0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Trách nhiệm giúp người nhận hàng kiểm tra, kiểm đếm hàng hóa khi bị tổn thất

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ (Trang 30 -31 )

với tổn thất thấy rõ và 15 ngày đối với tổn thất không thấy rõ ;hơn nữa thời hạn khiếu nại theo công ước Hamburg là 2 năm chứ không phải là 1 năm.

2. Trách nhiệm giúp người nhận hàng kiểm tra, kiểm đếm hàng hóa khi bị tổn thất thất

Khoản 1 điều 96 BLHHVN 2005 quy định: trước khi nhận hàng, người nhận hàng và người chuyên chở có thể yêu cầu cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hóa. Như vậy, trước khi trả hàng, người nhận có quyền yêu cầu người chuyên chở tiến hành giám định hàng hóa, người chủ hàng phải trả chi phí giám định nếu họ yêu cầu .Tuy nhiên, người chủ hàng sẽ không phải trả chi phí giám định nếu tổn thất về hàng hóa thuộc trách nhiệm của người chuyên chở, tức là tổn thất về hàng hóa do lỗi của người chuyên chở, thuộc các trách nhiệm không thuộc các miễn trách nhiễm. Người chuyên chở cũng phải chịu chi phí giám định nếu người chuyên chở không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất mát hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Quy định này không giống các công ước quốc tế, nhưng nội dung cơ bản thì tương tự nhau. Công ước Brucxen và công ước Hamburg – iều 19 khoản 4 quy định rằng “Trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất hay nghi ngờ có tổn thất thì người chuyên chở phải tạo mọi điều kiện để người nhận hàng có thể kiểm đếm, kiểm tra hàng hóa và lập các biên bản cần thiết ”. Cụ thể, người chuyên chở có nghĩa vụ phải kí các biên bản xác nhận tình trạng tổn thất của hàng hóa. Các biên bản đó là biên bản hàng thiếu, nếu hàng bị mất mát hay thiếu hụt, biên bản hàng bị hư hỏng đổ vỡ nếu hàng bị hư hỏng đổ vỡ trong trường hợp nghi ngờ là hàng

hóa bị tổn thất thì người chuyên chở có nghĩa vụ chấp nhận và ký xác nhận là đã nhận thư dự kháng của chủ hàng.

3. Trách nhiệm cấp vận đơn đã xếp hàng hoặc ghi bổ sung lên vận đơn chưa xếp hàng

Pháp luật hàng hải Việt Nam quy định : “theo yêu cầu của người giao hàng người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn” Như vậy theo tinh thần của bộ luật hàng hải Việt Nam,vận đơn được cấp sẽ luôn luôn là vận đơn đã xếp hàng,tức là khi có vận đơn trong tay tức là hàng hóa đã được xếp lên tàu.Trong trường hợp người chuyên chở cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cửa tới cửa ,vận đơn được cấp trong các trường hợp này chưa thể là vận đơn đã xếp hàng ,vậy thì khẳng định vận đơn là bằng chứng của việc xếp hàng đã được nhận lên tàu là chưa thật chính xác và chặt chẽ.

Các công ước đều không quy định theo cách này, mà thương quy định: Theo hợp đồng mua bán mà người xuất khẩu phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng lên tàu thì họ có thể yêu cầu người chuyên chở cấp cho họ vận đơn đã xếp hàng.Vì vậy sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu ,người chuyên chở có trách nhiệm phải cấp cho người gửi hàng một vận đơn đã xếp hàng và thu hồi lại vận đơn chưa xếp hàng đã kí phát từ trước .Để không phải ký phát một vận đơn khác thì người chuyên chở có thể ghi bổ sung lên vận đơn chưa xếp hàng lên tàu và ngày tháng hàng hóa được xếp lên tàu .Một vận đơn được bổ sung như vậy sẽ trở thành vận đơn đã xếp hàng lên tàu.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ (Trang 30 -31 )

×