Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Hành trình sáng tác và tiền đề tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
1.2.2. Tiền đề cho sự tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Mỗi nhà văn, trước hết là một con người bình thường, đều có một mảnh đất gắn bó đặc biệt, mảnh đất “gợi cảm” đặc biệt mà nó sẽ chính là “bầu khí khuyển”
bao bọc thế giới nghệ thuật của anh ta. Người ta vẫn bảo, sinh quán luôn tạo ra những ảnh hưởng quyết định đối với con đường văn chương của bất kỳ tác giả nào.
Đặc biệt nếu đó vừa là nơi anh ta được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành, được bồi đắp tâm hồn bằng những nét văn hóa đặc trưng thì tính chất khu biệt địa văn hóa trong tác phẩm anh ta càng nổi bật.
Nguyễn Bình Phương sinh ra và lớn lên ở vùng bán sơn địa Thái Nguyên, quả thực mảnh đất ấy có nhiều “duyên nợ” với các sáng tác sau này kể cả khi viết tại Hà Nội. Thái Nguyên, nơi anh sinh ra và lớn lên là một vùng đất hoang vu, sơn thủy hữu tình, nơi gắn với nhiều sự tích, huyền thoại cổ, nơi gắn với tên tuổi các danh nhân, anh hùng dân tộc và đặc biệt, mảnh đất linh thiêng này cũng được coi là điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh với hệ thống di tích đền chùa nổi tiếng.
Đầu tiên, không gian hoang sơ, núi non trùng điệp nơi đây khiến cuộc sống con người khó tránh khỏi gắn bó, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Đó chính là điều kiện lý tưởng để gợi nhắc đến những huyền thoại thuở hồng hoang của con người.
Dù mảnh đất “ma quái”, linh thiêng này trở đi trở lại trong tác phẩm như một sự ám ảnh, nhiều khi bị nguyền rủa là “cõi khổ đau”, “mảnh đất ma quỷ”, “xứ sở tối tăm”,
39
“cõi u uất, khổ đau”, “làng sẽ gieo vào con nỗi buồn đau, mê man như từng gieo vào lòng mẹ”… , bị rời bỏ, bị chạy trốn, thế nhưng như một thứ “bùa ngải”, mảnh đất “bí ẩn, huyền hoặc” này vẫn là nơi tìm về sau nhiều năm phiêu bạt của người sống (Tượng, Huấn – Bả giời, Phán, Loan – Những đứa trẻ chết già, Vọng – Vào cõi…) và người chết - Những đứa trẻ chết già). Chính cái nghèo nàn, hoang sơ, linh thiêng, ma quái, bí ẩn đó đã ám ảnh, đi vào tiềm thức nhà văn khi anh mới là một đứa trẻ cho đến khi lớn lên. Quả thực, phải sống ở giữa núi non như thế, ngày ngày cảm nhận sự kỳ vĩ, uy nghiêm đến đáng sợ của núi, mới thấu hiểu được sự đè nén ngột thở của núi nên cuộc đời nhỏ nhoi của mỗi kiếp người. Những ma núi, thần sông xuất hiện phần cũng vì thiên nhiên gợi đầy ức chế đó.
Sau này, Nguyễn Bình Phương có kể: Đêm ở đó buồn, đài không có, điện thì phập phù, đỏ đòng đọc, chỉ còn nước mò sang nhà hàng xóm chơi, mà ở đó mỗi nhà cách nhau cả quãng dài. Tới giờ tôi vẫn không hiểu vì sao hồi đó người ta hay kể những chuyện ma, chuyện kỳ dị, rùng rợn, ngay cả bọn trẻ con với nhau thi thoảng cũng kể cho nhau nghe nhƣ vậy. Nghe những chuyện ấy, rồi khi ra về trên quãng đường thăm thẳm, mịt mùng, cây cối nhiều, khuất khúc, cho nên đó là cả một quãng khủng khiếp [79]. Ở đó âm u, “nhiều ma” thật hay chính không khí u ám hù dọa con người. Dù sao đi nữa thì thực tế, cái “quãng khủng khiếp” này cũng chính là mầm mống cho yếu tố ma quái, kỳ ảo, cho những đám đông thích “buôn chuyện” trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Chính anh giải thích người vùng cao ở trên núi cao, họ ít thay đổi, bản chất vẫn “hoang hoang, chân chất” vậy, thế nên nó chính là một nét tính cách truyền thống, cố hữu lâu bền trong các nhân vật của anh.
