THỰC TRẠNG TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

78 1.4K 3
THỰC TRẠNG TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC MẦM NON  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD: ThS. NGUYỄN ANH TRƯỜNG SVTH: TĂNG TƯỜNG PHƯỢNG HOÀNG TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5 Năm 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Anh Trường đã chỉ bảo em hoàn thành luận văn này. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng thầy vẫn giành nhiều thời gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn em. Nhờ vậy mà em có thêm nhiều hiểu biết về một lĩnh vực mới khi em mới bắt đầu bước vào thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn thầy luôn định hướng, góp ý và sửa chữa những chỗ sai giúp em. Em xin được gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên khối lá của các trường:  Trường Mầm non Hồng Nhung _ Quận Gò Vấp.  Trường Mầm non Bàu Cát _ Quận Tân Bình.  Trường Mầm non Hoa Mai _ Quận 3. Cô Nguyễn Thị Lộc _ Cựu phó hiệu trưởng trường mầm non Hoa Mai Đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt công tác khảo sát và cung cấp cho em nhiều điều bổ ích về luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục mầm non đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong suốt 4 năm học qua. Chính các thầy cô đã xây dựng cho chúng em những kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành luận văn này cũng như những công việc của mình sau này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014 Tăng Tường Phượng Hoàng Khoa Giáo dục mầm non K36 MỤC LỤC Trang 2 Trang 3 PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh, tiết tấu để diễn đạt tư tưởng tình cảm của con người. Nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui lạc quan, yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng. Âm nhạc trực tiếp tác động vào tâm hồn, chiếm lĩnh ý thức con người, được con người cảm thụ tinh tế theo từng hoàn cảnh, từng lứa tuổi. Nó tồn tại trong suốt quá trình phát triển xã hội, nó gắn bó với con người từ khi chào đời cho đến khi đi về cõi vĩnh hằng. Với trẻ em, âm nhạc như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tinh thần, như nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống. Trẻ cảm nhận sự kì diệu của âm nhạc như cảm nhận sự ngọt ngào, âu yếm của người mẹ. Thông qua âm nhạc, trẻ tiếp cận và tiếp nhận các bài học dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Âm nhạc cũng chính là phương tiện giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ và bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ Nhà sư phạm Vxu - khôm - linxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Ngoài ra, ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ hát, vận động đơn giản mà bên cạnh đó còn giáo dục trẻ tình yêu bản Trang 4 sắc dân tộc thông qua những bài hát dân ca, các nhạc cụ dân tộc. Việc cho trẻ mầm non tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc sẽ mang lại cho trẻ sự hứng thú, sự mới lạ, phát triển tốt cảm giác nhịp điệu, tai nghe và tình yêu bản sắc dân tộc, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay, trẻ em được tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa ngoại lai, nhất là ở phương Tây, trẻ dần lãng quên bản sắc văn hoá dân tộc. Phần lớn trẻ em hiện nay không biết các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, các nhạc cụ dân tộc vốn rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại. Trên thực tế, đa phần lớp trẻ ngày nay thích nghe và hát những bài nhạc trẻ trung, sôi động, thích tiếp xúc với các loại nhạc cụ phương tây như piano, organg, … hơn là thưởng thức các làn điệu dân ca hay chơi các nhạc cụ dân tộc. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, việc tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc của trẻ còn nhiều hạn chế. Nhạc cụ dân tộc trong trường cũng chưa đa dạng, có trường có, có trường không, nếu có thì chỉ qua mô hình, sản phẩm tự tạo của giáo viên hoặc tranh ảnh, những bài hát dân ca cho trẻ nghe không nhiều. Chính vì thế, bản sắc văn hoá dân tộc dần bị nhạt phai trong lòng giới trẻ. Đó là lý do tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn mang lại một cái nhìn mới mẻ về dân ca, nhạc cụ dân tộc cho giới trẻ ngày nay và hình thành ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, tự hào bản sắc dân tộc thông qua nhạc cụ dân tộc. 2. Mục đích nghiên cứu Trang 5 Tìm hiểu mức độ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc của trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non hiện nay, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng âm nhạc của trẻ về nhạc cụ dân tộc, phát triển cảm giác nhịp điệu và tai nghe ở trẻ, bên cạnh đó góp phần giáo dục trẻ về văn hóa dân gian. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong các cuộc hội thảo về bảo tồn âm nhạc truyền thống, nhiều nhà nghiên cứu đều chung mối lo ngại là sự phát triển của khoa học công nghệ kèm theo xuất hiện những cái mới sẽ làm mất dần bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có lĩnh vực âm nhạc. Vì vậy, họ đã đưa ra biện pháp hữu hiệu để gìn giữ kho tàng âm nhạc dân tộc của quốc gia mình. Đối với Việt Nam, trước kia, chúng ta chưa có một hình thức hay chương trình nào để bảo tồn âm nhạc dân tộc, nhưng vài năm trở lại đây, Nhà nước đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo tồn nguồn tư liệu quý này. Giáo sư Trần Văn Khê là người đầu tiên áp dụng thử nghiệm đưa âm nhạc dân tộc vào chương trình giáo dục tiểu học nhằm giúp bảo tồn, giữa gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Ngoài ra, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ triển khai chuyên đề “Tổ chức giáo dục âm nhạc dân tộc trong trường Tiểu học” đến tất cả các trường tiểu học, cán bộ quản lý, giáo viên dạy âm nhạc và giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố vào tháng 12/ 2013. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ mầm non cũng như những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong trường mầm non. Tuy nhiên vấn đề cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở trường mầm non chưa được cá nhân hay tập thể nào nghiên cứu. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng nhạc cụ dân tộc cho trẻ mẫu giáo lớn. Trang 6 4.2Khách thể nghiên cứu Ban giám hiệu, giáo viên, trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Nội dung nghiên cứu Điều tra thực trạng trẻ mẫu giáo lớn tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. 5.2 Địa bàn nghiên cứu Một số trường mầm non tại Thành Phố Hồ Chí Minh • Trường Mầm non Hoa mai (41 Tú Xương, Phường 7, Quận 3) • Trường Mầm non Hồng Nhung (27 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp) • Trường Mầm non Bàu Cát (13 Đồng Đen, Phường 14, Quận Tân Bình) 6. Giả thuyết khoa học Nhạc cụ dân tộc sẽ là một xu hướng mới trong thời gian sắp tới, việc cho trẻ làm quen và tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc là rất cần thiết. Nếu cho trẻ tiếp xúc nhạc cụ dân tộc một cách có hiệu quả sẽ giúp tăng hứng thú của trẻ, phát triển tốt cảm giác nhịp điệu và tai nghe đồng thời trẻ sẽ có cảm xúc về âm nhạc dân tộc, kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc trong thời đại ngày nay. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát thực trạng việc cho trẻ mẫu giáo lớn tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm đưa nhạc cụ dân tộc tiếp xúc trực tiếp với trẻ thông qua nhiều hình thức khác nhau. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1 Phương pháp quan sát sư phạm. Trang 7 Thông qua hoạt động dự giờ, quan sát góc âm nhạc, phòng âm nhạc và hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ tại trường. 8.2 Phương pháp điều tra Điều tra ankét (kẻ bảng) để đánh giá kiến thức của giáo viên về nhạc cụ dân tộc. Điều tra mức độ hứng thú của trẻ về nhạc cụ dân tộc. 8.3 Phương pháp thống kê toán học. Sau khi phát phiếu điều tra, tiến hành xử lý số liệu khách quan, thống kê và rút ra kết quả. 8.4 Phương pháp phỏng vấn - Mục đích phỏng vấn: Tìm hiểu mức độ quan tâm của nhà trường về việc cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. Mức độ hứng thú và khả năng phân biệt các loại nhạc cụ của trẻ. - Đối tượng phỏng vấn: Hiệu phó chuyên môn, giáo viên đứng lớp và trẻ mẫu giáo lớn. 9. Đóng góp của khoá luận - Về mặt lý luận: Đề tài xây dựng hệ thống lý luận về việc cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. - Về mặt thực tiễn: Đề tài khảo sát được mức độ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc của trẻ, đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ. 