Đất– Nước – Cú – Rắn

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 84 - 88)

Chương 3: PHƯƠNG THỨC TIẾP NHẬN VHDG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

3.1. Vận dụng các motif truyện cổ

3.2.1. Đất– Nước – Cú – Rắn

Đất bao dung vẫn được coi là mẹ hiền, nơi xuất phát, cũng là nơi trở về của muôn vật. Theo Từ điển biểu tƣợng văn hóa thế giới, đất đối lập với trời một cách tƣợng trƣng nhƣ là bản nguyên thụ động đối lập với bản nguyên chủ động, khuôn mặt nữ tính đối với khuôn mặt nam tính của thế giới [24, tr. 287]. Trong nhiều tôn giáo khác nhau, Đất tượng trưng cho chức năng của người mẹ, cho sự tái sinh, đất hiền hòa trong câu ví: “hiền như đất”. Thế nhưng, Đất trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường xuất hiện ở trạng thái không lành lặn, không bình thản, mang ý niệm chết chóc, nặng nề. Dạng thức đầu tiên của Đất là chính nó, là Đất nhưng

84

lại: “Đất nứt”, “nứt toác”, “sạt lở”, “co thắt”, “rùng mình”, “động Đất”,… Khi Đất được miêu tả như một cơ thể sống, nó dữ dội: Đất nóng thật. Cứ hầm hập anh ạ. Kỷ ngửi thẩy mùi nồng nồng của Đất, ruột gan lại cồn cào…. Đất quặn lên, tụ hẫng xuống sàn sang hai bên [9, tr. 306]. Đất không tái sinh mà hủy diệt: “tất cả quốc xẻng đều bị lấp kín nằm vĩnh viễn dưới lòng đất”, lũ trẻ cũng sợ hãi với tưởng tượng: có một con vật khổng lồ sống trong lòng đất [9, tr. 7].

Ở các dạng thức khác: Núi, Đồi, Hang, Rừng… Đất được nhắc đến nếu không phải rất quái dị, rùng rợn thì cũng với trạng thái đầy thương tích: Núi Hột tru lên man dại [5, tr. 222], quả núi bị khoét vẹt một nửa, trông nhƣ cơ thể bị mất thịt, lộ ra màu trắng pha chút đỏ của máu [11, tr.12]. Còn núi Rùng đen sẫm thì bị gió quất, đá lở lởm chởm [6, tr. 123]. Núi đá là một biểu tượng cho trạng thái bất động, giống như một bản nguyên tối cao vậy mà ở đây, “bạo lực” với Núi đá như một sự thách thức, xâm phạm đến bản nguyên tối cao ấy, để hủy diệt hay tái thiết lập nên một “bản nguyên” mới trong trạng thái “thoạt kỳ thủy”.

Tuy nhiên, như một nghịch lý, trong bất an đến tận cùng của cuộc đời, con người coi việc trở về với Đất là như một giải thoát: Đất sẽ che chở bền vững cho con bằng cái ấm cúng mịt mùng. Con tha hồ mơ ƣớc, chạy nhảy trong căn nhà vĩnh cửu của mình [6, tr.144]. Nhưng đấy là khi con người đã chết, nghiệm ra một triết lý: Cả đời con người giày xéo mặt đất nhưng rời khỏi nó là xong [9, tr. 249]. Chính vì thế, mặt đất hút chặt chúng ta vào đó [6, tr. 168]. Với đặc trưng tính âm, biểu tượng của chết chóc và tái sinh, Đất qua hình ảnh những bãi tha ma, nghĩa địa, mộ hiện lên dày đặc, hơn thế nữa, Đất với đặc trưng tính âm như nuốt trọn vạn vật trong mình nó càng được nhấn mạnh khi tác giả đặc biệt chú trọng miêu tả nhiều cảnh, sự việc ở trong lòng Hang.

