Với mong muốn nghiên cứu để xác định được các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-*** -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: Đỗ Ngọc Quyên
Mã sinh viên: 0951015775 Lớp: Anh 14
Khóa: K48 Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thúy Phương
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013
Trang 2Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Tp Hồ Chí Minh, ngày , tháng ,năm 2013
ThS Nguyễn Thúy Phương
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 7
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế 7
1.1.1 Một số khái niệm 7
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương 10
1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương 11
1.2.1 Các nhân tố liên quan đến cầu 11
1.2.2 Các nhân tố liên quan đến cung 12
1.2.3 Các nhân tố cản trở khác 17
1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh 18
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH 23
2.1 Tổng quan hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2012 23
2.1.1 Số lượt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM 23
2.1.2 Cơ cấu nguồn khách 25
2.1.3 Thời gian lưu trú 30
2.1.4 Mức chi tiêu bình quân 32
2.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh 33
2.2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh 33
Trang 42.2.2 Mô tả các biến số và giả thiết nghiên cứu 35
2.2.3 Thiết lập dạng hàm nghiên cứu 37
2.2.4 Thu thập và xử lý dữ liệu 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005-2012 41
3.1 Kết quả nghiên cứu: 41
3.1.1 Thống kê mô tả các biến 41
3.1.2 Ước lượng tham số - Mô hình hồi quy gốc 43
3.1.3 Kiểm định mô hình 47
3.1.4 Mô hình hồi quy cuối cùng 49
3.2 Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2012 50
3.2.1 Nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM 50
3.2.2 Cơ sở hạ tầng cho du lịch của TP.HCM 52
3.2.3 Quy định và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam 54
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 57
4.1 Quan điểm phát triển và mục tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam và mục tiêu phấn đấu của du lịch thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 57
4.1.1 Quan điểm phát triển 57
4.1.2 Mục tiêu phấn đấu 58
4.2 Cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 60
4.2.1 Cơ hội 60
4.2.2 Thách thức 63
4.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 từ kết quả phân tích các nhân tố tác động 64
Trang 54.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 64 4.3.2 Các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 66 4.4 Các kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 72 4.4.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 72 4.4.2 Đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành và các doanh nghiệp khác cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ KDL 73 PHẦN KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 1: Số lượng di tích được cấp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 85 PHỤ LỤC 2: Danh sách các nước Việt Nam đã ký hiệp định song phương hoặc đơn phương miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông vào Việt Nam 91 PHỤ LỤC 3: Tổng hợp số liệu sử dụng trong mô hình 95 PHỤ LỤC 4: Bảng giá trị Fα(n1,n2) của phân phối F 96 PHỤ LỤC 5: Kết quả kiểm định thừa biến với ba biến HRTG, ROOM và VISA 97 PHỤ LỤC 6: Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey 100 PHỤ LỤC 7: Kết quả kiểm định White 101
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Từ tiếng Anh Từ Tiếng Việt
1 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
2 CSLT - Cơ sở lưu trú
3 CSLTDL - Cơ sở lưu trú du lịch
5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
12 WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới
13 UNWTO World Tourism
Organization Tổ chức du lịch thế giới
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Tỷ trọng doanh thu của ngành Du lịch trong tổng sản phẩm trong nước
của Việt Nam 19
Bảng 1.2: Doanh thu du lịch TP.HCM và cả nước cùng tỷ trọng của doanh thu du lịch TP.HCM so với doanh thu du lịch của cả nước 21
Bảng 1.3: Số lượt KDL quốc tế đến TP.HCM và cả nước 21
Bảng 2.1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2012 23
Bảng 2.2: Số lượt KDL quốc tế đến TP.HCM phân theo phương tiện di chuyển giai đoạn 2005-2011 25
Bảng 2.3 Số lượt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không từ 10 thị trường lớn nhất giai đoạn 2005-2010 28
Bảng 2.4: Chi tiêu bình quân của KDL quốc tế và KDL nội địa đến TP.HCM giai đoạn 2005-2012 32
Bảng 2.5: Mô tả các biến 36
Bảng 3.1: Mô tả thống kê các biến 41
Bảng 3.2 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM 53
Bảng 3.3 Số khách sạn được xếp hạng sao trên địa bàn TP.HCM 53
Danh mục đồ thị Đồ thị 2.1: Cơ cấu lượt KDL quốc tế đến TP.HCM theo phương tiện di chuyển giai đoạn 2005-2011 26
Đồ thị 2.2: Cơ cấu lượt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không từ mười thị trường lớn nhất và các thị trường còn lại giai đoạn 2005-2010 30
Đồ thị 2.3: Thời gian lưu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM 31
Danh mục hình ảnh Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị 35
Hình 3.1: Kết quả ước lượng tham số lần 1 43
Hình 3.2: Kết quả ước lượng tham số lần 2 44
Trang 8Hình 3.3: Kết quả ước lượng tham số lần 3 45 Hình 3.4: Kết quả ước lượng tham số lần 4 46 Hình 3.5: Ma trận hệ số tương quan 47
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Du lịch mang lại những tác động to lớn về kinh tế-xã hội cho mỗi địa phương đón tiếp khách du lịch Đặc biệt, nguồn lợi du lịch thu được từ các KDL quốc tế góp phần mang lại thu nhập, cải thiện cán cân thanh toán và quảng bá hình ảnh của quốc gia
và địa phương đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới Là trung tâm kinh tế của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh hội tụ những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật lẫn đặc điểm về lịch sử, văn hóa,… để thu hút KDL quốc tế
Với xu hướng toàn cầu hiện nay và việc du lịch đang ngày càng được chú trọng trong số các ngành kinh tế, du lịch TP.HCM đang chịu sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế Điều này đòi hỏi thành phố phải những nỗ lực nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố
Tuy lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong những năm gần đây có
sự tăng trưởng cao, hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa thực sự đưa thành phố trở thành một điểm đến có sức hút lớn trong tương quan so sánh với các thành phố khác trong khu vực Điều này đòi hỏi phải có những phân tích, nghiên cứu trên cơ sở định lượng từ đó xác định được các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM Nhờ đó mà xác định được đúng chỗ cần cải thiện để hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ngày càng được nâng cao
Với mong muốn nghiên cứu để xác định được các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM và đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của các hoạt động này, người viết chọn đề tài “Các nhân tố tác
động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu trong khuôn khổ Khóa luận tốt nghiệp này
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục đích: Thông qua việc xác định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM, đề tài muốn đưa
ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM
Trang 10Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn để dự đoán các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM
- Lựa chọn các biến thích hợp từ đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM
- Kiểm định mô hình và có sự điều chỉnh cần thiết để kết luận các nhân tố có tác động thực sự đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM
- Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố
Hồ Chí Minh cùng với các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM
Các giải pháp được đề ra cho việc áp dụng trong giai đoạn 2013-2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM Các số liệu phục vụ mô hình được thu thập từ các báo cáo thống kê của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quốc tế Phương pháp phân tích định lượng được tham khảo từ giáo trình môn Kinh tế lượng và các bài nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới Số liệu được xử lý và rút ra kết quả từ phần mềm Eviews 6.0
Trang 11Các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của TP.HCM được người viết đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng và các định hướng, chiến lược và mục tiêu đặt ra cho ngành du lịch TP.HCM quy định trong các văn bản luật và dưới luật do các cơ quan Nhà nước ban hành
5 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng và vai trò ngày càng to lớn trong nền kinh tế quốc gia, du lịch là một trong những đề tài phổ biến được lựa chọn để nghiên cứu trong các luận án thạc sỹ hay tiến sỹ kinh tế và các đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước Đặc biệt, các đề tài về du lịch quốc tế rất được các nhà nghiên cứu từ các nước xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn như Thái Lan, Malaysia, Nam Phi, chú trọng Khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu của đề tài “Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh”, người viết đã tìm hiểu về các đề tài trong và ngoài nước có đối tượng nghiên cứu hoặc phạm vi nghiên cứu trùng hoặc gần với đề tài nói trên và rút ra tổng quan tình hình như sau:
Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, các đề tài thực hiện chủ yếu là các
đề tài định tính dựa trên phương pháp phân tích, thống kê trên số liệu về hoặc liên quan tới hoạt động du lịch của TP.HCM Phương pháp định lượng như xây dựng