Dễ thấy những cảnh vật bình dị như dòng sông, ngọn suối hay những danh lam thắng cảnh kỳ vĩ của Thái Nguyên đã đi vào tiểu thuyết, thậm chí trở đi trở lại ấn tượng và gắn với những biến cố quan trọng trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương. Đó là động Linh Sơn, sông Linh Nham, núi Hột, núi Rùng, Hồ Núi Cốc, Tam Đảo,…
Sau sự tác động của điều kiện tự nhiên là các tiền đề về xã hội, lịch sử và các thành tố VHDG khác. Có thể thấy nhiều anh hùng làm rạng danh Thái Nguyên bấy
40
lâu nay xuất hiện lại như Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến, Lưu Nhân Chú, Dương Tự Minh,làm sống lại một “không gian cũ” trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Người ta bảo, đến với Thái Nguyên là đến với không gian văn hóa tâm linh, Thái Nguyên có đến 780 di tích, trong đó có 12 di tích khảo cổ học, 479 di tích lịch sử, 225 di tích tín ngưỡng cho thấy đây là một cái nôi văn hóa dân tộc. Có thể kể đến ở đây những di tích nổi tiếng nhất, mà mỗi di tích đều được gợi nhắc kèm cả những truyền thuyết, những lễ hội đã đi vào tiểu thuyết anh như: Di tích Đền Đuổm (Phú Lương) gắn với tên tuổi vị anh hùng Dương Tự Minh thời nhà Lý. Khu di tích núi Văn, núi Võ (Đại Từ) gắn liền với danh nhân Lưu Nhân Chú (từ thế kỷ XV). Cụm di tích lịch sử về “Sự kiện khởi nghĩa Thái Nguyên 1917” lưu danh các thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp - Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến, rồi đền Xương Rồng, ngôi đền thiêng nhất, nơi “thờ một người đàn bà”;…
Kho tàng truyện cổ dân gian vô cùng phong phú cùng với thói quen đặc biệt
“hay kể chuyện” của người dân nơi đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho nhà văn tiếp nhận vốn văn học dân gian đồ sộ ở đây.
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên – xã hội – văn hóa như trên, sinh quán Thái Nguyên, nôi VHDG truyền thống của dân tộc đã tạo tiền đề quan trọng cho tiếp nhận VHDG trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Chính anh đã thừa nhận: Đến giờ phút này tôi nghĩ, rút từ bản thân mình ra, thì đúng là sinh quán quan trọng với nhà văn. Bởi vì xét cho cùng, bản chất của văn học là ký ức chứ không phải đoán định tương lai. Nói cách khác, văn học là cái còn đọng lại trong con mắt nhắm. Tôi viết, cố gắng lôi cái không khí của Thái Nguyên vào, và tôi nhận thấy phần lớn sáng tác của mình đều dính dấp tới vùng đất đó, ngay cả khi đẩy nó tới địa danh khác thì bóng dáng của vùng đất ấy vẫn phảng phất trong từng chi tiết.
Mỗi nhà văn có vùng đất của mình và tác phẩm của họ mang “khí hậu” của vùng đất đó. Tôi cho rằng tác phẩm của tôi chủ yếu mang “khí hậu” Thái Nguyên [76]
Trên nền sinh quán ấy, cá tính sáng tạo, cảm quan nghệ thuật chủ quan của tác giả sẽ đóng vai trò quyết định cho việc tiếp nhận VHDG trong sáng tác của anh.
Nguyễn Bình Phương tiếp nhận VHDG như thành một tiền lệ cả trong thơ, truyện
41
ngắn của anh. Cái cách thức, cá tính tiếp nhận ấy đã phần nào thể hiện sớm trong các tác phẩm đó. Chẳng hạn bài Dằng dặc, một bài thơ hiện đại mà cổ kính của Nguyễn Bình Phương.