Nước trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương hiện hình với các dạng thức như Sông, Ao, Đầm, Mưa, Sương… Theo Từ điển biểu tƣợng văn hóa thế giới,

“những ý nghĩa tượng trưng của Nước có thể quy về ba thủ đề chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh” đồng thời cũng lại cho rằng nó có một ý nghĩa đối lập khác, Nước vừa là nguồn sống, vừa là nguồn chết, vừa là nơi tái

85

sinh, vừa là nơi tiêu hủy. Sông Linh Nham rất thiêng, thường được miêu tả như ẩn chứa một tâm hồn vẹn tròn, lúc nào cũng ắp đầy cảm xúc. Khi thì “rì ầm ai oán”, lúc lại “lầm lì miết về xuôi”, “lầm lì chuyển động”, một dòng sông khác thì “đục ngầu như mắt trâu điên”. Sông thiêng gọi ai là người ấy chết. Chúng ta có thể tìm kiếm sự liên hệ giữa Nước với các cái chết ở đây. Con trai cả lão Liêm chết đuối dưới ao, Quân mất tích được thầy bói phán gần Nước, Tuyết cũng trôi đi trong cái hả hê, sảng khoái của dòng Nước ác. Mây thì “tái như da người chết trôi”, Mưa thì Mưa suốt ngày suốt đêm như muốn nhấn chìm tất cả, Mưa có khi lại trở thành môi trường cho ma quỷ xuất hiện. Sông, Ao thì ẩn đầy bất trắc với những hiện tượng kì dị như Sông bỗng cạn sạch, Ao thì bỗng đầy ắp…

Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Đất thực hiện chức năng dủy diệt mạnh hơn còn Nước lại có những lúc đóng vai trò bù đắp, có sứ mệnh tái sinh, vỗ về. Tuy vậy, nó cũng không cân bằng được với sức mạnh hủy diệt ghê gớm của sự hợp lực: Đất – Nước– Cú – Rắn. Nước đôi khi hiện lên trong sáng như một sự gột rửa, thanh lọc cuộc đời lắm tai ương này. Dòng sông Linh Nham linh thiêng đâu phải lúc nào cũng chỉ biết sảng khoái nhấn chìm, cuốn vào lòng những kiếp người bất hạnh dòng sông ấy cũng hiền hòa, dịu dàng lắm qua lời bộc bạch của chính nó:

ta yêu tiếng la hét của thằng bé đó và cố giữ mình thật trong khi nó sắp ra … [9, tr.

43]. Đoạn độc thoại của dòng sông ngay sau đó hé lộ một bí mật mà có lẽ không ai khác ngoài Sinh và dòng Linh Nham được biết. Dòng sông do vậy trở thành vị bảo hộ lẽ phải, là niềm an ủi, vỗ về. Chính vì thế, thấu hiểu được nỗi khổ đau của chị Nhu, dòng sông thương cảm mà đón người con gái bất hạnh với vẻ ân cần, nghĩa tình: Nước rẽ ra sau đó khép lại như một giấc ngủ vĩnh viễn [9, tr. 160].

Nếu Thoạt kỳ thủy là cuốn tiểu thuyết giàu biểu tượng nhất của Nguyễn Bình Phương thì Nước ở đó cũng đã thể hiện cao nhất, rõ nhất sứ mệnh, sức mạnh vỗ về, an ủi, tái sinh sự sống cho vạn vật, muôn loài. Đây là một hình ảnh “dịu dàng” hiếm hoi của Nước: Nước thong thả chảy… Nước ngấm qua lông, chạm vào da khiến con Cú tỉnh táo lạ thường. Nước mơn man vuốt ve bụng nó [11, tr. 10]. Có

86

lẽ nếu con Cú rơi từ vòm lá sung xuống Đất thì nó đã chết, nhưng lại là Nước với sự mềm mại, thong thả đón nhận nó, khiến nó thấy khoan khoái lạ thường.

Thế nhưng với bản chất vừa tái sinh, vừa tiêu hủy, Nước trong Thoạt kỳ thủy cũng nhanh chóng bộc lộ mặt đấu tranh, hủy diệt của mình. Khi con Cú bắt đầu có cảm giác, dường như Nước lại trở mặt, giữa Nước và Cú không còn là sự nâng niu nữa mà là một cuộc đấu sinh tử, âm thầm nhưng quyết liệt: Con Cú nhắm mắt, sau đó lại mở. Cái xoáy nước chỉ cách nó một chút. Dòng sông chảy băng băng dưới bụng. Con Cú hít một hơi dài, ngực đau buốt(…)Và dòng sông bị đứt khỏi đôi bờ.

… Dòng sông quằn quại, rồi rũ xuống bất lực nhƣ con rắn bị vuốt rãn sống lƣng.