mô hình hồi quy được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chính trong các đề tài này là rất hiếm, nếu có chỉ được bổ sung nhằm chứng minh cho kết luận đã cho ra
trước Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập
cảnh Việt Nam thực trạng và giải pháp” của Lê Đình Vinh được thực hiện năm
2008 đã chứng minh vấn đề miễn thị thực du lịch giúp tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu hút KDL quốc tế đến VN Đề tài cũng có khảo sát về mức độ hài lòng của
du khách quốc tế đối với nhân tố thị thực và thủ tục xuất nhập cảnh và rút ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng này như thái độ của nhân viên xuất nhập cảnh, phương tiện trang thiết bị làm thủ tục xuất nhập cảnh, các biển báo và
chỉ dẫn, Đề tài “Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2015” làm luận văn thạc sĩ của Huỳnh Thị Bích Vân năm 2007 phân
tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing của ngành du lịch TP.HCM và đề xuất những giải pháp nhằm tăng hiệu quả của hoạt động marketing thu hút du khách
Trang 12đến thành phố như tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, củng cố và phát triển marketing mix như đa dạng hóa sản phẩm du lịch, định giá tour hợp lý phù hợp với chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa hệ thống phân phối, Ngoài ra, hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM hay một tỉnh/ thành phố nào khác của Việt Nam cũng là đối tượng nghiên cứu cho nhiều đề tài
khóa luận tốt nghiệp của các anh chị đi trước như đề tài “Thu hút khách du lịch
quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đức Tiến Đạt (2011),
Tình hình nghiên cứu đề tài tương tự ở nước ngoài có sự đa dạng hơn trong phạm vi và phương pháp nghiên cứu Điển hình là các đề tài có xây dựng mô hình định lượng các yếu tố tác động đến số lượng KDL quốc tế hay doanh thu từ KDL
quốc tế của một quốc gia Đề tài “The Determinants of International tourism
demand for Egypt : Panel Data Evidence” (tạm dịch là “Các nhân tố quyết định đến cầu về du lịch quốc tế của Ai Cập”) của Ibrahim (2011) hay đề tài “Demand factors for international tourism in Malaysia: 1998-2009” (tạm dịch: “Các yếu tố liên quan tới cầu của du lịch quốc tế ở Malaysia trong giai đoạn 2008-2009”) của Kosnan và
Kaniappan (2012) hoặc đề tài xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về du lịch tại các nước thuộc Liên minh Tiền tệ Đông Ca-ri-bê (Eastern Caribbean Currency
Union) với tên gọi “What Attracts Tourists to Paradise?” (tạm dịch là “Điều gì thu
hút khách du lịch đến với thiên đường?”) của Evridiki Tsounta (2008), xây dựng
mô hình định lượng và chứng minh các yếu tố như thu nhập của KDL hay mức sống của nơi cư trú thường xuyên của du khách có tác động tích cực đến lượng KDL quốc tế đến du lịch tại địa phương được nghiên cứu Ngoài ra, một số đề tài khác tập trung vào các yếu tố thuộc địa phương cung cấp sản phẩm du lịch quốc tế để xây dựng mô hình định lượng ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động thu hút KDL
quốc tế của địa phương như các đề tài “A empirical analysis of influential factors in
international tourism income in Sichuan province” (tạm dịch là: “Một phân tích theo kinh nghiệm về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ du lịch quốc tế của tỉnh Tứ Xuyên.”) của Yang, Ye và Yan (2011) hay công trình nghiên cứu của
Khadaroo và Seetanah (2007) về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng lên sự phát triển của
du lịch trong đề tài “Transport Infrastructure and Tourism Development” (Tạm dịch: “Cơ sở hạ tầng giao thông và sự phát triển của du lịch”) Các đề tài này cũng
Trang 13đã chứng minh rằng các nhân tố thuộc địa phương cung cấp dịch vụ du lịch như số lượng lao động, cơ sở vật chất, hạ tầng, cảnh quan thiên nhiên, cũng tác động đến hiệu quả hoạt động thu hút KDL quốc tế
6 Tính mới của đề tài
Căn cứ vào tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được trình bày ở trên, hiện nay đã có khá nhiều đề tài với đối tượng nghiên cứu là “hoạt động du lịch quốc tế” hay “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” của một địa phương hay một quốc gia được thực hiện Đặc biệt, với việc là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đương nghiên trở thành phạm vi nghiên cứu phổ biến cho các đề tài tương tự của các nhà nghiên cứu Việt Nam Tuy nhiên, một
số đề tài chỉ tập trung phân tích tác động một nhân tố nào đó tới hoạt động du lịch quốc tế của TP.HCM như nhân tố thị thực hay nhân tố marketing Số đề tài tập trung phân tích “các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM” và có sự hệ thống hóa các nhân tố này còn khá hiếm hoi
Mặt khác, hầu như chưa có đề tài nào của các nhà nghiên cứu trong nước
xây dựng mô hình định lượng các nhân tố tác động tới hoạt động thu hút KDL quốc
tế của một địa phương Việc xây dựng mô hình định lượng khá phổ biến trong các
nghiên cứu của nước ngoài nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu trên phạm vi của một quốc gia mà ít tập trung vào một phạm vi của một tỉnh/thành
Như vậy, với việc xây dựng mô hình định lượng và phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phương là thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên tính mới của đề tài “Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh”
Trang 14Chương 3: Kết quả nghiên cứu và đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2012 Chương 4: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành Khóa luận, người viết đã vận dụng rất nhiều các kiến thức đã có được trong quá trình học tập trên ghế nhà trường Chính vì thế người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, cán
bộ, giảng viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Thúy Phương, người đã tận tình hướng dẫn người viết trong suốt thời gian thực hiện đề tài Người viết cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên và giúp
đỡ về mặt tinh thần giúp người viết hoàn thành Khóa luận
Do hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, Khóa luận không tránh khỏi những sai sót nhất định Người viết mong nhận được những nhận xét và góp ý từ Quý thầy
cô và bạn đọc để Khóa luận hoàn thiện hơn nữa
Sinh viên thực hiện
Đỗ Ngọc Quyên
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Du lịch ban đầu là hiện tượng con người tạm thời rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình để khởi hành tới những nơi khác nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, Cùng với sự phát triển của giao thông, du lịch trở nên
dễ dàng, thông suốt hơn và dần trở thành một hoạt động thường xuyên của con người Với du lịch ngày càng phổ biến và phát triển, các hoạt động kinh doanh phục
vụ mục đích du lịch của con người như môi giới, hướng dẫn du lịch, bắt đầu xuất hiện và dần trở nên phong phú, đa dạng Như vậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội
Ông Michael Coltman đã có định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là sự kết
hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm:
du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách
du lịch” (Coltman, M., 1991) Do đó, du lịch có thể được hiểu dưới bốn gốc độ khác
nhau
Dưới góc độ của du khách hay người đi du lịch, thuật ngữ “du lịch” được
hiểu trong Luật du lịch Việt Nam năm 2005 là “các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Dưới góc độ những nhà kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, “Du lịch là
một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu
về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách
du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” theo định nghĩa của Khoa Du
Trang 16lịch và Khách sạn của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội được đề cập trong quyển Giáo trình Kinh tế Du lịch
Đối với, người dân sở tại, du lịch chính là hiện tượng mà vùng đất mình cư trú đón tiếp những người ngoài địa phương, vừa là cơ hội cho sự giao lưu, tìm hiểu nền văn hóa lẫn nhau, vừa tạo cơ hội kinh doanh và việc làm phục vụ du khách Du lịch một mặt giúp tăng thu nhập, mặt khác có những tác động về môi trường, an ninh trật tự, đến đời sống của cư dân địa phương (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)
Du lịch là một hiện tượng phức tạp dưới góc độ của chính quyền địa phương nơi đón tiếp khách du lịch do có sự gia nhập tạm thời của người ngoài vào địa phương mình Chính vì thế, chính quyền địa phương phải xem du lịch là tổng hợp các hoạt động từ việc tạo lập và tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật, cho đến quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hành trình và quãng thời gian lưu trú của du khách, đồng thời tối ưu lợi ích đạt được cho địa phương như tăng thu ngân sách, đẩy mạnh cán cân thanh toán, nâng cao mức sống cho người dân, (Trần Văn Đính
và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)
Như vậy, dựa vào những định nghĩa trên và dưới những góc nhìn khác nhau của những nhân tố tham gia vào quá trình du lịch, khái niệm du lịch được người viết rút ra như sau:
“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội với sự tham gia, tương tác giữa
khách du lịch, người kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch Thông qua du lịch, khách du lịch mong muốn thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình ở ngoài nơi mình thường xuyên cư trú; người kinh doanh dịch vụ du lịch có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận; cư dân địa phương
có dịp quảng bá văn hóa, tìm kiếm công ăn việc làm; và đây là hoạt động cần có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.”