10.Cấu trúc của khoá luận PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Lịch sử nghiên cứu 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Trang 8 4.1 Đối tượng nghiên cứu 4.2 Khách thể nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Nội dung nghiên cứu 5.2 Địa bàn nghiên cứu 6. Giả thuyết khoa học 7. Nhiệm vụ nghiên cứu 8. Phương pháp nghiên cứu 9. Đóng góp đề tài PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tên đề tài Chương 2: Thực trạng việc cho trẻ tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc trong trường mầm non Chương 3: Đề xuất một số giải pháp giúp giáo viên tổ chức cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. Kết luận và kiến nghị. - Tài liệu tham khảo - Phụ lục Trang 9 PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC CỦA TRẺ MẪU GIÁO. 1. Vai trò của âm nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ mẫu giáo 1.1 Vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ 1.1.1 Vai trò của âm nhạc trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ. Trong giáo dục âm nhạc, điều quan trọng không phải là dạy trẻ hát chuẩn xác, rõ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải được tham gia các hoạt động âm nhạc như nghe nhạc, vân động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc. Được tiếp xúc với âm nhạc, ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi… đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ. Bài hát là phương tiện để giáo dục trẻ nhiều mặt. Do đó các bài hát giản dị, có tính nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mỹ, đạo đức tốt đẹp. Ví dụ bài Đàn gà con- nhạc Philipencô, lời Việt Anh, đã tạo dựng hình ảnh “Đàn gà con lông vàng đi theo mẹ tìm ăn trong vườn, cùng tìm mồi ăn ngon”. Lời ca trên giai điệu bay bổng như nhắn gửi, nhắc nhở các em biết vâng lời mẹ, biết yêu thương mẹ và cùng chăm chỉ làm việc… những hình ảnh biểu trưng về cái đẹp được thể hiện rõ trong các bài Con chim non, Cá vàng bơi, Trang 10 [...]... thanh của nhạc cụ và trựa tiếp khám phá nhạc cụ trẻ sẽ cảm tháy hào hứng và mong muốn được tìm hiểu - nhạc cụ đó Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc: Trong thời đại ngày nay, nhạc cụ dân tộc dần bị mai một, vì thế nếu giáo dục nhạc cụ dân tộc ngay từ thời điểm trẻ mẫu giáo lớn sẽ góp phần cung cấp kiến thức cho thế hệ trẻ về bản sắc văn hóa của dân tộc Đồng thời việc giáo dục nhạc cụ dân tộc cũng... hình âm nhạc Âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe âm nhạc Việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với các nhạc cụ, nghe âm thanh của các nhạc cụ cùng với việc luyện tập thường xuyên để phân biệt các chi tiết âm nhạc là cơ sở ban đầu tạo cho trẻ có khả năng tiếp cận với tác phẩm âm nhạc phân biệt được câu nhạc, đoạn nhạc, thể loại âm nhạc của tác phẩm, từ đó tai nghe âm nhạc của trẻ được... của trẻ được phát triển Trang 15 2 Vai trò của nhạc cụ dân tộc đối với hoạt động nhận thức về âm nhạc dân gian Với bề dày lịch sử gần 4,000 năm dựng nước, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trong một không gian đa dạng, có núi đồi, đồng bằng và sông biển Cũng do những điều kiện sinh sống đa dạng ấy, Việt Nam rất phong phú về các thể loại âm nhạc và nhạc khí truyền thống 2.1 Nhạc cụ dân tộc là gì? Một số. .. các loại nhạc cụ sẽ giúp trẻ phát triển về tư duy và trí nhớ, vì khi nghe âm thanh của nhạc cụ, trẻ phải tư duy trong đầu đây là nhạc cụ gì, về hình dáng, màu sắc - đặc trưng của nhạc cụ đó để đưa ra câu trả lời chính xác Phát triển “tai âm nhạc : Khi được tiếp xúc với các loại nhạc cụ, lắng nghe âm thanh của các nhạc cụ đó phần nào góp phần phát