Con người theo mô hình hai thế giới

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 57 - 64)

Chương 2: THẾ GIỚI – CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ SỰ TÁI TẠO HỆ GIÁ TRỊ VHDG

2.2. Con người với tư cách chủ thể, cũng là sản phẩm của văn hóa

2.2.1. Con người theo mô hình hai thế giới

2.3.1.1. Con người thực và sự dân gian hóa

Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương đã khắc họa con người ở thế giới hiện thực khá phong phú với đủ kiểu loại. Có người nông dân, có công chức nhà nước, có bộ đội, có văn nghệ sĩ: nhà văn, nhà thơ, diễn viên, họa sĩ; có người già, người trẻ, có người sùng Phật giáo, có người lại là con chiên của Chúa, có kẻ tỉnh, người điên…. Dù là ai, có thể thấy một điểm chung, trong mỗi con người họ có cả “rắn rết lẫn rồng phượng”, sự phân chia hai tuyến nhân vật thiện ác ở đây hoàn toàn không thấy nhưng nếu có cũng sẽ thừa. Bởi lẽ mỗi nhân vật tự thân nó đã là một cá thể đa nhân cách.

Một điểm khá đặc biệt là trong những sáng tác của Nguyễn Bình Phương, nhiều nhân vật thể hiện rõ sự gắn bó, ham mê với văn hóa tâm linh, văn học dân gian. Dẫu anh ta là con người rất phàm tục, thì trở về với VHDG cũng như một sự cứu rỗi, thể hiện tâm hồn con người Việt truyền thống. Đó là nhân vật Tượng trong Bả giời, nhân vật Khẩn trong Ngồi, cả hai nhân vật đều có mối “cơ duyên” khăng khít với Phật và đều yêu thích truyện dân gian. Nếu Khẩn trong Ngồi được nhận xét là “có căn tu” và luôn coi sư - chùa như những nơi để anh tìm kiếm sự thoải mái,

57

thanh thản thì Tượng trong Bả giời lại được xem là hiện thân của Phật: từ cái tên

“Tượng” đến đặc điểm ngoại hình, tính cách đều gợi nhắc đến sự hiện thân của Phật. Nếu Khẩn là một anh công chức đặc biệt say mê truyền thuyết thì Tượng lại yêu thích và lớn lên với những câu chuyện cổ tích mẹ kể.

Những con người hiện thực đôi khi say mê tìm đến cõi huyền thoại bằng nghe, bằng đọc truyền thuyết, cổ tích bên cạnh những người lại thích kể chuyện, thích buôn chuyện gợi nhắc một không gian diễn xướng truyện cổ xưa. Hãy mơ về những giấc mơ đẹp đẽ, nơi ấy có bà Tiên và ông Bụt. Nơi ấy có những cánh đồng bạt ngàn và rực rỡ nắng. Hãy cầm tay nhau mà hò hét, chạy nhảy, chỗ ấy dành cho con trẻ. Hãy cƣỡi trâu dàn hàng ngang mà đi đến chân trời đầy sao [5, tr.122].

Không chỉ con người hiện thực yêu thích, gắn bó với những truyện cổ dân gian, mà dường như họ còn bị dân gian hóa theo một số kiểu loại. Kiểu người có phép thuật, tài lạ, hay kiểu người giời tường tận mọi bí mật khuất lấp khắp nhân gian. Đó là thuật rút đất của cụ Điển, là tài vẫy tai của cha con ông Mộc và Tượng, và khả năng tiên đoán sự việc “như thần” của các nhân vật: Bồi què, Sinh lùn, Đông điên…

Với bút pháp kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng lên lớp người hiện thực nhưng mang nhiều đặc điểm của nhân vật dân gian, huyền thoại. Nếu thần kỳ có nguồn gốc từ văn học dân gian, cụ thể là thần thoại, thể hiện quan niệm, ước mơ của con người về cuộc sống thì sự tiếp nhận các yếu tố thần kỳ trong văn học hiện đại chính là một sự tiếp nhận VHDG.