1.1.1.2 Khái niệm về khách du lịch và khách du lịch quốc tế
Khách du lịch chính là chủ thể, người thực hiện hoạt động du lịch Thuật ngữ
“khách du lịch” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trên thế giới
Trang 17Để tạo ra một chuẩn mực cho thống kê du lịch thế giới, năm 1963 Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO) đã thống nhất những khái niệm và cách hiểu chính thức
về “khách du lịch” và “khách du lịch quốc tế” Theo đó, “khách du lịch là người
viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nơi ngoài môi trường cư trú thường xuyên của mình, với thời gian không quá một năm liên tục, nhằm mục đích giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến mục đích hành nghề để nhận thu nhập ở nơi viếng thăm”(UNWTO, 1963), trong khi đó định nghĩa về khách du lịch
quốc tế của UNWTO là “người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nước khác
ngoài nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất là 24 giờ, ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập” (UNWTO,1963) Như vậy, điểm khác biệt giữa khách du
lịch và khách du lịch quốc tế là khách du lịch quốc tế có sự viếng thăm hoặc lưu lại tại một quốc gia khác quốc gia mình thường xuyên cư trú
Các định nghĩa này sau đó được Ủy ban Thống kê của Liên Hiệp Quốc công nhận vào năm 1968 Đồng thời vào năm 1993, Ủy ban này cũng công nhận việc phân loại khách du lịch khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist) Trong đó, khách du lịch quốc tế đến gồm những người từ nước ngoài đến du lịch ở một quốc gia khác quốc gia mình đang cư trú thường xuyên
Theo pháp luật Việt Nam, “khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” (điểm 2, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005) Điều 34 Luật này cũng
quy định khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
trong đó “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việ Nam ra nước ngoài du lịch” (điểm 3, điều 34, Luật Du lịch Việt Nam năm
2005)
1.1.1.3 Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình và thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến một địa phương trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng, tuy nhiên, hầu hết ở các nghiên cứu này, khái niệm “hoạt động thu hút khách du lịch
Trang 18quốc tế” ít khi được thành lập một cách hoàn chỉnh mà được biểu hiện dưới dạng liệt kê các hoạt động nhằm mục đích thu hút khách du lịch quốc tế
Giải nghĩa cụm từ “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” trên mặt ngữ nghĩa văn học, ta có “hoạt động” là những việc làm khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội; “thu hút” được giải nghĩa là “làm cho người ta ham thích mà dồn hết mọi chú ý vào” (Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam, 1998)
Như vậy, “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” có thể hiểu là những việc
làm khác nhau nhằm mục đích thu hút, kéo dồn sự chú ý của khách du lịch quốc tế
Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương là tổng hợp các hoạt động nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch quốc tế từ nước ngoài đến
du lịch tại địa phương mình
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của một địa phương
Số lượt khách du lịch quốc tế đến địa phương
Số lượt khách du lịch quốc tế đến địa phương là chỉ tiêu cụ thể nhất thể hiện hiệu quả của hoạt động thu hút du khách quốc tế của địa phương đó Số khách du lịch quốc tế đến với địa phương càng nhiều thì hoạt động thu hút khách càng hiệu quả và ngược lại
Theo như quy định của UNWTO đối với các nước thành viên, số lượt khách
du lịch quốc tế đến một quốc gia được tính trên số lượt KDL quốc tế nhập cảnh tại một cửa khẩu bất kì của nước đó Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới còn thu thập số liệu lượt KDL quốc tế bằng những cách khác nhau như số lượt khách du lịch quốc tế được phục vụ tại các khách sạn hay các cơ sở lưu trú du lịch,
Doanh thu của ngành du lịch từ khách du lịch quốc tế
Doanh thu của ngành du lịch từ KDL quốc tế được hiểu là toàn bộ thu nhập
mà ngành du lịch địa phương thu được từ KDL quốc tế khi du khách chi tiêu, mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại địa phương trong thời gian du lịch của mình
Doanh thu của ngành du lịch không chỉ phản ánh hiệu quả thu hút, dẫn dụ khách du lịch quốc tế chi tiêu vào các dịch vụ du lịch của địa phương mà còn phản ánh trình độ phát triển du lịch của địa phương đó Du khách chỉ bỏ tiền ra cho các
Trang 19dịch vụ khi các dịch vụ ấy thỏa mãn được nhu cầu của họ; qua số tiền thu được từ
du khách ta thấy được hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng và hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch nói chung
1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương
Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương được đánh giá thông qua hiệu quả cuối cùng của nó chính là số lượt KDL quốc tế đến địa phương
đó hay thu nhập mà địa phương đó thu được từ KDL quốc tế Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phương chính là các nhân tố có tác dụng làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt động này Các nghiên cứu trước đây của Frechtling (1996), Kosnan và Ismail (2012), chia các nhân tố này thành các nhân
tố liên quan tới cầu, các nhân tố liên quan tới cung và một số các nhân tố cản trở khác Đây cũng chính là cách phân loại được người viết chọn lựa để trình bày về các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phương
1.2.1 Các nhân tố liên quan đến cầu
Các nhân tố liên quan tới cầu là những nhân tố xuất phát từ phía du khách Đây là những nhân tố thuộc về đời tư hay nơi cư trú thường xuyên của KDL có tác dụng thúc đẩy hay cản trở quyết định đi du lịch của KDL Một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Kosnan và Ismail (2012) về các nhân tố tác động đến thu nhập từ KDL quốc tế đến Malaysia, nghiên cứu của Ibrahim (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến lượt KDL quốc tế đến Ai Cập, hay nghiên cứu tương tự của Bashagi
và Muchapondwa (2009) đối với Tanzania, chủ yếu tập trung định lượng các nhân
tố liên quan đến cầu để xác định ý nghĩa của các nhân tố này đối với du lịch quốc tế tại địa phương nghiên cứu Đây là những nhân tố khách quan mà địa phương mong muốn thu hút KDL quốc tế không thể tác động lên được
Dân số của nơi cư trú thường xuyên của du khách
Kosnan và Ismail (2012) đã chỉ ra rằng nước có dân số càng lớn thì càng có nhiều KDL đến Malaysia Chính vì vậy mà hoạt động thu hút KDL quốc tế của một nước thường hướng vào các thị trường có dân số cao như Hoa Kỳ, Trung Quốc,…
Trang 20 Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người)
Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thường được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP) của quốc gia ấy Đây chính là chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất bình quân của công dân một đất nước Mức sống vật chất cao là điều kiện quan trọng xác lập nhu cầu đi du lịch của người dân một nước vì chỉ khi nào có thu nhập đủ cao thì họ mới nhu cầu để đi du lịch và chi trả các chi phí cho chuyến du lịch của mình như vé máy bay, tiền tàu xe, ăn ở, tham quan, mua sắm, Chỉ tiêu này đều được đưa vào mô hình và chứng minh sự tác động của nó đối với lượng KDL quốc tế đến điểm đến được nghiên cứu trong các nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009), Chumni (2001)
Thời gian rỗi của người dân
Thời gian rỗi là yếu tố thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con người vì chỉ khi
có thời gian thì con người mới có thể thực hiện một chuyến đi du lịch Yếu tố thời gian rỗi trong năm của con người thường được thể hiện một cách trung gian thông qua số ngày làm việc trong năm của họ Số ngày làm việc càng cao đồng nghĩa với việc thời gian rỗi của con người càng ít và do đó nhu cầu về du lịch cũng giảm xuống và các hoạt động thu hút khách du lịch từ những nước có số ngày lao động cao cũng khó phát huy tác dụng do người dân không có nhiều thời gian để đi du lịch