Một thúng nắng Một thúng mƣa
Một thúng vừa mƣa vừa nắng Ba bà thong dong đội lên chùa Từ rất xa từ rất xƣa
Nào ai nghĩ sƣ ông đi vắng Chú tiểu ngồi hý hoáy đánh bi Sƣ ông vào rừng xem chim Từ quy Nó sắp sửa gọi nhau
Gọi cái người không thương cho trót Bao nhiêu cây vẫn tự tròn
Một thúng nắng Một thúng mƣa
Một thúng vừa mƣa vừa nắng Ba bà lại đi
Lại đi rong ruổi Hoàng hôn bất tận Sƣ ông không về….
Dễ nhìn ra cái tứ ấy được anh lấy từ bài ca dao:
Ba cô đội gạo lên chùa Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sƣ
Sư về sư ốm tương tư Ốm lăn ốm lóc cho sƣ trọc đầu.
Ai làm cho dạ sƣ sầu Cho ruột sƣ héo cho bầu đứt dây.
42
Từ một bài ca dao có tính hài hước, đi vào thơ Nguyễn Bình Phương, vẫn là trên cái tình huống ấy, những con người, hành động gợi tứ ấy, nhưng đã cơ bản khác về nghĩa. Gợi cả trong đó sự tích về chim Từ Quy, gắn với hình ảnh sư ông đầy ẩn ý. Đấy cũng là một hướng, một cách thường thấy khi Nguyễn Bình Phương tiếp nhận và đưa VHDG vào tiểu thuyết của anh sau này.
1.2.2.2. Cảm quan nghệ thuật - “Bản chất văn học là ký ức”
Nguyễn Bình Phương trong một lần trả lời phỏng vấn có bày tỏ quan điểm
“bản chất của văn học là ký ức chứ không phải đoán định tương lai. Nói cách khác, văn học là cái còn đọng lại trong con mắt nhắm” [79], anh nói vậy trong mạch nhấn mạnh sự ảnh hưởng của sinh quán đối với nhà văn thì nghĩa là đã khẳng định tiếp nhận từ VHDG chính là những chất liệu xuyên suốt trong sáng tác của mình.
Nó là ký ức chứ không phải là tương lai, mà chính cái ký ức ấy mới là bản chất của văn học. Những chất liệu văn hóa ấy được anh tiếp nhận có thể rất tự nhiên, rất vô thức thành vốn liếng của cá nhân anh thế nhưng khi đưa vào văn, sự nghệ thuật hóa ấy ắt không thể tự nhiên như là bản năng, là vô thức được. Nhà văn còn nhấn mạnh ngoài sự thấm nhuần thì cần thiết phải chiêm nghiệm, để nó tiềm tàng, thường trực trong tâm trí, để nhắm mắt cảm nhận chứ không phải mở mắt để quan sát. Nguyễn Bình Phương hẳn luôn trăn trở giữa quá khứ và hiện đại để anh tiếp nhận song hành với bổ sung, sáng tạo như trong lời đề từ đầy ẩn ý của Người đi vắng:
Theo ca dao thì họ phải quay về Nhƣng nhƣ thế thì trời lại không kịp sáng
Cái “theo ca dao” đấy là cái tiếp thu từ dân gian, nhưng cái “nhưng như thế thì…” ấy là cái chỗ để nhà văn sáng tạo lại. Có lẽ chỉ những người có vốn sống cực dày, vốn văn hóa cực sâu mới có thể đạt được đến “cảnh giới” đó trong tiếp nhận và sáng tạo.
- “Văn chương, bản thân nó là chân trời tự do”
Khi nói đến chân trời tự do trong văn chương, Nguyễn Bình Phương hướng đến hai điều, thứ nhất là văn chương không tách rời hai thế giới, thứ hai văn chương
43
không chịu gò bó, giới hạn theo một công thức thể loại hay hình thức nào. Cũng đã đến lúc xóa bỏ mọi lằn ranh của không gian, thời gian, thậm chí cả những quy ước, thỏa thuận với nhau về thể loại, hình thức.
Văn chương không chịu nằm im ở một thế giới nên dễ thấy xuyên suốt các tiểu thuyết của anh đều là sự song song, đồng hiện đa tuyến, một ở hiện thực, một ở cõi phi hiện thực, một ở hiện tại, một ở quá khứ, một thế giới người, một thế giới ma… Sự mở rộng thế giới đa chiều kích như một tham vọng khám phá hiện thực, vừa là cảm quan của nhà văn về thế giới.
Văn chương cũng không thỏa mãn trong hình hài của một thể loại tẻ nhạt, giống như Nguyễn Bình Phương nói: Tôi không băn khoăn về chuyện văn hay thơ, vấn đề lớn nhất là viết có đúng nhƣ mình hình dung không, có hay không, có lôi cuốn không. Thể loại, xét cho cùng, chỉ là phương tiện để chúng ta diễn đạt tư tưởng của mình thôi [79]. Chính vì vậy, anh không chỉ là nhà thơ viết rất thành công tiểu thuyết, mà còn đưa thơ trở lại xen vào mạch tự sự tiểu thuyết rất ấn tượng. và trong một lần trả lời phỏng vấn khác, anh trở lại quan điểm này: “Đến thời điểm này tôi cho rằng ranh giới giữa các thể loại đã bị xoá nhòa và đó là một tín hiệu tốt đẹp”.
- Người viết văn cần một sự bảo thủ và phải vượt lên tất cả mọi định nghĩa để tạo ra một định nghĩa khác
Nguyễn Bình Phương nhấn mạnh thêm một đòi hỏi đối với nhà văn. Đó là sự bảo thủ, dám đánh đổ mọi quy định bó buộc để tự tạo lập nên “định nghĩa” mới.
Quan điểm đòi hỏi “một định nghĩa” ở mỗi nhà văn thể hiện ngay rằng Nguyễn Bình Phương là một nhà văn cá tính và anh đòi chỗ để thể hiện cá tính của mình, bất chấp đánh đổ mọi ranh giới khuôn phép. Cái “định nghĩa” mà Nguyễn Bình Phương đã tạo nên bằng cách “vượt lên trên tất cả định nghĩa” đến nay đã được ghi nhận qua các tác phẩm của anh. Đó là một cá tính độc đáo, một sự không giống ai trong cả việc tiếp nhận VHDG. Cá tính đó làm nên sự khác biệt của Nguyễn Bình Phương trong hàng loạt những cái tên đồng hành cùng anh trên con đường tìm lại, đưa trở lại “ký ức” dân tộc, những giá trị VHDG trong văn học như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo,… Và cũng chính với cảm quan nghệ thuật độc đáo, tài năng hơn người đó đã khiến anh trở thành một hiện tượng mới mà sự xuất hiện của anh đã làm sôi động trở lại làng văn Việt đang phần nào trầm lắng, ảm đạm.
44 TIỂU KẾT
Trên đây chúng tôi đã hệ thống lại các tiền đề cơ bản, làm cơ sở cho những nghiên cứu về đối tượng của luận văn. Trong khi hệ thống lại các định nghĩa về văn hóa, văn học, VHDG, văn học dân gian, chúng tôi đều đưa ra quan điểm, cách hiểu và những định hướng cụ thể trong việc áp dụng sử dụng nó trong luận văn này như thế nào. Đồng thời chỉ ra được quy luật tương tác cơ bản để thấy việc tiếp nhận VHDG trong văn học viết là một tất yếu. Chúng tôi nhấn mạnh đến vai trò chủ thể tiếp nhận là nhà văn, với tư cách là một cá thể trong cộng đồng, anh ta có đóng góp và thừa hưởng lại từ văn hóa sự bồi đắp tâm hồn, tính cách, vốn sống; với tư cách là một người sáng tạo nghệ thuật, cũng là sáng tạo văn hóa, anh ta thực hiện bước chuyển hóa tâm hồn, tính cách, vốn sống đó thành những giá trị văn hóa mới mà đến lượt nó lại xuất hiện một quá trình chuyển hóa tương tự. Đến gần hơn với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, trong đó chú trọng làm nổi bật các tiền đề cho việc tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết của anh, đó chính là các tiền đề khách quan như các điều kiện tự nhiên – xã hội của sinh quán, các tiền đề chủ quan như cảm quan nghệ thuật của anh và cá tính sáng tạo độc đáo của anh.
45