Xuất phát từ tư duy mô hình hai thế giới, con người ở thế giới hiện thực có thái độ rõ ràng với thế giới bên kia. Đó là sợ hãi trước những bóng ma đối lập với sùng bái thần Phật. Thế nên rất nhiều lần ta thấy các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đi lễ, họ có thể xin đủ thứ, xin cho “chúng mình lấy nhau”

xin “cái lành nhiều hơn cái vỡ”, họ sợ hãi làm phật ý thánh thần sẽ bị trách phạt: chỉ vào tƣợng thờ rất dễ bị phạt cụt tay [11, tr.109]. Tin là có ma và sợ ma, con người đời này qua đời khác đã truyền tai nhau cách thức đối phó với ma quỷ: Người lớn thì “giục nhau đóng cửa sớm và cài then thật chặt”, lũ trẻ con thì “rúc vào nách mẹ, len lét hỏi về những điều làm chúng hoảng sợ”, những ông bố thì bắt con ngồi cạnh

58

và “đặt con dao phay dài gần một cánh tay bên cạnh”, lũ chó thì chỉ biết “rít lên dài dại”. Cũng có khi người ta có “bài” là thấy ma thì đái cho ma sợ, vì theo quan niệm dân gian thì ma sẽ sợ mùi khai: Quãng sông này cũng nhiều ma trơi. Nhất là mùa đông đêm nào mƣa dầm nó hiện lên xanh lét mặt sông. To bằng bóng đèn. Cứ nhảy nhót lung tung cả. Mình bắt đƣợc thóp cu cậu, vạch quần tè một bãi là xong [5, tr.31]. Suy cho cùng đó cũng chỉ là những giải pháp tâm lý nếu như có ma thật sự, nhưng dù sao, con người cũng vượt qua sợ hãi lâu nay bằng những cách thức tự chấn an mình như thế.

2.3.1.2. Những “con người” ảo và sự liên hệ với thế giới người thực Nhân vật ma

Con người ta tin rằng sau khi chết đi, linh hồn con người vẫn tồn tại ở một cõi nào đó mà có thể hiện về ám ảnh những người sống, người ta gọi những linh hồn ấy là ma. Cõi âm là thế giới của bóng ma, cõi dương là thế giới người trần. Hai thế giới đó song song tồn tại với nhau, có mối liên hệ bằng những điềm báo, giấc mơ, hay bị ám.. Ma có thật hay chỉ là sản phẩm của trí tượng tượng. Đó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên dù ma chỉ là tưởng tượng thì càng chứng minh tư duy dân gian, quan niệm dân gian về ma là có thật. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng một thế giới ma quỷ “đông đúc” không kém gì con người.

Trong Những đứa trẻ chết già, bóng ma có khi là người con gái trắng mờ nhƣ khói, chẳng nhìn rõ mặt mũi gì cả (…). Mùi hoa phong lan phảng phất thơm thơm xen với mùi cỏ ngào ngạt [7, tr.156], xuất hiện lúc nửa đêm ở nghĩa địa và

“sinh con” với Quang. Bóng ma này khiến ta liên tưởng đến nàng Nhị Khanh trong truyện Cây gạo của Nguyễn Dữ. Họ đều là những bóng ma nữ hiện lên dụ dỗ, quyến rũ các chàng trai, hút hết sinh khí của họ cho đến chết, để lại nỗi ám ảnh, sợ hãi cho dân làng. Sự lột xác này nhắc đến những lần “lột xác” của kiểu nhân vật người đội lốt vật xấu xí như Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc… nhưng vì là ma, nên tính chất ly kỳ tăng lên nhiều. Một số hồn ma nữ gây ám ảnh khác trong tiểu thuyết này như hồn ma vợ cụ Trường, hồn ma người đàn bà về “đòi nợ” lão Biền.

59

Có nhiều khi, ma được miêu tả thành một nhóm, lúc là cả gia đình quá cố nhà cụ Trường, khi thì là một đoàn người cụt đầu, cụt tay đi lén lút khắp các nhà.

Những người đó mặc quần áo trắng toát, kẻ nào có đầu thì mắt xanh lè, kẻ còn tay thì tay dài thõng thƣợt [7, tr.193]. Hầu hết các nhân vật ở đây đều đã “thấy ma”, từ cụ Trường, lão Biền, “ông”, ông Trình, Hương… Chính lão Voòng đã phải kêu ầm lên vì khi đang đái bị một bàn tay nhớt nhát xua khắp mặt. Còn mụ Quản khẳng định là đêm xuống lại thấy có hai con ma một đực một cái ôm nhau khóc ri rỉ bên chái nhà của mụ. Những chuyện đại loại nhƣ vậy nhiều vô kể [7, tr. 193].