dù họ rất muốn (Nguyễn Hồng Giáp, 2002)
Trình độ văn hóa
Con người càng có học thức, trình độ văn hóa cao thì động cơ đi du lịch của
họ càng tăng vì du lịch giúp con người mở mang kiến thức và sự hiểu biết về thế giới bên ngoài Robert W.McIntosh (1995) đã nghiên cứu và khẳng định mối quan
hệ thuận giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của họ Theo đó, với người chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mức đại học thì tỷ lệ đi du lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người chủ gia đình có trình độ
dưới trung học đi du lịch (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)
1.2.2 Các nhân tố liên quan đến cung
Các nhân tố liên quan tới cung là những nhân tố liên quan trực tiếp đến địa phương có tác dụng kéo, thu hút nhu cầu đi du lịch của KDL quốc tế về phía địa phương mình Các nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007), Yang, Ye và Yan
Trang 21(2011), hay nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc WEF trong Báo cáo Năng lực
du lịch Thế giới hằng năm đã tập trung khai thác các nhân tố thuộc về cung của các điểm đến để phân tích tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động thu hút KDL quốc tế của các điểm đến này Theo WEF, các nhân tố liên quan tới cung được chia thành 3 nhóm chính
1.2.2.1 Nhóm các nhân tố về tài nguyên con người, văn hóa và thiên nhiên cho du lịch
Nguồn nhân lực cho du lịch
Du lịch là hoạt động có sự tương tác giữa khách du lịch quốc tế và người dân địa phương mà trong đó nguồn nhân lực địa phương làm việc trong ngành du lịch chính là đại diện quan trọng Lực lượng lao động du lịch được đào tạo bài bản, làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu của KDL sẽ góp phần đem lại cho du khách sự hài lòng và hoạt động thu hút KDL sẽ ngày càng hiệu quả Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đại diện cho nguồn nhân lực cho du lịch của một địa phương,
khóa luận này sử dụng số lượng lao động trong ngành du lịch để thể hiện nguồn
nhân lực của địa phương nghiên cứu Đây cũng chính là chỉ số được đưa vào mô hình trong nghiên cứu của Yang, Ye và Yan (2011)
Nguồn tài nguyên du lịch của địa phương
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999, “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch;
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn
du lịch” (Mục 3, Điều 10, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999) Như vậy, tài
nguyên du lịch chính là những tư liệu quan trọng cho hoạt động thu hút KDL quốc
tế của một địa phương Địa phương dựa vào các di tích nổi bật của mình để thu hút KDL quốc tế đến để tham quan, thưởng lãm cũng như các nét đặc sắc về văn hóa để thu hút các du khách đến tìm hiểu và giao lưu Độ dồi dào, phong phú của tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của một địa phương có thể đánh giá qua số lượng Di sản thiên nhiên Thế giới hay Di sản văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận của địa phương ấy hay các di tích được công nhận bởi chính địa phương Trong nghiên cứu của Yang, Ye và Yan (2011), tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa của
Trang 22tỉnh Tứ Xuyên được thể hiện qua số lượng di tích được xếp hạng trên cấp tỉnh của
Tứ Xuyên Chỉ tiêu số lượng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt của
TP.HCM cũng chính là chỉ tiêu được sử dụng trong khóa luận để phản ánh nguồn
tài nguyên du lịch của thành phố
1.2.2.2 Nhóm các nhân tố về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng cho
du lịch
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Sự phát triển của giao thông vận tải là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự lớn mạnh của hoạt động du lịch một địa phương Một điểm đến dù hấp dẫn đến mấy nếu không có đầy đủ cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cận địa điểm ấy thì cũng thu hút được nhiều KDL Yang, Ye và Yan (2011) đã sử dụng tổng số dặm đường bộ, tổng số dặm đường sắt và tổng số dặm khai thác trong hàng không dân dụng của Tứ Xuyên để định lượng ảnh hưởng của các yếu tố trên đến với tổng thu nhập từ hoạt động du lịch quốc tế của tỉnh này Mặt khác, báo cáo của WEF lại sử dụng số lượng lượt cất cánh của các chuyến bay quốc tế và nội địa của các hãng hàng không được phép hoạt động trong một nước hay số lượng hãng hàng không đang hoạt động và một số chỉ tiêu khác để đại diện cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của một quốc gia
Cơ sở hạ tầng viễn thông
Viễn thông góp phần nối liền hoạt động liên lạc giữa nhiều nước với nhau Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp hoạt động thu hút KDL quốc tế trở nên hiệu quả Ngày nay, giao dịch được thực hiện qua mạng Internet ngày càng phổ biến, việc đặt tour, đăng ký vé máy bay qua mạng Internet giúp công tác chuẩn bị đi du lịch của du khách ngày càng dễ dàng hơn và nhờ đó mà hoạt động thu hút KDL quốc tế ngày càng hiệu quả Các chỉ tiêu dùng để đánh giá cơ sở hạ tầng viễn thông của một quốc gia được các nhà nghiên cứu của WEF sử dụng gồm có số lượng người sử dụng Internet, số lượng người sử dụng điện thoại di động,
Trang 23triển của nhân tố này tạo điều kiện cho sự tăng lên về mặt hiệu quả của hoạt động
thu hút KDL quốc tế của địa phương đó Khóa luận này sẽ sử dụng chỉ tiêu tổng số
phòng trong các CSLTDL trên địa bàn TP.HCM để thể hiện cơ sở hạ tầng du lịch
như trong nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007) về các nhân tố liên quan đến cơ sở hạ tầng tác động sự phát triển du lịch của Mauritius, một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương
Giá cả
Giá cả là một nhân tố được sử dụng thường xuyên nhất trong các mô hình dự đoán về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của con người Giá cả ở đây chính là giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến Khách du lịch khi đến một nước không tránh khỏi việc phải mua sắm, chi tiêu cho các hoạt động của mình trong thời gian đi du lịch Thuận theo quy luật đường cầu, đặc biệt khi du lịch quốc
tế được xem là một loại hàng hóa xa xỉ nên độ co giãn của cầu so với giá cả sẽ lớn, khi giá cả ở một nước tăng cao thì cầu về du lịch tại nước đó sẽ giảm xuống Mọi hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế sẽ không khó có thể phát huy tác dụng nếu như giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến tăng cao Rất nhiều các chỉ tiêu đã được
sử dụng để đại diện cho giá cả hàng hóa và dịch vụ của một địa phương Một trong
số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là tỷ giá hối đoái của đồng tiền địa phương so với
đồng đô la Mỹ (Khadaroo và Seetanah, 2007) Đây cũng sẽ là chỉ tiêu được đại diện
cho nhân tố giá cả của TP.HCM trong mô hình định lượng được trình bày ở chương
2 và 3 của Khóa luận này
1.2.2.3 Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho hoạt động
du lịch
Các quy định và chính sách
Vai trò của chính quyền địa phương có tác động lớn đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một quốc gia Những điều kiện thuận lợi về quy định và chính sách như khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm chi phí và thời gian trong đăng ký thành lập doanh nghiệp đều được Báo cáo năng lực cạnh tranh hằng năm của WEF liệt kê là những tác động tích cực cho hoạt động du lịch của địa phương Một trong số những điều kiện thuận lợi về mặt quy định và chính sách cho hoạt động thu hút KDL quốc tế của đất nước phải kể đến việc miễn thị thực của khách
Trang 24quốc tế khi nhập cảnh vào một quốc gia (Lê Đình Vinh, 2008) Chỉ tiêu đại diện cho
nhân tố này được dùng trong các nghiên cứu trước chính là số quốc gia mà công
dân được miễn thị thực du lịch khi nhập cảnh vào địa phương nghiên cứu Đây
chính là chỉ tiêu được sử dụng trong Khóa luận để thể hiện quy định và chính sách của Nhà nước trong hoạt động nhập cảnh của KDL quốc tế vào Việt Nam
Môi trường
Môi trường ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng quyết định đến độ hấp dẫn của một điểm đến Một địa phương dù thu hút KDL quốc tế nhờ vào cảnh đẹp thiên nhiên hay các giá trị văn hóa lịch sử nếu chất lượng môi trường không được đảm bảo và bị sút giảm thì những yếu tố hút khách ấy cũng sẽ dần bị hao mòn
và mọi nỗ lực thu hút khách du lịch quốc tế sẽ mất hiệu quả Nhân tố về môi trường thường được phản ánh qua các chỉ tiêu: lượng khí thải CO2, hệ số phát thải PM10 (Particulate Matter) dùng để đo độ ô nhiễm không khí, hay hàm lượng COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) cho ô nhiễm nước, được đưa vào mô hình định lượng ảnh hưởng của môi trường đối với lượng KDL quốc tế đến Trung Quốc trong nghiên cứu của Huang, C (2012)
Tình hình an ninh
Vấn đề an ninh luôn là một trong những nỗi băn khoăn của du khách khi quyết định đến một nơi để du lịch Một địa phương mong muốn thu hút được nhiều KDL quốc tế thì trước tiên phải đảm bảo được sự an toàn của du khách trong quá trình du lịch tại địa phương của mình Sự an toàn đó không chỉ thể hiện qua tình hình chính trị ổn định, yên bình mà còn qua sự biện pháp của chính quyền địa phương đối với tình trạng trộm cắp, phạm tội, tai nạn giao thông, Năm 2012, Trung Đông là khu vực duy nhất có lượng KDL quốc tế giảm trong số các khu vực khác trên thế giới với nguyên nhân một phần do tình hình chính trị luôn nóng bỏng
ở các nước thuộc khu vực này Nhân tố an ninh được phản ánh trong báo cáo hằng năm của WEF về năng lực cạnh tranh của du lịch quốc gia qua các đánh giá của chuyên gia về các thiệt hại do khủng bố và tội phạm gây nên cho hoạt động kinh doanh hay độ tin cậy của lực lượng cảnh sát địa phương, Ngoài ra, vấn đề giao thông được đại diện bởi số lượng người tử vong hằng năm do tai nạn giao thông ở địa phương nghiên cứu (WEF, 2011)
Trang 25 Vệ sinh và y tế
Du lịch quốc tế là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho con người vì khi sang một nơi khác du lịch, họ tạm thời rời xa môi trường cư trú thường xuyên của mình Khi ấy, những khác biệt về điều kiện sinh sống, thời tiết, khí hậu, có thể gây ra những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe con người Vì thế tương tự như vấn đề an ninh, vệ sinh và y tế ở điểm đến cũng là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu Vì vậy mà điều kiện vệ sinh y tế của một điểm đến được đảm bảo thì mới thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế Các chỉ tiêu thường dùng để đại diện cho nhân tố này bao gồm số giường bệnh hay mật độ bác sỹ trên một số lượng dân số của địa phương nghiên cứu (WEF, 2011)
1.2.3 Các nhân tố cản trở khác
Ngoài các nhân tố liên quan tới cầu và cung còn có các nhân tố khác cản trở việc đi đến nước được chọn đi du lịch của con người Đây là các nhân tố cản trở hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
Khoảng cách địa lý giữa nơi cư trú thường xuyên của KDL quốc tế
và nơi đến du lịch
Khoảng cách địa lý giữa nơi cưu trú và nơi đi du lịch càng lớn thì chi phí di chuyển càng cao, thời gian di chuyển dài gây nên tâm lý e ngại khi quyết định đi du lịch của con người Ngược lại, những điểm đến gần với nơi cư trú của mình có khả năng được KDL lựa chọn cao hơn, chẳng hạn như 77% khách du lịch quốc tế đến Malysia trong giai đoạn 2004-2007 là từ các nước Đông Nam Á (Salleh và Othman, 2008) Khoảng cách địa lý được đo bằng khoảng cách bằng km giữa giữa thủ đô nước lưu trú của KDL và thủ đô của điểm đến trong nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007) và Kosnan và Ismail (2012) Một số các chỉ tiêu khác phản ánh mức độ cản trở hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phương còn có: chi phí
di chuyển bằng đường hàng không giữa nơi xuất phát và nơi đến được sử dụng trong nghiên cứu của Bechdolt (1973), Lim và MacAleer (2002) hay giá dầu thô thế giới (được sử dụng trong nghiên cứu của Small và Sweetman (2009)
Giá cả của hàng hóa thay thế
Giá cả của hàng hóa thay thế trong du lịch quốc tế chính là giá cả của hàng hóa và dịch vụ ở nước cạnh tranh về du lịch với nước đến Thông thường, những
Trang 26nước láng giềng hoặc trong cùng một khu vực địa lý thường là những nước cạnh tranh với nhau để giành du khách do các nước này thông thường sở hữu những điều kiện tương tự về địa hình, khí hậu, cảnh quan, Cạnh tranh về giá cả cũng là một trong những chiến lược cạnh tranh quan trọng trong chiến lược thu hút khách du lịch quốc tế Giá cả hàng hóa dịch vụ ở nước cạnh tranh giảm sẽ gây ra nguy cơ mất khách du lịch ở nước mình do du khách sẽ chọn du lịch ở nước cạnh tranh Nhân tố này cũng sẽ được biểu hiện thông qua tỷ lệ giữa chỉ số giá tiêu dùng giữa nước cư trú của KDL và nước cạnh tranh về du lịch với nước nghiên cứu trong nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009)
Các thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo
Các thảm họa thiên nhiên như sóng thần, động đất, bão, lũ lụt, là những nhân tố cản trở KDL đến thăm một nước Tương tự, các thảm họa do chính con người tạo ra như chiến tranh, khủng bố, tai nạn giao thông làm cho du khách cảm thấy không an toàn và ái ngại khi quyết định đến nước đó du lịch
Đối với các nhân tố này, biến giả thường được sử dụng để biểu hiện cho năm xảy ra một thảm họa nào đó được dự đoán là có tác động đến lượng khách du lịch quốc tế đến một nước Chẳng hạn như trong nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009) về các hoạt động làm tăng nhu cầu du lịch quốc tế ở Tanzania, biến giả về năm diễn ra sự kiện đánh bom tòa đại sứ Mỹ ở nước này đã được sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của thảm họa này đến lượng khách du lịch quốc tế đến nước này
1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động du lịch đang ngày càng được thế giới đề cao vì du lịch không chỉ
là một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao mà còn là cơ hội để con người giao lưu với các nền văn hóa khác nhau, mở mang và tiếp thu nhiều kiến thức mới Báo cáo tổng hợp Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã khẳng định “Ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng”
Trang 27Trước khi tìm hiểu sâu hơn về tác động văn hóa-xã hội của du lịch quốc tế,
du lịch với vai trò là một ngành dịch vụ đang ngày càng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương Nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch không chỉ bao gồm doanh thu từ các dịch vụ du lịch lữ hành mà KDL sử dụng mà còn nằm
ở mọi dịch vụ được sử dụng và mọi hàng hóa được trao đổi trong quá trình KDL thực hiện hành trình du lịch của mình ở một địa phương Đây còn gọi là hoạt động
“xuất khẩu tại chỗ” hàng hóa và dịch vụ của địa phương đón tiếp KDL Chính vì thế, du lịch giúp làm tăng tổng sản phẩm trong nước, tăng dự trữ ngoại hối Để minh chứng cho vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế của một quốc gia, ta
có thể thấy trong bảng 1.1, doanh thu của ngành du lịch trong giai đoạn 2005-2012 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Tổng sản phẩm trong nước của nước ta Đến năm 2012, tỷ trọng ước đạt là 6,01%, tăng 1,75 lần so với năm 2005
Bảng 1.1: Tỷ trọng doanh thu của ngành Du lịch trong tổng sản phẩm trong
nước của Việt Nam
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Doanh thu của ngành
Du lịch Việt Nam
Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam Tỷ trọng (I)/(II)
Nguồn: Người viết tổng hợp từ số liệu của Sở VH-TT-DL TP.HCM
và Niên giám thống kê năm 2011
Chính vì những lợi ích kinh tế cũng như lợi ích xã hội mà du lịch mang lại, các nước và tỉnh/thành trên thế giới đã và đang có những hoạt động nhằm thu hút KDL quốc tế đến với địa phương mình Đặc biệt, hầu hết các quốc gia trong khu
Trang 28vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore,…đều đặt trọng tâm thu hút KDL quốc tế và xem du lịch như ngành kinh tế mũi nhọn Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã đặt mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP.
