Long – Lân – Quy – Phụng (Rồng – Nghê – Rùa – Chim)

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 91 - 94)

Chương 3: PHƯƠNG THỨC TIẾP NHẬN VHDG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

3.1. Vận dụng các motif truyện cổ

3.2.4. Long – Lân – Quy – Phụng (Rồng – Nghê – Rùa – Chim)

Nói đến cổ mẫu, biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, không thể không nhắc đến sự quy tụ Tứ Linh, những con vật linh thiêng trong quan niệm dân gian. Đó là Long – Lân – Quy – Phụng. Tứ Linh được dân gian bắt nguồn từ

91

bốn linh thần, gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước. Tứ Linh là những con vật mang đến điềm lành, được người đời thờ phụng như một sự cầu may. Trong đó, Rồng được xem là linh vật đứng đầu, mang lại điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng, sự thông thái; đồng thời còn là sứ giả để gửi gắm những ước vọng vinh quang trong đời người. Đi vào tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Rồng được sợ hãi như một điều gì ghê gớm lắm: Con vật cuồn cuộn chuyển động giữa các đám mây, nó di chuyển thẳng đến mặt trời nên cả hai đều bị lóa mắt không nom rõ nhƣng cảm giác nó rất dài [9, tr. 87]. Rồng thường được liên hệ với vua, điều này cũng dễ thấy trong văn hóa nhiều nước phương Đông. “Tướng Rồng” do vậy được coi trọng là loại quý tướng: Sinh bảo lão Bính: Bác là loại quý tướng đấy nhé… rất giống mặt Rồng – lẽ ra phải làm vua mới đúng [9, tr. 127]. Rồng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không phải lúc nào cũng uy nghi như thế, nó không chỉ bị hạ thấp một lần khi so sánh với lợn, mà có khi, Rồng bị đưa ra làm hình ảnh so sánh đầy nhục cảm, với đôi chân người đàn bà lúc “đỉnh điểm” của khoái lạc: Vào lúc đỉnh điểm, đôi chân thon dài của Hoàn thường uyển chuyển vươn cao như hai con rồng trắng bay trong bầu trời [9, tr. 115]. Ở đây, Rồng đã được giải thiêng, không còn uy nghi, oai phong như trong dân gian nữa.

Việt Nam tiếp nhận nhiều nét văn hóa Trung Quốc, kể cả các biểu tượng văn hóa, tuy nhiên, con vật thứ hai trong Tứ Linh của người Việt, con Nghê lại là một biểu tượng thuần Việt. Nghê, chữ Hán vốn là sư tử, là con vật biểu trưng mang yếu tố huyền thoại, dũng mãnh, thiên biến vạn hóa, tượng trưng cho trí tuệ, là biến thể từ sư tử và chó dữ, có sức mạnh như chúa tể muôn loài. Với tính chất uy nghiêm đó, từ lâu, Nghê, trở thành linh vật trấn yểm trong các đình, chùa, cổng làng… Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, con Nghê cũng đã trở thành một linh vật trấn yểm, nhưng là trấn yểm “kho báu”. Nó như một chiếc chìa khóa, đúng hơn là một lá bùa mở “kho báu” trong quả đồi sau nhà cụ Trường. Con Nghê lần đầu được nhắc đến là hình ảnh từ sự ghép nối các quả đồi khi đứng ở một vị trí nhất định ở làng Phan. Lần thứ hai, lần thứ ba, rồi lần thứ tư, con Nghê xuất hiện để hoàn thiện mật mã kho báu: “Nhị Kim, Tam Nhân, Tứ Nghê, về quê mở cửa”: “Tiếng lộc cộc rõ

92

dần rồi con Nghê xuất hiện. Nó chạy thẳng chân, hai mắt lồi nhƣ bai cái bát sáng rực” [7, tr. 270]. Chọn một linh vật hạng nhất nhì trấn yểm kho báu, tác giả đã ly kỳ hóa câu chuyện và cuộc chiến giữa hai dòng họ. Khiến nó thực sự như một giai thoại, một truyện cổ tích đúng nghĩa ở khía cạnh nào đó.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Quy (Rùa) không quá nổi bật, nó chỉ xuất hiện trong Vào cõi nhưng cũng mang một dáng vẻ đầy ám ảnh: Những ngôi nhà mang dáng dấp đàn rùa khổng lồ thấp thoáng ẩn sau vòm cây nghiêng ngả. Rồi tiếp ngay sau đó: Những căn nhà xung quanh bỗng rùng rùng chuyển động. Chúng biến thành đàn rùa khổng lồ, chậm chạp, cương quyết đồng loạt tiến về phía Vang.

(…) Một thân hình rũ rƣợi khập khiễng với cái lƣỡi thè lè xuống tận ngực lơ lửng trên đầu lũ rùa… trên đầu con rùa lớn nhất hiện đôi mắt đen láy ngơ ngác. Vang ngoảnh phắt sang bên cạnh, trong miệng con thứ hai thò ra một bàn tay bụ bẫm, hồng hào nhƣ huơ huơ về phía mình [6, tr. 143]. Rùa không còn tượng trưng cho trường thọ nữa, Rùa lại gắn với chết chóc, thậm chí mang tính chất của những kẻ ăn thịt người khi từ miệng rùa lại thò ra bàn tay, có lẽ Rùa trong tưởng tượng của Vang như vậy là chịu ám ảnh bởi cái chết tội nghiệp của đứa con đáng thương.

Rồi đến Phụng, biểu tượng của đức hạnh, vẻ duyên dáng, thanh nhã, sự hòa hợp âm dương trong dân gian, khi đi vào tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương lại cũng mang đầy âm tính. Nó không còn là con Chim Phượng Hoàng uy nghi nữa mà trở thành con Chim đen, Cú, con Quạ đen xấu bí, nó bị xua đuổi vì thường xuyên đem điềm gở đến với con người. Chim xuất hiện với tiếng kêu ai oán, với cái vỗ cánh phành phạch, và đặc biệt, sự đồng điệu của nó với bóng đêm, với mộ, với nghĩa địa luôn gợi một cái gì chết chóc, lo sợ. Bên cạnh những biểu tượng quen thuộc trên, Nguyễn Bình Phương còn tạo lập nên những biểu tượng mang tính dân gian khác như Ngựa, Cây, Bóng Đêm, Cái Chết. Cái chết được nhìn nhận từ góc độ của những hồn ma, do vậy nó phần nào không còn đáng sợ nữa mà chứa đựng sự từng trải, bình thản, đậm màu sắc triết lý.

So sánh hệ thống các cổ mẫu, biểu tượng, chúng ta thấy thứ nhất các cổ mẫu, biểu tượng mang tính âm trội hơn, đây cũng là một sự tiếp nhận từ dân gian khi nền

93

văn hóa, văn minh lúa nước mang tâm thức về mẹ, mẫu, về sự sinh sản, tái sinh rất trội bật. Thứ hai, các cổ mẫu, biểu tượng như được mở rộng nghĩa, thậm chí là phủ nhận, đối lập nghĩa thông thường, khi đó, sự tiếp nhận đã thiên hẳn sang đối thoại.

Đặc biệt là ở biểu tượng Tứ Linh, giải thiêng các biểu tượng linh thiêng thể hiện cá tính mạnh mẽ, mong muốn nhìn nhận lại hiện thực, bất chấp giả thiết ngược lại mọi chân lý.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)