Trong Người đi vắng, những bóng ma trở đi trở lại ám ảnh với câu chuyện về cái chết của chính mình. Đó là hồn ma bạn của Thắng, một anh bộ đội – họa sĩ bị bắn chết trong chiến tranh, nay thường xuyên trở về trong tâm trí Thắng. Đó là hồn ma của cậu bé tên Nam bị xe cán chết ngay tại cổng trường trở về kể cho mẹ nghe tất cả. Đó có khi là linh hồn của sông Linh Nham kể về bí mật cái chết của mẹ Thắng. Nhức nhối nhất là bóng ma người đàn bà không mặt với câu chuyện đau lòng cả khi còn sống lẫn sau cái chết oan nghiệt. Dòng họ tuyệt tự, ngôi nhà rêu phong và bóng ma luôn thua cuộc trước con mèo hoang gợi lên không khí chết chóc đến cùng cực.

Thoạt kỳ thủy, ma tuy không hiện lên với hình hài rõ nét, nhưng lại rất thật, rất cảm động vì nó là sự trở lại, quan tâm tiếp của bố mẹ sau khi chết với đứa con mồ côi. Dường như biết được nỗi khổ, sự nguy hiểm của đứa con gái tội nghiệp, bố mẹ Hiền đã hiện về che chở cho con, phẫn nộ dọa dẫm Tính vì anh ta trong cơn điên loạn có thể giết chết Hiền như từng giết chết ông Điện, bố Hiền ngày trước. Kỳ lạ thay, sức mạnh “cõi âm” quả thực có thể trấn áp được cả những kẻ điên ở trần thế: Tao sợ lắm! (…)Vào mà xem, nó cƣ nhìn tao…[11, tr. 102 - 103].

Quả thực, ma trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là “những linh hồn thức”. Một thế giới sống động, đa sắc màu. Nơi ấy cũng có vui có buồn, có hỷ nộ ái ố, có oán hận và yêu thương. Viết về ma sống động như con người thực chứng tỏ ở nhà văn một trí tưởng tượng phong phú cũng như suy nghĩ thực sự nghiêm túc về vấn đề này, anh cảm thông với những kiếp người, những hoàn cảnh khốn cùng ngay cả khi họ

60

chỉ là những hồn ma. Nền tảng của sự cảm thương ấy ở đâu nếu không xuất phát từ trái tim chân thành và đau đớn của người viết (Phùng Văn Khai). Bên cạnh ma quỷ, kiểu nhân vật ám ảnh kinh điển khác như Ngáo Ộp, Ba Bị trong dân gian cũng xuất hiện, hoàn thiện một thế giới ảo đủ đầy bủa vây bên cạnh hiện thực nhiều đen tối.

Nhân vật Phật – Tiên – Bụt – Chúa – Thần

Phật – Tiên – Bụt – Thần là những vị “thần” trong văn hóa truyền thống phương Đông, gắn liền với tư duy Phật giáo, Đạo giáo. Các cái tên Đức Chúa, Đức Mẹ… được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVII nhưng đến nay vẫn chưa thể quen với tâm lý dân tộc. Có sự chuyển nghĩa từ Đức Phật của tôn giáo đến ông Bụt của dân gian. Bụt trong tâm thức của dân gian là một ông Thần thiện có quyền năng tuyệt đối, có thể nghe thấu mọi ước vọng, lời cầu xin của người bất hạnh, nghèo khổ. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương quy tụ đông đảo các loại thần, cả Đông – cả Tây, cả Phật giáo – cả Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, dễ nhận thấy tính trội biệt của Phật Giáo so với các tôn giáo khác ở đây.

Trong dân gian, lớp nhân vật thần linh thường là có quyền năng tối cao, thực hiện khuyến thiện – trừng ác theo quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của người xưa. Đến tiểu thuyết đương đại, đặc biệt là Nguyễn Bình Phương, lớp nhân vật thánh thần này dường như bị tước hết phép màu, đồng nghĩa với bị giải thiêng, thậm chí còn bị giễu cợt. Có phải vì cuộc sống hiện tại có quá nhiều vấn đề, quá nhiều sự việc khiến người ta không tin vào luật nhân quả, từ đó họ cũng không tin có một thế lực sinh ra để đảm nhiệm thi hành “luật” ấy trong cuộc sống.

