Chương 3: PHƯƠNG THỨC TIẾP NHẬN VHDG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
3.3. Vận dụng – tái tạo –tạo mới các tích truyện dân gian
Ngoài việc tiếp nhận VHDG từ các hình ảnh, motif, cổ mẫu, biểu tượng, chúng ta không thể không xét đến việc tiếp nhận các chi tiết, các tích truyện dân gian theo các kiểu loại cơ bản Nhại cổ tích (huyền thoại)…, Truyện cổ viết lại, Truyện lồng truyện.
Trước khi phân tích cụ thể từng trường hợp, chúng tôi có làm một bảng thống kê, khái quát các tích truyện dân gian được Nguyễn Bình Phương tái tạo, và tạo mới trong các tiểu thuyết của anh như sau:
Tiểu thuyết Tên truyện (dấu vết) truyện dân
gian "Kiểu" tiếp nhận Mƣợn DG
Sáng tạo
Bả giời
Type truyện mồ côi Nhại cổ tích X
Chuyện tình đôi trai gái dưới Ao Lang
(Gắn sự tích Cậm Cam - Cậm Canh) Nhại cổ tích X Chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh Truyện lồng truyện X Chuyện ngày xửa ngày xưa về Núi Hột Nhại cổ tích X Người mẹ chỉ lên Cái Bóng mình bảo
với con trai: “cha con đây!” (Người con gái Nam Xương). Rồi người mẹ bay đi mất
Nhại Truyện người con gái Nam Xương/
có chi tiết giống truyện Nàng tiên thứ bảy
X
Sự tích hang Dơi Nhại cổ tích X
Huyền thoại ngày khai trương Chùa Nhại cổ tích X Anh em loạn luân - người con gái hóa
Đá (Sự tích hòn vọng phu)
Truyện lồng truyện/
truyện cổ viết lại X
94
Vào cõi Type truyện đứa trẻ mồ côi, dì ghẻ Nhại cổ tích X
Những đứa trẻ chết già
Type truyện anh hùng hy sinh vì dòng họ, kiếm tìm kho báu, vượt qua các bước thử thách
Nhại cổ tích X
Ma nữ đêm đêm quyến rũ, hại hai chàng trai
Nhại Truyền kỳ mạn lục (Truyện bác học được dân gian hóa)
X
Tráng sĩ lên ba… (Thánh Gióng ) Truyện lồng truyện X Chuyện Đám cưới chị Cải (Tính chất
truyện cổ) Nhại cổ tích X
Lão Biền chết người mọc đầy lông tóc (Lão cố đạo và người làm công Balda -Puskin)
Nhại cổ tích Nga
(phỏng dân gian) X
Chi tiết được vật báu mà không biết
(Sự tích Hồ Gươm) Nhại cổ tích X
Chuyện tình của ông ngoại (Tính chất
truyện cổ) Nhại cổ tích X
Người đi vắng
chuyện về Diên Bình, Đội Cấn, Lưu
Nhân Chú Viết lại sử X
Sự tích đền Xương Rồng Truyện lồng truyện X
Huyền thoại Núi Voi Nhại cổ tích (*) X
Sự tích cái tát trong gia phả Nhại ngụ ngôn X Đũa Sông Công (Sự tích núi Cốc sông
Công) Truyện lồng truyện X
Đêm đêm mẹ hiện lên ru hoa, bắt chấy đến gần sáng (Phạm Công Cúc Hoa )
Nhại truyện thơ được
dân gian hóa X
Thoạt kỳ thủy
Thời gian - không gian mang tính biểu
tượn - về thuở hồng hoang Nhại huyền thoại X Tính chất truyện cười dân gian (Ngữ
ấy chó nó mời - khoe áo mới)
Nhại truyện cười dân
gian X
95 Nếu mày là bướm thì đến đây… (Tấm
Cám) Nhại Tấm Cám
Ngồi
Chuyện Tản Viên Sơn Thần nhổ Nước bọt vào mặt Cao Biền (Trấn yểm/
Chim/ Trinh nữ/ Tản Viên Sơn Thánh)
Lồng truyện/ viết lại X
Chử Đồng Tử - Tiên Dung Lồng truyện/ viết lại X Chuyện đời của sư (Gợi nhắc chuyện
nàng Bạch Tuyết) Nhại cổ tích X
Truyền thuyết huyền đồ Nhại truyền thuyết X Diên Bình - Chiếc áo tàng hình - Cột
trụ đồng (Gợi truyền thuyết về Dương Tự Minh)
Lồng ghép ngầm
Truyền thuyết tinh rồng Nhại cổ tích X
Nếu nhại cổ tích là chất cổ tích trong truyện hiện đại thì truyện cổ viết lại lại là chất hiện đại trong truyện cổ. Điều này thấy rất rõ và đó chính là tiêu chí phân loại của chúng tôi. Cũng là nhại cổ tích, nhưng truyện của Nguyễn Bình Phương có khi chỉ có một mối liên hệ rất nhỏ tới truyện cổ tích, chẳng hạn câu chuyện của nhà sư về thời thơ ấu: Khi con bé ăn chúng phủ phục xung quanh, khi con bé ngủ, chúng thức, con bé tắm thì chúng bồn chồn vây quanh nhƣng ý tứ ngửa mặt lên trời [12, tr.
191]. Chỉ chi tiết nhỏ nhặt thế thôi, cũng đủ cho người đọc nhận ra nó có bóng dáng của truyện cổ tích Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn. Ở cấp độ truyện cổ viết lại, chất dân gian đưa vào mối tình Thủy – Tượng khiến chúng tôi xếp nó vào kiểu loại này.
Không cần trực tiếp nhắc đến, sự tái lặp các motif truyện dân gian trong một câu chuyện tương đối trọn vẹn chứng tỏ đó là một sự viết lại có ý thức của tác giả.
Trong đó có thể hiện được cả tinh thần đối thoại, so sánh với truyện cổ. Thủy – Tượng cũng giống như Tô Thị và Tô Văn, cùng yêu nhau rồi mới biết là anh em ruột, cuối cùng, người con gái đều hóa thành Đá. Sự đối thoại là ở đây là gì? Nếu Tô Văn quyết không cho Tô Thị biết sự thật, chàng chấp nhận ra đi chôn vùi bí mật thì Tượng và Thủy hiện đại hơn ở chỗ họ đều biết, họ không chấp nhận, dù cho thế
96
nào thì họ vẫn thể hiện tình yêu tha thiết. Thủy gục ốm, hóa đá như một sự bất mãn chứ không phải thể hiện tình yêu thủy chung, son sắt với chồng.
3.3.1. Vận dụng – tái tạo các tích truyện dân gian
Cần phải nhắc lại mức độ tiếp nhận ở đây là tiếp nhận phần hồn cốt, chứ không nói rõ cặn kẽ về câu chuyện cũ. Người đọc cần có vốn VHDG, hiểu, đọc nhiều truyện cổ mới có thể nhìn ra được. Một số tích truyện dân gian quen thuộc được vận dụng như: Truyện Tấm Cám: Xa xửa xa xƣa… Cậu nhìn thấy cô Tấm đẹp tuyệt trần bước ra từ quả thị thơm lừng [5, tr. 78], Cô Tấm đẹp tuyệt trần mỉm cười trong quả thị [5, tr. 117]; truyện Thạch Sanh: Xa xửa xa xƣa, cậu gặp con chim đại bàng cắp nàng công chúa bay qua những ngọn nũi nhọn hoắt nhƣ răng thú dữ [5, tr. 79]. Rồi đến truyện Thánh Gióng, truyền thuyết được mô tả tương đối ngắn gọn, dưới dạng câu hát của người đánh xe trong Những đứa trẻ chết già: Tráng sĩ ba năm râu dài chấm ngực/ phi con ngựa trắng bạch màu than… [7, tr. 81]. Truyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung thì được Khẩn, Kim, nhân vật trong truyện đến tận nơi, đứng trên miếu thờ Chử Đồng Tử, đúng trên cái doi đất ấy, bãi sông ấy mà hồi tưởng lại, mà nhập vai lại, viết lại câu chuyện xưa.
Câu chuyện phù thủy phương Bắc, Cao Biền xuống trấn yểm nước ta từ lâu đã là một câu chuyện thu hút nhiều quan tâm. Từ một câu chuyên của lịch sử, nó đã được thêu dệt, thêm nhiều yếu tố tưởng tượng của dân gian tạo nên những câu chuyện ly kỳ, mang tinh thần dân tộc sâu sắc. Ngồi của Nguyễn Bình Phương đã tái hiện sâu sắc được 2 lần thất bại đau đớn của Cao Biền trước long mạnh cực thịnh của mảnh đất địa linh nhân kiệt. Tác giả có chêm bình luận vào chỗ này: Hú vía. Từ trước đến nay người ta luôn mắc vào cạm bẫy của miếng ăn. Bãi Nước bọt ấy thật vô giá, Khẩn nghĩ thế, nó cứu vớt danh dự cho cả dân tộc [12, tr. 212]. Câu chuyện thể hiện cái nhìn, những suy ngẫm sâu xa của tác giả về nhiều sự kiện, biến cố đặc biệt trong lịch sử dân tộc.
Truyện Tấm Cám không chỉ được lồng trong Bả giời mà còn được nhại lại trong Thoạt kỳ thủy. Chi tiết Hưng nhìn thấy con bướm, hỏi: Nếu mày là bướm thì đến đây. Nếu mày là mẹ tao thì bay đi. Con bướm bay thẳng [11, tr. 74]. Ở đây có
97
sự đối lập với dân gian, trong dân gian, nhà vua hỏi Vàng Anh ân cần: “Vàng ảnh vàng anh, nếu phải vợ anh, chui vào tay áo”, con chim đã chui thật vì nó chính là nàng Tấm. Con bươm bướm mà Hưng đối thoại cũng bay thật, phải chăng vì nó đúng là mẹ của Hưng. Nhưng nếu thật như vậy thì nó lên án một sự rạn nứt đau lòng của mối quan hệ máu mủ trong gia đình.
Một số truyền thuyết, truyện cổ tích của riêng vùng Thái Nguyên cũng được đưa vào như những chất liệu dân gian đặc trưng, đó là câu chuyện về Dương Tự Minh, sự tích Sông Công, Núi Cốc, sự tích đền Xương Rồng.... Dương Tự Minh là anh hùng của dân tộc, có công dẹp giặc, trấn giữ một vùng đất, từng được gả hai cô công chúa nhà Lý như sự trả ơn của triều đình. Trong Người đi vắng, Dương Tự Minh không trực tiếp được nhắc đến, nhưng ông gián tiếp được miêu tả với tư cách người đàn ông của Diên Bình. Sự tích núi Cốc – sông Công được nhắc đến trong Người đi vắng chỉ qua tên một loại đũa trong đám cưới của Hoàn. Móc nối này chính là một điềm báo gở, vì mối tình tuy đẹp như cổ tích này lại có kết thúc bi thảm, chia lìa, dự đoán đúng như cái kết của đôi uyên ương Hoàn Thắng sau này.
Ngoài ra, Nguyễn Bình Phương còn tiếp nhận các câu chuyện trong văn học bác học, nhưng nhìn chung đã được dân gian hóa. Đó là hình ảnh người mẹ đêm đêm bắt chấy, hiện lên ru hoa đến gà gáy trong Người đi vắng, gợi nhắc đến truyện Phạm Công Cúc Hoa, là hình ảnh người mẹ chỉ lên Cái Bóng nói với người con:
Cha con đây! Sau đó lại xuất hiện hình ảnh người phụ nữ bất hạnh rẽ nước đi vào lòng sông, gợi nhắc đến truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Những biểu hiện hài hước đậm chất dân gian khác như kiểu nhân vật tham ăn tục uống: “ngữ ấy thì chó nó mời”, hay tiểu tiết Tính khoe áo mới tuy không nổi bật nhưng cũng vô tình gợi được những mảng màu độc đáo trong kho tàng truyện cười dân gian. Như thế, cùng với việc dân gian hóa tiểu thuyết bằng các tích truyện cổ tích đích thực, Nguyễn Bình Phương đã cùng lúc hiện đại hóa một số tích truyện dân gian khi đưa vào văn của mình.
98 3.3.2. Sáng tạo mới tích truyện dân gian
Xét đến các hình thức tương tác VHDG và văn học viết, ngoài nhại, mô phỏng, giao thoa về chất liệu (hình ảnh, motif, biểu tương, nhân vật…) thì sự thâm nhập về phong cách đã hoàn thiện các phương thức tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Chúng ta có thể kể đến một số câu chuyện dân gian hoàn toàn mới như:
Chuyện tình đôi trai gái dưới Ao Lang gắn liền với loài cây huyền thoại Cậm Cam – Cậm Canh. Chuyện về núi Hột ma quái với câu chuyện nhầm lẫn tai tại của ông tổ một dòng họ, để con cháu sau này phải khổ sở vì phong thủy cực xấu, bởi làng bị đè bởi núi Hột như một cái đầu ma. Chuyện sự tích Hang Dơi, huyền thoại ngày khai trương Chùa với tích ly kỳ, con Rắn quấn chân ông Thích Ca, còn trụ trì thì biến mất. Trong Những đứa trẻ chết già, hàng hoạt sự tích, huyền thoại hiện đại được dựng lên như huyền thoại về cây si già: “thành lệ, hễ gia đình nhà ai có người chết ở nơi xa, cứ ra gốc si thế nào cũng thấy xác” [7, tr. 186]. Câu chuyện ly kỳ về đám cưới và cái chết của chị Cải cũng mang đậm màu sắc truyện cổ. Rồi câu chuyện như cổ tích về mối tình của ông ngoại nhân vật “ông”. Trong Ngồi, chúng ta được chứng kiến truyền thuyết về ông lão với thế trận huyền đồ, hay truyền thuyết tinh rồng:
Chỗ đó chính là nơi huyệt táng. Bao nhiêu đời nay dân sống quanh vùng hồ cƣ chăm chăm rình bắt cái chấm sáng đồn là tinh rồng ấy… [12, tr. 204].
Không gian, màu sắc cổ tích, truyền thuyết cứ thế mà bủa vây, dày đặc trên từng trang viết của Nguyễn Bình Phương. Mọi câu chuyện ở hiện thực, khi được kể lại đã được dân gian hóa bởi các gián cách thời gian: Thuở ấy… xa lắm; Xa xửa xa xưa, năm đó mất mùa to lắm; Xa xửa xa xưa, cậu khóc vì căm giận và sung sướng;
Xa xửa xa xưa, Ông Mộc xã đội trưởng… Cách kể chuyện do đó gợi đến những câu chuyện cổ tích đích thực giữa mạch truyện ở hiện tại.