cảm động thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương, bao dung của người phụ nữ trong gia đình truyền thống. Mặt khác cũng là sự tưởng nhớ của những người sống đến linh hồn người thân của họ, là sự gắn kết các thành viên trong gia đình, dù sống hay đã chết.

Trong Người đi vắng, cụ Điển hơn một lần lo lắng “ông bà” giận mà “tội chết”: Cái nhà này còn tốt, với lại nó là hương hỏa mấy đời để lại, phá đi tội chết.

Bây giờ ông mới cho chúng mày biết, ông đã mơ thấy Cụ về, Cụ dắt theo cả bà chúng mày nữa, Cụ giận lắm, không muốn cho phá cái nhà này đâu… [9, tr. 50].

Nói vậy là cụ Điển đã mặc định những người chết có tham gia vào việc của người sống.

66

Cũng vì tôn thờ, tỏ lòng thành kính mà sợ hãi trước tổ tiên, người sống luôn phải giữ cho bàn thờ, mộ phần gia đình mình gọn sàng, sạch sẽ. Góc linh thiêng ấy mà bị vấy bẩn, mộ phần mà bị thầy bói phán là “động” thì chắc chắn gia đình sẽ lụi bại, không làm ăn gì được. Cụ Điển cũng có nhắc nhở con cháu sau khi dừng lại ở ban thờ, nhìn “chiếc lư đồng mốc meo”: Lúc nào rỗi tranh thủ đánh đi một tí cho nó sáng. Đồ thờ mà nhƣ mặt thằng hủi thế kia, khổ là phải [9, tr.170].

Khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo có nhiều chỗ gần gũi với nhau vì nó cùng có nguồn gốc từ lòng tin tuyệt đối vào đấng linh thiêng, huyền bí nào đó. Khi du nhập vào Việt Nam, hầu hết các tôn giáo được lai tạp, dân gian hóa nên nó chủ yếu mới là sự sùng tín, nó nằm trong tâm thức của con người trong sinh hoạt dân dã và được biểu hiện ra chủ yếu trong phong tục tập quán sinh hoạt chứ chưa được thể chế hóa hay trở thành giáo luật. Bức tranh tôn giáo ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung khá đa dạng. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, sự đa dang của tôn giáo cũng được tìm thấy khá rõ nét. Như phần tìm hiểu về nhân vật thần linh ở trên, với việc thống kê ra các loại thần tiên, có tên gọi rõ ràng đã gián tiếp điểm danh được mấy tôn giáo xuất hiện như: Đạo Phật (Bụt, Phật, Bồ Tát); Đạo Giáo (Thái Tuế, thần tiên); Đạo Thiên Chúa (Chúa), đây đều là những tôn giáo tiêu biểu nhất ở Việt Nam, nếu chúng ta chấp nhận tạm coi nó là những tôn giáo đúng nghĩa.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có quá nửa dân số theo đạo Phật, và có ảnh hưởng từ đạo Phật nhiều hơn so với các tôn giáo khác. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng cho thấy thực tế đó. Rất nhiều nhân vật trong các tiểu thuyết của anh tỏ ra có cơ duyên với Phật, đó là bà Châu Cải, là Tượng trong Bả giời, là Khẩn trong Ngồi

Những hình ảnh gắn liền với Phật giáo như chùa chiền, lễ hội, Sư sãi, chú Tiểu, chuông mõ,... đều trở lại khá phong phú trong các tiểu thuyết. Quan trọng hơn là tiếp nhận các tư tưởng, học thuyết chính yếu của Phật. Đó là quan niệm nhân quả. Hơn một lần trong Người đi vắng, người ta quan niệm kết quả của ngày hôm nay là do nhân từ hôm qua tạo thành. Thế nên mới có chuyện: khốn khổ, ai bảo làm nghề thiến lợn nên cuối đời mới bị lại quả như thế [9, tr.134], hay có thể do bắt nhiều bướm quá nên em gái tôi mới

67

phát bệnh, bỏ con đi lang thang [9, tr. 134]. Quan niệm đa kiếp, sự hóa thân, luân hồi – chuyển kiếp ở đó cũng là tiếp nhận từ Phật giáo.