Là một đất nước được nhận định là có đầy đủ điều kiện để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn nhưng cũng là đất nước sinh sau đẻ muộn trong du lịch quốc tế bởi những cản trở của chiến tranh và đói nghèo, hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc kể từ khi nước ta mở cửa với nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 1990-1991, kể từ đó lượt KDL quốc tế đến với Việt Nam tăng trưởng qua mỗi năm Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà tính mới của điểm đến Việt Nam dần trở nên quen thuộc với thị trường khách quốc tế, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore Đây là những đối thủ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động thu hút KDL quốc tế và có điều kiện tốt hơn trong cơ sở vật kỹ thuật và hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch Đồng thời Campuchia với những chính sách thông thoáng trong thu hút KDL quốc tế cũng như việc sở hữu những kiến trúc độc đáo như đền Ankor Wat cũng đang trở thành đối thủ đáng gờm của du lịch Việt Nam Năm 2011, trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh về du lịch của Diễn dàn kinh tế thế giới WEF, Việt Nam đứng thứ 80 trong tổng số 130 nước, trong khu vực nước ta xếp sau Singapore (hạng 10), Thái Lan (hạng 41), Brunei (hạng 67), Indonesia (hạng 74) Điều đó cho thấy du lịch Việt Nam cần phải cải thiện nhiều để
có thể trở thành một điểm đến hấp dẫn khi nhắc đến khu vực ĐNA Sở hữu những điểm tương đồng về khí hậu cũng như địa hình, thị trường du lịch của các nước trong khu vực ĐNA vừa là đối thủ những cũng vừa là thị trường lớn trong việc thu hút KDL quốc tế
Ở khu vực ĐNA, mỗi quốc gia đều có một trung tâm kinh tế vừa đóng vai trò trung tâm trong việc thu hút KDL quốc tế vì nơi đó sở hữu những điều kiện quan trọng về cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch Đó có thể là các thủ đô như Bangkok của Thái Lan, Manila của Phillipines hay trung tâm kinh tế như Kuala Lumpur của Malaysia Ở nước ta, ngoài thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là
Trang 29trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước và cũng là địa phương thu hút KDL quốc tế bậc nhất cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đóng góp tỷ trọng cao vào doanh thu du lịch của cả nước Bảng 1.2 cho ta thấy rằng trong nhiều năm liên tiếp doanh thu du lịch của thành phố chiếm gần một nửa doanh thu cả nước
Bảng 1.2: Doanh thu du lịch TP.HCM và cả nước cùng tỷ trọng của doanh thu
du lịch TP.HCM so với doanh thu du lịch của cả nước
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Với lợi thế lớn về giao thông vận tải, kinh tế và lịch sử, TP.HCM luôn được lựa chọn là điểm đến hàng đầu khi KDL quốc tế đến với Việt Nam Qua Bảng 1.3 ta thấy hơn 55% KDL quốc tế chọn đến với TP.HCM trong chuyến du lịch Việt Nam của mình
Trang 30Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM và Tổng cục Du lịch Việt Nam
Mặc dù có sự tăng lên về doanh thu và lượt KDL quốc tế đến với thành phố,
du lịch TP.HCM đã và đang đối mặt với nhiều thử thách lớn từ các trung tâm kinh
tế và du lịch lớn khác như Bangkok (Thái Lan), Manila (Phillippines), Kuala Lumpur (Malaysia) trong việc thu hút và giữ chân KDL quốc tế Khi mà tính mới của du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã không còn
là thế mạnh cho hoạt động thu hút KDL quốc tế, điều cần thiết hiện nay là xác định các nhân tố có thể tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM để phát huy nhân tố có tác động tích cực và hạn chế nhân tố có tác động tiêu cực để cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố Nhờ vậy, hiệu quả của hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM được cải thiện
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày tổng quát cơ sở lý luận về du lịch, du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế và hoạt động thu hút KDL quốc tế và các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động này Đồng thời, các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phương theo quan điểm trong các nghiên cứu liên quan trước đây cũng được đưa ra trong chương 1 để làm cơ sở cho các chỉ tiêu và biến số được đưa vào mô hình định lượng trong chương 2 Trong điều kiện du lịch quốc tế đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia và việc thu hút KDL quốc tế của một địa phương đang chịu cạnh tranh từ các địa phương khác trong khu vực cũng như trên thế giới, việc xác định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phương là cần thiết, nhất là định lượng được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó nhằm có được những điều chỉnh phù hợp và cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút KDL quốc tế của địa phương đó
Trang 31CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổng quan hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2012
2.1.1 Số lượt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM
Trong những năm gần đây, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến với thành phố Theo số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, số lượt khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM từ năm 2005 đến năm
2012 có sự tăng trưởng vượt bậc với tỷ lệ tăng 90%, từ 2 triệu lượt khách vào năm
2005 đến 3,8 lượt khách đến TP.HCM vào năm 2012 Qua từng năm, xu hướng chung của lượt khách du lịch quốc tế là tăng nhanh với tốc độ cao, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2005-2012
(Đơn vị: 1.000 lượt người)
Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện
so với kế hoạch
Chênh lệch so với năm trước
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn 2005- 2012, lượt KDL quốc tế đến TP.HCM tăng 90% từ 2 triệu lượt lên 3,8 triệu lượt, bình quân tốc độ tăng một năm trong giai đoạn này là
Trang 3212,86% Giai đoạn 2005-2007, số lượt KDL quốc tế mà TP.HCM đón tiếp tăng
trưởng với tốc độ cao qua từng năm và đều vượt kế hoạch đề ra Năm 2005 mở đầu
giai đoạn với tốc độ tăng trưởng đạt 27% so với năm 2004, vượt 11% so với kế hoạch đề ra Hai năm tiếp theo là 2006 và 2007, tốc độ tăng trưởng tương đối nhỏ hơn nhưng vẫn đạt trên hai con số với 17,5% của năm 2006 và 14,89% của năm
2007 Số lượt KDL quốc tế đến với TP.HCM trong cả hai năm này đều vượt mức kế hoạch đề ra 2% Sang năm 2008, TP.HCM đặt chỉ tiêu đón được vị khách thứ 3 triệu trong năm Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lượt du khách quốc tế của năm này giảm đáng kể so với các năm trước đó, khi chỉ đạt 3,7% và không đạt được kế hoạch đề ra Sự tăng lên của số lượt du khách quốc tế đến TP.HCM trong giai đoạn 2005-2008 nhưng với tốc độ giảm dần có thể được lý giải qua sự tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần của các nhân tố có tác động tích cực đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố Các yếu tố này sẽ được minh chứng và trình bày rõ ở chương
3 của Khóa luận này
Năm 2009, du lịch TP.HCM chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008 – 2009 khi trong nhiều năm tăng trưởng liên tục, lượt KDL quốc tế đến vối thành phố tụt giảm 7,14% so với năm trước đó và chỉ đạt 86,67% so với kế hoạch Năm 2010, du lịch thành phố khởi sắc trở lại với 3,1 triệu lượt KDL quốc tế, tăng 19,23% so với năm ngoái, vượt xa kế hoạch đề ra Đà tăng trưởng ấy kéo dài liên tục trong 2 năm 2011 và 2012 sau đó khi số lượt KDL quốc tế đến thành phố trong cả hai năm đều tăng nhanh Kết quả khả quan của giai đoạn 2010-
2012 đạt được nhờ sự hồi phục của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng cùng việc nới rộng chính sách nhập cảnh để khuyến khích du khách quốc tế đến với Việt Nam
và sự tăng trưởng nhanh chóng của cơ sở hạ tầng ở TP.HCM dành cho du lịch Tác động tích cực của các nhân tố nêu trên sẽ được giải thích rõ qua mô hình định lượng được xây dựng ở chương 3
Như vậy, tốc độ tăng trưởng số lượt khách quốc tế đến TP.HCM trung bình qua mỗi năm trong giai đoạn 2005-2012 đạt 11,25% Đây là con số rất ấn tượng khi tốc độ tăng trưởng số lượng KDL quốc tế trên thế giới chỉ là 2,66% (UNWTO, 2012) Điều này cho thấy TP.HCM là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh về du lịch Sang năm 2013, kế hoạch đặt ra cho du lịch thành phố là đón
Trang 33tiếp trên 4 triệu lượt khách, tăng đón tiếp số lượt KDL quốc tế đạt mốc 4,1 triệu lượt khách, tăng 8% so với năm 2012 Đây là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được khi trong 3 năm trở lại đây, lượt KDL quốc tế đến với TP.HCM đều vượt mức kế hoạch
và tăng trưởng với tốc độ cao từ 8% trở lên
2.1.2 Cơ cấu nguồn khách
2.1.2.1 Phân theo phương tiện di chuyển
Bảng 2.2: Số lượt KDL quốc tế đến TP.HCM phân theo phương tiện di chuyển
giai đoạn 2005-2011
(Đơn vị: Lượt người)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Năm Tổng số
(Tỷ trọng)
Đường hàng không Đường biển Đường bộ
2005 2.000.000
(100%)
1.753.784 (87,69%)
6.587 (0,33%)
239.629 (11,98%)
2006 2.350.000
(100%)
1.858.000 (79,06%)
20.000 (0,85%)
472.000 (20,09%)
2007 2.700.000
(100%)
2.100.000 (77,78%)
50.000 (1,85%)
550.000 (20,37%)
2008 2.800.000
(100%)
2.130.000 (76,07%)
22.000 (0,79%)
648.000 (23,14%)
2009 2.600.000
(100%)
1.800.000 (69,23%)
130.000 (5%)
670.000 (25,77%)
2010 3.100.000
(100%)
2.500.000 (80,65%)
100.000 (3,23%)
500.000 (16,13%)
2011 3.500.000
(100%)
2.650.000 (75,71%)
32.000 (0,91%)
818.000 (23,37%)
Trang 34Đồ thị 2.1: Cơ cấu lượt KDL quốc tế đến TP.HCM theo phương tiện di chuyển
giai đoạn 2005-2011
(Đơn vị: %)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM chủ yếu bằng 3 phương tiện là đường hàng không, đường biển và đường bộ Giai đoạn 2005-2011 đường hàng không luôn là loại hình giao thông chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là đường bộ và cuối cùng là đường biển Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không là 87,69% Tỷ trọng này giảm nhẹ trong các năm 2006 đến
2009 Giai đoạn 2005-2009, tỷ trọng KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường bộ tăng khá, đặc biệt trong hai năm 2008 và 2009, tỷ trọng này tăng nhanh, chênh lệch giữa năm trước đó là 2,77% và 2,63% Năm 2009 cũng là năm tỷ trọng KDL quốc
tế đến TP.HCM bằng đường biển tăng nhanh đột biến lên đến 5% trong khi những năm trước đó, tỷ trọng này trồi sụt không đều và luôn ở mức dưới 2% Sau khi bị giảm tỷ trọng xuống dưới 70% trong năm 2009, năm tiếp theo đường hàng không tăng thêm 11,42% trong tỷ trọng để tiếp tục chiếm thế thượng phong và giữ vững
vị trí này cho đến hết giai đoạn với 75,71% vào năm 2011 Giai đoạn 2005-2009, đường bộ có sự tăng dần về tỷ trọng từ 11,98% năm 2005 lên đến 25,77% vào năm
2009, tuy nhiên đến năm 2010 thì lại mất một lượng lớn tỷ trọng (9,63%) cho đường hàng không nhưng đến năm 2011 thì lại mốc tỷ trọng trên 20% Riêng tỷ
Trang 35trọng đường biển giảm liên tục trong 2 năm còn lại của giai đoạn, từ 5% của năm
2009 đến 3,23% năm 2010 và cuối cùng chỉ còn 0,91% trong năm 2011
Tóm lại, trung bình giai đoạn 2005-2011, tỷ trọng của lượng KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không là 78%, đường bộ là 20,1% và đường biển là 1,9% Việc hầu hết du khách đến TP.HCM thông qua đường hàng không phần lớn
do TP.HCM sở hữu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất thế giới Sự tăng giảm cuả lượt KDL quốc tế đến với TP.HCM bằng đường hàng không đồng bộ với sự tăng giảm của tổng lượt KDL đến với TP.HCM Chẳng hạn, vào năm 2009, tổng lượt KDL quốc tế đến với thành phố suy giảm thì lượt KDL quốc tế đến bằng đường hàng không cũng giảm theo với cùng nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới suy thoái Mặc dù vậy, tỷ trọng KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả giai đoạn do tính tiện ích của hàng không đối với hành trình của du khách so với các phương tiện khác Hiện nay, giao thông biển phục vụ du lịch vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng của du lịch thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung, điều này giải thích cho tỷ lệ thấp
và sự trồi sụp thất thường của lượng KDL đến với TP.HCM bằng đường biển Đường bộ giữ vị trí thứ nhì trong số các phương tiện được du khách lựa chọn để đến TP.HCM phù hợp với những hành trình xuyên Việt mà chạm dừng đầu tiên là các sân bay quốc tế ở Hà Nội hay Đà Nẵng, Tuy nhiên, với việc quy mô của các sân bay này không thể sánh bằng sân bay Tân Sơn Nhất, tỷ lệ KDL quốc tế di chuyển đến TP.HCM bằng đường bộ vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với bằng đường hàng không
Trang 361 Hoa Kỳ 295.164
(16,83%)
314.564 (16,93%)
329.601 (15,7%)
358.589 (16,8%)
330.000 (18,3%)
333.578 (13,3%)
2 Nhật Bản 243.022
(13,86%)
257.910 (13,88%)
267.995 (13,88%)
253.000 (11,9%)
210.000 (11,7%)
248.473 (9,9%)
3 Đài Loan 208.006
(11,86%)
202.307 (10,89%)
224.033 (10,89%)
226.775 (10,6%)
200.000 (11,1%)
210.160 (8,4%)
4 Hàn
Quốc
123.442 (7,04%)
159.061 (8,56%)
190.498 (8,56%)
205.587 (9,7%)
175.000 (9,7%)
192.024 (7,7%)
5 Australia 123.540
(7,04%)