triển cho trẻ về khả năng cảm nhận âm nhạc, trẻ nghe... chuyển mình hồi sinh của dòng nhạc dân tộc là một điều rất đáng phấn khởi Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ rằng nhạc dân tộc chỉ “dành” cho những khán giả lớn tuổi chứ với các bạn trẻ phải là các dòng nhạc pop, hiphop, rock… Nhưng hiện tại, sự xuất hiện ngày càng nhiều những CLB, sân chơi dành cho giới trẻ yêu nhạc dân ca, đờn ca tài tử đã chứng minh cho sức sống và sự hồi sinh của dòng nhạc truyền... loại nhạc cụ dân tộc tiêu biểu 2.1.1 Khái niệm Nhạc cụ là những dụng cụ chuyên dùng để khai thác những âm thanh âm nhạc và tạo tiếng động tiết tấu, được sử dụng cho việc biểu diễn âm nhạc Mỗi nhạc cụ có âm sắc riêng biệt về âm vang, có cường độ âm thanh riêng và âm vực khác nhau Mỗi dân tộc đều có một nét văn hóa riêng, một loại nhạc cụ đặc trưng riêng, vì vậy Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ. .. dụng thử nghiệm đối với học sinh tiểu học, để nhạc cụ dân tộc được phổ biến rộng rãi hơn tôi nhận thấy nên cho trẻ tiếp xúc từ lứa tuổi mẫu giáo lớn Vai trò của nhạc cụ dân tôc đối với sự phát triển của trẻ Phát triển nhận thức cho trẻ: Nếu được cung cấp kiến thức về tên gọi cũng 3 - như âm thanh của nhạc cụ thì trẻ sẽ có thêm nhiều vốn hiểu biết, có kiến thức sâu rộng về các loại nhạc cụ Bên cạnh đó việc... Kho tàng nhạc cụ ấy đã được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và được phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước; có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa; có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc dân tộc Kho tàng ấy có tới vài trǎm chi loài nhạc cụ khác... kim" Trang 26 Một hệ thống dây chằng bằng da hoặc mây gọi là dây xạ có tác dụng làm căng, trùng hai mặt trống Là nhạc cụ hòa tấu, được dùng trong nghi lễ phong tục và dàn nhạc chèo, âm thanh trống cơm trầm, vang, hơi đục 2.2 Nhạc cụ dân tộc trong âm nhạc dân gian Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời Ngay từ thời cổ cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu... chuyển động tạo ra âm thanh để chia thành các họ; và căn cứ phương pháp kích âm để chia các nhạc cụ trong họ thành các chi 2.1.2 Một số loại nhạc cụ dân tộc tiêu bểu Căn cứ vào nguồn âm, có thể chia nhạc cụ thành 5 họ: họ dây, họ hơi, họ màng rung, họ tự thân vang và họ điện tử Tiếp theo, căn cứ vào cách tác động để sinh âm, có thể chia các nhạc cụ trong một họ thành các chi, thí dụ các chi dây có . tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn mang lại một cái nhìn mới mẻ về dân ca, nhạc cụ dân tộc cho giới trẻ ngày nay và hình thành ở trẻ. TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC MẦM NON  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ. tra thực trạng trẻ mẫu giáo lớn tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. 5.2 Địa bàn nghiên cứu Một số trường mầm non tại Thành Phố Hồ Chí Minh • Trường Mầm non Hoa mai (41 Tú Xương, Phường 7, Quận 3) • Trường

Ngày đăng: 27/07/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

  • 5. Phạm vi nghiên cứu

  • 6. Giả thuyết khoa học

  • 7. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 8. Phương pháp nghiên cứu

  • 9. Đóng góp của khoá luận

  • 10. Cấu trúc của khoá luận

    • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC CỦA TRẺ MẪU GIÁO.

      • KẾT LUẬN CHƯƠNG I

      • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC CHO TRẺ TIẾP XÚC NHẠC CỤ DÂN TỘC TRONG TRƯỜNG MẦM NON

        • KẾT LUẬN CHƯƠNG II

        • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN TỔ CHỨC CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC

        • PHỤ LỤC 1

          • BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO GIÁO VIÊN

          • BẢNG PHỎNG VẤN BAN GIÁM HIỆU

          • DANH MỤC CÁC BẢNG

          • MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHẬN ĐƯỢC

          • Trang trí góc âm nhạc

          • Trường mầm non Hồng Nhung

          • Trường mầm non Bàu Cát

          • Trường mầm non Hoa Mai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan