Chương 3: PHƯƠNG THỨC TIẾP NHẬN VHDG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
3.4. Sử dụng ngôn ngữ mang tính chất dân gian
3.4.1. Sử dụng nhuần nhị ngôn ngữ đời thường, thành ngữ, tục ngữ
Ngôn ngữ Nguyễn Bình Phương sử dụng là thứ ngôn ngữ chân thực của hiện thực cuộc sống. Ở đó, lời nói của anh công chức nhà nước nhiều khi cũng tục tằn,
99
cáu bẳn như một anh nhà quê chính hiệu. Khi Chung cằn nhằn về Hà: Tiên sƣ con này, mới nứt mắt ra đã lười chảy thây [9, tr. 142], thì từ giọng điệu đến ngôn từ không khác gì lúc Sơn than phiền về Yến: Lười lắm, suốt ngày ở nhà ăn với đọc sách. Ông Thắng ông ấy mắng cho nhƣ chó ấy, chán lắm [9, tr. 110]. Nhân vật Sơn – Cụ Điển – Chung trong Người đi vắng, cùng với Hùng, Nghĩa trong Ngồi là những con người tục tằn từ cửa miệng. Cụ Điển đối thoại với lão Bính là người khá e dè nhưng lại luôn với giọng đe nẹt, thô thiển: Dào ơi, thuốc Nam thuốc Bắc, bú cặc cho cơm. Ăn mạnh vào là khỏe tất…Sao với giăng gì, chống gậy đi cum cúp đi chứ còn sao nữa. Bụt biếc gì làm tôi điên lên thì tôi thiến ngay chứ lị [9, tr. 23].
Những câu chửi thề dường như luôn trự chờ sẵn trong những nhân vật này: Sơn trả lời Kỷ: Bác chán bỏ mẹ đi, có tiền không xây nhà thì xây hố xí à. Cụ Điển chồm lên nhƣ phải bỏng: - Sƣ cha mày, thối mồm [9, tr. 49].
Ngồi còn có những phát ngôn tục tĩu hơn như thế nhiều. Không chỉ đàn ông, đàn bà ở đây cũng thô thiển trong lời ăn tiếng nói. Đám nữ tù nhân nói chuyện với nhau như không biết xấu hổ: Ối giời ơi, các chị không biết chứ con này kinh lắm, cái cứt gì nó cũng biết hết, thật đấy. Nó biết quản giáo Thức có bao nhiêu cái lông bờ cơ mà. Tiên sƣ cái con, ăn với chả nói [12, tr. 223]. Còn cô Nhai trong Thoạt kỳ thủy thì: Tổ cụ thằng Mỹ, ăn cái hĩm bà [11, tr. 17]. Thứ ngôn ngữ đáo để, chát chúa này ta bắt gặp nhiều trong đời sống thực hơn là trong văn học. Tiếp nhận trên diện rộng VHDG, Nguyễn Bình Phương không chỉ đưa vào những tục ngữ, những câu nói triết lý, đạo đức mà cả những tiếng chửi thề, những câu nói ngọng, nói lắp. Phải chăng những câu nói tục tằn đó chính là hệ quả của cuộc sống tù túng cần được giải tỏa.
Nói đến cái tục trước là nói đến cái hài của người bình dân. Tục còn bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực trong dân gian. Tục ở đây là một phần của tự nhiên. Theo Nguyễn Đăng Mạnh thì đó là “triết lý dân gian không khô héo, xám xịt. Vì nó là ngôn ngữ của sự sống, tuy lấm láp bùn đất nhưng cứ tươi rói lên trên trang sách”.
Ngoài ra, tục ngữ, thành ngữ được sử dụng tương đối nhiều trong lời các nhân vật, cũng tạo nên sắc thái dân gian cho tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Dưới
100
đây là một thống kê khái quát vài trường hợp sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết của anh:
Tục ngữ, thành ngữ, cách nói DG Trong tiểu thuyết NBP
Cá không ăn muối cá ƣơn -Cá không ƣớp muối cá…. - Ƣơn!
Trơn lông đỏ da Giống
Một giọt máu đào hơn ao nước lã Giống
Bà chúa phải gai mồng tơi Giẫm phải gai mùng tơi Cái răng cái tóc là góc con người Xấu tận răng tận tóc
Cơm gà cá gỡ Giống
Cha vơ chú váo Giống
Không ƣa thì dƣa có dòi Giống
Tràng giang đại hải Giống
Cốc mò cò xơi Giống
Già chơi trống bỏi Giống
Ma chê cưới trách Giống
Quýt làm cam chịu
Quýt làm cam chịu cũng vừa Chồng làm vợ tránh biết lừa cho ai
Đƣợc lời nhƣ cởi tấm lòng Giống Của chùa lấy một đền mười Giống
Ngậm miệng ăn tiền Giống
Cơm không ăn thì gạo còn đó Giống
Đầu gà má lợn Đầu gà má lợn thì chê
Mê anh câu cá rủ rê ao bèo Đêm tháng năm chƣa nằm đã sáng Mùa hè chƣa nằm đã sáng
Trên đây là những câu tục ngữ, thành ngữ tiêu biểu nhất của dân gian được Nguyễn Bình Phương sử dụng trong ngôn ngữ nhân vật của mình. Hầu hết các trường hợp tác giả đều lấy lại nguyên mẫu câu nói dân gian, có khi biến đổi đi một phần, hoặc biến từ tục ngữ thành ca dao. Sự khuôn phép thể loại luôn là cái gì đó rất
101
khó chịu với Nguyễn Bình Phương mà anh luôn muốn bứt phá ra khỏi. Vận dụng các câu nói dân gian như trên, nhân vật của Nguyễn Bình Phương trở nên dân gian hơn, không khí tác phẩm cũng trở nên dân dã hơn rất nhiều.
Nhân vật trò chuyện bằng chính những ngôn ngữ nơi ruộng đồng, bằng những cách ví von, hài hước rất dân gian tạo nên một nét gì đó thú vị cho người đọc. Không chỉ là bề dày văn hóa được khơi khơi sâu mà nó như một sự hội ngộ của bản tính dân tộc.