Ngoài ra, ta tìm thấy Nho giáo được gián tiếp nhắc đến thông qua quan điểm số mạng của con người. Theo quan điểm của Nho giáo, khái niệm số mạng được dẫn xuất từ lý thuyết Thiên mệnh, tức là mệnh Trời. Điểm này hoàn toàn phân biệt với quan niệm “Nghiệp” trong Phật giáo. Vì “Nghiệp” là do con người chủ động, tự tạo nên, là quả của nhân là hành vi của con người. Quan điểm “Mệnh”, “Số”, “Định Mệnh” tạo nên thái độ tiêu cực, buông xuôi của con người. Nhưng mặt nào đó nó cũng là chỗ bấu víu tinh thần khi con người ta rơi vào đường cùng. Ở các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, nhân vật thường lôi mệnh trời, số mệnh ra như để chối bỏ trách nhiệm cá nhân, hay để giải thích một điều gì bất khả. Trong Những đứa trẻ chết già, người bác của cụ Trường từng dặn dò, hay đúng hơn là phán số:

Rồi sau này, con của con cháu sẽ lặp lại nhƣ thế. Đó là định mệnh [7, tr.113], Trong Người đi vắng, Thuyết định mệnh nhiều lần được nhắc đến trong cuộc nói chuyện của các nhân vật. Theo Muôn thì “ai cũng có số cả” [9, tr.97], Phượng nói về số của Hoàn: “số nó khổ” [9, tr.116], Đội Cấn biện bạch: “Đại sự không thành không phải ở ta, cũng không phải ở Lập Nham. Đó là mệnh trời.” [7, tr.356]…

Có một thực tế là các tôn giáo ở Việt Nam phần được dân gian hóa, phần được lai tạp với nhau, con người có khi không theo một đạo nào, nhưng lại tiếp nhận cùng lúc nhiều tôn giáo. Nhân vật Sinh trong Người đi vắng là một ví dụ. Sinh có niềm tin vào số mệnh của Nho giáo: “Ai cũng có số cả, biết làm thế nào được”

[9, tr. 127]. Nhưng lại cũng có những “tín hiệu của Phật” cùng lúc như kiêng làm nhà vào tháng 7 cô hồn hay xem tướng.

Phong tục tập quán

Nói đến phong tục tập quán là nói đến một khái niệm rộng, bao gồm hội hè, lễ tết, trang phục, ăn uống, cưới xin, ma chay… và hàng loạt các trò chơi giải trí…

Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến phong tục tập quán liên quan đến cưới xin, tang lễ, các trò chơi dân gian… vốn mang tính chất chung, phổ biến trong VHDG thể hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

68 Hôn nhân

Từ xa xưa, có một thực trạng chung cho nhiều dân tộc ở Việt Nam là cha mẹ thường quyết định vấn đề hôn nhân của con cái. Tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trở thành một nỗi ám ảnh với nhiều chàng trai, cô gái, nhưng họ vẫn phải chấp nhận vì đó là một tập tục. Ta tìm thấy nhiều cuộc hôn nhân sắp đặt như thế trong các tiểu thuyết của nguyễn Bình Phương. Ba thế hệ nhà cụ Trường, lão Liêm và Hải, dù thành hay chưa thì cả 3 đều đã từng được sắp đặt cho một cuộc hôn nhân theo ý cha mẹ. Cụ Trường được bác căn dặn, sắp xếp: Bây giờ ta quyết định giao cho cháu một việc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của của dòng họ. Dòng họ nhà ta có giàu lên hay lụi bại đi là nhờ cháu… Cháu phải làm người hấp đi để che mắt thiên hạ… vào Trại Cau, tìm đứa con gái ấy… nó là em họ cháu… Không, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi… Đó là định mệnh [9, tr. 113]. Lão Liêm lớn lên, nghịch ngợm nên bị cụ Trường lấy vợ cho để xem mày có bỏ đƣợc cái thói đòi của nữa không?....