Trong Bả giời, trước sự việc Tượng bị rắn mào quấn chân như ông Thích Ca, phản ứng của mọi người đã cho thấy phần nào sự phân hóa quan niệm thần thánh – ma quỷ của đất Linh Sơn. Câu chuyện Tượng bị rắn mào cuốn quanh người như năm xƣa từng cuốn tƣợng Thích Ca làm xôn xao đất Linh Sơn. Dân làng Phan chú ý đến Tƣợng nhiều hơn, một nửa do thiện cảm, coi anh nhƣ Phật đến, nửa còn lại bảo tƣợng là ma hiện hình [5, tr.62]. Một nửa người dân xã Linh Sơn coi Tượng như Phật là do có thiện cảm, nghĩa là họ vốn tin là có Phật, hơn nữa Phật là cái gì đó “có thiện cảm”, là hiện thân điều lành. Nửa còn lại hoặc không biết, hoặc không

61

thích, hoặc quá tôn sùng Phật mà coi Tượng là ma thiêng. Cả hai ý kiến đó nhất quán ở chỗ đều thừa nhận họ tin vào Thần Phật, vào một thế giới khác tồn tại.

Tin hoặc không tin, rồi cả nửa tin nửa ngờ, tin thì có kẻ tin thần Phật ở khắp nơi, mọi nẻo, có kẻ nghĩ đấng thiêng đó chả dễ gì xuất hiện… tất cả dẫn tới cái nhìn, sự suy diễn, hình dung rất đa dạng, dung tục về thần Phật.

Thánh thần Liên tưởng/ví với bị 'đối xử'

Chủ thể liên tưởng,

hành vi

Trích dẫn

Phật (Bả giời)

(Ngồi)

Nhân vật Tượng -Bị bẻ mất một tay -Rét

Bà coi chùa Ai đó

- một bà già

-Phật đầu thai vào [5, tr.62]

-Về ông Phật trước của chùa ai đã bẻ gãy một tay [5, tr. 20]

-Rét thế này, ngay Phật cũng chẳng muốn nghe ai kể [5, tr. 146]

Chó, khỉ Khẩn – Kim "Cầy mặt Phật" sau khi nói đến "Cầy mặt chó, cầy mặt khỉ" [12, tr. 13]

Ông Thích Ca (Bả giời)

Ma Dũng kỹ -

Châu Cải

Ông Thích Ca cũng thành ma sao? [5, tr.79]

Tiên (Thoạt kỳ

thủy)

Nhân vật Hiền Nhà văn

Phùng Con Hiền là tiên [11, tr.28]

Đức Thánh Trần (Thoạt kỳ

thủy)

Nhân vật Tính/

ông Phùng Ông Phước

Khen con là thánh trần [11, tr. 31]

Chỉ mình bác là Đức Thánh Trần thôi [11, tr.56]

Chúa Jesu (Thoạt kỳ

thủy)

Thằng Mỹ, nhà Chúa có mọt

Hưng - Ông Khoa

Thằng Mỹ nào mà dạng chân dạng tay ra thế kia [11, tr.76]

Nhà chúa có mọt không? [11, tr.76]

Thiến mèo Ông Phùng - Ông Khoa

Thế thiến mèo Chúa có cho phép không?

[11, tr.84]

Tán tỉnh Hiền Hiền - Ông Khoa

Hiền hỏi nó có tán tỉnh cháu thật không?

[11, tr.92]

Bị 'xúc phạm' Ông Sung - Chúa cái con khỉ [11, tr.107]

62

Vợ ông Khoa

Người chết treo Bà Liên - Hiền

Chỉ tay Chúa - bảo ông Khoa hiếu sát: toàn thờ người chết treo là gì? [11, tr. 109]

Bị cho vào xu chiêng

Hiền - Ông Khoa

Ông Khoa cho Hiền tấm ảnh Chúa, Hiền giấu vào xu chiêng [11, tr.109]

Bụt (Người đi

vắng)

Bị tát/ thiến Cụ Điển - Lão Bính

Tôi sấn đến tát cho hai cái nên thân … chống gậy cum cúp đi chứ còn sao nữa. Bụt biếc gì làm tôi điên lên tôi thiến cả cụm [9, tr.23]