132.416 (7,13%)
168.359 (7,13%)
184.921 (8,7%)
174.000 (9,7%)
197.153 (7,9%)
6 Trung
Quốc
62.847 (3,58%)
75.839 (4,08%)
125.753 (4,08%)
148.816 (7,0%)
140.000 (7,8%)
162.984 (6,5%)
7 Singapor
e
54.371 (3,10%)
70.188 (3,78%)
97.338 (3,78%)
115.608 (5,4%)
104.000 (5,8%)
123.486 (4,9%)
8 Malaysia 54.992
(3,14%)
63.180 (3,40%)
80.187 (3,40%)
107.498 (5,0%)
112.000 (6,2%)
148.971 (6,0%)
9 Pháp 70.646
(4,03%)
68.832 (3,70%)
81.465 (3,70%)
98.609 (4,6%)
93.000 (5,2%)
95.648 (3,8%)
10 Canada 45.063
(2,57%)
50.482 (2,72%)
58.008 (2,72%)
65.992 (3,1%)
60.000 (3,3%)
75.000 (3,0%)
Khác 472.691
(26,95%)
463.221 (24,93%)
476.763 (22,70%)
364.605 (17,1%)
202.000 (11,2%)
712.523 (28,5%)
Tổng số 1.753.784
(100%)
1.858.000 (100%)
2.100.000 (100%)
2.130.000 (100%)
1.800.000 (100%)
2.500.000 (100%)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP.HCM
Trang 37Lượt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không đến từ đa dạng các thị trường khác nhau Số liệu thống kê của Sở VH-TT-DL TP.HCM cho thấy giai đoạn 2005-2010, 10 thị trường nước có lượt KDL quốc tế đến TP.HCM nhiều nhất vẫn vẫn không đổi qua các năm, đó chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp, Canada Về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn 2005-2010 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của lượt KDL quốc tế từ Malaysia đến với TP.HCM khi có sự tăng lên đến 170,9%, trung bình tốc
độ tăng là 28,48%/năm Đứng thứ nhì về tốc độ tăng trưởng cũng như tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là thị trường Trung Quốc với 159,3% đạt tốc độ trung bình 26,56%/năm Tốc độ tăng trưởng lượt KDL quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2005-2010 thấp nhất (1%) thuộc về thị trường Đài Loan
Có thể thấy rằng, trong số 10 nước có số lượt người dân đến TP.HCM du lịch nhiều nhất, châu Á chiếm đa số, đặc biệt là các nước nằm trong khu vực Đông Á với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan và các nước Đông Nam Á (Singapore và Malaysia) Các nước còn lại là các nước thuộc Châu Âu (Pháp, Canada), Châu Mỹ (Hoa Kỳ) và châu Đại Dương (Australia) Đây là đều là những quốc gia có nền kinh tế lớn và mức sống cao khiến nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân các nước này luôn lớn Đặc biệt, người dân của các nước Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản có nhiều điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý
và thủ tục nhập cảnh do được miễn thị thực khi vào Việt Nam du lịch nên càng có nhu cầu đến du lịch tại TP.HCM
Trang 38Đồ thị 2.2: Cơ cấu lượt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không từ mười thị trường lớn nhất và các thị trường còn lại giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị: %)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP.HCM
So sánh giữa tỷ trọng 10 thị trường gửi KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không và các thị trường còn lại, ta thấy có sự chênh lệch cao trong tỷ trọng Cả giai đoạn 2005-2010, trung bình mười thị trường KDL lớn nhất chiếm tỷ trọng 78,1% còn các thị trường khác chỉ chiếm 21,9%
2.1.3 Thời gian lưu trú
Thời gian lưu trú bình quân tại TP.HCM của KDL quốc tế là thời gian trung bình mà một KDL quốc tế lưu trú tại TP.HCM để tham gia các hoạt động du lịch như tham quan, mua sắm, giải trí, ăn ngủ, Đây là cũng là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện được mức độ hấp dẫn và khả năng giữ chân du khách của một địa phương Thời gian lưu trú của KDL quốc tế tại một nơi càng dài chứng tỏ sức hút của nơi ấy càng lớn khiến cho KDL dừng chân tại đây để tận hưởng trọn vẹn cơ hội và thời gian du lịch tại nơi này và thậm chí kéo dài hơn cả thời gian dự tính ở lại ban đầu
Trang 39Đồ thị 2.3: Thời gian lưu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM
(Đơn vị: ngày/khách)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP.HCM
Thời gian lưu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM giai đoạn
2005-2010 có những diễn biến không đồng đều Năm 2005, thời gian lưu trú bình quân của KDL quốc tế là 7,8 ngày, cao nhất trong giai đoạn Đến năm 2006, thời gian này bất ngờ sụt giảm mạnh xuống còn 5,5 ngày và một năm sau vào năm 2007 đã tăng lên thành 6,1 ngày; đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn 5,41 ngày và tiếp tục giảm còn 5,31 ngày vào năm 2009 Đến năm 2010, thời gian lưu trú bình quân tại TP.HCM của KDL quốc tế tăng nhẹ đạt 5,7 ngày Sự sụt giảm lớn về thời gian lưu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM vào năm 2006 có thể được lý giải bằng Nguyên nhân của sự sụt giảm của thời gian lưu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM sau năm 2005 có thể được lý giải qua sự tăng lên của mặt bằng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ tại TP.HCM, đặc biệt năm 2009 thời gian lưu trú trung bình của KDL đạt mức thấp nhất trong giai đoạn với 5,31 ngày do tỷ lệ lạm phát của TP.HCM vào năm 2008 đạt mức kỷ lục 18,08% Giá cả tăng cao chính là nguyên nhân khiến KDL quốc tế phải cắt ngắn bớt kỳ nghỉ của mình Mặc khác, xu hướng tăng giảm không đều của thời gian lưu trú bình quân của KDL quốc tệ tại
Trang 40TP.HCM cũng cho thấy sức hút của du lịch TP.HCM đối với KDL quốc tế không
ổn định qua từng năm
2.1.4 Mức chi tiêu bình quân
Bảng 2.4: Chi tiêu bình quân của KDL quốc tế và KDL nội địa đến TP.HCM
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Chi tiêu bình quân một ngày của KDL tại một địa phương là một chỉ tiêu quan trọng cho thấy hiệu quả hoạt động du lịch của địa phương ấy Sự tăng trưởng của chỉ tiêu này là cơ sở cho sự tăng trưởng của doanh thu từ du lịch của địa phương và góp phần vào GDP của địa phương và cả nước Nhìn chung, giai đoạn 2005-2010, chi tiêu bình quân một ngày của cả KDL quốc tế lẫn KDL nội địa tại TP.HCM đều có xu hướng tăng Trong giai đoạn này, chi tiêu bình quân của 1 KDL quốc tế tại TP.HCM là 2.274 nghìn đồng/khách/ngày, đạt tốc độ tăng 60% trong 5 năm KDL quốc tế luôn chi tiêu nhiều hơn KDL nội địa trong một ngày, cụ thể bình quân chênh lệch này là 1.300 ngành đồng/khách/ngày trong giai đoạn 2005-2010
Mặc dù chi tiêu bình quân của KDL tại TP.HCM tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn nhưng do tốc độ lạm phát của TP.HCM và cả nước nói chung trong giai đoạn này tương đối cao nên chỉ tiêu trên khó có thể phản ánh chính xác
sự phát triển của du lịch TP.HCM trong khả năng thu hút KDL quốc tế và “xuất khẩu tại chỗ” hàng hóa và dịch vụ