và lão Trường lấy vợ cho con trai thật [9, tr. 12]. Đến đời Hải, lão Liêm lại muốn lấy vợ để giữ chân cậu: Này Hải, mày biết con Hoan cháu bà Kính chứ? – Tao sẽ hỏi nó làm vợ mày…. Ngay sáng mai tao sẽ sang nhà bà ấy… [7, tr. 60]. Bà Liên – ông Phước cho đến đời con là Tính với Hiền đều lấy nhau vì “tình nghĩa giữa hai gia đình” [11, tr. 67]. Thủy và Tượng thì ngược lại, yêu nhau nhưng lại bị gia đình ngăn cấm. Những bi kịch hôn nhân cứ thế được tạo nên từ sự sắp đặt của các bậc cha mẹ. Đấy là một nét tiêu biểu cho hôn nhân trong xã hội xưa. Như một hệ quả khi bị ép duyên là việc ngoại tình. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, người đọc chứng kiến nhiều nhân vật ngoại tình như để tìm thấy thứ tình cảm, cảm xúc thực sự. Đó là cuộc ngoại tình của bà Liên với chú Mười, của Hiền với ông Phùng, hay Nam dẫu chỉ trong tâm tưởng. Hai người đàn bà ấy đồng cảm, rất tự nhiên họ đứng về phía nhau, bao che cho nhau.

Và rồi những cuộc ngoại tình, sự sắp đặt ấy lại đưa đến những kết cục bi thảm hơn nữa: loạn luân. Trong các tiểu thuyết, ta có thể thấy “mặc cảm về sự loạn luân” tái hiện khá nhiều. Thủy với Tượng yêu nhau tha thiết, nhưng hóa ra họ lại là hai anh em cùng cha khác mẹ. Giời ơi, loạn luân, loạn luân. Cô biết không, tôi ghê

69

tởm cô. Trời tru đất diệt cô đi. Cô loạn luân hai đứa loạn luân. Thằng Tƣợng, Thủy ơi, chúng mày là hai anh em! Lão Mộc, linh hồn lão ở đâu hả giời, sao lão không về mà chứng kiến hậu quả của lão [5, tr. 211]. Nó nhắc lại bi kịch anh em Tô Thị - Tô Văn trong sự tích Hòn Vọng Phu, vẫn là cái chết hóa đá, nhưng đau đớn, bi thương hơn rất nhiều.

Cuộc loạn luân lần thứ nhất của cụ Trường với người em họ, người đàn bà ở Trại Cau đã vô tình đưa đến cuộc loạn luân lần thứ 2. Sau này, họ đâu có biết đến đời cháu họ, Loan – Phán, hai anh em họ lại tiếp tục yêu nhau mà không biết là hai anh em chung một ông nội. Cuộc loạn luân này tuy không để lại ám ảnh, day dứt cho Phán – Loan nhưng nó lại là nỗi đau thường trực trong lòng những người thế hệ trước, để thành ma, cụ Chẩn và người đàn bà Trại Cau lại tiếp tục mối tình, tiếp tục đòi con. Cuộc loạn luân tiếp theo đau đớn cho cả người trong cuộc, lẫn người làm cha, làm mẹ. Ông Trình phải chứng kiến một đằng là em trai, một đằng là con gái, hai chú cháu ruột mà không biết, mà yêu nhau, cưới nhau. Người chịu nhiều cay đắng nhất là bố con ông Trình. Hôm đưa ma Tiến quắt, Hương gần như hóa điên, mắt vằn đỏ, quần áo xộc xệch, tướp táp. Mặc cảm về sự loạn luân còn lơn hơn nỗi đau mất người yêu [7, tr. 286].

Tang lễ

Cùng với hôn lễ, tang lễ cũng là một nghi lễ quan trọng hàng đầu trong đời sống người Việt. Cũng bởi dân gian tin tưởng vào sự tồn tại của linh hồn, nên những nghi lễ trong tang lễ là tối quan trọng mà người ta phải làm thế với mong muốn linh hồn người chết được an ủi, được ra đi thanh thản. Trong nhiều tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã mô tả được rất nhiều nghi lễ tang lễ trong dân gian, lắp ghép chúng lại có thể thành một ghi chép phong tục ma chay tương đối hoàn chỉnh. Chúng tôi có thống kê những biểu hiện cụ thể của tang lễ dân gian trong tiểu thuyết của anh như sau:

70

Đám

tang Nghi thức trong tác phẩm Nghi lễ, phong tục từ dân gian

Đám tang ông Mộc

Đám tang bố anh gọn nhẹ. Anh chít khăn trắng chống gậy đi giật lùi trước quan tài [5, tr. 22]

Cha đƣa mẹ đón: Cha thì đi sau quan tài, mẹ thì đi trước và đi giật lùi trước quan tài, đây là Nghi lễ lúc đƣa ma.

Đám tang lão Kim

Quan tài đỏ kê giữa nhà đập vào mắt Tƣợng. Một bát cơm tú hụ với quả trứng nằm chênh vênh trên chóp [5, tr. 196]

nghi thức tang lễ: Bát cơm - quả trứng - đũa bông có nhiều quan niệm khác nhau:

'-Hút âm khí

- Để cho người chết ăn, đũa bông như một cái bùa, một linh hồn trừ ma quỷ - Hình ảnh của âm dương hòa hợp, nguồn sốc của sự sinh sôi mới Tiếng trống rền rền và tiếng chiêng lanh

lảnh [5, tr. 198]

Chiếc quan tài đỏ với bát cơm quả trứng trắng hồng nhô lên đầu họ [5, tr. 200]

Hồn ma người đàn bà, ân nhân lão Biền

Nhảy lóc cóc từng đoạn một. Hai chân bà ta bị bó bằng vải liệm… [7, tr. 98]

Lễ khâm niệm: bó thi hài người chết vào vải trắng, bó chặt chân, tay lại.

Hồn ma bà nội Nhung

Bà già quần áo nhàu nát, chân đất, óc xõa, khuôn mặt lờ mờ lạnh ngắt với cái miệng hé ra ngậm một chiếc đũa nằm ngang…

Mặt bà già vàng ệch nhƣ xát nghệ. Một xác

chết [12, tr.65] Lễ phạm hàm: Chiếc đũa nằm ngang

miệng người chết để cho răng khỏi cắn chặt vào nhau. Việc ngáng đũa trong miệng, về mặt khoa học là để tử khí trong cơ thể có lối thoát ra, nhưng trong tâm thức người dân thì chết ngậm miệng là cái chết không thanh thản, còn nhiều ngậm ngùi, giằng xé với trần gian.

- Tục canh linh cữu Bà già vẫn lởn vởn trong bóng tối hỏi có

nhận ra bà không? Khẩn bảo rõ ràng là bà chết rồi cơ mà, bà già lắc cái miệng móm mém cắn chặt chiếc đũa, chiếc đũa sáng lên nhƣ một bóng điện nê ông bé xinh soi tỏ khuôn mặt nhầu nát nghễnh ngãng của bà…. Ngủ đi, tý nữa còn đến trông linh cữu cơ mà [12, tr. 68]

Đám tang bà nội Nhung

Khi nhìn thấy và cụ nằm trên giường, hai tay vắt qua bụng, miệng ngậm một chiếc đũa, da vàng ệch [12, tr. 66]

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 64 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)