Bồ tát (Ngồi)

Người đàn bà chuẩn bị bước vào cuộc làm tình

Khẩn – Kim

dáng ngồi của chị ta giống nhƣ một vị bồ tát, lại giống nhƣ một cô gái miễn cƣỡng bước vào cuôc làm tình [12, tr.15]

Diêm Vương (Vào cõi)

Làm người trần

chửa Đông điên Con Vang chửa hoang với diêm vương [6, tr. 113]

Cũng có khi so sánh với thần thánh là để nhấn mạnh vẻ đẹp hoàn hảo của con người, nhưng khi những con người ấy quá tầm thường để được ví với Tiên – Phật thì thành ra, tôn vẻ đẹp của người lại chính là hạ thấp đấng thiêng. Hiền – Tượng là những nhân vật tương đối ưu tú trong thế giới nhân vật Nguyễn Bình Phương, nhưng để được ví với Tiên – Phật thì lại “phạm” vô cùng. Rồi mụ Quản, người đàn bà từng “ve vãn” ông Trình, cũng lại được Bào mù hết lòng ca tụng, gọi là “người đàn bà thần tiên”. Có lẽ chưa bao giờ thần thánh lại bị báng bổ thậm tệ đến thế. Để ý sẽ thấy, hầu hết những tín đồ trung thành tuyệt đối với Phật như bà Châu Cải, lão Bính, với Chúa như vợ chồng ông Khoa… không những không được đấng tối cao của mình “giúp đỡ” mà dường như lại trở thành điểm yếu của họ. Mỗi khi khó chịu, phản đối họ việc gì, đối thủ thường lôi “đấng tối cao” của họ ra để mỉa mai, giễu cợt. Thánh thần bỗng trở thành công cụ để người ta nhiếc móc nhau, nên họ không ngại nguyền rủa, gán cho những điều phàm tục nhất.

Tiếp nhận những vị thần tiêu biểu nhất trong tín ngưỡng Việt Nam, Nguyễn Bình Phương đưa vào các tiểu thuyết cả hình tượng Tứ bất tử gồm Đức Thánh Tản với giai thoại giữa Ngài với Cao Biền; Chử Đồng Tử với câu chuyện bên bãi sông

63

huyền thoại; Phù Đổng Thiên Vương qua khúc ca bi tráng của người phu trên chiếc xe trâu. Riêng Thánh Mẫu Liễu Hạnh chỉ gián tiếp được gợi tới qua chi tiết đền Xương Rồng “thờ một người đàn bà”. Như vậy, có thể thấy, dù mờ nhạt đi nữa thì các vị thần vẫn luôn tiềm tàng trong tâm thức mỗi con người.

Thực tế trong quan niệm dân gian cũng như trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ma cũng có ma tốt (như đã nói ở trên), và thần cũng có thần hung.

Thái Tuế là một vị thần hung nổi tiếng trong dân gian, Thái Tuế chính là sao chủ của một năm, vừa là thần linh trong lễ tế dân gian, đứng đầu trong các Thần sát, quyết định sự cát, hung của năm đó. Thái Tuế trong Người đi vắng giữ nguyên quy ước đó, nên Thần đáng sợ như một điềm dữ, đặc biệt khi đã từng xuất hiện năm Đội Cấn làm binh biến và quả nhiên thất bại. Tính chất điềm báo này được cụ Điển, Thắng, Sinh cảm nhận rõ.

Nhân vật Tiên – Phật – Bụt – Chúa là một sự thiêng hóa đồng thời cũng là nơi thể hiện sâu nhất, rõ nhất tư duy đối thoại, giải thiêng của Nguyễn Bình Phương. Giải thiêng khi tước hết phép màu, giải thiêng khi để thần thánh cũng tục tĩu như người phàm, giải thiêng khi để ma - quỷ chiến thắng thánh thần… Những què quặt của thần phật thể hiện một sự nhận thức lại, tiếp nhận trong thế đối thoại với quan niệm dân gian. Nếu như đức tin, thần quyền từng là cái gì đó khiến con người sợ hãi, không dám nhìn thẳng, nhìn thật để khám ra bản chất thực sự của hiện thực thì Nguyễn Bình Phương đã đánh đổ những đức tin, thần quyền cực đoan ấy.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Luận văn ThS. Văn học (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)