Con Cú bay thẳng, chẳng cần biết tới phương nào. Bay, cứ bay, miễn là bay. Những nhịp cánh vỗ mạnh mẽ, sảng khoái… [11, tr. 160 - 161]. Cái gì đã cho con Cú sức mạnh ghê gớm đó nếu không phải chính là Nước kia. Với ý nghĩa biểu tượng riêng của Nước – Chim, rồi sự hóa thân thành biểu tượng “Chim Ưng” cắp “Rắn” cuộc chiến gay cấn giữa con Cú và Nước trong Thoạt kỳ thủy mang ý nghĩa triết lý, huyền thoại của nó. Dù nước được hiểu theo nghĩa tái sinh hay hủy diệt, thì cuộc chiến và sự thất bại của nó trước Cú đều có ý nghĩa triết lý trong đó.

Hình ảnh con Cú bứt khỏi dòng Nước dữ bay lên trong con mắt lũ trẻ trở thành “Chim ưng cắp Rắn” gợi nhắc đến cuộc giao chiến giữa những con vật linh thiêng trong huyền thoại. Nếu Cú là thuộc âm, là vị thần bóng đêm thì đến Chim Ưng là biểu tượng của mặt trời mới mọc, thuộc dương. “Chim Ưng cắp Rắn” có lẽ là dụng ý chỉ sự chiến thắng của bản nguyên đực, ban ngày, thái dương đối với bản nguyên cái, ban đêm, thái âm. “Chim Ưng cắp Rắn” là biểu tượng thể hiện sự tươi sáng khi cái tốt thắng thế cái ác. Thế nhưng ở đây không phải Chim Ưng mà là con Cú Mèo. Sự thắng thế của con Cú thì lại hoàn toàn không lành. Hơn thế nữa, chúng ta có thể nhìn ra mối liên hệ giữa con Cú với thế giới con người, đặc biệt là Tính trong Thoạt kỳ thủy, con Cú như có một năng lực huyền dụ. Sự xuất hiện của nó trong tư thế tàn phế, thương tích, nhưng mỗi khi nó khỏe hơn, tỉnh hơn, có cảm giác hơn thì cái phần người trong Tính lại như bị chìm sâu hơn, nhường chỗ cho phần thú tính, bản năng trỗi dậy, lớn dần và lấn át.

87

Sự hòa điệu bủa vây của các biểu tượng âm tính nặng nề, những ký hiệu của cái chết, của sự trở về bản năng, nguyên thủy như Trăng đen, Chó, Cú, Bóng Đêm… cùng với những xúc tác tiêu cực như môi trường đầy rẫy cảnh bạo lực, sát sinh đưa đến một Tính “khát máu” của Thoạt kỳ thủy.

Cùng với Cú là hình tượng Rắn. Có thể nói Rắn ở hầu hết các dân tộc đều được xem là một mẫu gốc quan trọng, là một biểu tượng đa nghĩa trong quan niệm của dân gian. Theo Từ điển biểu tƣợng văn hóa thế giới, Rắn là cội nguồn sự sống, là linh hồn và nhục dục. Có khi xuất hiện là một con vật linh thiêng, gắn với niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng đại đa số, thiêng hay không thiêng, tin hay không tin vào một đấng tối cao nào thì trước hết, Rắn luôn luôn gây cho người ta một tâm trạng bất an, một nỗi sợ hãi bản năng. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Rắn gắn liền với linh hồn, cũng là một con vật thiêng và gây nhiều sợ hãi như thế. Ở Bả giời, Rắn quấn chân ông Thích Ca làm thành một huyền thoại của làng Phan, Rắn thần quấn mà không cắn Tượng làm nên những câu chuyện ly kỳ, ma quái cũng của làng Phan. Ở Những đứa trẻ chết già, Rắn ma xuất hiện lột xác thành cô gái hãm hại các chàng trai, rồi Rắn thành đàn nơi gốc si đầy âm khí, chết chóc. Ở Người đi vắng, Rắn cắn ông Đội Cấn vào năm Ất Tỵ, Năm Tỵ sau đó, ông Cấn làm binh biến rúng động cả Thái Nguyên. … Rắn trở đi trở lại như một biểu tượng mà có thể thấy, ở lần xuất hiện nào, Rắn cũng gây ra một ám ảnh sâu sắc trong tâm trí con người. Khi là Rắn thần, lúc là Rắn ma, lúc là Rắn mang đến một điềm báo, một ảo giác sợ hãi.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)